1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non: Phần 2

95 19 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp, Hình Thức Rèn Luyện Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm Của Giáo Viên Mầm Non
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 14,73 MB

Nội dung

Giáo trình Kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non: Phần 2 trình bày phương pháp, hình thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non. Ngoài các nội dung về kỹ năng giao tiếp, giáo trình còn đưa ra các tình huống sư phạm để sinh viên rèn luyện các kỹ năng và biết vận dụng kiến thức môn học vào các tình huống giao tiếp hằng ngày cũng như hoạt động nghề nghiệp sau này.

Trang 1

Chuong 3

PHUONG PHAP, HINH THUC REN LUYEN

Ki NANG GIAO TIEP SU PHAM CUA GIAO VIEN MAM NON 3.1.Phương pháp, hình thức rèn luyện kĩ năng giao tiếp với trẻ mầm non

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng đặc điểm giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn cùng tuổi được thay đổi và phúc tap dan trong suốt thời kì thơ ấu Sự phát triển giao tiếp, sự phúc tạp hoá và làm giàu hình thức giao tiếp tạo nên những khả năng mới cho đứa trẻ tiếp thu kiến thức

và kĩ năng từ môi trường xung quanh và có ụ

phát triển tâm lí và hình thành nhân cách của đứa trẻ Bên cạnh sự tác động, của môi trường sống thì những đặc điểm vẽ sự phát triển thể chất, tâm lí và tính cách của trẻ cũng chỉ phổi đáng kể đến giao tiếp của chính nó

ý nghĩa quan trọng đối v

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và trưởng thành Ở trẻ các chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng như tâm lí nhận thức cũng đang trên đà phát triển và hoàn thiện Trẻ phát triển với một tốc độ cực kì nhanh chóng so với các giai đoạn khác trong cuộc đời, sự phát triển đó đôi khi tuân theo quy luật chung, đôi khi lại di theo quy luật riêng của mỗi dứa trẻ, nhưng trong quá trình phát triển đó, trẻ trải qua cả những thời kì khủng hoảng và đột biến Mỗi thời kì, mỗi giai đoạn phát t

đều gắn với một hoạt động chủ đạo nhất định, do đó mà để đạt hiệu quả giáo dục, hiệu quả giao tiếp, người lớn thường triển khai hoạt động dựa trên nền hoạt động chủ đạo của trẻ và tùy đặc điểm phát triển mà cách thúc giao tiếp của từng thời kì là khác nhau Chẳng hạn, giai đoạn 0 ~ 12 tháng tuổi - là giai đoạn mà hoạt động chủ đạo của trẻ gọi là giao lưu xúc cảm trực tiếp, do vậy những tiếp cận của người lớn tới trẻ nhằm tới mục đích gì cũng phải được triển khai thông qua phương thức giao tiếp trực

'n của trẻ

Trang 2

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ phạm cia gido vién mimnon — 103

tâm lí và nhận thức mà cách trẻ tiếp cận với thế giới cũng khác và vì thế

nên phương thức giao tiếp của người lớn với trẻ ở từng giai đoạn cũng, không giống nhau

Như vậy, quá trình giao tiếp với trẻ thường xuyên thay đổi theo từng thời kì, từng giai đoạn tuổi Mỗi thời kì một phong cách với những

phương pháp và đặc trưng giao tiếp khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm

phát triển của trẻ Để giao tiếp với trẻ, người lớn cẩn hiểu trẻ, nắm được

những đặc điểm phát triển, những nhu cẩu và những thay đổi theo từng,

độ tuổi của trẻ

3.1.1 Phương pháp — hình thức giao tiếp với trẻ 0 — 1 tuổi

3

1, Đặc điểm giao tiếp của trẻ từ 0 — ï tuổi

Giai đoạn trẻ từ 0 ~ 12 tháng gọi là trẻ tuổi hài nhị, trong đó có giai đoạn trẻ sơ sinh (0 - 1 thang)

Trẻ hài nhỉ (0 — 12 tháng tuổi) là giai đoạn non nớt nhất của đời người Độ tuổi này, trẻ vừa bước qua giai đoạn khủng hoảng lấn đẩu ~ Trẻ rời khỏi sự bao bọc an toàn trong bụng mẹ để đến với thế giới Nhu ợc yêu thương, được thỏa mãn các nhu cầu về an toàn, dinh dưỡng Tuy vậy, đo đặc điểm phát triển cơ thể trong giai đoạn này chưa hoàn thiện nên trẻ có cách thức riêng để giao tiếp với thế

giới Trẻ ngủ nhiều hơn 20 tiếng trong ngày và dùng tiếng khóc để diễn

đạt mong muốn của cá nhân mình Giấc ngủ ở trẻ nhỏ là thời gian trẻ tích lũy những năng lượng cẩn thiết, là thời gian để não phát triển, hoàn thiện, do vậy, chất lượng giấc ngủ thời kì này của trẻ nhỏ cẩn được đặc biệt coi trọng Và mặc dù chỉ có thể giao tiếp trực tiếp với trẻ khi trẻ thức dậy nhưng chúng ta cũng có thể giao tiếp gián tiếp bằng cách luôn tôn trọng và đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất về khung cảnh giao tiếp an toàn thoải mái, giúp trẻ có được giấc ngủ sâu cũng là cách thể hiện sự nâng niu

trân trọng khi trẻ đến với thế giới

Trang 3

104 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

'Về khả năng vận động, khi để trẻ nằm sấp, trẻ có thể nhổm phẩn mông lên, cằm đôi lúc có thể nhấc lên cách giường, quay đầu sang một bên Khi được bế đứng, đầu trẻ có thể giữ thẳng Giai đoạn này, ở trẻ xuất hiện khá nhiều các vận động chân tay Trẻ có thể nắm tay đưa vào miệng

Về mặt giao tiếp, ở thời kì này trẻ biết chú ý quan sát nét mặt mẹ khi “nói chuyện” với mẹ Đôi khi, trẻ có thể ngóc đầu lên hay cúi đầu xuống, và bắt đẩu biết cười, nhưng chưa cười ra tiếng Mẹ có thể làm trẻ nín khóc, gây sự chú ý cho trẻ bằng cách chọc cho trẻ cười, nói chuyện hoặc tạo ra âm thanh vui vẻ với cao độ và ngữ điệu giọng nói khác nhau

Từ khi được 12 tuần tuổi trẻ có thể “học lỏm” để hiểu được ý nghĩa của âm thanh Khả năng bắt chước này là một khả năng bẩm sinh Khả năng cảm nhận ngôn ngữ ở trẻ luôn phát triển trước khả năng đ ngôn ngữ: trẻ sẽ nghe hiểu trước khi biết nói Trẻ nhận biết được đổ vật

quanh trẻ ngay trước cả khi trẻ có thể phát âm được tên đổ vật đó Do

vậy, từ giai đoạn này, người lớn cẩn cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với mọi người và đồ vật trong thế giới xung quanh Khi nói chuyện với trẻ người

lớn cần nói chậm, phát âm rõ, sử dụng ngữ điệu phù hợp để giúp trẻ cảm

nhận và lĩnh hội sự chuẩn mực về mặt âm thanh của lời nói

Giai đoạn sau đó, thể giới mở ra trước mặt trẻ, trẻ có thể bắt chước, dùng hành động để diễn tá mong muốn của bản thân hay đáp ứng lại mong muốn của người lớn Đây cũng là giai đoạn trẻ tích cực, lắng nghe, cảm nhận và hiểu ngôn ngữ, chuẩn bị tiển để cho việc học nói và chuyển

sang giao tiếp bằng ngôn ngữ ở giai đoạn sau

Khi trẻ được 3~4 tháng tuổi, trẻ đã có thể chuyển hướng nhìn từ vật này sang vật khác, có phản ứng nhất định đối với âm thanh, có thể quay

đầu tìm ra nguổn phát âm thanh Hai mắt có thể tập trung nhìn một vật,

thị lực đã phát triển ra ngoài 5m Khi có vật thể để sát mắt trẻ biết chớp mắt Trẻ đã nhận biết được người thường ngày chăm sóc mình

Trang 4

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mầm non — 105

Trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu có khả năng nhớ, có thể phân biệt ai là mẹ và có tình cảm tốt với mẹ, có thể nhớ những yếu tố bên ngoài gây cảm giác đau cho trẻ trẻ biết cười với hình của mình trong gương, thậm chí dùng tay vỗ, sờ, khám phá, Trẻ có thể phân biệt đâu là người quen, người lạ Đối với người lạ thường không có biểu hiện tình cảm, không vui Về thị giác, lúc này bé có thể tìm và chú ý những vật thể có màu sắc, Thính giác đã nhạy hơn nhiều, có phản ứng đổi với nhiều loại âm thanh, trong, đó âm thanh của người là có sức thu hút nhất, như trong phòng có nhiều người, bé rất nhanh chóng nhận ra âm thanh của bố và quay đầu lại Trẻ 5 ~6 tháng tuổi bắt đầu phát ra âm thanh phức tạp hơn so với trước, khi không vui trẻ la khóc, khóc lớn tiếng, đôi khi trẻ biết thổi phun nước bọt hoặc bậm môi để phát ra âm thanh, một số trẻ còn có thể phát ra đồng thời một số phụ âm và nguyên âm, như “b“ và “a” cùng lúc phát ra thành “ba” “ba”, nhưng không có hàm ý gọi “bố”

Giai đoạn 6 ~ 7 tháng tuổi, trẻ biết chuyển từ tư thị

nằm sấp một cách khá đễ dàng, biết trườn và có thể biết bò, ngồi Khi được người lớn đỡ hai nách, trẻ có thể đứng thẳng, động tác cẩm nắm đổ vật lúc này phát triển hơn, có thể dùng tay với lấy đổ vật, kéo đổ chơi

đang treo, mỗi tay có thể cẩm nắm một món đổ chơi, tay và mắt bắt đầu

phối hợp được với nhau, nghe tiếng nhạc biết tỏ thái độ vui thích bằng cử động của tay và chân, biết phán đoán nguồn âm thanh, nói chuyện với

bé ở một cự li nhất định bé sẽ nhanh chóng nhận ra người nói, có thể phát âm những âm thanh dài, có biểu hiện khác nhau đối với các sự vật khác

nhau, có thái độ riêng với những người xung quanh Phản ứng của trẻ

với kích thích ngoài da đã chính xác hơn Trẻ biết phat âm “ba-ba” “ma-

ma” và một số phụ âm, nhưng không ý thức, trẻ đã có thể nghe hiểu tên goi của bé, có thể hiểu những từ đơn giản, quen thuộc và có thể bắt chước phát âm theo người lớn khi được nghe lặp lại nhiều lần, biết phát âm liên

tục âm tiết mà bẻ hiểu ý Khi hỏi vị trí đổ vật quen thuộc, trẻ biết hướng,

ánh mắt tìm và đùng ngón tay chỉ Về mặt giao tiếp, trẻ bắt đẩi

rõ người quen, có biểu hiện vui mừng h

Trang 5

106 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

Với những khả năng như vậy, từ giai đoạn này, người lớn cẩn tích cực tương tác nhiều với trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp Giao tiếp trực tiếp với trẻ là hình thức chủ yếu Người lớn nói chuyện với trẻ về các đổ vật và sự vật hiện tượng xung quanh, bắt đầu dạy trẻ biết cảm nhận về đổ vật và giúp trẻ chính xác cảm nhận đó bằng lời nói Khi nói chuyện với trẻ cẩn

lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu với giọng điệu chuẩn mực,

lễ nghe

Trẻ 8 tháng tuổi có thể tập trung chú ý đổ vật nào đó trong thời gian

khả lâu, trẻ đã biết dùng ảnh mắt để thể hiện yêu cầu, biết nhìn cham

chú vào đổ vật mà trẻ thích, hy vọng lấy được đổ vật đó Đồng thời biết có phản ứng “không”, biết đây đồ vật trẻ không thích ra chỗ khác Lúc

này, trẻ biết dang tay đòi bế, biết biểu hiện tình cảm thân thiết yêu quý: với mẹ và đè đặt hơn với người lạ nhưng nếu có người thân ở bên, nếu

đỗ dành từ từ thì trẻ cũng chấp nhận cho bế Trẻ biết phát âm những âm

tiết cao trong, biết bắt chước phát âm theo người lớn, lặp lại âm tiết đơn giản, biết liên hệ giữa động tác và ngôn ngữ, biết làm những động tác

trả lời đơn giản Như khi nói “tạm biệt”, bé biết vẫy tay; “không thích”,

biết lắc đầu, Trong giao tiếp với người lớn, trẻ đã cảm nhận tình cảm và giọng của người khác mà có những phản ứng khác nhau, biết đòi bế; biểu hiện vui mừng với người thân, lạnh nhạt với người lạ; bé khóc khi

bị lấy đi đổ chơi mình thích; vui mừng khi được thương yêu âu yếm,

ngược lại khóc lớn khi bị la mắng Mỗi đứa trẻ khác nhau có mức độ tích cực giao tiếp với người lớn khác nhau, phụ thuộc vào thé ct

độ phát triển riêng của từng trẻ và mức độ cũng như chất lượng tương tac với người lớn

ít, mức

Tir 9 - 10 tháng tuổi, trẻ đã nhận biết được người quen hay vật quen, biết chọn đổ chơi mà bé thích, thường có biểu hiện thích thú đối với những động tác của người lớn Về mặt phát triển ngôn ngữ: trẻ đã có thể

hiểu được ý nghĩa những từ đơn giản, bắt chước phát âm, biết tên gọi

những đổ vật thường dùng Biết phát âm nhiều âm tiết trùng lặp, không những biết phát âm “ba ba” “ma ma”, mà còn biết nói những âm tiết “ta ta” “an an” Trẻ biết phản ứng khi nghe gọi tên mình, biết đòi người quen bế ẵm, biết biểu hiện rất vui mừng khí gặp bé cùng lứa tuổi, thích

Trang 6

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mầm non — 107

Đến 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể bắt chước người lớn gọi “pa pa”, “ma ma”, hiểu được những từ đơn giản Biết phát âm nhiều âm tiết trùng lắp Trẻ biết bắt chước động tác, âm thanh của một vật nào đó mà bé quan được, thích hoạt động độc lập, biết dùng nét mặt để biểu lộ tình cảm, biết phối hop tay va từ đơn giản để giao tiếp với người lớn

si

Từ 11 - 12 thang tuổi, trẻ có thể bắt chước động tác và âm thanh của

một người hoặc vật nào đó mà trẻ quan sát được, ví dụ bắt chước người

lớn lắc đầu, gat dau, bat tay, chớp mắt, trả lời được những câu đơn giản 'Trẻ biết nói một vài từ đơn giản thường nghe, như “tạm biệt”, “cảm ơn”, biết chỉ một bộ phận cơ thể khi được hỏi đến, biết một số tên gọi của đổ vật:

biết dùng động tác để trá lời câu hỏi của người lớn, bắt

đơn giản, một từ có thể biểu hiện rất nhiều ý nghĩa Biết biểu lộ “đồng ý” hay “không đồng ý”, vui mừng khi được khen, không vui khi bị la mắng Trẻ cũng bắt đầu biết biểu lộ vui mừng phấn khởi với những đứa bé khác

Như vậy, ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã là một chủ thể tích cực giao tiếp, cho dù chưa nói ra thành lời Trẻ nhận biết được những lời nói dịu đàng, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của cha mẹ và người lớn, dẩn dẩn đoán biết được người lớn đang nói gì Trẻ sử dụng ngôn ngữ của cơ thể và những âm thanh cơ bản: tiếng khóc, cười để đáp lại những điểu mà chúng cảm nhận được từ thế giới xung quanh Do vậy, người lớn giao tiếp với

trẻ trên nguyên tắc tôn trọng, yêu thương, chở che cho trẻ bằng những

cách thúc đặc biệt, phù hợp với trẻ, quan tâm và thể hiện tình yêu với trẻ

Sự yêu thương nhau trong giao tiếp với người lớn bắt đấu xuất hiện ở trẻ 2 tháng tuổi Đứa trẻ cỡ gắng lôi cuốn sự chú ý của người lớn đối với nó khi người lớn chăm sóc nó, nói chuyện với nó Các nhà nghiên cứu gọi hình thức giao tiếp đẩu tiên này là giao tiếp nhân cách tình huống hay giao tiếp xúc cảm trực tiếp Từ những ngày đầu đời của đứa trẻ, người tức bẩu không khí giao tiếp ấm áp, đẩy tình yêu thương

lớn cần phải

đối với trẻ

Có thể hệ thống lại các cách thức giao tiếp của trẻ giai đoạn này được biểu hiện cụ thể như sau:

Trang 7

108 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

chủ yếu mà trẻ biểu lộ nhu cẩu của minh, Tiếng khóc của trẻ

bởi khi cha mẹ nghe thấy tiếng con khóc thì ngay lập tức họ sẽ đỗ dành trẻ và tìm ra nhu cẩu của trẻ để đáp ứng, do vậy trẻ sẽ dùng khả năng này để truyền đạt thông tin Tiếng khóc của trẻ sẽ báo cho người lớn biết có điều gì đó không ổn: đói bụng, tã ướt, chân lạnh, bé cẩn được bế và

được nâng niu

Qua tiếng khóc của bé ta có thể xác định được bé đang cẩn gì Chẳng hạn, tiếng khóc ngắn và yếu dẩn biểu hiện bé đang đổi, tiếng khóc to và thét có thể biểu hiện bé sợ, tiếng khóc ngằn ngặt, khóc dai dẳng có thể là vì bé bị đau, khó chịu Bé cũng có thể khóc vì bị áp đáo bởi cánh tượng và âm thanh xung quanh, âm thanh to hoặc cái gì quá lón, quá xù xì, xấu xí cũng làm cho trẻ sợ Nhưng đôi khi khóc là cũng là phản xạ để trẻ bật ra một vài ức chế hay căng thẳng nên nếu vô cớ trẻ khóc, người lớn có thể loại trừ các nguyên nhân và vỗ vẽ trẻ, trẻ sẽ bình ổn trở lại

Trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ của cơ thể như duỗi tay, uỡn người,

văn vẹo người Ngoài ra, bé còn dùng cách biểu lộ ở nét mặt: nhăn mặt, chun mũi Theo thời gian, những biểu hiện này của bé ngày càng hấp dẫn và có biểu cảm hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm mà trẻ tiếp thu được từ người lớn Mặt khác, lúc nà)

tiếp xúc da kể da, được ôm ấp chở che, trẻ cảm nhận được tình yêu thương hay sự xa cách của người lớn trong từng cử chỉ tiếp xúc Chẳng hạn, yêu thương trẻ, nang niu trẻ, trường lực cơ khi bế mà ta tác động lên trẻ sẽ khác với cách bế trẻ một cách hờ hững Trẻ cảm nhận được từng, cử chỉ mà người lớn tác động lên trẻ, nên nếu thấy người nào bế “khơng an tồn”, khơng làm cho trẻ thấy thoải mái, trẻ sẽ khóc để biểu thị sự lo lắng hay phản đối

làn da của bé rất nhạy cảm, thông qua

Trang 8

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mầm non — 109

người lớn và lắng nghe giọng nói của người lớn Điểu đó chứng tỏ đứa trẻ đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới Việc tiếp xúc với người thân giúp đứa trẻ sẽ nảy sinh nhu cẩu giao tiếp một cách tích cực và nhờ có người lớn dẫn dắt, đứa trẻ biết khám phá đổ vật xung quanh, nhận thức được chính mình, đặc điểm của những người xung quanh và phát triển các mỗi quan hệ đặc biệt với nó Sự tác động và giúp đỡ của người lớn làm cho nhu cẩu giao tiếp của đứa trẻ từ khoảng 2 - 2,5 tháng được hình thành với 4 dấu hiệu đặc trưng: sự quan tâm đến người lớn, mối quan hệ

xúc cảm với người lớn, cường độ tiếp xúc với người lớn và biểu hiện xúc

cảm với sự đánh giả của người lớn Ví dụ, mẹ nói chuyện với trẻ, trẻ cười

và cùng với nụ cười là sự rạng rỡ trong ánh mắt Nếu lúc này người lớn

cười lại, đáp ứng lại với trẻ thì trẻ sẽ cười to hơn và tỏ ra thích thú kèm theo khua tay khua chân loạn xạ Nụ cười đó được đánh giá là tín hiệu

giao tiếp quan trọng trong sự phát triển nhận thức của trẻ, trẻ đáp ứng

lại những tỉn hiệu giao tiếp từ thế giới xung quanh một cách có “ý thức”, phù hợp chứ không còn vô thức như giai đoạn trước

Giao lưu xúc cảm với hình thúc giao tiếp trực tiếp là hoạt động chủ

đạo của trẻ tuổi hài nhỉ, là điểu kiện xác định sự phát triển tâm lí và thể

lực của đứa trẻ sau này Chính trong các mối quan hệ giao lưu xúc cảm ở trẻ sẽ xuất hiện sự mong muốn chia sẻ với người lớn những xúc cảm của

mình, hình thành khả năng đổng cảm với người lớn, Sự hình thành các mối liên hệ xúc cảm giữa trẻ với người lớn có thể đảm bảo cho sự hình

thành mối quan hệ tốt của đứa trẻ với mọi người và với thế giới xung quanh, đồng thời hình thành lòng tự tin ở đứa trẻ

Trẻ trò chuyện oới người lớn: Những trẻ được tương tác với người lớn sớm, được quan tâm, yêu thương đúng mực sẽ có những tín hiệu đáp trả sự quan tâm đó rất nhạy Khi người lớn nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ nhìn theo khẩu hình môi và cũng tròn miệng hay mấp máy môi để “trả lời” khi bạn nói chuyện với trẻ Ngay từ khi được gần 8 tuần tuổi, trẻ đã biết

“hỏi và đáp” trong nhiều tình huống, có thể phát ra các âm thanh riêng, biệt của mình để trả lời lại Những âm thanh mà bé phát ra đẩu tiên đó

Trang 9

110 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

Khi người lớn nói chuyện với trẻ, trẻ sẽ yên lặng và lắng nghe Khi ngừng nói, trẻ sẽ phát ra âm thanh “tr ử” và ngọ nguậy cơ thể, Trong tình huống đó, nếu người lớn không đáp ứng lại có thể sẽ khiến cho trẻ “bối rối”, mất hứng và khóc

3⁄1.12 Nội ding giao tiếp vớitẻ0- tuổi

Với trẻ nhỏ đưới 1 tuổi, hoạt động giao tiếp nhằm tìm hiểu trẻ, mang đến cho trẻ thông điệp yêu thương, đồng thời từng bước dẫn dắt giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ và nhận biết thế giới, trẻ học cách thích nghỉ và hòa nhập đẩn với xã hội của người lớn Tuy nhiên, do trẻ dưới 1 tuổi ngôn ngữ chưa phát triển, trẻ chưa biết nói mà vẫn ở giai đoạn tiển phát triển ngôn ngữ, do vậy, giao tiếp với trẻ thời kì này cũng hướng đến việc tạo ra những tiển để chuẩn bị cho việc học nói ở giai đoạn sau

Với mục tiêu nhục nậu mà quá trình giao Hổ

xúc định hướng tào các nội dung sau: úi trẻ ở giai đoạn này được

Thứ nhất, để truyển đạt thông điệp yêu thương, thỏa mãn các như

cầu cơ bản cho trẻ: giao tiếp với trẻ được thực hiện bằng những cử chỉ

yêu thương vỗ về, những lời nói thể hiện tình cảm, gọi tên trẻ bằng giọng,

trìu mến, âm vực trong trẻo, hơi cao; giữ cho trẻ môi trường trong lành, yên tĩnh giúp trẻ được nghỉ ngơi, được thỏa mãn nhu cẩu vể đỉnh dưỡng, được chăm sóc, che chở Trẻ tuổi này luôn cẩn được vuốt ve, luôn cẩn có người bên cạnh quan tâm và liên tục trò chuyện, tương tác

Thứ hai, giao tiếp với trẻ nhằm mở mang nhận thức của trẻ về thế giới, phát triển nhận cảm, rèn luyện bộ máy phát âm, tạo tiền để phát triển ngôn ngữ cho giai đoạn sau Để đạt mục đích này, người lớn cần tranh thủ nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, nội dung hướng vào các

vật hiện tượng xung quanh trẻ làm trẻ chú ý và hứng thú; nói chuyện với trẻ về chính hoạt động mà trẻ đang thực hiện đang tham gia, về cái mà trẻ đang cảm nhận giúp trẻ chính xác hóa cảm giác bằng ngôn ngữ Ví dụ: khi tắm cho trẻ, nói với trẻ vé cảm giác nóng, lạnh, ấm áp, hay trò chuyện về sự thích thú khi được mắt - xa

Trang 10

Chương 3 Phương pháp, hình thúc tò uyên kỉ năng giao tiếp sựpham của giáoviên mắm non LLL

cũng là đối tượng để trẻ khám phá Người lớn giúp trẻ nhận biết món ãn: tên gọi, chính xác các cảm nhận về mùi - vị, nhiệt độ của món ăn Ví dụ: Khi cho trẻ an người lớn nói chuyện với trẻ, giới thiệu với trẻ về màu sắc và mùi vị về món ăn mà trẻ sắp được nếm, cho trẻ thử và đợi phản ứng của trẻ sau khi nếm để trò chuyện tiếp Dù lựa chọn phương, pháp ăn dặm nào thì lúc này người mẹ cũng cẩn quan tâm đến phản ứng của trẻ, “nghe ngóng” những biểu hiện của con để hiểu nhu cẩu, sở thích của con Việc ép trẻ ăn hay làm trẻ căng thăng khi ăn sẽ hạn chế quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ đối với món ăn đồng thời trẻ sẽ khước từ giao tiếp hợp tác và sẽ có thái độ phản kháng, không hợp tác Lúc nói chuyện với trẻ luôn chú ý thay đổi ngữ điệu, phát âm những âm cơ bản, dễ học

để trẻ nhìn và tập rèn bộ máy phát âm; cách cho trẻ ăn và cho trẻ tiếp cận với thức ăn cũng là một trong những biện pháp rèn luyện thúc đấy sự phát triển bộ máy phát âm của trẻ

Khi cho con làm quen và tương tác với các đổ vật, cẩn giới thiệu tên gọi của đổ vật, day con nhận biết màu sắc nên cẩn lựa chọn đổ vật có màu sắc rõ nét, hấp dẫn trẻ Khi cùng trẻ khám phá, tạo ra ở trẻ sự thích thú: thích nhìn, thích nghe, thích chơi khi trẻ thích, người lớn có thể nha

lại đặc điểm đó thay đổi ngữ điệu để trẻ làm quen với sự đa dạng

của âm sắc giọng nói đồng thời trẻ cũng thấy thú vị, vui vẻ

Ngay từ giai đoạn này việc dạy trẻ nhận biết các bộ phận cơ thể cũng khá quan trọng Trẻ sẽ cảm nhận, nhận thức về chính nó và học quan sát đối chiếu để nhận

sau giai đoạn này nhờ đó mà tích cục hiệu quả hơn Trẻ cũng có thế được t các bộ phận tương ứng từ người lớn, tương tác hai chiều nghe nhạc, hứng mưa, nghe tiếng mưa rơi hoặc được nghe hát và ê a cảm

nhận cùng người lớn; người lớn đọc sách chậm, rõ với ngữ điệu bi

cho trẻ nghe, v.v Tóm lại, bất cứ chủ để nào hiện hữu trong tầm mắt trẻ, trong giới hạn trẻ có thể nghe thấy đều trở thành chủ để giao tiếp và thành nội dung cho trẻ nhận thức về thểgi: và trở thành nội dung giao tiếp với trẻ

.3 Phương pháp, hình thức giao tiếp với trẻ 0- 1 tuổi

a Giao Hếp túi trẻ lì sơ sinh đế 3 tháng tuổi

Trang 11

112 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

nhận nhiều hơn Trẻ giao tiếp để cảm nhận về thế giới xung quanh chủ yếu thông qua các giác quan: xúc giác, da, thị giác, thính giác cảm nhận ánh sáng, âm thanh, sự thỏa mãn các nhu cẩu cơ bản của cơ thể Do vậy, cách thức giao ên giao tiếp với trẻ nhỏ giai đoạn này cũng vô cùng đặc biệt

và các phương,

Ở giai đoạn này có cả hai hình thúc giao tiếp: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp nhưng giao tiếp trực tiếp với người thân đóng vai trò quan trọng và chủ yếu

Giao tiếp trực tiếp với trẻ giai đoạn này được thực hiện thông qua c¡

hoạt động chăm sóc đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ như cho trẻ ăn/bú, tắm cho trẻ, thay bim cho trẻ, cho trẻ ngủ, mát - xa, thế dục Với trẻ dưới ba tháng, những hoạt động này chủ yếu tương tác tiếp xúc da kể da với trẻ Tuy vậy, trong quá trình tiếp xúc da kể da cẩn kết hợp giao tiếp da dang bằng các phương tiện khác: như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, lời nói giúp trẻ cảm nhận được sự chăm sóc của người lớn, được phát triển toàn diện

Thứ nhất, giao tiếp trực tiếp oói trẻ bằng phương pháp đa kể đa, bằng cử chỉ điệu bộ thân mật

Maria Montessori cho ring, trong co thé da va co bap cing voi nao bộ là những bộ phận quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ tiếp xúc với môi Ở trẻ nhỏ, các cơ quan cảm giác như thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác tuy cũng rất nhạy cảm nhưng chưa hoàn thiện, trong khi đó, da của trẻ lại vô cùng nhạy cảm, trẻ nhận thức thế giới xung quanh qua tiếp xúc cơ thể

trường bên ngoài, làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ bên ngoi trong giai đoạn này chiếm wu thé

Thông qua tiếp xúc da kể da, qua nhiệt độ và cảm nhận tín hiệu từ trương lực cơ tác động lên da mà trẻ em nhận ra được tín hiệu về sự an toàn hay đe dọa từ thế giới xung quanh hay nhận ra tình yêu, sự quan tâm, che chở hay cảm giác hờ hững Khi giao tiếp với trẻ cần sự tiếp xúc chân thành, xuất phát từ tình yêu thương thực sự, thể hiện cho trẻ cảm nhận tình yêu đó bằng cách đáp ứng nhu cẩu về sự an toàn, nhu cẩu đỉnh

Trang 12

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ phạm cửa giáo viên mámnon — 113

cảm giác được kết nổi với mẹ, được gần gũi và chở che Những tiếp xúc như vậy giúp trẻ được thỏa mãn nhu cẩu, trẻ sảng khoái và xuất hiện xúc cảm tích cực

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vệ sinh thân thể, tắm rửa, cho trẻ ăn, ngủ hằng ngày cũng là những cơ hội thuận lợi và là hình thức giao tiếp da kể da hiệu quả Thông qua việc làm cho trẻ thoải mái, người lớn giúp trẻ cảm nhận thông điệp yêu thương, nâng níu, mang đến những xúc cảm tích cực Trong quá trình thực hiện các hoạt động chăm sóc, vệ sinh thân thể cho trẻ, người lớn có thể dành thời gian mát - xa, vuốt ve, vỗ về hoặc phát ra âm thanh biểu thị sự thoải mái, vui sướng vừa tác động vừa nói với trẻ về các bộ phận trên cơ thể của chúng như là một hình thúc giao tiếp vừa làm trẻ thích thú, vừa giúp trẻ cảm nhận các bộ phận trên cơ thể mình Thứ hai, cách sử đụng ngôn ngữ trong giao tiếp ới trẻ giai đoạn sơ sinh đối 3 thẳng tuổi

Nói chuyện sớm và thường xuyên với trẻ sẽ “rèn” cho trẻ biết tương, tác trong giao tiếp Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn với các giọng nói ở âm vực cao Cách thức mẹ nói chuyện với con sẽ giúp trẻ học cách liên hệ khuôn mặt với giọng nói Nó cũng giúp thiết lập nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn sau

Giai đoạn này trẻ chưa hiểu mặt ngữ nghĩa của lời nói, chủ yếu trẻ cảm nhận tín hiệu sự an toàn, yêu thương từ người lớn nói qua vỏ âm thanh của nó Âm thanh trong lời nói của mẹ đã khả quen thuộc với trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ nên người lớn đặc biệt là người mẹ cẩn tiếp xúc và nói chuyện với trẻ từ sớm, ngay từ khi trẻ lọt lòng Những âm thanh lạ, chói tai có thể làm trẻ lo sợ, mất an toàn, trẻ giật mình, khóc

Khi chưa biết nói, trẻ sẽ có những tín hiệu ngôn ngữ riêng để trò chuyện cùng người lớn Người lớn nên giao tiếp và nói chuyên với trẻ bất cứ khi nào có thể, trẻ sẽ học cách giao tiếp bằng mắt, bắt chước biểu hiện trên khuôn mặt người lớn, bập bẹ, tiếng gừ gù, ríu rít, tiếng khóc Thỉnh thoảng, khi trẻ có những tiếng đáp lại, người lớn có thể làm trẻ chú ý và thích thú hơn bằng cách bắt chước âm thanh của trẻ Đặc biệt, những khi trẻ cẩn, khi trẻ khóc người lớn nên chú ý để đáp ứng kịp thời chứ không,

Trang 13

114 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

Lic dau, khi me tro chuyén, cé thé trẻ chưa đáp ứng ngay với mẹ nhưng trẻ sẽ có biểu hiện là đang lắng nghe Mẹ nền bắt đầu nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng, rõ rang tình cảm Những từ đầu tiên nói với trẻ không cẩn nhiều, không cẩn khó, đôi khi chỉ là gọi tên trẻ, chào trẻ,

nói với trẻ vể những thứ xung quanh, tuy nhiên mẹ cẩn phát âm một cách

chuẩn mực rõ rằng, âm lượng giọng nói vừa đú nghe, Khi nói chuyện cẩn

đổi diện với mặt trẻ, nhìn vào mắt trẻ và sau mỗi câu hỏi, câu nói cẩn có độ lắng, nên dừng lại một chút, từ tốn một chút để tạo ra thói quen chờ

đợi sự đáp ứng từ trẻ kích thích trẻ sớm hình thành phản xạ giao tiếp, Trong quá trình giao tiếp với trẻ cũng chú ý thay đổi đa dạng ngữ điệu giong: âm lượng, sắc thái, nhịp độ, ngữ điệu giọng nói để trẻ cảm nhân độ cao, độ trầm và những cung bậc khác nhau trong âm thanh của lời nói, cảm nhận sự biển tấu trong ngữ điệu giọng nói

"5 -

Ảnh: Trẻ giao tiếp trực tiếp với me

(Nguén: Internet) Kết hợp sử dụng ánh mắt, nét mặt trong giao tiếp với trẻ Khi giao

šp với trẻ nhỏ, bất cứ lúc nào cũng luôn chú ý kích thích trẻ giao tiếp \ø mắt với người lớn Trẻ sơ sinh biết nhận diện khuôn mặt rất sớm,

nên việc nhìn thấy khuôn mặt của mẹ ngay từ những ngày đầu sẽ giúp

bé lưu trữ được hình ảnh đó trong bộ nhớ Nhiễu nghiên cứu đã chỉ ra

rằng trẻ 2 ngày tuôi có thể bắt chước được những cử động đơn giản trên

khuôn mặt mẹ Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tư duy và các giải quyết vấn để của trẻ Do vậy, khi giao tiếp hãy tận dụng cơ hội để nhìn thẳng, vào mắt của chúng

Trang 14

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mầm non — 115

Thie ba, két hop sử dựng mầu sắc va trang phục nổi bật khi Hiếp xúc oói trẻ Màu sắc với trẻ nhỏ giống như vật chuẩn thị giác để kích thích hứng

thú và sự chú ý ở trẻ Khi muốn trẻ nhìn hoặc chú ý vật nào đó, người lớn

nên dùng vật có màu sắc bắt mắt, hết hợp với tiếng gọi hay âm thanh vui nhộn, làm trẻ chú ý và thích thú

Ảnh: Trẻ thích hình ảnh và màu sắc nổi bật

(Nguôn: Internet)

Với trẻ sơ sinh, do thị giác chưa phát triển hoàn thiện nên trong tháng đầu tiên trẻ nhìn mọi thứ xung quanh còn mờ ảo, chưa rõ ràng, khoảng, nhìn hẹp và trẻ chỉ nhận biết hai màu cơ bản là đen và trắng nhưng dân dan trẻ nhìn được rõ hơn, các màu sắc rõ nét sẽ hấp dẫn và kích thích sự phát triển thị giác và nhận thức của trẻ Như vậy, không chỉ để trong phòng trẻ những vật có màu sắc tươi sáng mà ngay cả người tiếp xúc với trẻ cũng nên mặc những gam màu tươi, nổi bật để vừa kích thích trẻ giao

tiếp bằng mắt, tập hướng mắt về phía đối tượng đang giao tiếp vừa kích

trẻ phát triển nhận cảm, nhận thức

Thứ tư, giao tiếp gián tiếp uới trẻ bằng cách lạo ra khung cảnh giao Hiếp

an toàn, đem đến cho trẻ sự thoải mái không gian, ánh sáng, nhiệt độ, độ Khung cảnh giao tiếp chứa đựng sự hài hòa giữa các điều kiện tự nhiên và xã hội Nó phản ánh điều kiện và mức độ được chăm sóc dành cho trẻ Nó thể hiện sự tôn trọng của người lớn đối với trẻ Ví dụ, trẻ sơ sinh ngủ nhiều và cẩn không gian yên tĩnh với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, án Am thanh va auanh ờa nhài đâm hàn nhủ: hơn tà Lhẩng sÁ bích

Trang 15

116 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

thích nào quá ngưỡng từ môi trường sẽ tạo điều kiện cho trẻ được nghỉ

ngơi, được chăm sóc tốt, trẻ thoả mãn như cẩu và phát triển tốt

Trẻ em giai đoạn này vô cùng nhạy cảm, khi giao tiếp với trẻ cẩn phối hợp hài hòa các phương pháp và cách thức giao tiếp nhưng cơ bản luôn trên nguyên tắc yêu thương chở che, hiểu trẻ, tôn trọng trẻ, luôn hướng tới việc đáp ứng giúp trẻ thỏa mãn các nhu cẩu cơ bản

b Giao tiếp tới trẻ từ 3 thắng ~ 12 tháng tuổi

Sau 3 tháng tuổi, quá trình giao tiếp với trẻ từ 3 ~ 12 tháng tuổi chính là quá trình cùng nhau tương tác giữa người lớn và trẻ nhằm giúp trẻ khám phá và tìm hiểu thế giới thú vị xung quanh trẻ Vì thế bên cạnh các phương thức giao tiếp như da kể da, âu yếm thì giao tiếp bằng cách trò

chuyện với trẻ, giao tiếp bằng tình huống hay giao tiếp bằng đổ vật cũng

được sử dụng một cách linh hoạt

Giao Hếp bằng ngôn ngữ tới trẻ dưới 3 — 12 tháng tuổi

đoạn 0 12 thang tuổi trẻ chưa thực sự chưa dùng ngôn ngữ để giao tiếp nhưng đây được xem là giai đoạn tiển ngôn ngữ - một giai doạn có vai trò quan trọng tạo ra điểu kiện thuận lợi, chuẩn bị những tiển để cẩn thiết cho việc học nói và giao tiếp ngôn ngữ ở giai đoạn sau nên việc

tích cực tương tác và giao tiếp bằng ngôn ngữ với trẻ ở giai đoạn này

được đặc biệt chú trọng Khi nói chuyện với trẻ phải nói trục tiếp, trực ý kết hợp với ánh mắt và cử chỉ, điệ , tương tác với trẻ Trẻ sẽ vừa nhìn vào mặt người lớn vừa nghe âm thanh lời nói vừa nhìn khẩu hình miệng của lời nói khi phát âm, dẩn dẩn sẽ có những đáp trẻ có thể tiếp nhận tốt, người lớn nên học cách nói từ tốn, chuẩn mục, rõ âm, rõ từ, học cách nói làm cho trẻ thoải mái Câu nói nên đơn giản, ngắn gọn, dé nghe, dễ hiểu nhưng cũng phải giàu hình ảnh Và để trẻ cảm nhận tốt hơn về khẩu hình miệng và hơi thở khi phat âm, người lớn cẩn thu hút để trẻ nhìn vào mặt người nói một cách trực diện hoặc có thể cùng trẻ chơi trò chơi và cho trẻ được đặt tay lên miệng mẹ hoặc ghé gần trẻ để nói

Từ sau ba tháng tuổi trẻ học cách cẩm nắm và giữ đổ vật bằng tay,

Trang 16

Chương 3 Phương pháp, hình thứctè uyên kỉ năng giao iế sứ phạm của gián viên mắm non — 117

tạo điểu kiện để được được tiếp xúc với nhiều đổ vật có màu sắc khác nhau, giáo viên/người chăm sóc trẻ cần biết kết hợp sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong khi trẻ hoạt động với đổ vật Khi đưa cho trẻ đổ vật nào nên giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng và dé hiểu về đổ vật đó Khi trẻ cầm chơi, ứng với mỗi chuyển động hay các động tác chơi của trẻ người lớn cần có mô tả phù hợp để vừa giúp trẻ tương tác với đổ vật vừa giúp trẻ cảm nhận những động tác của cơ thể đồng thời trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của lời nói tương ứng Ví dụ, khi đưa cho trẻ chơi lúc lắc, cô/mẹ có thể gọi tên con, giới thiệu: “ ơi, đây là lúc lắc lúc lắc, lúc lắc lúc lắc đỏ, lúc lắc xanh „.⁄“ Khi trẻ chú ý vào đổ chơi lại hỏi con có chơi không” “con chơi nhé”, “con l để trẻ có phản xạ với tay

'Trẻ lấy vật bằng tay nào lại giới thiệu với trẻ tay ấy: “ tay phải cẩm lúc lắc lắc qua trái, lắc qua phải „ lắc lắc l:

Các giao tiếp bằng mắt cũng được chú ý: Khi giao tiếp với trẻ, luôn cố gắng nhìn thẳng vào mắt trẻ để cuốn hút sự chú ý của trẻ, gọi trẻ đến khi trẻ bất đấu chú ý thì mới tương tác, mới nói Giáo viên có thể lấy đổ vật làm tiêu điểm thu hút sự chú ý của trẻ, sau đó chuyển sự chú ý sang, phía khuôn mặt người lớn Muốn vậy, người lón phải vừa nói chuyện với trẻ bằng âm vực phù hợp, thay đổi ngữ điệu sinh động, vừa điểu khiển thay đổi cử chỉ điệu bộ và nét mặt linh hoạt: lúc ngộ nghĩnh, hài hước, lúc nghiêm túc, lúc trẩm, lúc tình cảm để thu hút trẻ đồng thời để trẻ cảm nhận sự thay đổi trạng thái trên khuôn mặt người lớn

Giai đoạn này trẻ đã nhìn xa hơn, trẻ có thể biết lẫy, biết bò, biết di vì thế mà thế giới xung quanh trẻ được rộng mở hơn trước mắt trẻ Đối

tượng giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh cũng vì thế được mỏ rộng

phong phú hơn Giao tiếp trực tiếp vẫn là hình thúc giao tiếp chính và chủ yếu nhưng giai đoạn này trẻ đã chú ý quan tâm nhiều hơn tới các đồ vật xung quanh nó, vì thế ngoài phương tiện giao tiếp như trên, người lón có thể dùng đổ vật như là một phương tiện để giao tiếp với trẻ,

Những tiếp xúc đa kể đa vẫn được tiếp tục sử dụng trong giai đoạn

Trang 17

118 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

trên co thể Lúc này, trẻ bắt đầu sử dụng đôi tay để học khám phá Bố mẹ và cô giáo thông qua các tương tắc trực tiếp lên các cơ quan xúc giác mà đặc biệt là qua da trẻ, qua đôi tay trẻ giúp trẻ học hỏi và cảm nhận về thế giới

> ¬ <>

Ảnh: Tương tác với người lớn và tương tác với đồ vật

(Nguồn: Internet)

Đổ vật được xem là phương tiện gián tiếp xúc tác cho hoạt động giao tiếp giữa trẻ và người lớn Ngay từ khi trẻ bắt đầu biết cẩm nắm, cẩn cho trẻ tập cẩm nắm đổ chơi với nhiều chất liệu khác nhau, nói chuyện với trẻ về cảm nhận thứ đổ chơi mà trẻ đang có Người lớn chọn sách phù hợp

và cùng trẻ khám phá sách, đọc sách cho trẻ nghe Trẻ cũng có thể được

chơi với sách vải, được ngắm và đọc những hình ảnh thú vị từ sách giấy cùng người lớn Một đổ vật khác cỏ thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt ở giai đoạn này là gương soi Cho trẻ chơi với gương soi giúp trẻ sớm có những khám phá về chính nó Ban đầu trẻ sẽ chưa thể nhận ra ngay chính mình nhưng sau đó nhờ việc tương tắc với chính mình trong gương, ê a với chính hình ảnh của mình trong gương, trẻ sẽ sớm nhận ra các bộ phận

trên cơ thể, trẻ tập cảm nhận và học cách điểu khiển cử chỉ điệu bộ, nét

mặt cũng như học cách nói chuyện, cách tương tác với chính mình hay với mọi người

Trang 18

Chương 3 Phương pháp, hình thứctè uyên kỉ năng giao tiếp sứ phạm của gián viên mắm non — 119

Tóm lại, ngay từ lúc trẻ chào đời, người lớn cẩn tạo mọi điều kiện để tương tác và giao tiếp tích cực với trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để đáp, ứng các nhu cẩu cơ bản của trẻ bằng việc tạo ra môi trường chăm sóc tốt làm cho trẻ thấy an toàn, được che chớ yêu thương, được vui vẻ, thoải mái, đồng thời tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với trẻ, nói chuyện và âu yếm trẻ, trẻ sẽ sớm học cách tương tác tích cực ngược lại với mọi người

* Giúp trẻ thích nghỉ tối tiệc gửi trẻ sớm ở nhà trẻ, nườn trẻ:

Giai đoạn từ 3 tháng - dưới 1 tuổi, nhiều trẻ đã biết phân biệt người

lạ nên nếu cho trẻ tới nhà trẻ trong giai đoạn này, trẻ rất cẩn sự quan tâm

của cả phụ huynh và cô giáo Mặc dù trẻ càng nhỏ thì khả năng thích nghỉ càng cao nhưng sự thay đổi môi trường từ nhà tới nhà trẻ cẩn được chuẩn bị tâm lý kĩ lưỡng Thông thường, để trẻ làm quen tốt với trường mầm

non cẩn tiến hành ba giai đoạ

- Giai đoạn 1; Chuẩn bị tâm thế cho trẻ

Trẻ đi nhà trẻ thường vừa cảm thấy vui vừa cảm thấy bất an Trong những ngày đầu sự lo lắng, căng thẳng và bất an làm trẻ sợ và khóc to, trẻ cảm thấy buồn khi phải rời xa cha mẹ hay người thân Do vậy, trước khi cho trẻ đi nhà trẻ, bỡ mẹ và người thân cần tập cho trẻ làm quan dan

với “sự xa cách”, như: nói trước với trẻ về việc trẻ sắp đi nhà trẻ Trẻ còn

bé nhưng không có nghĩa là trẻ không biết, không hiểu gì, do vậy khi có quyết định gửi trẻ, mẹ hãy nói chuyện cho trẻ biết việc gì sắp xây ra với nó trong thời gian tới Thời gian đầu khi đưa trẻ đến lớp mẹ nên nói với trẻ nơi trẻ sắp đến, trẻ sẽ gặp ai, trẻ làm gì ở dé và tại sao Mẹ cũng nên thường xuyên lui tới lớp cùng trẻ để trẻ quen với môi trường mới, quen với cô giáo trước khi để trẻ ở lại với cô

~ Giai đoạn 2: Làm quen với nhà trẻ, vườn trẻ

Trang 19

120 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

thân thiện, gẩn gũi chơi cùng mẹ và bé, mim cười với bẻ, mang đổ chơi cho bé thì lúc giới thiệu ban đầu cô không nên quá “vổ vập”, cẩn tạo cho trẻ một chút “lắng”, để trẻ có thời gian được quan sát cô, làm quen với

cô Khi trẻ thấy an tâm và tin cậy thì tự giác trẻ sẽ gẩn cô Cô giáo ~ me -

trẻ nên cùng nhau làm quen với môi trường Để trẻ thân thiện, chấp nhận

cho làm quen, cô giáo có thể lựa chọn các cách: sử dụng ngôn ngữ để nói

chuyện, làm quen hoặc dùng đổ vật để làm quen, tao tinh huding lam

quen vui vẻ Đồng thời, về phía gia đình trẻ, trước khi giao hẳn trẻ vào tay cô giáo để rời đi, mẹ nên nói trước với trẻ hẹn thời điểm mà mẹ sẽ

quay về để đón trẻ

Đối với trẻ mới đi nhà trẻ, giáo viên phải tạo điểu kiện cho trẻ tham gia các hoạt động thú vị khác nhau để thu hút sự chú ý của trẻ và làm cho trẻ vui vẻ, hào hứng, Trẻ bị cuốn vào các hoạt động phù hợp, vui vẻ sẽ nhanh quên di sự vắng bóng người thân, làm mất dan cam giá

và phá bỏ tâm lý e ngại, lo sợ ở trẻ Không nên đưa trẻ đến trường rồi chỉ bất an

bắt trẻ ngổi yên trên ghế, chỉ ở yên một chỗ trong một phòng hẹp trẻ càng

cảm thấy lạ lẫm và càng sợ, do vậy sẽ khó thích nghỉ hơn

Khi đón trẻ tới lớp, cô giáo luôn gần gũi trẻ, khen ngợi và động viên úc trả trẻ, người thân đón trẻ cũng nên khen ngợi trẻ, cho trẻ thấy người lớn hài lòng với sự cố gắng mà trẻ vừa trải qua Nói với trẻ về niểm vui khi thấy chúng thích chơi với bạn và thích đến lớp Tuy nhiên, thời gian đầu trẻ đi lớp, giáo viên cẩn thỏa thuận với phụ huynh để đón trẻ sớm hơn, kéo dài dẩn thời gian để trẻ lại trường trong một ngày và điểu này cũng cẩn có sự kiên nhẫn của cả cô giáo và bố mẹ trẻ và phụ thuộc

trẻ L

vào mức độ thích nghĩ của trẻ,

~ Giai đoạn chính thức đi nhà trẻ:

Qua giai đoạn làm quen, trẻ chính thức đi nhà trẻ Ở đó, trẻ sẽ làm quen với nhiều bạn, học được nhiều điều, biết hợp tác và tương tác tích cực với mọi người Trẻ đi học sớm luôn cần được cô âu

về bất cứ lúc nào trẻ cần Cô giáo luôn tỏ ra đổng cảm và yêu thương trẻ, cố gắng mang đến cho trẻ sự thỏa mãn các nhu cầu cần thiết một cách šm, an ủi và vỗ

Trang 20

Chương 3 Phương pháp, hình thúc tò uyên kỉ nắng giao tiếp sựphạm của giáoviên mắm non 121

3.1.2 Phương pháp ~ hình thức giao tiếp với trẻ 1 3 tuổi 3.1.2.1 Đặc điểm giao tiếp của tr từ 1 3 tuổi

Ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ

rất nhanh, Hệ thần kinh nhạy bén tạo điểu kiện cho trẻ học hỏi nhanh,

song đồng thời các em cũng dễ hững thay đổi đột

ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm nhận và sự phát triển lâu dài của trẻ

j tổn thương, Vì từ

Ở tuổi này, cùng với sự hoàn thiện dẩn của các vận động cơ bản, thế giới xung quanh mở ra trước mắt trẻ vô cùng phong phú, hấp dẫn, trẻ không có nhu cầu được ôm ấp, được ở trong vòng tay người lớn nhiều như trước mà thay vào đó là nhu cẩu được khám phá, được tiếp xúc, được biết, được hiểu, nhu cẩu giao tiếp tăng lên rõ rệt Bên cạnh đó, gắn với lứa tuổi này, hoạt động với đổ vật đóng vai trò chủ đạo nên hoạt động giao tiếp ở trẻ cũng gắn liền với hoạt động chủ đạo này Phương thức giao tiếp da kể da ở giai đoạn trên không còn chủ đạo nữa mà thay vào đó là giao tiếp bằng ngôn ngữ va giao tiếp với đổ vật hoặc giao tiếp bằng đổ vật Trẻ dùng ngôn ngữ như một phương tiện cơ bản để nhận thức và khám phá thế giới

Về đặc điểm phát triển ngôn ngũ, hầu hết mọi trẻ đều bắt đầu tập nói và biết nói những từ đơn giản vào khoảng thời gian từ 12 tháng tuổi Nhìn chung vào giai đoạn này, các bé bắt đầu học từ những ngôn ngữ theo một cách riêng, Trẻ sẽ có phản ứng với những gì nghe được bằng cách pha trộn nhiều từ ngữ tạo thành những âm điệu “bập bẹ” đôi khi như “vô nghĩa” nhưng tiến trình này cứ tiếp tục diễn ra, trẻ dẩn dẩi

chỉ vào những vật quen thuộc và gọi tên chúng, hoặc nhận ra tên gọi

của những người thân bên cạnh, đổ dùng thường ngày hay tên gọi của

các bộ phận trên cơ thể Trẻ ê a hát theo giai điệu bài hát mà nó thích Đến

Trang 21

122 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

người lớn nói Trẻ cũng thích âm nhạc, cảm nhận tốt các tiết tấu vì thế rất thích đọc và đễ dàng học các bài đổng dao có vẩn điệu

Đặc điểm hoạt động v6i dé vat 6 trẻ 1 ~ 3 tuổi: Hoạt động với đổ vật

trở thành hình thức hoạt động chủ đạo trong suốt giai đoạn nhà trẻ Nhờ

có hoạt động này mà chức năng của các đổ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra

trước trẻ và đổ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của

trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo lắp suốt ngày Chính nhờ vậy mà

tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ Nếu ở thời kỳ trước, trẻ

đã thực hiện những hành động khá phức tạp v:

¡ các đồ vật, nhưng chưa

nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thúc sử dụng nó thì đến tuổi đi nhà trẻ: đổ vật lúc này đổi với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn là để tìm hiểu chúc năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng Ví dụ: chiếc thìa (muỗng) dùng để xúc cơm và có cách cẩm nhất định, khác với cái chén Do đỏ, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đổ ví Trẻ lĩnh hội những kiến thức về đổ vật, biết cách sử dụng đổ vật giống như người lớn, trong đó người lớn giữ vai trò của người hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình lĩnh hội này Sức cuốn hút chỉnh ở trẻ vẫn là sự thích thú các vật nhỏ bé Đặc điểm

này thể hiện ở chỗ trẻ luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của

sự vật, dẩn dẩn biến món đổ chơi đó thành môn luyện tập các kĩ năng, đơn giản Lúc lên 3, trẻ có thể tổng hợp được tính chất các vật thể mà nó đã nắm được, đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi

theo trí tưởng tượng của trẻ,

Trang 22

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ phạm cửa giáo viên mắm non — 123

điểm về giới tính Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước, tập nhiễm các hành vi định hướng giới, ví dụ như con gái thích mặc điệu như mẹ, thích chơi búp bê, con trai chơi bóng, chơi ô tô, thích học theo phong cách của cha

'Về mặt giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn trước, trẻ đã có một lượng vốn từ nhất định, trẻ biết sử dụng một số câu đơn giản để giao tiếp, để đưa ra yêu cẩu hay nói lên mong muốn của bản thân Trẻ từ 1 tuổi bắt đầu “chủ động” giao tiếp với người lớn và có kinh nghiệm dan, đến 2 tuổi, kinh nghiệm giao tiếp có tinh xã hội tăng lên 20%, và khi 3 tuổi tăng lên tới 30%, các giao tiếp phi xã hội giảm dẩn theo tỉ lệ thuận Tuy vay, tinh tò mò tìm hiểu tính chất của vat thể và luyện tập những kĩ năng đơn giản vẫn chiếm phần lớn thời gian trẻ thức Trẻ cũng bắt đầu biết sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau, bắt chước cử chỉ, điệu bộ của người lớn và vận dụng vào hoàn cảnh giao tiếp Trẻ từ 3 tuổi trở đi, do năng lực nói của trẻ tăng lên, những hành vi tò mò chăm chú nhìn vào vật giảm xuống, trẻ có thể qua nhìn và nghe người khác để thu nhận

được thông tin: nghe hiểu những điểu người lớn nói, cũng hiểu được lời nói qua đài, tivi

Về mặt phát triển tâm lí, tính cách: 1 ~ 3 tuổi cũng là giai đoạn trẻ trải qua thời kì khủng hoảng tuổi lên ba, thời kì mà nhu cẩu và mong muốn của trẻ không tương ứng với khả năng mà trẻ có Trẻ có nhiều thay đổi về mặt nhận thức, tâm lí, tính cách Trẻ bộc lộ cái tôi cá nhân nhiều hơn, muốn khẳng định mình nhiều hơn, vì thé giữa người lớn với trẻ thường xây ra xung đột giao tiếp vì cho rằng trẻ bướng binh, khó bảo Trẻ dường, như luôn muốn thir trai nghiệm giới hạn giữa cái “được phép” và “không được phép” nên những cách thức giao tiếp áp đặt của người lớn sẽ không có hiệu quả tốt đối với sự phát triển ngôn ngữ, nhận thúc, phát triển kha năng giao tiếp cũng như việc hình thành tính cách cho trẻ về sau Nguyên nhân của khủng hoảng này là trẻ có nhu cẩu độc lập do phát triển ý thức bản ngã, tự ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nót và đặc biệt là người lớn thường cấm đoán nên nhu cẩu độc lập của trẻ không, được thỏa mãn Trẻ thường biểu hiện “bướng” nà có “tính chống đổi” Vì vậy, cha mẹ khơng nên cấm đốn, hạn chế tính độc lập, tự do của trẻ, để cho trẻ được thủ làm những,

Trang 23

124 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

một cách dễ hiểu, từng chút tạo cho trẻ tính tự tin rằng mình cũng có thể

làm được Và, điểu quan trọng là cần dạy ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ có

thể dùng ngôn ngữ trong việc diễn đạt mong muốn và cảm xúc của chính

mình, việc có thể nói ra được cảm nhận sẽ giúp trẻ giải tòa những ức chế và căng thắng

Bắt đầu từ đây, giao tiếp với trẻ cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi người lớn là những nhà giáo dục có nghệ thuật, biết lắng nghe trẻ, hiểu trẻ và kiên nhẫn với trẻ

Trẻ được rèn luyện kĩ năng nói tốt, biết dùng từ phong phú thường không có kiểu nói ích kỉ, cũng như không nghịch ngợm làm phiến bố mẹ Vì trẻ tự làm được những việc của mình, biết dùng đổ vật, biết truyền đạt ý muốn của mình thì không có cảm giác bất mãn như trên

Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào địa vị của trẻ, day cho trẻ cách nói diễn tả tâm trạng khó chịu lúc đó Nếu người lớn cũng bực đọc và quát mắng “sao lại khóc” thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giúp trẻ vượt qua thời kì khủng hoảng đáng sợ này

Thời kì này trẻ có khả năng ngôn ngữ cao, kĩ năng sử dụng hay làm việc gì đó thành thạo sẽ không có biểu hiện bất mãn, phản kháng như đã nêu ở trên Do đó, người lớn không bao giờ nên nói từ “không được” với trẻ mà luôn đõi theo hành động của trẻ, củng cố lòng tự tin, động viên khích lệ kịp thời, khơi gợi ý muốn của trẻ để nuôi dưỡng ý chí, sự tự tin

của trẻ

Một nến tảng quan trọng cho việc giao tiếp và phát triển mối quan hệ với mọi người xung quanh được xuất hiện ở trẻ độ tuổi này là khả năng đồng cảm Đây là thời điểm trẻ tìm hiểu về các mổi quan hệ và có thể

tưởng tượng về cảm xúc của người khác, biết liên kết cảm xúc và hành của mình với cảm xúc và hành vi của người khác Trẻ bắt đầu nhận biết

những điểu mình muốn, thường xuyên nói “không”, thường giận

thể chơi với những đứa trẻ khác trong thời gian ngắn, nhưng chưa có khả nang chia sé Trẻ thường không thể hiểu lí do của người khác và không thể kiểm soát cơn giận của mình Bé thích bắt chước vẻ ngoài và hành

Trang 24

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mắm non — 125

Trẻ mong được người lớn khen ngợi, âu yếm, rất sợ người lớn không, bằng lòng Ở trẻ cũng xuất hiện tình cảm xấu hổ khi bị chê trách Trẻ có thể hiểu được mình có thể làm việc này hay việc khác Thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện, phim hoạt hình mà trẻ có thể nhận xét về mình hoặc phản bác nhận xét của người khác về trẻ (lúc trẻ được 3 tuổi), Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai Tuy đã có kí ức và có thể kế lại sơ bộ những việc xây ra với với trẻ làm cho trẻ có ấn tượng trong khoảng thời gian tính theo tuẩn hoặc vài ngày nhưng đến 3 tuổi, khái niệm về:

thời gian của trẻ vẫn còn khá mơ hổ

Đến 3 tuổi, nhu cẩu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao, trẻ thích được giao tiếp và đã biết chủ động kết giao với người lớn, với bạn bè cùng độ tuổi, bắt đầu biết chia sẻ đổ chơi và biết xin lỗi, biết thể hiện tình cảm và bắt đẩu biết an ủi người khác theo cách ngộ nghĩnh, đáng yêu của trẻ Mặt khác, các em ở lứa tuổi này là thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn Vì vậy cha mẹ, các cô giáo cẩn tích cực cho trẻ nhận

biết thế giới xung quanh, đồng thời làm gương cho trẻ bởi các em có thể bắt chước lời nói, hành động, việc làm tốt hay xấu của người lớn để định hình nên nhân cách về sau cho trẻ

Ảnh: Trẻ rất thích bắt chước hành động của người lớn

(Ngudn: Internet)

3.1.22 N6i dung giao tip vi tr 1 — 3 tuổi

Trang 25

126 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

cảm và phát triển xúc cảm tích cực cho trẻ, giúp trẻ vượt qua “khủng hoảng tuổi lên ba”, hoạt động giao tiếp với trẻ giai đoạn này hướng vào các nội dung sau:

- Dạy trẻ những kĩ năng vận động cơ bản, phát triển vận động tỉnh, các tố chất vận động ban đầu; rèn luyện cho trẻ những thói quen và nể

nếp tốt trong sinh hoạt; hướng dẫn trẻ thực hiện một số kĩ năng tự phục

vụ; nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

~ Giúp trẻ nhận biết và nói được chính xác các bộ phận trên cơ thể mình, cơ thể người khác; luyện tập cho trẻ biết phối hợp các giác quan; như màu sắc,

nhận biết và gọi tên các đổ vật, mô tả đấu hiệ hình dạng đơn giản, kích thước to nhỏ, béo gẩy

và tương tác với đổ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau, khám phá các bể ngoà

¿ giúp trẻ có cơ hội chơi

chất liệu và cách sử dụng các con vật, đổ vật và sự vật gần gũi thân thuộc

trong cuộc sống, Đến 3 tuổi, trẻ có thể so sánh và phân loại đổ vật theo nhóm đơn giản, hiểu được các yêu cẩu của người lớn trong quá trình

tương tác với đổ vật

~ Tạo môi trường giao tiếp tích cực, giúp trẻ nghe các giọng nói khác

nhau với các sắc thái xúc cam khác nhau, tập luyện bộ máy phát âm, nói chuyện với trẻ để phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, được nghe kể chuyên, đọc đồng dao, ca dao, được hướng,

dẫn tập đặt câu hỏi và trả lò

Niue thé'nao? Tai sao? v2 nhung hoi thành câu trọn vẹn; giúp trẻ tập xem sách và hình thành thi quen đọc sách; có nhu cầu thế hiện và biểu đạt cảm xúc bản thân bằng ngôn ngữ, trẻ tự biểu đạt cảm nhận của bản thân

câu hỏi đơn giản như: Ai? Cái

về màu sắc, về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ

- Hướng dẫn trẻ có hành vi và biểu đạt ngôn ngữ cơ thể phù hợp, có hành vĩ giao tiếp văn hóa, lịch sự và có mỗi quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi: biết chào hỏi, biết vâng dạ, biết chơi hòa thuận cạnh bạn, biết thực hiện những quy định, quy tắc trong lớp học

3

3 Phufong php, hinh thc giao tigp vải trẻ 1 3 tuấi

Trang 26

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mắm non — 127

Giáo viên, người lớn thường xuyên giao tiếp với trẻ thông qua việc chơi cùng trẻ sẽ làm trẻ thấy gần gũi, thân thiện, vui vẻ và cỏi mở trong mỗi quan hệ với người lớn Giáo viên nên tổ chức các hoạt động cùng trẻ tương tác với đổ vật, in cho trẻ khám phá tạo cho trẻ không gian cẩn thiết để trẻ được thể hiện “cái tôi” của mình, đáp ứng nhu cẩu của trẻ về tìm hiểu thế

tạo điểu

giới đổ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đổi dùng, đổ chơi, phát triển lòi nói, phát triển các giác quan Giáo viên cũng tăng cường tổ chức các hoạt động chơi tập và vận động cùng trẻ nhằm

đáp ứng cả nhu cẩu về vận động và khám phá thế giới xung quanh, hình thành môi quan hệ với những người gần gũi: chơi thao tác vai đơn giản (chơi phản ánh sinh hoạ, trò chơi có yếu tổ vận động, trò chơi dân gian Trong quá trình vận động và chơi cùng trẻ, giáo viên có thể kết hợp đọc những bài đổng dao, ca dao phù hợp tổ chức các hoạt động chơi - tập có chủ đích: thông qua việc tổ chúc các hoạt động một cách có kế hoạch dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ được khám phá thế giỏi, được rèn luyện

phát triển các mặt như thể chất, vận động, ngôn ngũ, thẩm mĩ tổ chúc

các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân rèn luyện cho trẻ một

số thói quen nể nếp, giúp trẻ sảng khoái, vui vẻ

Dé giao tiếp hiệu quả với trẻ, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giáo viên cẩn sử dụng linh hoạt một số phương pháp sau:

Thứ nhất, trò chuyện oới trẻ:

Trò chuyện là cách tiếp cận trục tiếp với trẻ thông qua sự giao tiếp bằng lời nói Trong trò chuyện, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, hoặc có thể tạo ra những chủ để hấp dẫn, để tạo hứng thú cho trẻ tham gia nói chuyện Những câu chuyện trao đổi cùng giáo viên có thể ngắn hay dài tùy theo hứng thú của trẻ nhưng khi trò chuyện với trẻ, giáo viên nên chú ý giao tiếp đủ câu, trọn vẹn nội dung, kết hợp ngôn ngữ với cử chỉ điệu

bộ hợp lí và hài hước để trẻ vui vẻ và hứng thú

Lưu ý, khi trò chuyện với trẻ, giáo viên cẩn xác định mục đích, nội dung phù hợp; chuẩn bị phương tiện, đổ dùng, đổ chơi cẩn thiết để làm

vật trung gian, làm phương tiện xúc tác, tạo ra sự gần gũi, quen thuộc;

Trang 27

128 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

viên, khuyến khích hướng trẻ vào cuộc trò chuyện Khi đưa ra câu hỏi, cần cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời, có thể gợi ý cho trẻ nhắc lại và có

thể tạo tình huống tương tự để trẻ được luyện tập mẫu câu, luyện tập về:

từ mới được học Tạo điều kiện cho trẻ được đặt câu hỏi với người lớn, kích thích trẻ tư duy: Trên cơ sở tôn trọng trẻ, giáo viên chỉ nên trò chuyện

khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện

Khi trò chuyện với trẻ cũng cần lắng nghe để nắm bắt ý tưởng và

những suy diễn của trẻ, tôn trọng ý kiến hoặc lựa chọn mà trẻ đưa ra Thứ hai, sử dụng lình huống để giao tiếp tà tương lác cùng trẻ

Sử dụng tình huống là cách thúc thông qua các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định giao tiếp với trẻ để giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm, bộc lộ khả năng cũng như đánh giá kiến thúc, thái độ, hành vi xã hội, kĩ năng giải quyết vấn để

để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ một cách tự nhiên của trẻ Khi tổ chức tình huống khéo léo

Giáo viên cẩn linh hoạt tổ chức cho trẻ tham gia các tình huống giao tiếp có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ; trẻ được trải nghiệm trong các sự kiện, các ngày lễ, hội liên quan đến trẻ, có ý nghĩa giáo dục

và mang lại niềm vui cho trẻ như Tết trung Thu, Tết Nguyên Đán, Tết thiếu nhi (ngày mùng 1 tháng 6); linh hoạt không gian hoạt động của trẻ

để trẻ làm quen với sự thay đổi khung cảnh giao tiếp: giao tiếp trong lớp, giao tiếp ngoài vườn trường, địa điểm tham quan Tổ chức cho trẻ được tham gia các nhóm hoạt động khác nhau, trẻ được giao tiếp với cá nhân (kết bạn), được giao tiếp và chơi cùng các bạn trong các hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ

Trang 28

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn uyên kỉ năng giao tiếp sứ phạm của gián viên mắm non — 129

Về tư thế giao tiếp, giáo viên thể hiện tôn trọng trẻ bằng cách luôn tạo cho trẻ cảm giác được nâng đỡ, được ghỉ nhận, được gẩn gũi, được chú ý Khi đứng hoặc ngổi gần trẻ, luôn có tư thế nghiêng về phía trẻ, làm cho trẻ có cảm giá được che chở, gần gũi Đồng thời giáo viên cũng phải luôn chú ý để đọc hiểu những tín hiệu phi ngôn ngữ từ cơ thể trẻ để có đáp, ứng phủ hợp Giáo viên luôn nhìn vào trẻ khi giao tiếp và tạo cho trẻ thói quen chú ý vào vào đôi tượng đang giao tiếp với mình Luôn tạo cho trẻ khoảng không gian và quyền hạn cá nhân cẩn thiết để trẻ thoái mái bộc lộ chính mình nhưng giáo viên cũng luôn sẵn sàng xuất hiện khi trẻ cẩn, vỗ

về, an ủi trẻ và đổng cảm với trẻ, tạo sự tin tướng ở trẻ

Thứ ba, giáo oiên tạo môi Irường gio Hiếp thân thiện, an loàn, tích cực cho trẻ Môi trường giao tiếp của trẻ ở trường mẩm non chính là không gian lớp học, là địa điểm và không gian nơi trẻ tham gia các hoạt động cùng cô

và các bạn Ở độ tuổi nhà trẻ, trẻ rất tò mò, ham tìm hiểu, muốn khám pha

mọi thứ xung quanh mình, do vậy để tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động

tích cực, giáo viên cần tạo ra môi trường an toàn, thân thiện, hấp dẫn với

trẻ Trong môi trường đó có sẵn các đổ dùng, đổ chơi, các học cụ thỏa mãn

nhu cẩu khám phá của trẻ, nhưng không chứa đựng các yế

hiểm, ảnh hưởng tới sự an toàn của trẻ Trẻ cảm thấy được thoải mái, an

toàn, được yêu thương và gần gũi khi hoạt động bên cạnh cô và và các bạn

3.1.3 Phương pháp, hình thức giao tip với trẻ 3-6 ởtrường mắm non

3.1.3.1 Đặc điễm giao tiếp tủa trẻ mẫu giáo

Khác hẳn với trẻ nhỏ ở các độ tuổi trước đó, trẻ mẫu giáo đã có

những bước tiến rõ rệt trong sự phát triển cả vể mặt thể chất và tâm lí,

Trang 29

130 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

cơ hành vi Trí nhớ, tư duy, trí tượng tượng phát triển mạnh Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ, tư duy của trẻ có bước phát triển về chat, chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng và bắt đầu có thể tư duy trừu tượng Xúc cảm tình cảm ở tuổi này phát triển mạnh Tất cả những đặc điểm đó làm cho trẻ trở nên nhạy cảm với cuộc sống và ảnh hưởng lớn tới giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh Ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ, vốn từ tăng cả về số lượng và chất

lượng Các mẫu câu phát triển đa dạng từ câu ngắn, cấu trúc đơn giản

đến câu phức có nhiều âm tiết hơn, trong lời nói thể hiện giọng điệu và

mang sắc thái xúc cảm rõ nét, trẻ đã có thể sử dụng được các câu

khác nhau trong giao tiếp với người lớn Trẻ có thể diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ, mong muốn của bản thân vì thế mà không còn nhiều bức xúc và khủng hoảng như lứa tuổi trước đó Đến 5 tuổi, nhiều trẻ có thể thể hiện trọn vẹn suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng Quá trình giao tiếp, tiếp nhận và giữ gìn thông tin mang tỉnh chất trực quan hình ảnh và cũng bị chỉ phối mạnh bởi xúc cảm và tình cảm

Hoạt động với đổ vật nguyên là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhỉ, nay lùi xuống hàng thứ hai, nhường chỗ cho hoạt động vui chơi nổi lên chiếm vị trí ưu thế và giữ vai trò chủ đạo để tạo ra một diễn biến cơ bản trong tâm lý của trẻ, tạo tiến để bắt đầu hình thành một nhân cách Ở tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn việc chơi trong nhóm bạn bè là một như cầu bức bách với trẻ “Xã hội trẻ em” dần hình thành từ cuối tuổi lên ba Trong xã hội ấy mỗi đứa trẻ có một vị trí nhất định, ảnh hưởng một cách đến sự phát triển nhân cách của trẻ Dư luận chung trong “xã hội trẻ em” cũng dần dần hình thành Ban đấu, nó thường được bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ em hoặc do trẻ em nhận xét lẫn nhau Những lời nhận xét đó ảnh hưởng tới sự lĩnh hội những chuẩn

mục hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm và qua đó ảnh hưởng đến nhân

cách của từng đứa trẻ

sâu:

Trang 30

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sự phạm cửa giáo viên mámnon — l31

đó cũng phải trở thành người bạn lớn của trẻ, hiểu mong muốn của trẻ, đúng trên quan điểm của trẻ để hiểu và xử lý các vấn để phát sinh trong nhóm trẻ

Ở trẻ tuổi mẫu giáo, xúc cảm tình cảm phát triển mạnh chỉ phối tâm

lí và nhận thức của trẻ Trẻ mẫu giáo đã phát triển tất cả các sắc thái xúc

cảm, trẻ thể hiện cảm xúc vui, buổn, hòn giận với những người xung

quanh và bộc lộ phản ứng qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi

của trẻ

Tình cảm trí tuệ của trẻ cũng đã xuất hiện Qua câu chuyện kể, trẻ

thích thú lắng nghe và kể lại nội dung một cách hứng thú Trẻ biểu hiện

sự xúc động thật sự đổi với các nhân vật yếu ớt và thể hiện sự tự hào,

thích thú noi gương các nhân vật anh hùng, sự bực tức, ghét, sợ những,

nhân vật phản diện đại diện cho cái xấu, cái ác

Các động cơ hành vi mang tính đạo đức xã hội cũng được hình thành,

trẻ biết quan tâm tới mọi người xung quanh

giúp mẹ lấy nước biết phân biệt hành vi tốt của mình và các bạn khác Trẻ cũng biết khen đẹp, chê xấu, thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng

chi mẹ ốm, trẻ biết lo lắng,

Ý thức về bản thân được chớm nảy sinh từ cuối tuổi ấu nhỉ khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, biết mình có một sức mạnh và một thẩm quyển nào đó trong cuộc sống Sự phát triển ý thúc bản ngã thay đổi trong suốt thời kì mẫu giáo: trẻ mẫu giáo bé chưa phân biệt thật rõ đâu là ý muốn, ý đổ chủ quan của mình va dau là tính chất khách quan của sự vật, vì vậy trẻ thường đòi làm những việc rất vô Ii, Trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn đã nhận thức được các quy tắc luật lệ thông

thường, trẻ luôn muốn thể hiện mình, mong muốn được khẳng định và

được ghỉ nhân Trẻ luôn có nhu cẩu được người lớn ghỉ nhận, được khích lệ và động viên kịp thời, Những lời chỉ trích, phủ nhận trẻ dé làm cho trẻ bị

tổn thương, tạo ra những tác dụng ngược tới quá trình giáo dục trẻ

3.1.3.2 Nội dung giao tiếp ới trẻ mẫu giáo

Bên cạnh mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn điện các mặt sức khỏe thể

Trang 31

132 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

xúc cảm, tình cảm, quan hệ xã hội; thúc đẩy phát triển ở trẻ những động cơ xã hội tích cực, khích lệ trẻ, phát triển ở trẻ tính chủ động, tự tin, sáng tạo, biến trẻ thành một chủ thể giao tiếp tích cực, chuẩn bị tién để cị thiết cho trẻ tham gia hoạt động học tập ở giai đoạn sau Theo đó, nội dung giao tiếp của trẻ được xác định bao gồm:

~ Hướng dẫn trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vũng vàng, đúng tư thế/ giúp trẻ rèn luyện phối hợp các giác quan va van động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian

- Hướng dẫn trẻ biết thực hiện kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại,

phán đoán, chú ý, ghỉ nhớ có chủ định; biết phát hiện và giải quyết vấn để đơn giản theo những cách khác nhau; biết diễn đạt sự hiểu biết bing các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ ) bằng ngôn ngữ nói là chủ yếu

- Giao tiếp giúp trẻ lĩnh hội môi

số hiểu biết ban đẩu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một s

thành ở trẻ mội Ý khái niệm sơ đẳng về toán; hình

về thực phẩm và ích lợi của

với sức khoẻ và một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân

- Giao tiếp với trẻ còn hướng tới nội dung dạy trẻ biết lắng nghe

người khác, giúp trẻ hi ời nói trong giao tiếp hằng ngày; giúp trẻ

diễn đạt rõ ràng và rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống

hàng ngày; giúp trẻ biết nghe và kể lại truyện, kể lại sự việc trẻ được tham gia; trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; hướng dẫn trẻ làm quen với sách và hình thành một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết

Trang 32

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ phạm cửa giáo viên mắm non — 133

và trong tác phẩm nghệ thuật; giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; trẻ yêu thích, hào hứng tham gia

vào các hoạt động nghệ thuật

3.13, Phương pháp, hình thúcgiao tiếp với trẻ mẫu giáo

Các phương thức giao tiếp của cô và trẻ được xem xét theo các vai

giao tiếp và trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau giữa cô và trẻ trong

tất cả các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường mẩm non Có thể xác

định các thời điểm giao tiếp của cô và trẻ trong các hoạt động sau:

~ Giao tiếp nói trẻ trong giờ đón trẻ: Đây là thời điểm đầu tiên của một

ngày trẻ ở trường mẩm non, vì thế cô giáo cẩn tạo cho trẻ tâm lí thoải

mái, vui vẻ, được quan tâm được yêu thương và ghỉ nhận khi đến lớp Cô

nên vui vẻ và chủ động chào đón trẻ, cô có thể dùng cả cử chỉ và điệu bộ

để đón trẻ làm trẻ hứng thú như: nói chào trẻ và đập tay với trẻ, âu yếm, khen ngợi trẻ Giáo viên tạo điểu kiện để trẻ được đáp lời cô, được tự cất

đổ và vui chơi, làm tăng tinh giao tiếp chủ động ở trẻ

~ Gino Hiếp qua hoạt động oui chơi: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, giáo viên thông qua việc tổ chức hoạt động vui chơi để giáo due trẻ, hình thành ở trẻ những phẩm chất, kĩ năng cần thiết cho sự phát triển về sau Trước và trong trò chơi, giáo viên giao tiếp với trẻ giúp trẻ định hướng và nắm vững luật chơi, biết cách chơi và cách giao tiếp,

tương tác với các bạn đồng lứa, giúp trẻ lĩnh hội trí thức và quản lí hoạt

động chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ Khi trẻ chơi, giáo viên tôn trọng

không gian chơi của trẻ, chỉ xuất hiện và tương tắc với trẻ trong vai trò là bạn cùng chơi, không nên can thiệp sâu vào trò chơi nếu không thật sự

cẩn thiết vì nếu không khéo sẽ làm trẻ mất hứng, phá vỡ trật tự và các vai

chơi mà trẻ đã thỏa thuận Giáo viên chỉ nên đóng vai trò là người quan

sát và điểu chỉnh hành vi cho trẻ khi cẩn thiết

Trang 33

134 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

tham gia chơi tích cực, vui vẻ, thoải mái Cô thường xuyên quan sắt, theo đõi và hướng dẫn trẻ chơi, tôn trọng nhu cẩu và quyển được chơi của trẻ, gợi ý, động viên kịp thời xử lí các tình huống nấy sinh như tranh giành đổ chơi của nhau, không chịu nhường nhịn vai chơi cho bạn, lấn át bạn khi chơi hoặc ngậm đổ chơi vào miệng chú ý hình thành ở trẻ nến nếp, thói quen tốt trong khi chơi và sau khi chơi xong, biết tự cất đổ chơi vào đúng nơi quy định

Chơi ngoài trời: Giáo viên nên chọn địa điểm chơi đảm bảo an toàn, đủ khoảng rộng cho trẻ hoạt động Khi trẻ ra chơi ngoài trời phải có ít nhất 2 cô giáo bao quát trẻ Trong quá trình trẻ thực hiện các nội dung hoạt động ngồi trời, cơ luôn bao quát, theo doi trẻ, không để trẻ chạy nhảy quá sức hoặc xô đẩy nhau và không cho trẻ chơi gần những nơi không đảm bảo an toàn Giáo viên nên dự kiến các tình huống có thể xảy ra để chủ động trong cách giải quyết Việc bao quát trẻ, quan sát trẻ được giáo viên phân vùng và tương tác với từng nhóm trẻ Chủ ý tới việc tạo lập các nhóm chơi cùng nhau để trẻ được tương tác với cô và với bạn một

cách tích cực

Trong hoạt động chơi, giáo viên có thể là bạn cùng chơi của trẻ, có thể là người quản trò nhưng cũng có thể chỉ là người tạo ra điều kiện và tổ chúc cho trẻ chơi còn mình thì đóng vai trò là người quan sát và hỗ trợ trẻ khi cẩn thiết, không nên xen ngang hoặc quan tâm trẻ quá làm cho trẻ cảm thấy bị quấy ray, phiển phức, mất tự do

~ Giao tiếp oồi trẻ trong hoạt động có mục đích học tập

“Hoạt động học” của trẻ thường diễn ra trong thời gian nhất định tùy theo từng lứa tuổi, tùy theo nhu cẩu, hứng thú của trẻ Trong hoạt động, giáo viên có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, học cả lớp, học theo nhóm hoặc hoc từng cá nhân, Giáo viên tổ chúc các hoạt động theo yêu cẩu của chương trình phù hợp với từng độ tuổi nhưng không máy

móc, cứng nhắc mà linh hoạt, mềm đẻo trên cơ sở phù hợp với đặc điểm

đổi tượng và hoàn cảnh thực tế:

Trang 34

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mầm non — 135

tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, được trải nghiệm, được trao đổi và diễn đạt cảm nhận của mình với đối tượng Những ý kiến của trẻ phải được cô giáo ghỉ nhận Giáo viên nên dùng lời hoặc những tín hiệu ngôn ngũ, phi ngôn ngữ để ghỉ nhận sự cỡ gắng và những ý tưởng của trẻ, khích

lệ trẻ, cho trẻ “tạm ứng niềm tin” tránh để trẻ rơi vào cảm giác bị bỏ rơi,

cảm giác thất bại vì bị phủ nhận dẩn dẩn trẻ sẽ sinh ra tự tỉ, mất khả năng chủ động trong giao tiếp Trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động học, giáo viên nên dùng ánh mắt và lời nói để “ám thí”, định hướng hành động của trẻ, khích lệ trẻ, cuốn hút trẻ chú ý, hứng thú, tập trung vào hoạt động - Giao trẻ trong giờ ăn

ip xếp bàn ăn và vị trí ngồi ăn của trẻ hợp lí, thuận lợi cho trẻ và giáo viên di lại để có thể theo doi bao quát toàn lớp Không nên bắt trẻ ngổi vào bàn chờ đợi quá lâu khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, làm giảm sự thèm ăn của trẻ

Khi trẻ ăn, giáo viên luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn

hết suất, xử lí nhanh những tình huống hóc, sặc thức ăn có thể xảy ra Với

những trẻ ăn chậm, biếng ăn phải có sự quan tâm chú ý nhiều hơn Trong, quá trình tổ chức bữa ăn cho trẻ, giáo viên nên chú ý rèn luyện các hành

vi thỏi quen tốt của trẻ

“Tạo cho trẻ thói quen và văn hóa trong ăn uống giúp trẻ tự tin và tự

lập hơn: Giáo viên mời trẻ ăn, giới thiệu với trẻ về món ăn, động viên trẻ ăn hết suất, tôn trọng nhu cẩu ăn uống của trẻ

~ Giao tiếp trong giờ ngủ: Giấc ngủ của trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hổi sức làm việc của hệ thần kinh Phòng ngủ của trẻ phải được chuẩn bị sạch sẽ thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và có đẩy đủ đổ dùng phục vụ cho giấc ngủ của trẻ Để đi vào giấc ngủ nhanh, cô giáo

nên tôn trọng thói quen về tư thế nằm của trẻ: những lời hát ru êm ái, dịu

dàng có tác dụng nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ Giáo viên phải tổ chức cho trẻ ngủ đúng giò, đủ thời gian và ngủ ngon giấc theo yêu cẩu của từng độ tuổi Trong khi trẻ ngủ, giáo viên luôn có mặt bên cạnh để chăm sóc, theo đõi giấc ngủ của trẻ, tạo trạng thái yên tĩnh, tránh tiếng động

Trang 35

136 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

cho trẻ cảm giác an toàn được âu yếm và được yêu thương khi di vào giấc ngủ Trẻ được ngủ đủ, ngủ sâu khi thức dậy sẽ tỉnh táo, vui vẻ, tích cực hoạt động, đó là yếu tổ cẩn thiết cho sự phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe

Đối với những trẻ khó ngủ, ngủ ít trẻ mới đến lớp chưa quen giấc ngủ trưa cô cẩn có biện pháp chăm sóc riêng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của những trẻ khác Một số trẻ không có nhu cầu và thói quen

ngủ, cô có thể cho trẻ nằm hoặc ngồi cạnh cô, nghỉ ngơi, và dẩn dẩn tập

cho trẻ để trẻ có thể ngủ được Tuy vậy, nhiều trẻ khi nằm cạnh cô lại có tâm lí căng thẳng và càng khó ngủ, do vậy cô nên gần gũi, vỗ về trẻ, làm cho trẻ thấy thoải mái và an tâm để trẻ dễ đi vào giấc ngủ Hết giờ ngủ, cô cho trẻ thức di hoang mang iy từ từ, tránh đột ngột làm trẻ làm trẻ giật mình, ~ Trong giờ trả trẻ

Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi phụ huynh tới đón Không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ em đưới

10 tuổi chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ

Khi trả trẻ, giáo viên cẩn đánh giá cho trẻ biết một ngày ở trường con

như thế nào, làm cho trẻ cảm thấy vui vẻ và có tâm thế muốn đi học vào

buổi hôm sau Những nhận xét của giáo viên nên chừng mực, đủ khích lệ, đủ phê bình, không nên để trẻ cảm thấy quá hụt hẳng thiếu tự tin khi

đứng trước nhiều người

Trẻ nhỏ luôn xem cô giáo là tâm gương và soi vào đó mọi lúc mọi

noi, vì thế trong tất cả các hoạt động, trong mọi lời nói, hành vi, cử chỉ, tác

phong giao tiếp của cô đều phải chú ý thật mẫu mực và mô phạm Giáo

viên đổng cảm với trẻ, tôn trọng cá nhân trẻ và có thiện chí trong giao

tiếp, luôn tạo điểu kiện và cơ hội giúp trẻ nói lên cảm xúc và suy nghĩa của trẻ, ghí nhận trẻ

Một số yêu cầu trong cách giao tiếp tới trẻ giáo oiên cân lưu ¥

Trang 36

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mắm non — 137

giáo viên không nên chê trẻ, chỉ trích trẻ trước đông người mà cẩn nói chuyện riêng để góp ý cho trẻ, giúp trẻ thời gian suy nghĩ về việc mình đã làm, trẻ tự nhận lỗi và biết điểu chỉnh, hợp tác với người lớn nếu không, trẻ sẽ vì cảm giác xấu hổ mà chống đối, khó bảo

Trẻ at đầu có tâm lí ghen tị và ganh đua vì thế khi đánh

giá nhận xét trẻ, cô giáo không nên so sánh giữa trẻ này và trẻ khác Mỗi

đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và độc lập, do vây không nên tạo sự so sánh sẽ dễ dẫn đến tâm lí đố kị hoặc khiến trẻ tự tỉ, chấp nhận thua thiệt, nhụt chí, ảnh hưởng không tốt đến tính cách trẻ Khi tổ chúc cho trẻ đánh giá người khác, giáo viên nên đưa ra quy tắc để trẻ không chê bai hay bài xích bạn mà phải góp ý trên cơ sở ghỉ nhận bạn, tôn trọng và khích lệ bạn

lâu giáo

Thứ hai, để tăng tính độc lập chủ động ở trẻ, giáo viên nên tạo điểu kiện cho trẻ làm những việc trong khả năng của chúng, không nên sốt sắng làm hộ trẻ, ban đầu trẻ sẽ khó chịu nhưng lâu dẩn sẽ hình thành ở trẻ lâm lí ÿ lại, thụ động Trong giao tiếp với trẻ cũng vậy, khi cô và trẻ trò chuyện, cô hãy kiên nhẫn đợi trẻ đáp lời, đợi trẻ suy nghĩ đưa ra câu hỏi, không nên nói thay phẩn của trẻ, trẻ không thể chủ động giao tiếp một cách tích cực được

Thứ ba, đối với những trẻ có vấn để về rồi nhiễu hành vi hoặc có vấn để tâm lý, giáo viên cẩn bình tĩnh, nhẹ nhàng và quan tâm trẻ nhiều hơn, Giáo viên nên tỏ thái độ quan tâm gần gũi trẻ, cho trẻ biết cảm xúc của người lớn đối với những hành vi trẻ làm và động viên trẻ, thỏa thuận với trẻ, ghỉ nhận những cố gắng nhỏ của trẻ để trẻ có động lực cố gắng điều chỉnh hành vi

Thứ tr, giáo viên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ Dù lựa chọn của trẻ là sai hay đúng, trẻ cẩn học lôgic nguyên nhân và kết quả trong cuộc sống, giáo viên cẩn giúp trẻ học cách chấp nhận kết quả và có trách nhiệm với lựa chọn của mình Sau đó giúp trẻ nhận ra sai lầm để rút kinh nghiệm cho lan sau

Trang 37

138 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

tâm Do vậy, cô giáo nên chủ ý phân phối déu sự quan tâm và yêu thương, các bé một cách bình đẳng, đối xử với trẻ một cách công bằng

Cuối cùng, giáo viên mẩm non là một diễn viên sắm nhiều vai trong quá trình giao tiếp với trẻ, vì thế cẩn thực sự linh hoạt trong việc thay đổi các vai cho phù hợp với tình huống ở trường mẩm non để cô giáo thực sự là bạn của trẻ đổng thời cũng là người mẹ là người thầy trong mắt trẻ thơ 3.2 Phương pháp — hình thức giao tiếp với đồng nghiệp

nhằm tới mục đích

Giao tiếp giữa các giáo viên mẩm non chủ y

trao đổi chuyên môn, trao đổi những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chia sẻ kinh nghiệm trong mối quan hệ kết nổi với phụ huynh và các đối tượng khác nhằm hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đặt ra

Tuy nhiên, trường mầm non là một môi trường giáo dục đặc biệt, môi trường hoạt động của nó không chỉ đặc biệt với trẻ mà còn rất đặc biệt với các giáo viên Do đặc thù của đổi tương giáo dục là trẻ mẩm non và mục đích giáo dục của

không giống như ở các cơ sở giáo dục bậc phổ thông hay bậc học khác mà nó vừa là môi trường giáo dục kiếu nhà trường, vừa mang tính chất giáo dục gia đình, Mối quan hệ của các giáo viên trong nhà trường vừa là

mối quan hệ đồng nghiệp vừa là mối quan hệ chị - em gắn bó, cùng nhau

nuôi dưỡng, giáo dục những mầm xanh Các giáo viên thường không chỉ trao đổi chuyên môn mà còn cùng gắn bó sống chung với nhau dưới mát trường trong một thời gian dài nên việc xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thân thiện, chuẩn mực và mô phạm là yêu cầu cấp thiết nhưng hết sức phức tạp và khó khăn Đạo đức, phẩm chất, tính cách của mỗi cá nhân cùng phong cách giao tiếp giữa các giáo viên trong trường có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục đó

học, môi trường làm việc trong trường mầm non

Trong trường mam non, su giao tiếp thân mật, cởi mở giúp các giáo

viên xóa đi khoảng cách với nhau, họ gẩn gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, có

tỉnh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống

Trang 38

Chương 3 Phương pháp, hình thức rèn luyên kỉ năng giao tiếp sứ pham của gián viên mầm non — 139

đó có là một “môi trường giáo dục chuẩn mực và mô phạm” về giao tiếp cho trẻ và phụ huynh hay không phụ thuộc vào mồi quan hệ và phong cách giao tiếp của các giáo viên

Hơn nữa, công tác chăm sóc trẻ tại nhóm lớp ở trường mầm non đời hỏi phải có sự hợp tác cùng nhau giữa các giáo viên cùng nhóm, vì thế mối quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các giáo viên trong lớp ổn thỏa cũng sẽ giúp các giáo viên hiểu nhau và tìm ra cách phối hợp, hợp tác với nhau ăn ý hơn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mối quan hệ giữa các giáo viên cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc giáo dục trẻ ở trường mầm non: Cách thúc giao tiếp giữa các giáo viên cũng là hình mẫu trẻ bắt chước, noi theo: trẻ biết cách xưng hô, đối xử với bạn, tôn trọng người lớn, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn Môi quan hệ của các giáo viên thân thiện hay căng thẳng cũng tác động lớn tới cảm nhận của trẻ Do vậy, để giáo dục trẻ về hành vi giao tiếp, về khả năng hợp tác với người khác, các giáo viên cũng cẩn biết cách giao tiếp và hợp tác cùng nhau, trên nguyên tắc tôn trọng, hợp tác, thân thiện, cỏi mở và thắng thắn với nhau trong cả công việc và cuộc sống

Giao tiếp tốt với đồng nghiệp trong trường mẩm non giúp các giáo viên thấy thân thiết gắn bó với trường, lớp, bổi đắp thêm ở người giáo viên tình yêu nghề, yêu người, mến trẻ, giúp họ vượt qua những trở ngại và vất vả trong cơng việc, hồn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên mẩm non

Để xây dựng môi trường làm việc mẫu mực, mô phạm, khi giao tiếp với đồng nghiệp, các giáo viên mẩm non phải luôn xác định rõ mục đích, nội dung giao tiếp, diễn đạt rõ ràng, biết lắng nghe và tôn trọng đồng, nghiệp Giao tiếp giữa các giáo viên nên trên cơ sở chân thành, thẳng thắn, thấu hiểu, đồng cảm và tỉnh thần thiện chỉ, hợp tác và đoàn kết sẽ giúp thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên mầm non Muốn vậy, quá trình giao tiếp của học phải được lên kế hoạch, thực hiện có quy trình

và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:

Trang 39

140 GIAO TRINH KI NANG GIAO TIEP SU PHAM MAM NON

những quan điểm, phán xét vé ton giáo, chính trị và đạo đức, những bình phẩm hoặc nhận xét chủ quan vể người khác Nói cách khác, mỗi người phải có “ý tứ” để giữ cuộc sống riêng cho mình, cho đồng nghiệp Trong môi trường giáo dục ở nhà trường chỉ nên nói tới những nội dung liên quan tới phương pháp giáo dục trẻ, những kinh nghiêm trong chăm sóc, dạy đỗ trẻ và có những chia sé sơ lược cuộc sống để đồng nghiệp đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau nhưng không nên sa đà nói chuyện riêng, chuyện đời tư của bản thân quá nhiều, cũng không nên đem chuyên của người khác ra để bàn tán sẽ vừa tạo ra dư luận không tốt, vừa thể hiện hành vi không đẹp ảnh hưởng tới trẻ

Nên có thái độ tích cực khi gặp khó khăn trong giao tiếp với đồng nghiệp như bất đồng hay hiểu nhầm hoặc cố ý hay vô tình gây ra lỗi với người khác thì trước và sau công việc, hãy tập trung vào phương pháp giải quyết xung đột và đi gặp người mà mình đang có những khúc mắc để giải quyết rốt ráo vấn để Cá tính của mỗi người và sự ưu tiên trong công việc đôi khi sẽ dẫn tới việc va chạm với đổng nghiệp và là cơ so dé từ mâu thuẫn nhỏ trở thành vấn để nghiêm trọng nếu cả hai bên đều cố chấp Do vậy, cẩn xác định rõ, quan hệ công việc và quan hệ ngồi cơng việc, nếu qúa nhiều thứ ràng buộc với nhau sẽ không rõ ràng và đôi bên sẽ khó xử Lúc này, cẩn giải thích bình tĩnh và hợp lý, làm việc một cách lịch sự, chuyên nghiệp với nhau, không nên để tâm lý của cả hai bị ảnh

hưởng bởi những tranh cãi cá nhân, nếu cẩn thiết nên thẳng thắn nhận lỗi

và xin lỗi Không nên để người thứ ba xen vào quan hệ căng thẳng của hai người, đặc biệt là người quản lí Vì thế, để tránh xung đột, trong quan hệ hằng ngày, các giáo viên nên làm hết khả năng để đổi xử với những người khác một cách thân thiện, lịch sự và tơn trọng; cẩn kiểm sốt tình cảm và những cơn phẫn nộ tức giận của mình bằng cách nên nghĩ trước khi nói và hành động, cố gắng “đổi xử với mọi người như cách mình muốn họ đối xử với mình”,

Trang 40

Chương 3 Phương pháp, hin thin luyén Kinang giao tip swpham của giáoviên mắm non — 141

Do vậy, dù cởi mở, thân thiện và hay giúp đỡ đồng nghiệp nhưng không nên vì quá thân mật mà xen vào chuyện của người khác Khi góp ý cho nhau nên dùng lời góp ý chân thành với những lời dễ nghe làm

người nghe sẽ dễ tiếp nhận, mỗi quan hệ vì thế mà tốt đẹp hơn Nếu

muốn góp ý cho đồng nghiệp để sửa sai cũng nên tôn trọng nguyên tắc này Nội dung và cách nói sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của người đón nhận, vì vậy thay vì trách cứ đồng nghiệp bạn nên tỏ thái độ nhẹ nhàng, lịch thiệp

Cách xưng hồ trong môi trường giáo dục phải có độ chuẩn mực Gọi

và xưng hô đúng ngôi với người khác cũng thể hiện sự tôn trọng trong lời ăn tiếng nói với người đó Giữa các giáo viên trong trường mam non dit thân mật đến đâu cũng không nên dùng những lời lẽ, khẩu ngữ thường ngàydđể giao tiếp với nhau một cách khiếm nhã Trẻ cũng sẽ bắt chước và gọi các bạn của mình giống như các cô giáo gọi nhau, Vì vậy, các giáo viên nên gọi nhau là chi, em hay cô hoặc mẹ (gọi theo vai của trẻ) để trẻ nhìn và học theo cô

Các giáo viên mẩm non cũng cẩn lạo sự tín tưởng lẫn nhau trong công

việc ở phạm vi một nhóm làm việc chung, một tổ hoặc rộng hơn là toàn trường sẽ tạo động lực giúp mọi người luôn gắn kết, hòa đồng, thân thiện

lẫn nhau Các giáo viên trong một lớp phải như chị em trong một gia

đình, có sự đồng cảm chia sẻ, thấu hiểu và tin tưởng Khi mỗi giáo viên đều rèn cho mình có đạo đức tốt, trung thực, chân thành, có tinh than xay iếp xúc một

dựng, cầu tiến, biết quan tâm người khác sẽ tạo cho người

cảm giác an toàn, tin cậy khi giao tiếp Do vậy, mỗi người cẩn quan tâm,

công nhận và sửa sai từ những đóng góp chân thành của đồng nghiệp

Việc thừa nhận sai lấm của mình và có những thay đối giúp các

đồng nghiệp thấu hiểu và tin tưởng nhau hơn Giữa các giáo viên cũng

cẩn có sự minh bạch v tài chính để tránh mất đoàn kết lửa Sai §

Ngày đăng: 27/05/2022, 08:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w