1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh lào cai

140 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế giáo dục Tiểu học của tỉnh Lào Cai với 72,6% học sinhtiểu học là người dân tộc thiểu số, trong số đó chiếm đến 60% các em ở những thônbản vùng cao khó khăn, dân cư s

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Lan Hương

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Minh Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnhđạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã thamgia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ emtrong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường

Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến

TS Vũ Thị Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ

em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh LàoCai, lãnh đạo Phòng Giáo dục Tiểu học tỉnh Lào Cai, các phòng Giáo dục và Đào tạo:

Sa Pa, Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện

cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân

em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết Kínhmong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thị Minh Thu

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

2 4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

3 7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

5 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

5 1.2 Một số khái niệm cơ bản

8 1.2.1 Quản lý 8

1.2.2 Giáo dục 9

1.2.3 Dạy học 10

1.2.4 Tiếng Việt, giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt 11

1.2.5 Học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 13

1.2.6 Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 13

1.3 Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 15

Trang 6

1.3.2 Mục tiêu Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 161.3.3 Nội dung giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 17

1.3.4 Phương pháp giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người

dân tộc thiểu số 21

Trang 7

1.4 Khó khăn dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

24 1.4.1 Về phía học sinh 24

1.4.2 Về phía giáo viên 24

1.4.3 Điều kiện môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị 25

1.4.4 Việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội 25

1.5 Quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số của Sở GD&ĐT 26

1.5.1 Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 26

1.5.2 Tổ chức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số trong trường tiểu học 27

1.5.3 Chỉ đạo giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số

28 1.5.4 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 28

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 29

1.6.1 Các yếu tố chủ quan 29

1.6.2 Các yếu tố khách quan 30

Kết luận chương 1 32

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH LÀO CAI 33

2.1 Khái quát về giáo dục tiểu học tỉnh Lào Cai 33

2.1.1 Về quy mô trường, lớp, học sinh 33

2.1.2 Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: 33

2.1.3 Về cơ sở vật chất 33

2.1.4 Chất lượng giáo dục 34

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 35

2.2.1 Mục đích khảo sát 35

2.2.2 Nội dung khảo sát 35

2.2.3 Phương pháp khảo sát 35

2.2.4 Địa bàn và quy mô khảo sát 36

2.2.5 Đối tượng khảo sát 36

Trang 8

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học

dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai 36

2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về Mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tiểu học người DTTS 36

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai 37

2.3.3 Thực trạng các phương pháp giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 38

2.3.4 Thực trạng các hình thức giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 41

2.3.5 Thực trạng chất lượng môn học Tiếng Việt của học sinh DTTS 44

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai 48

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu sô 48

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 51

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 53

2.4.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người DTTS tỉnh Lào Cai 55

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 56

2.6 Đánh giá thực trạng quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số: Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 57

2.6.1 Ưu điểm và nguyên nhân 57

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

Kết luận chương 2 60

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH LÀO CAI 61

3.1 Nguyên tắc đề xuất 61

Trang 9

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 61

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 61

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 61

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai 62

3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý và năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 62

3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng tự chủ về thời gian, thời lượng, dạy học tiếng Việt và tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS 65

3.2.3 Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học phân môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 68

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 75

3.2.5 Xây dựng môi trường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 78

3.2.6 Chỉ đạo kiểm soát chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 82

3.2.7 Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 85

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 88

3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 89

3.5 Kết quả khảo sát 90

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97

1 Kết luận 97

2 Khuyến nghị 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Trang 12

Bảng 2.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 37Bảng 2.2 Thực trạng phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học

người dân tộc thiểu số 39Bảng 2.3 Thực trạng cách thức dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 40Bảng 2.4 Thực trạng các hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho học

sinh tiểu học người dân tộc thiểu số 42Bảng 2.5 Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp phát triển ngôn ngữ

tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 43Bảng 2.6 Đánh giá mức độ thực hiện lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng

Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 49Bảng 2.7 Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch (Chương trình)

giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu sốtỉnh Lào Cai 51Bảng 2.8 Đánh giá mức độ chỉ đạo triển khai giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay 54Bảng 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ

Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 56Bảng 3.1 Mẫu khảo sát đánh giá tính cần thiết và khả thi 90Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết các biện pháp quản lý dạy

tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 91Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý

dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 93Bảng 3.4 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản

lý dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số 94

Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1 Bản đồ ngôn ngữ và kết quả học tậpcủa học sinh tiểu học tỉnh Lào Cai 34

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học tiếng Việt

cho học sinh dân tộc thiểu số 91

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng Việt: Tiếng Việt là tiếng phổ

thông, ngôn ngữ chính được dùng trong nhà trường “Tiếng Việt được coi là phương tiện ngôn ngữ chính thức dùng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam” (Điều 7, Luật

Giáo dục) [21] Tiếng Việt cũng là phương tiện tối quan trọng để giao tiếp và chiếmlĩnh tri thức Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, đối với học sinh ởcấp tiểu học, phải biết nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo bởi học sinh không phânbiệt dân tộc, vùng, miền sẽ phải tiếp nhận một chương trình học mang tính quốc gia

Xuất phát từ những khó khăn về tiếng Việt của học sinh DTTS, Tiếng Việt lạikhông phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc thiểu số, ở các xã, bản vùng sâu, vùng

xa ngôn ngữ được dùng trong sinh hoạt cộng đồng, hội họp, người địa phương chỉ sửdụng ngôn ngữ mẹ đẻ, ít sử dụng và không sử dụng tiếng Việt Ở các trường mầmnon, nhiều nơi mới chỉ dừng lại ở việc trông nom mà chưa chú trọng nhiều đến việccho trẻ có những tiếp xúc ban đầu với Tiếng Việt Đây là một thiệt thòi lớn của họcsinh miền núi so với học sinh vùng đồng bằng, thành phố Khi vào học tiểu học, dokhông nói được tiếng phổ thông, nhiều học sinh tỏ ra e dè, nhút nhát, thiếu tự tin

Nhận định của UNESCO năm 2003: “Một sự thật hiển nhiên nhưng thường chưa được công nhận là nếu người học phải học bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ

đẻ thì những khó khăn đối với họ sẽ nhân lên gấp đôi: không những phải học một ngôn ngữ mới mà còn phải học kiến thức mới có trong ngôn ngữ ấy Những thách thức này càng tăng bội phần nếu như người học thuộc nhóm cộng đồng đang chịu nguy cơ hay sức ép về giáo dục, chẳng hạn: Dân tộc bị thất học, nhóm dân tộc thiểu

số, nhóm tị nạn” (dẫn theo [8]).

Xuất phát từ thực tế giáo dục Tiểu học của tỉnh Lào Cai với 72,6% học sinhtiểu học là người dân tộc thiểu số, trong số đó chiếm đến 60% các em ở những thônbản vùng cao khó khăn, dân cư sống dàn trải, phân tán, điều kiện học tập và giao tiếpngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế, công tác dạy học và quản lý hoạt động giáo dụcngôn ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dântộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai mặc dù đã được quan tâm và đạt được một số kết quả,nhưng còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục thực sự chưa được như mong đợi (cònhọc sinh tiểu học bỏ học, còn học sinh đọc chậm viết chậm so với chuẩn kiến thức kĩnăng môn Tiếng Việt, khả năng giao tiếp hạn chế, nói ngọng, nói chưa đúng trật tựcâu và chưa hiểu nghĩa trong giao tiếp còn khá phổ biến )

Trang 14

Trong khi đó rất ít giáo viên tiểu học và THCS biết tiếng dân tộc thiểu số, bởiphần lớn trong số họ đều từ những nơi khác tới Số giáo viên này cũng chưa từngđược tiếp cận với chương trình đào tạo liên quan đến ngôn ngữ dân tộc thiểu số, hoặcphương pháp dạy học Tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 tại các trường Sư phạm Tìnhtrạng bất đồng ngôn ngữ giữa người học và người dạy, giáo viên nói học sinh khônghiểu diễn ra khá phổ biến Học sinh không sử dụng thành thạo tiếng Việt sẽ khó nắmđược kiến thức từ chương trình học Chất lượng giáo dục vì vậy mà bị ảnh hưởng dẫnđến học sinh lưu ban hoặc bỏ học.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới Chương trình theo định hướng phát triển nănglực, tỉnh Lào Cai cũng như các tỉnh có nhiều học sinh dân tộc thiểu số nâng cao chấtlượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số là yêu cầu cấp thiếtđồng nghĩa với việc đảm bảo cho các em một điều kiện tiên quyết để có thể nắm bắt,tiếp thu các môn học khác đạt hiệu quả cao nhất, giúp các em phát triển nhân cáchmột cách toàn diện

Vì vậy đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai” nhằm góp phần thực hiện tốt hơn công

tác dạy tiếng Việt cho người dân tộc phát triển giáo dục miền núi, đặc biệt là giáo dụcvùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động giáo dục ngônngữ Tiếng Việt và quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộcthiểu số cấp tiểu học tỉnh Lào Cai, đề xuất biện pháp phát triển ngôn ngữ tiếng Việtcho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt,nâng cao ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số cấp tiểu học tỉnhLào Cai

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộcthiểu số

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học ngườidân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Trang 15

4 Giả thuyết khoa học

Nếu biết dựa vào những thành tựu nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngôn ngữtiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trong và ngoài nước, đồngthời với thực tiễn nghiên cứu giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai thì có thểthiết kế được một chuỗi giải pháp có tính chiến lược, hợp lý, phù hợp thực tiễn, khảthi, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt, năng lực ngôn ngữtiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo cấp tiểu học tỉnh Lào Cai

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng

Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số

5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho

học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học của tỉnh Lào Cai

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học của Sở Giáo dục LàoCai nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường tiểu học vùng dân tộc đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáodục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số của Sở Giáo dục và Đào tạo

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc

thiểu số tỉnh Lào Cai thông qua hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu họctheo chương trình của Bộ GD&ĐT và hoạt động giáo dục

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu ở Sở Giáo dục và Đào tạo và 71 trường tiểuhọc trên địa bàn 4 huyện Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát tỉnh Lào Cai

6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát

- Nhóm 1: Cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn cấp Tiểu học của Phòng Giáodục và Đào tạo: 3 người

- Nhóm 2: Hiệu trưởng các trường tiểu học có học sinh dân tộc: 71 người

- Nhóm 3: Giáo viên tiểu học: 139 người

Trang 16

6.4 Giới hạn về thời gian

- Thời gian nghiên cứu khảo sát từ tháng 10/2017 đến 8/2018

- Số liệu nghiên cứu lấy từ năm học 2015 - 2016 đến 2017 - 2018

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu, công trình nghiên cứu

về quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộcthiểu số nhằm xây dựng cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp quan sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp trò chuyện

7.3 Phương pháp xử lý kết quả khảo sát

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp sử dụng phần mềm tin học để xử lý số liệu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt

cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho

học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Chương 3: Biện pháp quản lý quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt

cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Đề tài luận văn nghiên cứu Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu

học người dân tộc thiểu số là một lĩnh vực rất rộng, xuất phát từ quan niệm là giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt thì dạy học Tiếng Việt là vấn đề cốt lõi, vì vậy tổng quan

nghiên cứu vấn đề sẽ đi theo các hướng: tổng quan các công trình nghiên cứu về dạyhọc và quản lý hoạt động dạy học, dạy học môn tiếng Việt cho học sinh tiểu họcngười dân tộc thiểu

Những tiến bộ trong nhận thức khoa học và tâm lí giáo dục của Jean Piaget vàLev Semenovich Vygotsky trong nửa đầu của thế kỉ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến líthuyết dạy tiếng trong những năm 60 và 70 Khuynh hướng mới ưa chuộng quanđiểm nhân văn hơn và tập trung nhằm vào người học và sự tương tác xã hội, đãnhượng bộ tiến trình tự nhiên (ở Mĩ) và tiến trình giao tiếp (ở Anh) “Học ngôn ngữcộng đồng” của nhà tâm lí học Charles Curran và “Tiến trình tự nhiên” của Terrell vàKrashen (trong những năm 80) là những công trình rất tiêu biểu của khuynh hướnggần đây nhất trong dạy tiếng.” (Ricardo Schytz)

Một số quan điểm về sự phát triển của ngôn ngữ trẻ em như Lý thuyết hành vichủ nghĩa: B.F Skinner trong tác phẩm Hành vi bằng lời cho rằng - ngôn ngữ của trẻ

Trang 18

cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết định, và sự “bắtchước” là rất quan trọng Những thao tác về ngôn ngữ cùng với sự giúp đỡ của ngườilớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ Lý thuyết tự nhiên chủ nghĩaNoam Chomxky cho rằng: Trẻ em đóng vai trò chính là nhân tố chính trong sự pháttriển nhân ngôn ngữ của mình Ông coi ngôn ngữ có cơ sở sinh học của nó Thành tựuchỉ có ở con người, con người có cơ quan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ, chỉ cần có

sự tác động thêm từ bên ngoài (môi trường nói năng) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện.Dường như suy nghĩ là có sẵn, được tập Ông còn cho rằng trẻ có kho chứa ngữ pháptoàn cầu, chỉ cần sử dụng đúng lúc là có thể giải mã được tiếng mẹ đẻ của nó

* Lý thuyết phát triển của ngôn ngữ là nhận thức của Piaget lại cho rằng ngônngữ không quan trọng lắm đối với sự phát triển của tư duy, theo ông tư duy phát triểnđược là nhờ trẻ hành động với các vật thể vật chất, phát hiện ra những thiếu sót trong

tư duy hiện có, luyện tập để sáng tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện thực

Ông cũng cho rằng mọi trẻ em đều trải qua quá trình phát triển như nhaunhưng lại với tốc độ khác nhau, vì vậy giáo viên phải nỗ lực tổ chức hoạt động chotừng cá nhân, hoặc nhóm chứ không phải theo cả lớp

* Trong lý thuyết xã hội hoá của mình Vưgotxky lại cho rằng ngôn ngữ như

là một nền tảng của tất cả các quá trình tư duy bậc cao như: điều khiển, ghi nhớ cóchủ định, phân loại, kế hoạch hoá hoạt động, giải quyết vấn đề, trẻ càng lớn càngthấy các hoạt động dễ dần, ngôn ngữ tự điều chỉnh sẽ chuyển đần vào bên tron gthành lời nói thầm

Trong lý thuyết về vùng phát triển gần Vưgotxky đề cập đến một loại bài tập

mà trẻ không thể giải quyết được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn hay bạn bèlớn hơn Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp trẻ học được ngôn ngữ của bạn lớn,người lớn và biến chúng thành ngôn ngữ cá nhân, lại dùng nó để tổ chức hành độngcủa các nhân theo cách tương tự

Từ những quan điểm trên đã được được giáo dục hiện đại đưa vào chươngtrình giáo dục của mình và áp dụng một cách linh hoạt trong dạy học, bên cạnh một

số điểm hạn chế thì nó cũng có rất nhiều ưu điểm - nó đã đưa đến một cách nhìn mớitrong dạy học

Ở Việt Nam:

Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số từ lâu đã trởthành vấn đề quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp

Trang 19

ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia Để nâng cao chất lượng giáodục nói chung, vai trò của giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số vùng kinh tế xã hộiđặc biệt khó khăn là vô cùng quan, đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học giáodục trong và ngoài nước quan tâm.

Trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về

và về ngôn ngữ như: Đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em trước tuổi học đường (1971

- 1974) trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước “Xây dựng chuẩn về tâm lí, sinh lí trẻ

em Việt Nam” do Uỷ ban bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Trung ương chủ trì (với sự tham

gia của Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm…) Đề tài Nghiên cứu thực hành tiếng Việt trong nhà trường (1972 -1974) với kết quả là công trình Hỏi

và đáp về Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Tài Cẩn chủ biên và các đồng tác giả

là Bùi Khánh Thế, Đinh Văn Đức, Đoàn Thiện Thuật) đề tài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (1972) với kết quả là công trình Chuẩn hoá tiếng Việt (1979) và nhiều

bài báo về vấn đề này (Mấy vấn đề về chuẩn hoá tiếng Việt, Nguyễn Hàm Dương,1975; Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn của việc chuẩn hoá tiếng Việt, 1979; Đề tàiThực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Namcủa Trần Trí Dõi (NXB ĐHQG Hà Nội 2004); Tính thực tiễn trong chính sách giáodục ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta đối với vùng dân tộc thiểu số, Ngôn ngữ vàđời sống của Trần Trí Dõi và Nguyễn Văn Thiện (2001); Mấy vấn đề về giáo dụcngôn ngữ và phát triển văn hóa ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của Việt Namhiện nay của Hoàng Văn Hành (1994) hay các đề tài nghiên cứu về tâm lý học sinhdân tộc thiểu số như các đề tài: Cần hiểu tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khi dạyhọc tiếng Việt của thạc sĩ Lê Hoàng Giang, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Phổthông - Viện Nghiên cứu Giáo dục

Ngày 30 tháng 12 năm 2014, văn phòng Chính phủ có công văn V.III về việc thực hiện chương trình công tác năm 2014, trong đó Thủ tướng Chínhphủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề ăn Tăng cường tiếng Việt cho trẻmầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, trình Thủ tướng xem xét, ban hànhtháng 12 năm 2015, nhằm thực hiện chương trình hành động Chiến lược công tác dântộc đến năm 2020 [dẫn theo 10]

10512/VPCP-Về dạy học Tiếng Việt, có một số tài liệu, tác giả đề cập đến như:

- Một số vấn đề cơ bản của chương trình giáo dục tiểu học mới- Đỗ Đình Hoan;

Trang 20

- Tài liệu tham khảo cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học về dạyhọc và phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán, Tiếng Việt- Bộ GD&ĐT.

- Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo,

Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ đề cập đến đặc trưng bộ môn Tiếng Việthoặc phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung Ngoài ra, cũng cómột số luận văn thạc sỹ đề cập đến phương diện quản lý cấp cơ sở giáo dục quận,huyện như:

- Biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo với hoạt động dạy học ởcác trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - Nguyễn ThanhNhạn (2011)

- Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Việtbậc tiểu học ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh -Trần Thị Sáu (2006)

- Biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu học của Phòng giáodục quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Thanh Tịnh (2006)

- Biện pháp quản lý dạy học môn Văn ở trường trung học phổ thông TrầnNguyên Hãn, TP Hải Phòng - Vũ Duy Nhân (2013)

Song, các đề tài trên chỉ đề cập đến mặt lý luận cũng như thực tiễn của vấn đềdạy học chương trình tiểu học hoặc phương pháp dạy học Tiếng Việt đại trà và chủyếu tập trung vào đối tượng học sinh dân tộc Kinh học tiếng Việt Nhưng những côngtrình nghiên cứu được đề cập ở trên là những tư liệu cần thiết trong quá trình nghiêncứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài này Nghiên cứu về việc giáo dụcngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai là vấn

đề chưa có công trình nào nghiên cứu

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Quản lý: Bàn về khái niệm quản lý có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học

trong các lĩnh vực khoa học khác nhau như tâm lý học, giáo dục học, điều khiển học,kinh tế học ở trong và ngoài nước

Từ ý kiến của các nhà khoa học ngoài nước A.V Aunapu, A.P Aphanaxep,M.I Kônđacốp, Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Veihrich, Frederick WinsTayLor , Mary Parker Pollett và ý kiến của các nhà khoa học trong nước nhưNguyễn Minh Đạo, Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức, Trần Khánh

Trang 21

Đức, Nguyễn Ngọc Quang Có thể nhận thấy khi bàn về quản lý các tác giả đềuthống nhất một số điểm cơ bản sau:

Trang 22

- Đó là trả lời câu hỏi: Ai quản lý? (chủ thể quản lý); quản lý ai?(khách thể quản lý)? quản lý cái gì (nội dung quản lý); quản lý như thế nào? (phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (công cụ quản lý); Quản lý để làm gì? (mục tiêu quản lý).

- Đều nhấn mạnh các điểm sau:

+ Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tính hướng đích

+ Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây

là quan hệ không đồng cấp và có tính bắt buộc

Chủ thể quản lý là cá nhân hay một nhóm, một tổ chức Đối tượng quản lý làcon người hay một nhóm, một tổ chức

+ Quản lý là hoạt động thực tiễn nhằm đạt đến mục tiêu công việc qua sự phốihợp giữa con người, bộ phận trong tổ chức

+ Hiệu quả công tác quản lý thuộc vào các yếu tố: Chủ thể quản lý, khách thểquản lý và mục đích công tác quản lý phụ thuộc vào tác động từ chủ thể đến kháchthể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý Mục đích hay mục tiêu chung củacông tác quản lý có thể do chủ thể áp đặt, do yêu cầu khách quan của xã hội hay do

sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mốiquan hệ tác động tương hỗ với nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý

Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các vấn đề lí luận trên, luận văn xác định và

sử dụng khái niệm: Quản lý quá trình tác động(lập kế hoạch tổ chức, điều khiển, kiểm tra) có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn

và đạt được mục tiêu đề ra.

Trang 23

1.2.2.1 Giáo dục (theo nghĩa rộng)

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối

đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người Như vậy, giáo

dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồmnhững nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinhnghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhận Nơi tổ chức hoạtđộng giáo dục một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường Vớinghĩa rộng như trên, giáo dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ,giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhàtrường phụ trách trước xã hội

1.2.2.2 Giáo dục (nghĩa hẹp)

Giáo dục (nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội Theo nghĩa này giáo dục (nghĩa hẹp)

bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động

Việc hình thành lý tưởng, niềm tin, thái độ, những hành vi và thói quen ứngxử… là thế mạnh của quá trình giáo dục và được tiến hành thông qua sinh hoạt tậpthể, các hoạt động xã hội, lao động công ích… trong và ngoài nhà trường

1.2.3 Dạy học

Dạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng),là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo…) để phát triển những năng lực và phẩm chất cuả người học theo mục đích giáo dục.

Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể, trong đó:

- Vai trò của nhà sư phạm là định hướng tổ chức, thực hiện việc truyền thụ trithức, kỹ năng và kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học, do đó luôn luôn cóvai trò và tác dụng chủ đạo

- Người học tiếp thu một cách có ý thức độc lập và sáng tạo hệ thống kiếnthức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn Người học là chủthể sáng tạo của việc học, của việc hình thành nhân cách của bản thân

Trang 24

Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, thì vai trò chủ đạo của giáo viên luôn luôn

có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo đảm chất lượng của học sinh trong học tập

Vai trò chủ động, tích cực, năng động của học sinh trong quá trình học tập có ýnghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tuệ, lĩnh hội kiến thức và hoàn thiện nhâncách của bản thân - với ý nghĩa là chủ thể sáng tạo không thể thay thế Vì thế, giảngdạy và học tập nếu hiểu cho đúng là hai mặt của một quá trình bổ sung cho nhau, cáinày chế ước và là tác động quan trọng của cái kia, kích thích động lực bên trong củamỗi chủ thể phát triển

Thế mạnh của dạy học là hình thành hệ thống tri thức (bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật, phương pháp nhận thức…), hình thành các kỹ năng và các kỹ xảo chung và riêng, làm cơ sở cho việc hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt

“Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường

và cơ sở giáo dục khác” [21]

1.2.4.2 Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt

Trong đề tài giới hạn vào nội dung: với tư cách là môn học tiếng Việt và với tư cách là công cụ giao tiếp (thông qua các hoạt động giáo dục) Với tư cách là môn

học, cái đích mà môn tiếng Việt trong nhà trường hướng đến là nâng cao năng lực sửdụng tiếng Việt cho học sinh Muốn học sinh có năng lực tốt về sử dụng tiếng Việt thìphải học các kiến thức về tiếng Việt và muốn học được các tri thức về tiếng Việt thìkhông thể bỏ qua các tri thức về ngôn ngữ học Nói cách khác đó là mối quan hệ giữaViệt ngữ học với môn học tiếng Việt trong nhà trường

Như đã biết, lịch sử Việt ngữ học đã có cả một chặng đường phát triển gắnchặt với sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới Những thành quả nghiên cứu của

Trang 25

Việt ngữ học, nói một cách khiêm tốn và trung thực, đó là công lao của các nhà Việtngữ học trong việc vận dụng kịp thời và sáng tạo các lí thuyết của ngôn ngữ học trênthế giới vào nghiên cứu tiếng Việt, từ đó, phát hiện ra những đặc điểm của tiếng Việt.Chính những phát hiện này là cơ sở cho việc biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt vàviệc dạy-học tiếng Việt trong nhà trường.

Nhìn một cách tổng quát, nghiên cứu ngôn ngữ học thế giới được phân ra haithời kì là thời kì cấu trúc, hướng sự nghiên cứu ngôn ngữ vào nội bộ hệ thống và thời

kì hậu cấu trúc, hướng sự nghiên cứu ngôn ngữ vào thực tế sử dụng Việt ngữ họccũng đã và đang nghiên cứu như vậy Sách giáo khoa tiếng Việt cũng phản ánh tìnhhình này Ví dụ, trong một số năm gần đây, kiến thức tiếng Việt ở trung học cơ sở,bên cạnh các kiến thức ngôn ngữ học truyền thống như từ vựng (từ, cấu tạo từ, nghĩatừ, ), ngữ pháp (cụm từ, câu), tu từ, đã xuất hiện không ít các khái niệm mới thuộckiến thức ngôn ngữ học hậu cấu trúc như hội thoại (cấu trúc hội thoại, phương châmhội thoại, vai xã hội, lượt lời, ) của ngữ dụng học việc nâng cao khả năng sử dụngtiếng Việt (với nghĩa rộng của từ này, tức là trong giao tiếp nói và viết) phải được đặtlên hàng đầu để từ đó lựa chọn các kiến thức phù hợp: phù hợp với cả người biên soạnsách tiếng Việt, tức là chuyển tải đủ và nhuần nhuyễn kiến thức Việt ngữ học vào sáchkhoa tiếng Việt; phù hợp với người dạy, tức là các thầy cô hiểu chắc chắn được kiếnthức để có thể truyền tải chính xác kiến thức Việt ngữ học cho học sinh; phù hợp vớiđối tượng học sinh, tức là học sinh hiểu được và quan trọng hơn là vận dụng được kiếnthức Việt ngữ học trong sử dụng tiếng Việt (ở cả lĩnh vực nói và viết)

Với tư cách là công cụ giao tiếp, tiếng Việt trong giáo dục được sử dụng trongnhà trường bao gồm trong giao tiếp chính thức trên lớp giữa giáo viên với học sinh vàgiao tiếp phi chính thức (tức ngoài giờ lên lớp)

Tiếng Việt, bên cạnh tiếng Việt chung (cách gọi quen thuộc là tiếng Việt toàndân), còn có tiếng Việt phương ngữ Xét về mặt địa lí, tiếng Việt gồm ba vùngphương ngữ chính là tiếng Việt Bắc Bộ, tiếng Việt Trung Bộ và tiếng Việt Nam Bộ

Ở mỗi vùng này, lại có thể phân chia thành rất nhiều tiểu vùng phương ngữ với nhữngđặc điểm riêng Cho đến nay, khái niệm tiếng Việt toàn dân mới chỉ được xác địnhtương đối rõ ở ngôn ngữ viết mà trong giáo dục, biểu hiện rõ nhất là ở sách giáokhoa Còn trên thực tế giao tiếp trong lớp học cũng như ngoài lớp học, giữa cácthầy/cô và trò lại sử dụng tiếng Việt phương ngữ Thực tế này tạo nên một độ chênhnhất định giữa tiếng Việt sách giáo khoa với tiếng Việt trong sử dụng hằng ngày

Trang 26

Chẳng hạn, ngay tại Hà Nội, ở các lớp mẫu giáo, lớp đầu cấp, cả thầy/cô và trò đều cốcông để phát âm chuẩn, phân biệt cho được các âm (tr) và (ch), (r) và (d), (gi) nhưngthực tế đời sống ngôn ngữ xung quanh lại không có sự phân biệt này; ở một số vùngnông thôn, trong khi yêu cầu chính tả là (iê), (yê), (ưu) nhưng trong giao tiếp trên lớpcũng như đời sống, thầy/cô và trò lại chỉ có thể phát âm là (ê), (iê), (iu) (Giáo dụcngôn ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa - GS.TS Nguyễn Văn Khang).

Ở vùng dân tộc thiểu số, lỗi phát âm trong giao tiếp Tiếng Việt là khá phổ biếnhiện tượng lẫn lộn giữa (n) và (l), giữa thanh ngã và thanh hỏi, giữa các phụ âm cuối(-t) và (-c), (-c) và (-ch), (-nh và (-n), do tính môi trường xã hội về ngôn ngữ của cảvùng Đòi hỏi phải có cách thức phù hợp trong giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt

1.2.5 Học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu số là một khái niệm dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít,chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia dadân tộc

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trênphạm vi lãnh thổ của một nước Ở Việt Nam dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dântộc khác như: Giarai, Êđê, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, H.Mông là dân tộc thiểu

số Người dân tộc thiểu số sống chủ yếu thành vùng gọi là vùng dân tộc thiểu số.Những địa bàn có đông dân cư của người dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn địnhthành cộng đồng trên lãnh thổ Việt Nam thường ở trung du và miền núi Đa số vùngnúi và trung du ở Việt Nam có điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục khó khăn hơn đồng bằng Mỗi dân tộc thiểu số có tiếng nói riêng, gọi là tiếng dân tộc(tiếng mẹ đẻ) Cũng giống như trẻ em người Kinh, trẻ em dân tộc thiểu số cũng trảiqua các giai đoạn phát triển khác nhau, được nuôi dưỡng và giáo dục bằng điều kiệnsống và văn hóa của chính dân tộc mình

Như vậy, chúng ta có thể hiểu học sinh tiểu học dân tộc thiểu số là lứa tuổi nhiđồng, có độ tuổi trong khoảng từ 6 - 11 tuổi Những học sinh này là con em của đồngbào ít người sinh sống ổn định ở Việt Nam Các em có nhiều điểm chung: ngôn ngữ,văn hóa, ý thức dân tộc, tình cảm dân tộc và các đặc điểm tâm lý khác

1.2.6 Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Trên cơ sở mối quan hệ giữa quá trình giáo dục (QTGD) theo nghĩa rộng, quátrình dạy học (QTDH) và QTGD theo nghĩa hẹp có thể biểu diễn dưới dạng: QTGD

Trang 27

(nghĩa rộng) = QTDH + QTGD (nghĩa hẹp), thì Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt chohọc sinh tiểu học người dân tộc thiểu số bao gồm: Dạy học môn Tiếng Việt cho họcsinh dân tộc thiểu số và giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động giáo dục khác.

1.2.6.1 Dạy học Tiếng Việt ở cấp Tiểu học bao gồm các thành tố cơ bản sau

- Mục đích, nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học (Chương trình Giáo dục phổthông cấp tiểu học - ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

- Thầy và hoạt động dạy;

cơ bản của Tiếng việt, cách sử dụng Tiếng việt trong nghe, nói, đọc, viết, trên cơ sở

đó phát triển năng lực tư duy, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản của Tiếngviệt đó là nghe, nói, đọc, viết, trình bày văn bản và giúp các em có thái độ tích cựctrong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và hình thành tình cảm đối với quêhương, đất nước, con người Việt Nam

Tiếng Việt và ngôn ngữ nói chung là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, làphương tiện của tư duy Quá trình phát triển các kỹ năng, nghe, nói, đọc viết trongmôn học này cũng là quá trình hoàn thiện các kỹ năng tư duy Việc dạy học Tiếng Việtcho học sinh trong trường tiểu học còn nhằm trang bị kiến thức cho các em Trướchết, đó là kiến thức sơ giản về tiếng Việt Việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh trongtrường tiểu học còn giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh Thông quacác văn bản có nội dung lành mạnh được thể hiện bằng những ngôn từ có tính chínhxác, tính thẩm mỹ cao, môn Tiếng Việt bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với ngườithân, đồng bào và đồng loại, với thiên nhiên, quê hương, đất nước và tiếng Việt; bồidưỡng đạo đức, ý thức công dân,… Thông qua các bài tập rèn luyện kỹ năng đượchướng dẫn thực hiện đúng cách, môn học này còn hình thành và phát triển ở thế hệ trẻtác phong làm việc cần cù, chính xác và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Trang 28

Thông qua việc hướng dẫn tìm hiểu các văn bản, môn Tiếng Việt chẳng nhữnggiúp hình thành và phát triển ở học sinh tư duy logic như những môn khoa học khác

mà còn giúp hình thành và phát triển ở các em tư duy hình tượng - điều mà chỉ cácmôn nghệ thuật mới làm được Thậm chí, so với các môn nghệ thuật như Âm nhạc,

Mỹ thuật, môn Tiếng Việt còn có ưu thế nhất định trong việc hình thành và phát triển

tư duy hình tượng cho học sinh

1.2.6.2 Dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số là hoạt động có mục đích, tổ chức cho học sinh tiểu học lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng tiếng Việt cho học sinh hình thành ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số.

Dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số là hoạt động baogồm các thành tố: mục đích dạy học, nội dung chương trình dạy học, phương phápdạy học, các hình thức dạy học, người dạy và người học

Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt hiện hành là hình thành và phát triển các

kỹ năng đọc, viết, nghe, nói cho học sinh trên cơ sở trang bị cho các em những kiếnthức cơ bản, ban đầu về tiếng Việt để các em có thể giao tiếp hiệu quả trong các môitrường hoạt động của lứa tuổi Bên cạnh mục tiêu căn bản đó, môn Tiếng Việt cònrèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con ngườimới cho các em theo đặc trưng của môn học

Như vậy: Để quản lý tốt việc giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểuhọc người dân tộc thiểu số đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm vững mục tiêu, nội dungchương trình phương pháp, các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngôn ngữtiếng Việt, nắm các nguồn lực cần có để thực hiện chương trình, hiểu đối tượng họcsinh tiểu học dân tộc thiểu số, nắm vững các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy họctiếng việt và tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả dạy học, những yếu tố tác động tớiquá trình dạy học tiếng việt Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí nhân lực, huy động cácnguồn lực tổ chức thực hiện quá trình giáo dục ngôn ngữ tiếng việt một cách tối ưunhất

1.3 Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học

Trẻ em học sinh dân tộc thiểu số cũng như trẻ em ở lứa tuổi tiểu học nói chung

là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang

Trang 29

từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ Do đó, học sinh tiểu họcchưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, màcác em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xãhội Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai.Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưađược phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớ rấtnhanh và quên cũng nhanh Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinhtiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy rakhi chúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanhchóng và chính xác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt độngmột cách hợp lý Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâutrọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ

sẽ không theo kịp và không hiểu bài Về tình cảm các em rất chân thành, yêu ghét rõràng, giáo viên tận dụng đặc điểm này để thiết lập các nhóm học tập tạo cơ hội chocác em giao lưu, chia sẻ việc học tập sẽ tốt hơn

1.3.2 Mục tiêu Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Thông qua dạy học môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học và thông qua các hoạt độnggiáo dục khác: Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứatuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư

Trang 30

duy Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểubiết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam vànước ngoài Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam

xã hội chủ nghĩa

Giúp cho học sinh DTTS: Mạnh dạn, tự tin khi đến trường và giao tiếp vớithầy cô, bạn bè; Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số;Học sinh yêu thích và sử dụng tiếng Việt nhiều hơn

Sau khi học hết lớp 1 học sinh phải biết đọc và biết viết tiếng Việt nhằm tạonền tảng học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác (Ngôn ngữ là công cụ tư duy)

Biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Nâng cao chất lượng học tập, điều kiệnvùng dân tộc nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học

1.3.3 Nội dung giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số có 02 nội dung cơ bản: Nội dung dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học và giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động giáo dục.

1.3.3.1 Nội dung dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học

* Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học: Tiếng Việt là môn học có

nhiều phân môn hẹp như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kểchuyện Nó là môn học làm nền tảng ở tiểu học, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, cungcấp kiến thức về văn hóa - xã hội; khoa học kỹ thuật; giáo dục đạo đức, thẩm mỹ chohọc sinh Vì môn Tiếng Việt là sự tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực, theo từng bộ mônkhác nhau

Trang 31

- Phân môn tập đọc: Mang tính tổng hợp ngoài nhiệm vụ dạy học còn có

nhiệm vụ trau dồi khả năng Tiếng Việt cho học sinh, luyện câu, hiểu từ, biết dùng từđặt câu, biết đặt câu và biết làm văn, tạo cảm xúc, cảm nhận về văn học, biết mở rộngvốn từ Qua bài tập đọc học sinh biết khai thác phân đoạn, hiểu ý đoạn, nội dung bài,kích thích các em suy nghĩ

- Phân môn Tập làm văn: mỗi khối lớp có những yêu cầu khác, nhưng đều tập

trung luyện khả năng viết đúng từ, câu, ngữ Từ nên tảng đó giúp học sinh có khảnăng diễn đạt lời hay ý đẹp, có cảm xúc, có ấn tượng trước sự vật, hiện tượng, conngười và thiên nhiên

- Phân môn Chính tả: Giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết

đúng chỉnh tả; hình thành và phát triển kỹ năng viết đúng chuẩn, kỹ năng nghe viếtchính xác cho học sinh, củng cố khối kiến thức về tiếng Việt

- Phân môn Luyện từ và câu: Phân môn này không chỉ hỗ trợ học sinh hoàn

thiện dần các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói phù hợp đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa vàngữ pháp tiếng Việt mà còn mở rộng cho các em những hiểu biết ban đầu về đấtnước, con người, thiên nhiên và xã hội Giúp học sinh nhận biết được cách thể hiện

và ý nghĩa của một số biện pháp tu từ đơn giản, so sánh nhân hóa, sử dụng ngôn ngữquen thuộc đồng nghĩa, trải nghĩa Tạo cho học sinh có thói quen nói đúng, viết đúng

từ và câu tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày

- Phân môn Kể chuyện: Các câu chuyện kể đã học qua bài tập đọc, kể chuyện

là môn học luyện cho học sinh khả năng nói, nghệ thuật diễn đạt; giọng kể; điệu bộ,giúp các em tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp

Dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một công việc phức tạp,không thể coi phương pháp nào là vạn năng Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộcvào đối tượng học sinh, mục đích bài dạy, điều kiện dạy học cụ thể dảm bảo đượchọc sinh tiếp thu bài học một cách tích cực, nắm kiến thức một cách chắc chắn Nhờ

có tiếng Việt, các em có thể tiếp nhận kiến thức các môn học khác trong nhà trường

Vì vậy, tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số baogiờ cũng đi trước các môn học khác

Nội dung dạy học từng lớp

Đối với lớp 1: Tiếng Việt có các nội dung sau: Ngữ âm và chữ viết: Âm và

chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh điệu Một số quy tắc chính tả (c/k, g/gh, ng/ngh)

Từ vựng: Từ ngữ về nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước Ngữ pháp: Dấu

chấm, dấu chấm hỏi Nghi thức lời nói: chào hỏi, chia tay

Trang 32

Văn học có các nội dung sau: Một số đoạn văn, bài văn, bài thơ về nhà

trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước

Đối với lớp 2: Tiếng Việt có các nội dung sau: Ngữ âm và chữ viết: Bảng chữ cái Quy tắc chính tả (viết hoa chữ đầu câu, viết hoa tên riêng Việt Nam) Từ vựng:Từ

ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) về cuộc sống của thiếu nhi trong trường học,

gia đình; thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh Ngữ pháp: Các từ chỉ sự vật, hoạt

động, đặc điểm, tính chất Câu kể, câu hỏi Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,dấu phẩy

Tập làm văn có các nội dung sau: Sơ giản về đoạn văn và nội dung của đoạn

văn

- Một số nghi thức lời nói: chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đềnghị, tự giới thiệu; đáp lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tựgiới thiệu

Văn học có các nội dung sau: Một số đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn về cuộc

sống của thiếu nhi trong gia đình, trường học, về thế giới tự nhiên và xã hội

Đối với lớp 3: Tiếng Việt có nội dung sau: Ngữ âm và chữ viết Cách viết tên

riêng nước ngoài Từ vựng: Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) về lao động

sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc…Ngữ pháp: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc

điểm, tính chất Câu trần thuật đơn và hai bộ phận chính của câu Dấu chấm, dấu

chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp

tu từ: Sơ giản về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.

Tập làm văn có nội dung sau: Sơ giản về bố cục của văn bản Sơ giản về

đoạn văn Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: thư,đơn, báo cáo, thông báo,…

Văn học có nội dung sau: Một số đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn về lao động

sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc,… Nhân vật trong truyện, vần trong thơ

Đối với Lớp 4:

Tiếng Việt có các nội dung sau: Ngữ âm và chữ viết: Sơ giản về cấu tạo của

tiếng Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài Từ vựng: Từ ngữ (gồm

cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, conngười (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người) Sơ giản về từ đơn, từ phức (từ láy

và từ ghép) Ngữ pháp: Danh từ, động từ, tính từ Câu đơn và các thành phần chủ

ngữ, vị ngữ, trạng ngữ Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến Dấu ngoặc

Trang 33

kép, dấu gạch ngang Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ: Các biện pháp tu từ

so sánh, nhân hoá

Trang 34

Tập làm văn có các nội dung sau: Kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện và

miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài) Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả Đoạnvăn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật).Bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồvật, cây cối, con vật) Một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn Một sốquy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận; đơn, thư

Văn học có các nội dung sau (không có bài học riêng): Một số bài văn, đoạn

văn, bài thơ, màn kịch về thiên nhiên, đất nước, con người và một số vấn đề xã hội cótính thời sự Sơ giản về cốt truyện và nhân vật; lời người kể chuyện, lời nhân vật

Đối với lớp 5: Tiếng Việt có các nội dung sau: Ngữ âm và chữ viết: Cấu tạo

của vần Từ vựng: Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt) về tự nhiên, xã

hội, con người (chú trọng từ ngữ về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tìnhđoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường) Sơ giản về

từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm Ngữ pháp: Từ loại: đại từ,

quan hệ từ Sơ giản về câu ghép và một số kiểu câu ghép Phong cách ngôn ngữ và

biện pháp tu từ: Biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.

Tập làm văn có các nội dung sau: Sơ giản về liên kết câu, đoạn văn Văn

miêu tả (tả người, tả cảnh) Văn bản thông thường: đơn, báo cáo thống kê, biên bản,chương trình hoạt động Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận

Văn học có các nội dung sau(không có bài học riêng): Một số bài văn, đoạn

thơ, bài thơ, màn kịch về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng các văn bản về quyền

và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệhoà bình, bảo vệ môi trường) Đề tài, đầu đề văn bản

1.3.3.2 Giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua các hoạt động giáo dục khác

Học sinh tiểu học dân tộc thiểu số học tiếng Việt thông qua môn Tiếng Việtđồng thời thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Đây cũng là một conđường, một hình thức cơ bản để dạy tiếng Việt cho các em Các hình thức hoạt độngkhác dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học trong nhà trường tiểu học bao gồm:

Tổ chức các lớp “chuẩn bị tiếng Việt”, tổ chức câu lạc bộ (hát nhạc, em yêutiếng Việt, viết truyện tranh khổ to, nhỏ) Tổ chức làm cây từ vựng trong lớp học, tổchức thư viện thân thiện để tăng cường tiếng Việt (thư viện góc lớp, thư viện câyxanh ) Tổ chức các hội thi, giao lưu, trò chơi học tập: giao lưu tiếng Việt cho họcsinh dân tộc thiểu số

Trang 35

Lớp 1: Nói chuyện về chủ đề cơ thể, bạn bè Kể lại những mẩu chuyện được

nghe kể trên lớp (kết hợp nhìn tranh minh hoạ và đọc lời gợi ý dưới tranh) Thi tìmvần, tiếng, từ, nói câu Thi hát, thi vẽ,…

Lớp 2: Thi vẽ truyện tranh khổ nhỏ, đóng kịch theo chủ đề giới thiệu về giađình, bạn bè, thi mô tả tranh…

Lớp 3: Thi kể chuyện, thi vẽ truyện tranh khổ to khổ nhỏ, viết chính tả để pháttriển kĩ năng dự đoán.Trò chơi đóng vai

Lớp 4: Câu lạc bộ ‘em yêu Tiếng Việt” thi viết truyện tranh, cây từ vựng, thigia đình học tập, thi kể chuyện theo sách, tiết học trong thư viện, hội trại tiếng Việt,viết sáng tạo…

1.3.4 Phương pháp giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

1.4.3.1 Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

a Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp: Là phương pháp này rèn cho người

học các phương thức xử lý hoàn cảnh dựa vào giao tiếp Phương pháp này có thể sửdụng trong phân môn tập đọc, kể chuyện, Tập làm văn (miệng), luyện từ và câu vàcòn áp dụng được ở các môn học khác

b Phương pháp dạy trực tiếp: Dạy nói tiếng Việt thông qua chính tiếng Việt,

không thông qua các biện pháp trung gian nào, nghĩa là dùng tiếng Việt để dạy họcsinh nói tiếng Việt; tạo môi trường tiếng Việt ngay trong giờ học Giáo viên chỉ sửdụng tiếng dân tộc trong các trường hợp cần thiết, tránh khuynh hướng vì học sinhchưa biết tiếng Việt mà giáo viên sử dụng tràn làn tiếng mẹ của các em trong quátrình lên lớp

Phương pháp dạy học trực tiếp thường dùng trong tổ chức hoạt động cho họcsinh định hướng chú ý vào bài học mới (giới thiệu bài mới), hoạt động đọc trơn vàđọc thầm, hoạt động hiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu và nội dung của bài

Ví dụ: Khi thực hiện phần giới thiệu bài của một bài tập đọc, giáo viên cùngtrò chuyện, trao đổi với học sinh về nội dung bài học mới trên cơ sở tranh min họa,trên cơ sở những gợi ý của giáo viên về nội dung bài học nhằm làm cho học sinh cótâm thế sẵn sàng học bài (học sinh biết sẽ được đọc bài có nội dung gì hoặc học sinh

muốn biết bài đọc nói về điều mà các em thích) Sau đây là một ví dụ: Tiết Kể chuyện: chuyện quả bầu (Tiếng Việt 2, tập 1, tiết 1).

Trang 36

Có thể sử dụng nhiều cách vào bài:

Cách 1: Giáo viên hỏi - Học sinh trả lời

Nơi em ở có người dân tộc nào? (Hoặc) Em biết nước ta có những dân tộc nào? Cách 2: GV đưa tranh, hỏi - HS trả lời

GV đưa tranh “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam” cho các em nhận ra dân tộc mình và các dân tộc khác GV nói: Nước ta có nhiều dân tộc anh em, hôm nay cô

sẽ kể cho các em nghe tại sao các dân tộc trên đất nước ta lại là anh em một nhà Tên câu chuyện là Chuyện quả bầu.

c Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ: Phương pháp dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng

dân tộc) thường dùng trong tổ chức hoạt động; hiểu nghĩa của một số từ mới không

có đồ dùng trực quan hỗ trợ việc học nghĩa, hiểu nghĩa của một số câu diễn đạt thôngbáo không quen thuộc với học sinh, hiểu ý nghĩa của bài học, tham gia các trò chơihọc đọc thành tiếng và đọc hiểu Việc dạy ngôn ngữ thứ hai đối với học sinh dân tộcthiểu số cần dựa trên kinh nghiệm học tiếng mẹ đẻ và các kiến thức kĩ năng sử dụngtiếng mẹ đẻ đã có của trẻ Khi dạy học bằng tiếng Việt, để giúp trẻ nhớ và hiểu nghĩacủa từ ngữ, khái niệm trong các bài học của tiếng Việt, cần áp dụng cách học tiếng

mẹ đẻ để dạy trẻ giáo viên cần: Lặp lại nhiều lần từ ngữ đó trong giờ học, gây ấntượng mạnh cho trẻ về từ ngữ đó (bằng cách thể hiện ngữ điệu kết hợp sử dụng tranhảnh, vật thật, cử chỉ, động tác), tổ chức các trò chơi phát triển ngôn ngữ để gây hứngthú học tập tiếng Việt cho trẻ

Ví dụ: Trong bài tập làm văn: Tả ngắn về bốn mùa

Để giải thích các từ ngữ: thơm nức, khẳng khiu, buông toả… Giáo viên có thể giải thích bằng tranh ảnh, vật thật, hoặc dùng từ tương đương tiếng mẹ đẻ, hoặc dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích.

d Phương pháp trực quan hành động: Là phương pháp học ngôn ngữ mới

thông qua nghe,quan sát và thực hiện (làm) bằng phản ứng của cơ thể Trực quanhành động rất hữu hiệu đối với giai đoạn đầu của việc học tiếng Việt - ngôn ngữ thứ

hai của học sinh DTTS - từ chuẩn bị tiếng Việt đến học trong những năm đầu cấp 1.4.3.2 Phương pháp giáo dục

Đối với học sinh dân tộc thiểu số có một số phương pháp giáo dục kích thíchhứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, đồng thời tạo cảm giác gầngũi giữa thầy /cô và học trò và giúp phá rào cản ngôn ngữ, đồng thời động viên họcsinh bớt rụt rè, nhút nhát

Trang 37

a Phương pháp kể chuyện: Là phương pháp giáo viên dùng lời nói với điệu

bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.Trong dạy học Tiếng Việt phương pháp này khá phổ biến khi giáo viên lựa chọn câuchuyện hay lại có giọng kể phù hợp sẽ làm học sinh hứng thú

- Tác dụng của phương pháp này là tạo cơ hội cho người được giáo dục hìnhthành và phát triển những xúc cảm tích cực và niềm tin đúng đắn; học tập đượcnhững gương tốt và tránh được những gương phản diện nêu trong chuyện kể với ócphê phán, nhận xét đánh giá

- Để kể chuyện có hiệu quả giáo dục cao, cần chú ý:

+ Lựa chọn nội dung truyện kể (theo mục tiêu giáo dục, nội dung phù hợp).+ Kể chuyện: phải sử dụng lời nói, điệu bộ, nét mặt phù hợp; Sử dụng tranhảnh minh hoạ hấp dẫn, gây ấn tượng; Nêu bật được những chi tiết, tình huống cơ bản;Theo dõi nét mặt, thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách kể chuyện

+ Sau khi kể chuyện: cần nêu một số câu hỏi hoặc vấn đề để người nghe dựavào truyện kể mà trao đổi ý kiến, rút ra những kết luận giáo dục bổ ích

b Phương pháp khen thưởng: Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực

đối với hành vi ứng xử của người được giáo dục Đối với học sinh dân tộc thiểu số domặc cảm khiến các em nhút nhát vì vậy giáo viên có hình thức khen thưởng sẽ giúpcác em phấn khởi cố gắng hơn, có thêm nghị lực, tự tin tiếp tục thực hiện và hoànthiện công việc đó Khen thưởng chỉ có ý nghĩa khi thực hiện tốt các yêu cầu sưphạm: khách quan công bằng, đúng lúc, đúng chỗ và được dư luận tập thể học sinhủng hộ Khen thưởng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo tínhchất, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của những hành vi tích cực và sự nỗ lực của ngườiđược giáo dục Các hình thức đó là:

+ Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hoặcgián tiếp

+Tỏ lời khen những hành vi tốt

+ Biểu dương

+ Tặng giấy khen

+ Tặng bằng khen

c Tập luyện: Phương pháp luyện tập là phương pháp tổ chức cho người được

giáo dục thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hành động nhất định, nhằmbiến những hành động đó thành kỹ năng, kỹ xảo, thành thói quen Thói quen ứng xử

Trang 38

cần và có thể trở thành thuộc tính của nhân cách Thói quen gắn liền với nhu cầu Đểthực hiện phương pháp luyện tập có hiệu quả, cần chú ý:Cho người được giáo dụcnắm được qui tắc hành vi, hình dung rõ hành vi cần được thực hiện như thế nào để cóthể tự định hướng cho việc thực hiện hành vi qua luyện tập.

Do khả năng ngôn ngữ tiếng Việt hạn chế vì vậy muốn các em học sinh dântộc thiểu số đạt được các yêu cầu về Nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt đòi hỏi giáo viênphải kiên trì rèn luyện Có thể làm mẫu cho người được giáo dục về hành vi cần rènluyện Tạo cơ hội khuyến khích người được giáo dục luyện tập thường xuyên Tiếnhành kiểm tra, uốn nắn thường xuyên, đồng thời khuyến khích họ tự kiểm tra, uốnnắn hành vi của mình

1.4 Khó khăn dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu

số

1.4.1 Về phía học sinh

Một trong những đặc điểm chi phối hoạt động học tập của học sinh tiểu họcngười DTTS là vốn ngôn ngữ, phương tiện để học tập và môi trường học tập còn hạnchế Đây là vấn đề quan trọng nếu xét ở phương diện dạy học để có thể dạy học thíchhợp cho các em (dẫn 11)

Tiếng Việt với học sinh dân tộc thiểu số là ngôn ngữ thứ hai, do đó, trình độtiếng Việt của các em còn thấp, làm trở ngại đến quá trình tiếp thu kiến thức, các emngại tiếp xúc, trao đổi thông tin, không dám thảo luận, sợ sai, xấu hổ Kĩ năng dùng

từ trong văn bản viết thường dùng sai từ chỉ ngôi trong giao tiếp với thầy cô và ngườilớn Kĩ năng sử dụng ngữ pháp tiếng Việt thường gặp lỗi dùng từ không chính xác,lỗi tạo câu, dấu câu, trật tự câu; cấu trúc đoạn văn chưa hợp lý Kĩ năng đọc hiểu hayhiểu sai nội dung bài, không biết tóm tắt nội dung, chưa biết khai thác ý cơ bản Khókhăn trong giao tiếp Một vấn đề có thể hiểu nhưng không biết cách diễn đạt bằngtiếng Việt, đôi khi thầy/cô hoặc người lớn hỏi bằng tiếng Việt các em không muốn trảlời Một bộ phận học sinh nói được bằng tiếng Việt nhưng không hiểu nghĩa tiếngViệt - đây là hiện tượng rỗng nghĩa Vì lý do này khiến cho giáo viên nói học sinhkhông hiểu

1.4.2 Về phía giáo viên

Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học tiếng Việt cho họcsinh tiểu học dân tộc thiểu số chưa đầy đủ vì thế chưa có động lực tìm hiểu tự học, tựnghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh học tiếng Việttốt hơn Cá biệt có giáo viên thiếu ý thức, trách nhiệm dạy cho hết bài, cho xong việc

Trang 39

Đa số giáo viên người kinh hoặc người dân tộc khác Hiểu biết của giáo viên về tâm lýhọc sinh dân tộc về phong tục tập quán của dân tộc của học sinh còn hạn chế Nănglực chuyên môn và kinh nghiệm của giáo viên chưa nhiều đa số giáo viên trẻ chưađược đào tạo về phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Đờisống vật chất (kinh tế) của đội ngũ giáo viên còn thiếu thốn.

1.4.3 Điều kiện môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất của nhiều trường mầm non, tiểu học, đặc biệt ở các điểm trườngcòn nhiều thiếu thốn Trang thiết bị, tài liệu, học liệu cho giáo viên và trẻ thực hiệnnội dung tăng cường tiếng Việt còn nhiều hạn chế

Cơ sở vật chất của các trường chưa đảm bảo nhất là tại các điểm trường cònnhiều phòng học chưa kiên cố, thiếu phòng để học 2 buổi/ngày

Điều kiện kinh tế của gia đình học sinh còn gặp khó khăn nên học sinh không

có điều kiện học cả ngày, hầu hết các trường ở vùng dân tộc thiểu số chỉ học tăng bổi

Đồ dùng, trang thiết bị dạy học tối thiểu chưa đầy đủ

1.4.4 Việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội

Điều kiện kinh tế, xã hội, nhận thức của cộng đồng, cha mẹ trẻ người dân tộcthiểu số còn hạn chế nên việc phối kết hợp gặp nhiều trở ngại lớn

Đối với giáo dục tiểu học, việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đìnhcòn nhiều khó khăn Cha mẹ trẻ, học sinh chưa đảm bảo cho các em đi học chuyêncần, không hoặc thiếu quan tâm tới việc học tập của con em như không liên hệ vớigiáo viên để biết tình hình học tập, rèn luyện để phối hợp giáo dục, không tạo môitrường tiếng Việt cho trẻ khi sinh hoạt ở nhà Cha mẹ học sinh không hỗ trợ được họcsinh học tập ứng dụng ở nhà đối với giáo dục tiểu học

Sự phối hợp giữa Nhà trường - gia đình và xã hội: Đối với địa phương vùng

dân tộc thiểu số, nhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội và của nhândân về công tác giáo dục còn chưa cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn,hạn chế Vì vậy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo đục trong toàncộng đồng song song với việc xây dựng cho được một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệuquả giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một yêu cầu cấp thiết để phát triển sựnghiệp giáo dục tại địa phương cũng như để tạo được một môi trưòng tiếng Việt lànhmạnh, rộng khắp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tăng cường Tiếng Việt cho họcsinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 40

1.5 Quản lý giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số của

Sở GD&ĐT

Quản lý giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số bản chất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dạy học tiếng Việt, hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và cơ hội để đạt được kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số.

1.5.1 Lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của quá trình quản lý bằng kế hoạch Kếtquả của nó chính là chương trình hành động của nhà quản lý trong quá trình quản lýdạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số Nội dung cơ bản của quátrình quản lý dạy học tiếng Việt sẽ là việc thực hiện bản kế hoạch đã dược xây dựng

Vì vậy, xây dựng kế hoạch là tạo tiền đề và điều kiện cho quá trình quản lý hoạt độngdạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số, bao gồm phân tích môitrường bên ngoài, bên trong và văn hóa của nhà trường, xác định sứ mệnh của nhàtrường, xác lập các mục tiêu, quyết định các kế hoạch hành động để đạt được các mụctiêu cụ thể Quá trình lập kế hoạch là một quá trình liên tục, kết quả thực hiện mộtbản kế hoạch sẽ là cơ sở để xây dựng bản kế hoạch mới

* Mục tiêu: Kế hoạch giúp Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào

tạo, Hiệu trưởng trường tiểu tìm được cách tốt nhất để quản lý quản lý dạy học tiếngViệt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số đạt hiệu quả như mong muốn bằng cáchhình dung rõ ràng, đầy đủ các công việc quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểuhọc dân tộc thiểu số cần làm để chủ động điều hành Giúp cho nhà quản lý thấy đượcbức tranh tổng thể từ thực trạng dạy học tiếng Việt, quản lý dạy học tiếng Việt chohọc sinh tiểu học dân tộc thiểu số có những điểm yếu gì, điểm mạnh gì và nhữngthuận lợi khó khăn để từ đó xác định mục tiêu, đề ra những phương án tổ chức dạyhọc tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số

Nguyên tắc: Phân tích, quán triệt đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng,

Nhà nước về công tác quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu

Ngày đăng: 14/03/2019, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD&ĐT - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục: Hội thảo khoa học"Đổi mới tư duy giáo dục" ngày 26/02/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tư duy giáo dục
5. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển giáo dục
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàm quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàm quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
8. Dự án Oxfam - Dự án PEDC (2008), Lập kế hoạch bài học một số môn theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập kế hoạch bài học một số môn theophương pháp lấy học sinh làm trung tâm
Tác giả: Dự án Oxfam - Dự án PEDC
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
9. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lâm, Trần Khánh Đức (Đồng chủ biên) (2007), Giáo dục Việt Nam: Đổi mới và phát triển hiện đại hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dụcViệt Nam: Đổi mới và phát triển hiện đại hóa
Tác giả: Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lâm, Trần Khánh Đức (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
10. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2009), Quản lý giáo dục (in lần thứ 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục (in lần thứ 2)
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm
Năm: 2009
11. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản về chương trình tiểu học mới, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về chương trình tiểu học mới
Tác giả: Đỗ Đình Hoan
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2002
12. Đặng Thành Hưng (2004), "Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại", Tạp chí Giáo dục, số 2/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2004
13. Đặng Thành Hưng (2005), "Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập", Tạp chí Giáo dục, số 2/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2005
15. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
16. Trần Bích Liễu (2005), Quản lý dựa vào nhà trường - Con đường nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.17. Luật giáo dục 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dựa vào nhà trường - Con đường nâng cao chấtlượng và công bằng giáo dục
Tác giả: Trần Bích Liễu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2005
18. Đặng Huỳnh Mai (2006), Đổi mới quản lý giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững, Vụ giáo dục tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý giáo dục tiểu học vì sự phát triển bềnvững, Vụ giáo dục tiểu học
Tác giả: Đặng Huỳnh Mai
Năm: 2006
20. Hoàng Phê (1999), Chính tả tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính tả tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1999
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
26. Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo (2000), Dạy học chính tả ở Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học chính tả ở Tiểu học
Tác giả: Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
27. Nguyễn Đăng Tiến (2001), Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử,NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Tác giả: Nguyễn Đăng Tiến
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
2. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (2005), NXB Thế giới, Hà Nội Khác
3. Chương trình Giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khác
4. Công văn số 8114/BGDĐT - GDTH ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Khác
7. Điều lệ trường Tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT/BGD ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w