ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ HUY HOÀNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN ĐẠI... ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ HUY HOÀNG QUẢN L
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ HUY HOÀNG
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN ĐẠI
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ HUY HOÀNG
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO SINH VIÊN ĐẠI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kếtquả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả
Ngô Huy Hoàng
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ -
Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốtquá rình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục;Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệttình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo phòng khoa và tập thểđội ngũ giảng viên trong Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên đãgiúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban Giámđốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi và giúp đỡ tôi trong thời gian học Cao học
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian cũng nhưtrình độ chuyên môn, nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhậnđược những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè vàđồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Tác giả
Ngô Huy Hoàng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết nghiên cứu
2 5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu
3 7 Cấu trúc của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDQP VÀ AN CHO SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 4
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1 Trên thế giới 4
1.1.2 Ở Việt Nam 5
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
7 1.2.1 Quốc phòng 7
1.2.2 An ninh 8
1.2.3 Quốc phòng và An ninh 8
1.2.4 Giáo dục quốc phòng và An ninh 9
1.2.5 Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên 10
Trang 61.2.7 Quản lý giáo dục 13
iii
Trang 71.3 Công tác GDQP VÀ AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học 141.3.1 Vị trí, vai trò của công tác GDQP và AN cho sinh viên ở các cơ sở
giáo dục đại học 141.3.2 Tính đặc thù của môn học GDQP và AN 141.3.3 GDQP và AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học 151.4 Nội dung quản lý giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên các
trường đại học 161.4.1 Quản lý mạng lưới cơ sở giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinhviên các trường đại học 161.4.2 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học giáodục quốc phòng và An ninh 161.4.3 Quản lý hình thức tổ chức dạy học GDQP và AN cho sinh viên các
trường đại học 171.4.4 Quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giáo dục quốc phòng và An ninh
181.4.5 Quản lý sinh viên trong học tập giáo dục quốc phòng và an ninh 181.4.6 Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh 20
1.5 Định hướng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Đại họcThái Nguyên 211.5.1 Quan điểm cơ bản 211.5.2 Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên 261.5.3 Dự báo xu hướng vận động của giáo dục quốc phòng và an ninh đến năm 2020 27
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDQP VÀ AN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 31
2.1 Giới thiệu về Đại học Thái Nguyên 312.2 Giới thiệu về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên 322.3 Thực trạng quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Đại họcThái Nguyên 362.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp
Trang 8iv2.3.2 Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinhviên Đại học Thái Nguyên 43
Trang 92.3.3 Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giáo dục quốc
phòng và an ninh 45
2.3.4 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giáo dục quốc phòng và an ninh
48 2.3.5 Thực trạng kết quả giáo dục quốc phòng và an ninh của sinh viên tại TT GDQP Thái Nguyên - ĐHTN 50
2.4 Nguyên nhân của thực trạng trên
53 2.4.1 Nguyên nhân của những thành tựu, ưu điểm
53 2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm 55
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 59
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 59
3.1.1 Nguyên tắc tính kế thừa 59
3.1.2 Nguyên tắc tính thực tiễn 59
3.1.3 Nguyên tắc tính hệ thống 59
3.2.4 Nguyên tắc tính hiệu quả 59
3.2 Đề xuất giải pháp quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên đại học Thái Nguyên 60
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đối với cán bộ và sinh viên, đặc biệt là cán bộ quản lý 60
3.2.2 Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh 64
3.2.3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh 67
3.2.4 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh
71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
Trang 10PHỤ LỤC 1
Trang 11DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN An ninh
ĐH Đại học
ĐHTN Đại học Thái Nguyên GD
- ĐT Giáo dục, đào tạo GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo GDQP
Giáo dục quốc phòng
GDQP và AN Giáo dục quốc phòng và An ninh
GV Giáo viên
HS, SV Học sinh, sinh viên
QNCN Quân nhân chuyên nghiệp
QP Quốc phòng
QP-AN Quốc phòng - An ninh
SQBP Sĩ quan biệt phái
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mức độ phù hợp của mục tiêu GDQP và AN cho SV 37Bảng 2.2 Mức độ phù hợp của nội dung GDQP và AN cho SV 39Bảng 2.3 Mức độ phù hợp của phương pháp dạy học GDQP và AN
cho SV 42Bảng 2.4 Quy định lưu lượng SV và biên chế giảng viên TT GDQP
và AN 46Bảng 2.5 Thống kê số lượng giảng viên TT GDQP Thái Nguyên 46Bảng 2.6 Kết quả học tập môn GDQP và AN cho SV Đại học Thái Nguyên 50
Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viêntrong Đại học Thái Nguyên 76
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
QP và AN là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta GDQP và AN cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Qua đó tạo điều kiện cho thế hệtrẻ tư dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàngthực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa Trường Đại học Thái Nguyên là đơn vị đi đầu trong thực hiệnchuyển đổi phương thức đào tạo nhất là đào tạo theo tín chỉ, công tácGDQP và AN cho sinh viên không chỉ bị chi phối bởi tính đặc thù của môn học
mà còn bị chi phối không nhỏ bởi phương thức đào tạo mới này Hiện nay,trước thực trạng quản lý công tác GDQP và AN tại Đại học Thái Nguyênnhất là Trung tâm Giáo dục quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn, chất lượngGDQP và AN cho sinh viên còn hạn chế, việc rèn luyện sinh viên chưa liên tục,chưa sát với điều kiện thực tế, khó tạo dựng được một nền nếp kỉ luật cao Bêncạnh đó, Đại học Thái Nguyên có nhiều trường thành viên mà việc GDQP và
AN cho sinh viên lại tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Công tácquản lý, giáo dục và rèn luyện sinh viên, được tiến hành tại Trung tâm Từvấn đề cơ bản trên đòi hỏi phải tìm ra được những biện pháp quản lý công tácGDQP và AN cho sinh viên đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ mới hiện nay.Những năm gần đây, công tác GDQP và AN đã được đề cập nhiều trong cácVăn kiện, Nghị quyết của Đảng; Quy định, Chỉ thị của Nhà nước Nhất là côngtác GDQP và AN đối với Đại học Thái Nguyên vẫn chưa có công trình nào đinghiên cứu sâu về quản lý công tác GDQP-AN cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý công tác
giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên” Với
mong muốn tìm ra biện pháp quản lý công tác GDQP và AN cho sinh viên, thiết
Trang 14thực nâng cao chất lượng môn học và chất lượng đào tạo chung của Đại họcThái Nguyên, nhất là Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên
Trang 152 Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý công tác GDQP và AN cho sinh viên Đạihọc Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học và chất lượngđào tạo chung của các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng luận cứ khoa học về quản lý, quản lý giáo dục, GDQP và ANcho sinh viên, quản lý công tác GDQP và AN cho sinh viên
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác GDQP và AN cho sinh viênĐại học Thái Nguyên
- Đề xuất các giải pháp quản lý công tác GDQP và AN cho sinh viên Đại họcThái Nguyên
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác GDQP và AN cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác GDQP và AN cho sinh Đại học Thái Nguyên
4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý công tác GDQP và AN cho sinhviên thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý công tác GDQP và AN cho sinhviên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
5 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý côngtác GDQP và AN cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
- Về không gian: Trung tâm GDQP, Đại học Thái Nguyên
- Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu được giới hạn từ năm 2012 đến nay
Trang 16- Các phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận vănđược chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác GDQP - AN cho sinh viên tạicác cơ sở giáo dục Đại học
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác GDQP và AN cho sinh viên Đạihọc Thái Nguyên
Chương 3: Một số biện pháp quản lý công tác GDQP và AN cho sinh viênĐại học Thái Nguyên
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDQP VÀ AN
CHO SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Giáo dục quốc phòng và An ninh là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sựtồn vong của các quốc gia Trên thế giới, nhiều nước tổ chức giáo dục quốcphòng cho HS, SV như: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Malaixia, Singapo, HànQuốc, Mỹ Ở Liên Bang Nga, việc nghiên cứu, quản lý công tác giáo dục ýthức quốc phòng cho cán bộ, viên chức, HS,SV được Nhà nước Nga đặc biệtquan tâm, đã phần nào phản ảnh được yêu cầu bức thiết quản lý giáo dụcquốc phòng cho thế hệ trẻ ở Nga trước sự vận động, phát triển mau lẹ củatình hình quốc tế và đất nước Nga hiện nay Ở Trung Quốc, nước nàythường xuyên quan tâm, chú trọng quản lý công tác giáo dục ý thức quốcphòng, bảo vệ đất nước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ HS, SV -những trí thức tương lai, chủ thể xây dựng chế độ Giáo dục quốc phòng do BộQuốc phòng đảm nhiệm Theo kế hoạch hàng năm của Chính phủ, từng trường
ĐH đưa SV tới các đơn vị quân đội để học GDQP với thời gian 2 tháng ỞMalaixia, nghiên cứu về QP và tổ chức GDQP cho người học được tiến hànhthường xuyên và rộng khắp, đạt chất lượng tốt Theo kế hoạch năm củanhà nước, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi được tập trung tại các TT GDQP đểhọc GDQP với thời gian 3 tháng Các học phần lý thuyết do giảng viên cáctrường ĐH giảng dạy, các học phần thực hành do sĩ quan quân đội giảng dạy
Ở Singapo, Nhà nước đầu tư xây dựng và giao cho Bộ Quốc phòng quản
Trang 18lý các TT GDQP Theo kế hoạch năm, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi đượctập trung tại các TT GDQP để học GDQP với thời gian 3 tháng
Trang 19Ở Hàn Quốc, môn học quân sự là môn học tự chọn, các trường CĐ,
ĐH giảng dạy học phần lý thuyết Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổibắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị quân đội Tại đây,
SV sẽ được trang bị kiến thức phần thực hành về quân sự, thời gian huấnluyện là 3 tháng
Ở nước Mỹ, từ năm 1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua "Luật Giáo dụcquốc phòng” Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là nội dung cốt lõi của GDQP.Trọng điểm GDQP Mỹ là: Yêu đất nước, biết phục tùng, trọng đoàn thể, chịucống hiến Trong GDQP, nhiệm vụ của người sĩ quan Mỹ là phải nói cho HS biết,một người không biết phục tùng không phải là một người hoàn chỉnh Phụctùng cấp trên, phục tùng đoàn thể, phục tùng quốc gia là tố chất cơ bản cần
có của một con người hoàn chỉnh Giáo dục quốc phòng ở Mỹ được tổ từ cáctrường tiểu học Việc bồi dưỡng huấn luyện ngoài quân đội chia làm 2 lớp: Lớpthứ nhất, có đặc điểm không tiến hành theo đại cương dạy học của trường, mà
tổ chức theo thiếu sinh quân truyền thống; Lớp thứ hai là SV các học viện,trường ĐH Lớp này được tiến hành theo hình thức bồi dưỡng sĩ quan ngạch dự
bị, được gọi là Trung đoàn huấn luyện sĩ quan ngạch dự bị
1.1.2 Ở Việt Nam
Việt Nam trải qua nghìn năn dựng nước và giữ nước, quy luật dựng nướcphải đi đôi với giữ nước là đã được dân tộc ta đúc kết nên trong lịch sử Nhậnthức được quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước, đồng thời tiếp tục pháthuy giá trị truyền thống của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống ngoạixâm, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm có những chủ trương,giải pháp mang tính chiến lược về vấn đề QP, AN và GDQP và AN
Từ năm 1961, thực hiện Nghị định số 219/CP của Hội đồng Chính phủ,
“Huấn luyện quân sự” được đặt thành một môn học chính trong nhà trườngphổ thông Năm 1966, Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ GDĐT)
Trang 20ban hành chương trình huấn luyện quân sự thống nhất trong các trường ĐH,
CĐ và
Trang 21THCN Điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự trước đây và Luật sửa đổi và bổ sungLuật Nghĩa vụ quân sự quy định “Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho HScác trường phổ thông trung học, trường dạy nghề, trường THCN, trường CĐ và
ĐH thuộc chương trình chính khóa Môn học “Huấn luyện quân sự phổ thông”được Luật định là môn học chính khóa trong các nhà trường”
Đến năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) ban hành Chỉ thị 420/CT về GDQP và đào tạo sĩ quan dự bị trong HS,SV;tiếp tục khẳng định: ”GDQP là yêu cầu không thể thiếu được trong chươngtrình ở các trường PTTH, DN, TCCN, CĐ, ĐH, kể cả quốc lập dân lập và cácloại hình đào tạo khác; là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo conngười mới nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung và cho HS,SV lòng yêunước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thứcquân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”.Như vậy, kể từ năm 1991 Chương trình Huấn luyện QS phổ thông cho HS,SVđược đổi tên thành Chương trình GDQP
Ngày 10/7/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2007/NĐ-CP vềGDQP và AN, theo đó Chương trình GDQP cho HS,SV được sửa đổi bổ sung kiếnthức về AN và cập nhật kiến thức QP, QS Chương trình GDQP và AN trình
độ ĐH, CĐ được ban hành theo Quyết định 81/2004/QĐ -BGDĐT ngày
24/12/2007 (thay thế Chương trình môn GDQP ban hành theo Quyếtđịnh
12/2000/QĐ-BGD&ĐT) Từ đây, môn học GDQP chính thức đổi thành
GDQP-AN Giáo dục quốc phòng và An ninh là môn học duy nhất được Luật định (LuậtQuốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự), được Đảng và Nhà nước quan tâm, đượcquy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, được xác định cụ thể vềmục tiêu, thời gian và kiến thức tối thiểu Gần đây nhất là Chỉ thị 12 -CT/TWngày
Trang 2203/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tácGDQP, AN trong tình hình mới; nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dụctoàn diện đối với thế hệ trẻ HS,SV trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 23Những chủ trương, giải pháp, văn bản quy phạm pháp luật về quản lýGDQP và AN đã tạo thành cơ sở pháp lý cho công tác GDQP và AN ở trongmỗi nhà trường cũng như trong hệ thống giáo dục quốc dân Hơn thếnữa,
những chủ trương, giải pháp và những văn bản đó là kết quả của sự nghiêncứu từ thực tiễn chỉ đạo, quản lý GDQP-AN ở Việt Nam và sự vận dụng lý luận
về quản lý giáo dục trong tình hình mới
Hiện nay, vấn đề QP và AN quốc gia đang được đặt ra như một vấn đềthời sự nóng hổi của nhiều quốc gia trên thế giới, khu vực và trong nước Quản
lý, nâng cao chất lượng GDQP và AN cho cán bộ, công chức, viên chức, HS,
SV là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của lãnh đạo, các chuyên gia hoạchđịnh chính sách, nhà nghiên cứu và những người làm công tác quản lý, giáodục ở nhiều nước trên thế giới
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quốc phòng
Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạtđộng đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoahọc của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnhtoàn diện; trong đó, sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ gìn hoà bình,đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh th ắngchiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô
Quốc phòng của Việt Nam là hoạt động của cả nước, với sức mạnh tổnghợp, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, sức mạnh của lực lượng vũ tranglàm nòng cốt Quốc phòng không chỉ kết hợp chặt chẽ với An ninh để bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ chế độ, mà còn phải kết hợp chặt chẽ với kinh tế để bả o vệ vàxây dựng đất nước
Trang 24Quốc phòng toàn dân của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở phươngpháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng Quốc phòng toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý,điều
Trang 25hành của Nhà nước Tổ chức quốc phòng của nước ta thể hiện bản chất XHCN,
kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc và phù hợp với điều kiện, hoàncảnh của đất nước Việt Nam, phụ thuộc trực tiếp vào sự lãnh đạo của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam XHCN Quốc phòng toàn dân làquan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta trong chỉ đạo xây dựng nền quốcphòng của đất nước Nền quốc phòng của nước ta mang tính chất vì dân, dodân, của nhân dân được xây dựng và phát triển theo phương hướng: toàn dân,toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản, nhất quán củaĐảng ta trong chỉ đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó lựclượng vũ trang là nòng cốt Xây dựng QP toàn dân ở nước ta trong giai đoạnmới là: toàn diện, từng bước hiện đại, dựa vào lực lượng của toàn dân, bảođảm cho đất nước hòa bình, ổn định để phát triển về mọi mặt, đồng thờiphòng, chống và răn đe có hiệu quả trước mắt mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lượccủa kẻ thù
1.2.2 An ninh
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN vàNhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Bảo vệ AN quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làmthất bại các hoạt động xâm phạm AN quốc gia Hoạt động xâm phạm AN quốcgia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá,
AN, QP, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nướcCộng hoà XHCN Việt Nam
1.2.3 Quốc phòng và An ninh
Trang 26Quốc phòng và An ninh là sự kết hợp QP với AN tạo thành sức mạnh tổnghợp trong thời bình cũng như trong thời chiến nhằm bảo vệ và xây dựng Tổquốc Sự kết hợp QP với AN là một yêu cầu khách quan trong thời đại hiện nay
Trang 27Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu, sự xuất hiệnđan xen thời cơ và thách thức, đối tượng và đối tác đã đặt ra những yêu cầumới cho nhiệm vụ QP và AN Trong QP có yếu tố của AN và trong AN có yếu
tố của QP Kết hợp QP với AN là sự kết hợp nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc
Ở Việt Nam, sự kết hợp đó là cụ thể hóa sự lãnh đạo của Đảng và chỉđạo, quản lý của Nhà nước về nền QP toàn dân, AN nhân dân trên tất cả cáclĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật tạo thành sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN
1.2.4 Giáo dục quốc phòng và An ninh
Giáo dục quốc phòng và An ninh là hoạt động có kế hoạch, có nội dungchương trình, phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng, nhằmtruyền thụ những tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và nhữngvấn đề về QP và AN cần thiết để sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP và AN bảo vệ
Tổ quốc theo chức trách Giáo dục quốc phòng và An ninh là một khoa học,
có những quy luật khách quan mà m ọi quốc gia, mọi chế độ xã hội phải tuântheo Tuy nhiên, QP và AN là lĩnh vực luôn biến động theo sự vận động biếnđổi của chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, của phương thức sản xuất, của tìnhhình QS và AN quốc gia trong từng thời điểm lịch sử Do đó, GDQP và AN cũng
có tính giai cấp, tính lịch sử cụ thể
Ở Việt Nam, Giáo dục quốc phòng và An ninh là hoạt động nhằm tácđộng có hệ thống đến sự phát triển ý thức, tri thức, kĩ năng về lĩnh vực QP, AN.GDQP và AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nội dung cơ bảntrong xây dựng nền QP toàn dân, AN nhân dân; nhằm góp phần đào tạo conngười phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về QP, AN; truyềnthống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ
Trang 28của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH; có ý thứccảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơbản
Trang 29về đường lối QP, AN và công tác quản lý nhà nước về QP, AN; có kỹ năngquân sự, An ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cốnền QP toàn dân, AN nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.2.5 Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên
Giáo dục quốc phòng và An ninh cho SV là hoạt động có kế hoạch, cóchương trình, nội dung phương pháp và hình thức tác động của nhà giáodục đến SV, nhằm truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển bản lĩnhquân
sự và An ninh cần thiết cho SV để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP, AN bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN
GDQP và AN cho SV là quá trình hình thành các phẩm chất về quân sựcho SV Đây là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành,phát triển phẩm chất nhân cách SV Những phẩm chất quân sự của SV đượchình thành và phát triển trong quá trình đào tạo tại nhà trường và có tácđộng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệpcủa họ sau khi tốt nghiệp ra trường GDQP và AN cho SV có nhiệm vụ xâydựng cho
họ những phẩm chất cơ bản của hoạt động quân sự về trí tuệ, tình cảm và ýchí Phẩm chất trí tuệ, đó là khả năng linh hoạt trong tư duy QS, khả năng tiếpnhận nhanh những tri thức QS, tính sáng tạo, quyết đoán trong xử lý các tìnhhuống Phẩm chất trí tuệ phải chuyển hóa thành cảm xúc, tình cảm và ý chítrong hoạt động QS, giúp SV hình thành thái độ, biểu tượng đúng về hoạt động
QS, tạo động lực mạnh mẽ trong hoạt động QS
Nội dung GDQP và AN bao gồm các vấn đề về truyền thống chống giặcngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đường lối,quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về QP, AN; công tác QP, AN của Đảng
và Nhà nước, các văn bản pháp luật về QP, AN; phổ cập những kiến thức cầnthiết
Trang 30về lực lượng vũ trang nhân dân; nghệ thuật QS Việt Nam; phòng chống chiếnlược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cáchmạng Việt Nam, kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật QS, phòngthủ dân sự Hiện nay, chương trình môn GDQP và AN trình độ ĐH là 165 tiết;
CĐ 135 tiết, được chia làm 3 học phần
Trang 311.2.6 Quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người.Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động,biến đổi, phát triển Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếpcận và quan niệm khác nhau
F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh rakhoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”,tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoànthành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chínhxác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất
H Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và
là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kếhoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra
-M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người,khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: Quản lý làmột nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua ngườikhác
C I Barnarrd (1866-1961) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệthống, là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng: Quản lýkhông phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì
và phát triển tổ chức Điều quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một
tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năngthông tin
H Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý Mọi côngviệc của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ thể quản lý Ra quyếtđịnh quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong tổ chức
Trang 32Paul Hersey và Ken Blanc Harh tiếp cận quản lý theo tình huống quanniệm rằng không có một phương thức quản lý và lãnh đạo tốt nhất cho mọitình huống khác nhau Người quản lý sẽ lựa chọn phương pháp quản lý căn cứvào tình huống cụ thể
Trang 33J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tớihiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý làmột quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp cáchoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hànhđộng riêng rẽ không thể nào đạt được.
Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổchức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổchức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mụctiêu đã đặt ra.Do tầm quan trọng của nó, khái niệm quản lý được các họcgiả trong và ngoài nước nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa khác nhau:Theo W.E.Deming quản lý là làm gia tăng chất lượng của công việc, quản
lý có 4 chức năng đó là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá và điềuchỉnh các hoạt động của một tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra(Plan, Do, Check, Act - PDCA)
* Lập kế hoạch - Plan
Lập kế hoạch là xác định sứ mệnh, dự báo tương lai của tổ chức, trên cơ
sở thu thập thông tin về thực trạng của tổ chức, trên cơ sở tính toán cácnguồn lực để xác định mục tiêu (xa và gần), nhiệm vụ, đưa ra các giải phápthực hiện Mục đích của việc lập kế hoạch là lựa chọn một chiến lược hànhđộng mà mọi bộ phận đều tuân theo để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.Lập kế hoạch là chức năng nền tảng của quản lý
* Tổ chức thực hiện - Do
Tổ chức thực hiện là quá trình sắp xếp công việc và phân công tráchnhiệm, giao quyền hành và tạo nguồn lực cho các bộ phận, các thành viêncủa tổ chức để đạt được các mục tiêu chất lượng chung Tổ chức thực hiện làcông đoạn quan trọng của quản lý Để tổ chức hoạt động người quản lý ra các
Trang 34quyết định, thông báo nội dung, hướng dẫn, động viên mọi thành viên làm việc
có ý thức
Trang 35* Chức năng đánh giá - Check
Đánh giá là công việc được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện thựctrạng hoạt động của tổ chức, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của các cánhân, các bộ phận, phát hiện những sai sót, nguyên nhân chủ quan, kháchquan ảnh hưởng tới việc thực thi chiến lược hay kế hoạch hoạt động, cũngnhằm nhằm đề xuất các biện pháp hoạt động tiếp theo
* Chức năng điều chỉnh - Act
Chức năng điều chỉnh là chức năng xử lý những thông tin về quá trình vậnhành của tổ chức, để khắc phục sai lỗi, cải tiến hay đổi mới phương pháo làmcho mục đích công việc được hiện thực hóa có hiệu quả Trên thực tế các chứcnăng trên diễn ra tuần hoàn theo một chu trình có tính lôgic chặt chẽ và cóquan hệ mật thiết với nhau
Từ những phân tích trên, có thể khái quát “Quản lý là hoạt động có ý thứccủa con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợphành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được cácmục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”
1.2.7 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là quản lý các hoạt động giáo dục trong hệ thống giáodục quốc dân, làm cho hệ thống giáo dục vận hành trong trật tự kỷ cương, cáchoạt động giáo dục đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất Quản lý giáo dục
có hai cấp độ: quản lý nhà nước và quản lý nhà trường
Quản lý nhà nước (NN) về GD&ĐT là sự điều chỉnh bằng quyền lực củanhà nước đối với các hoạt động GD-ĐT do các cơ quan quản lý từ trung ươngđến các cơ sở tiến hành nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, phát triển sựnghiệp GD-ĐT và thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân
Quản lý nhà trường là quản lý việc thực hiện các hoạt động giáo dục trongphạm vi nhà trường Đó là hoạt động có định hướng, có kế hoạch của
Trang 36hiệu trưởng đến các tổ chức, các thành viên của nhà trường để thực hiện cácnhiệm vụ GD được giao
Trang 37Quản lý GD-ĐT là loại hình quản lý giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nóquyết định đến chất lượng GD, đến sản phẩm đào tạo là thế hệ trẻ, đến chấtlượng NNL xã hội, lực lượng quyết định sự phát triển của XH.
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý giáo dục như Nguyễn QuốcChí, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Ngọc Quang …vv Ở các cách tiếp cận khácnhau, các tác giả đã cũng đã có những cách diễn đạt khác nhau về quản lý giáodục, song các tác giả cũng đều thống nhất đề cập đến chủ thể, khách thể củaquản lý giáo dục, mục tiêu, cách thức và công cụ quản lý giáo dục Đây là cơ sởquan trọng để các nhà quản lý nâng cao được hiệu quả quản lý của mình tạicác cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3 Công tác GDQP VÀ AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học
1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác GDQP và AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Tăng cường quốcphòng, An ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân” [8, tr 45]
Thông qua công tác GDQP và AN, giúp cho mỗi sinh viên xây dựng, củng
cố lập trường tư tưởng, ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sốnglành mạnh và các kĩ năng quân sự cần thiết Qua đó, thấy rõ được trách nhiệmcủa mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cảnh giác với những
âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù GDQP và AN còn giúp cho một bộ phận sinhviên khắc phục lối sống thực dụng để biết khép mình vào tổ chức, tôn trọngtập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết sống vì mọi người và có ý chí phấn đấuvượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập
1.3.2 Tính đặc thù của môn học GDQP và AN
Trang 38- Công tác GDQP và AN có liên quan và chịu sự chỉ đạo, quản lý củanhiều cấp, nhiều bộ, ngành, cơ quan và các tổ chức, các lực lượng khác nhau
Trang 39- Môn học GDQP và AN có tính đặc thù cả về tổ chức, nhân lực, quản lý
và phát triển đội ngũ giảng viên đến nội dung chương trình, phương pháp tổchức thực hiện
- GDQP và AN là môn học có những đòi hỏi rất riêng về cơ sở vật chất,
vũ khí, trang bị và các phương tiện, thiết bị dạy học khác
1.3.3 GDQP và AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học
Điều 2 Nghị định 116/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về “Giáodục quốc phòng và An ninh” chỉ rõ: “Giáo dục quốc phòng và An ninh là bộphận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nềnquốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chươngtrình giáo dục & đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chínhtrị, hành chính, đoàn thể…” [6, tr 27] Có thể khái quát: GDQP và AN cho sinhviên ở các cơ sở giáo dục đại học là tổng thể các nội dung, hình thức tổ chức,phương pháp tiến hành của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các cơ quanchức năng và đội ngũ giảng viên GDQP và AN của các trường đại học, cao đẳng,các Trung tâm GDQP và AN nhằm trang bị, truyền thụ kiến thức, kĩ năng quân
sự, QP và AN, nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệpquốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Mục đích GDQP và AN cho sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự giác,tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trang bị những kiếnthức về quân sự, quốc phòng và rèn luyện một số kĩ năng quân sự Nộidung GDQP và AN cho sinh viên gồm ba khối kiến thức lớn, đó là nhữngvấn đề chủ yếu về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng và một số kĩnăng hoạt động quân sự cơ bản Chương trình 165 tiết với 4 học phần Hình
Trang 40thức tổ chức GDQP và AN cho sinh viên: nội dung GDQP và AN bao gồm cả
lý thuyết và thực hành