1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học trong các trường TH THCS huyện yên bình, tỉnh yên bái

104 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

A.S Makarenco đã nói về tầm quan trọng của hoạt động giáo dụchọc sinh ngoài giờ lên lớp, các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thểhạn chế trong các vấn đề giáo dục, lại càng kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ TUYẾT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 814.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8 14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Đỗ

Thị Thúy Hằng - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình

lập đề cương, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn

Em xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Yên Bình cùngtoàn thể các cán bộ quản lý Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh 6trường TH&THCS Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi, cungcấp thông tin, đóng góp ý kiến, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu để hoànthành luận văn

Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn này không thể tránh khỏi những thiếusót, hạn chế Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, côgiáo và các bạn đồng nghiệp

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quảnghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

5 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 9

1.3.Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 14

1.5 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học 22

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN BÌNH , TỈNH YÊN BÁI

31 2.1 Khái quát về giáo dục huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái 31

2.2 Tình hình giáo dục tiểu học huyện Yên Bình 31

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học trong các trường TH& THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

37 2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học trong các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái 49

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG TH&THCS HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI 54

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 54

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học trong các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái 56

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 69

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp 71

3.5 Mối tương quan giữa các biện pháp 77

Kết luận chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 6

4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

5 GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp

6 GV Giáo viên

7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm

8 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

9 HĐNK Hoạt động ngoại khóa

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Thứ

tự

Tên bảng và hình Trang

1 Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp, học sinh cấp tiểu học 40

2 Bảng 2.2 Quy mô đội ngũ CBQL, GV và CSVC cấp tiểu học 42

3 Bảng 2.3 Kết quả các mặt hoạt động trong trường tiểu học 43

4 Bảng 2.4 Kết quả đánh giá việc xây dựng kế hoạch hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp

45

5 Bảng 2.5 Kết quả tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp

48

6 Bảng 2.6 Kết quả thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp

9 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp 82

10 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính khả thi của 6 biện pháp 85

11 Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi

của các biện pháp quản lý HĐ GDNGLL

87

HÌNH

1 Hình 3.1 Kết quả đánh giá tính cần thiết của 6 biện pháp 84

2 Hình 3.2 Kết quả đánh giá tính khả thi của 6 biện pháp 86

Trang 8

1

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

M ĐẦU

Trong điều kiện đất nước đang thực hiện CNH, HĐH và phát triển kinh tế thịtrường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức to lớn để đáp ứng nhữngyêu cầu của xã hội Do vậy, dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rènluyện kỹ năng môn học mà bản chất của dạy học hiện đại là: học để biết, học đểlàm việc, học để chung sống và học để làm người Có nghĩa là phải trang bị chongười học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thể thích nghivới mọi hoàn cảnh luôn biến động

Trong nhà trường có các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học cơbản, và hoạt động giáo dục ngoài hệ thống các môn học Giáo dục của nhà trườngchỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp hài hoà cả hai hệ thống giáo dục trên

Ở trường phổ thông, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong nhữnghoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, là

cơ hội để HS tự bộc lộ nhân cách và tự khẳng định vị trí của mình, là môi trườngnuôi dưỡng và phát triển tính tự chủ và sáng tạo của HS

Lứa tuổi học sinh tiểu học là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi nhiđồng, và từ tuổi nhi đồng sang tuổi thiếu niên Ở lứa tuổi này, có sự phát triển mạnh

mẽ nhưng thiếu cân đối về các mặt sinh lý và tâm lí Hoạt động giao tiếp của họcsinh đã bắt đầu phát triển, các em có nhu cầu cao về giao tiếp với bạn bè, có nguyệnvọng được sống và hoạt động trong tập thể HĐGDNGLL sẽ làm thỏa mãn đượccác nhu cầu này của các em học sinh

Đối với học sinh TH trong các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh YênBái còn có những đặc điểm riêng: phần lớn các em còn rụt rè, nhút nhát, ngại hoạtđộng, hạn chế về giao tiếp, thiếu kỹ năng sống và cách ứng xử với mọi người Vìvậy, HĐGDNGLL lại trở nên cần thiết ở khu vực này đối với các học sinh Hơnnữa, trong thực tế, chất lượng tổ chức HĐGDNGLL cho HS TH trong cáctrường TH& THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái còn nhiều hạn chế Do vậy cầnphải có những cải tiến để nâng cao chất lượng của hoạt động này Đó chính là lý do

Trang 10

lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

trong các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” nhằm góp phần

nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDNGLL cho HS TH trong các trườngTH&THCS trên địa bàn Huyện còn nhiều khó khăn hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho HS TH trongcác trường TH& THCS trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần nângcao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho họcsinh tiểu học

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS THtrong các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

- Đề xuất một số biện pháp QL GDNGLL cho HS TH trong các trườngTH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thicủa các biện pháp đề xuất

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học trongcác trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

5 Giả thuyết khoa học

Việc thực hiện HĐGDNGLL cho HSTH trong các trường TH&THCS, huyệnYên Bình, tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã thu được những kết quả nhất định.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế như: việc tổ chức thựchiện còn đơn điệu, hiệu quả không cao; nội dung còn nghèo nàn; cách thức quản lýcòn lỏng lẻo Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phù hợp với

Trang 11

các trường thì sẽ nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục bên ngoài giờ học chính khóa, góp phần giáo dục toàn diện HS.

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và QLHĐGDNGLL cho HS

TH ở 6 trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Khách thể khảo sát là CBQL, chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Yên Bình;CBQL, GV và PHHS 6 trường TH&THCS có số lớp từ 13 đến 15 lớp thuộc huyệnYên Bình, tỉnh Yên Bái

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lýluận trong các văn bản, tài liệu, sách báo, thông tin trên mạng iternet có liên quanđến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin từCBQL, giáo viên, PHHS về thực trạng QLHĐGDNGLL cho HS TH ở 6 trườngTH& THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Nội dung khảo sát là thực trạngQLHĐGDNGLL cho HS TH ở 6 trường TH& THCS huyện Yên Bình, tỉnh YênBái, khảo sát tính cần thiết, khả thi của hệ thống biện pháp đề xuất Đối tượng khảosát là CBQL, giáo viên, PHHS Công cụ khảo sát sử dụng 2 mẫu phiếu hỏi dành choCBQL, GV và PHHS

7.3 Phương pháp toán thống kê

Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm để xử lý kết quả khảo sát và các sốliệu thu được để định lượng kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho

HS tiểu học

Trang 12

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS

tiểu học trong các trường TH& THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS

tiểu học trong các trường TH& THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Trang 13

CHƯ NG 1

C S LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từ lâu được nhiều nhà nghiên cứu quantâm trong việc hình thành và phát triển toàn diện của con người nói chung cũng nhưvai trò bổ trợ cho các môn học cơ bản nói riêng Chính vì vậy, hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết cácnước trên thế giới A.S Makarenco đã nói về tầm quan trọng của hoạt động giáo dụchọc sinh ngoài giờ lên lớp, các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thểhạn chế trong các vấn đề giáo dục, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉthực hiện trên lớp học, mà cần phải thực hiện trên các hoạt động bên ngoài lớphọc,trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dụcchỉ được tiến hành trong lớp mà công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ.[1]

Mác nhấn mạnh: Học tập kết hợp với lao động sản xuất là phương pháp tổngquát của sản xuất xã hội và là phương pháp duy nhất để hình thành con người toàndiện Lao động tạo ra nhân cách con người Nhà trường phải giáo dục, đào tạo ranhững con người lao động chân chính và có nhân cách tốt Mục tiêu tổng quát củagiáo dục là phải phát triển con người toàn diện; đối với xã hội, phát triển con ngườitoàn diện để phát triển kinh tế xã hội, đối với từng người – để có năng lực nghềnghiệp, để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng

Nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã thu hút sự quan tâmcủa các nhà nghiên cứu, của các nhà giáo trong cả nước bắt đầu từ những năm 80của của thế kỷ XX đến nay Song, từ năm 1979 trở về trước đã có một số tài liệu đềcập đến Ở giai đoạn này mô tả tên gọi và nội dung khái niệm “hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp” chưa được định hình, nhưng nội hàm cơ bản của khái niệm đãđược đề cập trong “ Thư gửi HS” nhân ngày khai trường tháng 9/1945 của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, Người viết: Nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham

Trang 14

gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và đểgiúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước Trong thư gửi Hộinghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc” Hồ Chủ tịch nhắc tới một khía cạnhkhác của nội hàm khái niệm khi Người viết:Trong lúc học, cũng cần làm cho chúngvui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường, trong xãhội chúng đều vui học.

Những vấn đề mà một số tác giả quan tâm khẳng định vị trí và vai trò củahoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành nhân cách cho HS ngay

từ khi bắt đầu đến trường Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề học phải được đi đôi vớihành Học sinh được học gì trong sách vở thì phải thực hành điều ấy, củng cố trithức đã học không chỉ bằng cách ôn luyện trong sách vở mà phải bằng việc làm,gắn việc học tập với sinh hoạt, với đời sống của tự nhiên và xã hội Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp cần phải được đa dạng về hình thức, trong đó việc cho họcsinh được biểu diễn trên sân khấu để hình thành sự tự tin, rèn khả năng diễn đạtcũng được các tác giả đề cập đến Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn làmgiàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kỹ năng cho học sinh Vấn đềđổi mới phương pháp dạy học nói chung đặc biệt là mở rộng không gian ngoài lớphọc đã khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá tính chohọc sinh Các nghiên cứu trong nước cũng đã có rất nhiều công trình đề cập đếnhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các khía cạnh khác nhau về vai trò,phương pháp, hình thức tổ chức trong và ngoài nhà trường ở các bậc học khácnhau

Phạm Minh Hạc đề cập đến nội dung: Toàn bộ công tác giáo dục nhằm xâydựng và phát triển toàn diện nhân cách của con người Việt Nam sống và làm việctrong thời kỳ đổi mới Đó là nhân cách của người lao động sáng tạo năng động, cótay nghề, có tâm hồn, chứ không phải là con người sống chỉ thích nghi với xã hội.Nhân cách hình thành và phát triển bằng các hoạt động đã nêu ở trên, trong đó cómột hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cáchcon người là hoạt động giao tiếp, vì tất cả các mối quan hệ có ở con người đều gắn

bó bằng cách này hay cách khác với quan hệ người - người.[9]

Trang 15

Bùi Thị Lâm với nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chứchoạt động ngoài giờ cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) làm quen với môi trường xungquanh, tác giả đã chỉ ra vai trò của hoạt động ngoài trời trong việc nâng cao chấtlượng giáo dục mầm non từ đó chỉ ra những biên pháp tổ chức hiệu quả.[13]

Đỗ Nguyên Hạnh đã đưa ra một số hình thức như: bình thơ, trưng bày tranhảnh, thăm quan có tác dụng tốt cho việc củng cố, bổ sung kiến thức, giáo dục tìnhcảm, ý thức tập thể cho học sinh Tác giả đề cập tới vấn đề liên quan đến các hìnhthức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong quá trình tổ chức thực hiện đểgiáo dục toàn diện cho học sinh .[10]

Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu về QL HĐGDNGLL ở các trường phổthông như:

"Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu họcSơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, của Nguyễn Kim Oanh Nội dungchính của luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp theo tiếp cận chức năng quản lý có thể áp dụng cho các trường TH nói chung vàcác trường TH trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội nói riêng [17]

Nguyễn Thành Tân (2012), với đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở các trường THPT Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội”, lựa chọn tiếp cậnchức năng quản lý trong nghiên cứu, có đánh giá những yếu tố chủ quan và kháchquan có liên quan đến quản lý hoạt động GD NGLL ở trường THPT [21]

Ngày nay với xu hướng đổi mới giáo dục, với xu thế toàn cầu hóa và sự pháttriển của cách mạng công nghệ 4.0 Hệ thống giáo dục của chúng ta được cải cáchtheo hướng đào tạo học sinh phổ thông thành người “năng động, sáng tạo, có sứckhỏe và hiểu biết xã hội

Hoạt động trải nghiệm đã được tiến hành trước đây và ngày nay trở thànhmột môn học trong chương trình GDPT mới có khả năng tạo cơ hội cho học sinhhuy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khácnhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vàotất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực

Trang 16

hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sángtạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tựđánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn dưới sự hướngdẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủyếu và năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thể và các năng lựcđặc thù của Hoạt động trải nghiệm.

Chương trình Hoạt động trải nghiệm mang tính linh hoạt, mềm dẻo Các cơ

sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là Hoạt động phát triển

cá nhân, Hoạt động lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu,đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương Một số nội dung sinh hoạtSao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được tích hợp trong nộidung các hoạt động trên

Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới bốn loại hoạt động chủ yếu: Sinhhoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc

bộ và thông qua bốn nhóm hình thức tổ chức: Hình thức có tính khám phá; Hìnhthức có tính thể nghiệm, tương tác; Hình thức có tính cống hiến; Hình thức có tínhnghiên cứu, phân hoá Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức trong và ngoàilớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớphoặc quy mô trường Hoạt động trải nghiệm huy động sự tham gia, phối hợp, liênkết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp,

GV bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹhọc sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và đoàn thể trong xã hội

Qua nghiên cứu và thu thập thông tin về HĐGDNGLL đã có một số nghiêncứu ở các khía cạnh khác nhau Hầu hết đã chỉ ra được vai trò, hình thức tổ chức,các biện pháp quản lý Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở một phạm vi, một trường, một

số khía cạnh nào đó, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL ởcác trường tiểu học huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Trang 17

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một khái niệm rộng lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khácnhau Những nhà xã hội học nghiên cứu hoạt động quản lý trên cơ sở mối quan hệgiữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các nhà hoạt động kinh tế nghiên cứu hoạtđộng quản lý trên cơ sở hiệu quả kinh tế… Chính vì thế khái niệm quản lý đã đượccác nhà khoa học định nghĩa một cách khác nhau:

Theo Đặng Quốc Bảo: Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai quá trình

“quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “quản” có nghĩa là duy trì và ổn định

hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ [2]

Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức,lựa chọn trong các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về thực trạng của đốitượng và môi trường, nhằm cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho

nó phát triển tới mục đích đã định

Theo Đặng Vũ Hoạt, quản lý là một quá trình định hướng, quá trình cómục tiêu Quản lý một hệ thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng tháimới của hệ thống mà người quản lý [11]

Như vậy, Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản

(1) Lập kế hoạch: là chức năng cơ bản, quan trọng nhất nhằm xác định mục

đích, lựa chọn mục tiêu, khái quát các công việc phải làm, xác định khối lượng côngviệc, đề ra những quy định, xây dựng chương trình hành động, từ đó đề ra các biện

Trang 18

pháp phù hợp với các nguồn lực của hệ thống, góp phần giảm thiểu rủi ro, hạn chếphát sinh, lãng phí Lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề có thể xẩy ra, những ýtưởng của chủ thể quản lý để đạt được mục đích và đi đến mục tiêu Đây là bước cơ

sở cho việc thực hiện các chức năng tiếp theo của quản lý

(2) Tổ chức thực hiện: là bước xác định một cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm

vụ Tổ chức là xây dựng quy chế, qui định rõ mối quan hệ trong bộ máy tổ chức.Xác định có tính định tính và định lượng chức năng nhiệm vụ giữa các thành viên,giữa các bộ phận để thông qua đó chủ thể quản lý tác động đến các khâu, các mắtxích trong tổ chức và đối tượng quản lý để đạt hiệu quả cao nhất Tổ chức giúp thựchiện được những chủ trương, định hướng của kế hoạch

(3) Chỉ đạo: là công việc thường xuyên của người quản lý nhằm tác động

đến đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh, đặt tất cả mọi hoạt động của bộ máytrong tầm kiểm soát nhằm làm cho người bị quản lý luôn phục tùng, phát huy tính

tự giác và tính kỷ luật để làm việc đúng theo kế hoạch, đúng với chức năng, nhiệm

vụ đã phân công Nói cách khác, đây là quá trình tác động, động viên, tạo động lực,gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu

đã định

(4) Kiểm tra - đánh giá: là nhiệm vụ quan trọng có liên quan đến mọi cấp

quản lý nhằm thu thập thông tin ngược của người quản lý để kiểm soát hoạt độngcủa bộ máy nhằm đo lường, phát hiện các sai sót để điều chỉnh kịp thời giúp bộ máyđạt được mục tiêu Có thể nói, kiểm tra là tai mắt của quản lý Trong công tác lãnh

đạo, quản lý và chỉ huy, Hồ Chí Minh đã từng nói:“Không có kiểm tra - đánh giá

coi như không có lãnh đạo” Qua đó, đủ thấy vai trò kiểm tra đánh giá, rút ra bài

học điều chỉnh mọi hoạt động của khách thể quản lý là việc làm không thể thiếu củachủ thể quản lý

Các chức năng quản lý phải tạo thành một chu trình thống nhất Trong đó,mỗi chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc với cácchức năng khác Quá trình ra các quyết định quản lý là quá trình thực hiện các chứcnăng theo một trình tự nhất định Nhà quản lý không được bỏ qua hay coi nhẹ bất

cứ chức năng nào Bên cạnh bốn chức năng cơ bản nêu trên, trong quá trình quản lý

Trang 19

cần quan tâm thêm hai vấn đề quan trọng là: thông tin quản lý và quyết định quản

lý [12]

1,2,2 Quản lý giáo dục,

Theo Phạm Minh Hạc: QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối,nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lí giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng HS [9]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằmlàm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thựchiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạngthái mới về chất [19] Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vậndụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệthống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó

Như vậy, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến

khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nói một cách rõ ràng đầy đủ hơn, quản lý

là hệ thống những tác động có mục đính, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản

lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Quản lý giáo dục là hoạtđộng điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dụctheo yêu cầu phát triển của xã hội

1.2.3 Quản lí nhà trường

TheoTrần Kiểm, quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở trong

đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và quản lý chuyên môn, các nhà quản lýtrong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường nhưmột tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất

kỹ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong trường và

Trang 20

được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiệncó.

Theo Phạm Minh Hạc, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảngtrong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáodục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng họcsinh [9]

Theo Nguyễn Ngọc Quang, quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối

ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh và cán bộ khác nhằm tận dụng cácnguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xâydựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểmhội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng, mục tiêu và kế hoạchđào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới [19]

Như vậy, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, đưa

nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh Quản lý nhàtrường là hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý,đồng thời có những nét riêng đặc thù của nó Quản lý nhà trường phải là quản lýtoàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý,khoa học và hiệu quả

1.2.4 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chứcngoài giờ học của các môn học ở trên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là

sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn,tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh

Điều 29 của Điều lệ trường tiểu học: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao

gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch,giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động

xã hội khác.[3]

Theo Đặng Vũ Hoạt, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáodục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kĩ thuật, lao động công

Trang 21

ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thểthao, vui chơi giải trí, v v để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạođức, năng lực, sở trường) [11]

Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được tổ

chức ngoài thời gian học tập trên lớp Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơbản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhàtrường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp,nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo,đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ

1.2.5 Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức và quản lý với

sự tham gia của các lực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạtđộng dạy học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng Hoạt động này diễn

ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làmcho quá trình này được thực hiện mọi nơi, mọi lúc và tác dụng giáo dục được xuyênsuốt.[7]

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường TH là một trong hai hoạtđộng giáo dục cơ bản trong nhà trường có tính giáo dục cao, được thực hiện có mụcđích, có kế hoach, có tổ chức, góp phần cùng hoạt động giáo dục trong lớp học củng

cố kiến thức, trau dồi phẩm chất đạo đức, phát huy năng lực sở trường, từng bướchoàn thiện nhân cách cho HS, góp phần phát triển chất lượng giáo dục toàn diện.[18]

Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình tác động

có mục đích của chủ thể quản lý (CBQL) đến tập thể cán bộ GV, nhân viên và HS,được tiến hành ngoài giờ lên lớp, theo kế hoạch cụ thể, chi tiết, nhằm định hướnghoạt động giáo dục đạt mục tiêu, kế hoạch chung của nhà trường Quản lý hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp của CBQL nhà trường thực chất là quản lý mục tiêu, nộidung, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên cơ

sở quản lý lập kế hoạch, quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của cán

Trang 22

bộ GV, nhân viên và HS cũng như các điều kiện CSVC môi trường, công tác phốikết hợp của các đoàn thể, lực lượng xã hội, ban ngành địa phương đối với việc thựchiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1.3.Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1 Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của trường tiểu học

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân

có tư cách pháp nhân, có tài khoản hệ thống giáo dục [3]

Nhiệm vụ của trường tiểu học là:

Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đào tạo theo chương trìnhgiáo dục phổ thông ; Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyếttật, trẻ em đã bỏ học đến trường, trẻ em khuyết tật mù chữ trong cộng đồng; Xâydựng, phát triển nhà trường; Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; Quản lí cán

bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất,trangthiết bị và tài chính theo; Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộngđồng thực hiện hoạt động giáo dục; Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên,nhân viên

và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

1.3.2 Đặc điểm của học sinh tiểu học

Các em đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên rất thích các trò chơi vậnđộng như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào cáctrò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ

Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy củacác em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừutượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, cáccuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các emvới các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.[14]

Chiều cao mỗi năm tăng thêm khoảng 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi nămtăng khoảng 2kg Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm(nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ)

Trang 23

Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổitiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt độngvui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các

em còn diễn ra các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi; hoạt động lao động;

hoạt động xã hội.

Ngoài ra còn có những thay đổi kèm theo như các em luôn cố gắng là mộtthành viên tích cực trong gia đình, thay đổi về phương pháp, hình thức, thái độ họctập Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt, các em đã tham giavào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mangtính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan,đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sựvật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích,

có phương hướng rõ ràng

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hànhđộng Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng kháiquát

Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết kháiquát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ởphần đông học sinh tiểu học

Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻmầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy

nhiên, ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và

dễ thay đổi, ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, tưởng

tượng sáng tạo tương đối phát triển trẻ bắt đầu có khả năng làm thơ, làm văn, vẽtranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽbởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với cácrung động tình cảm của các em

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1 bắtđầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu

Trang 24

hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ

có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bảnthân thông qua các kênh thông tin khác nhau

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính

và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng củatrẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết củatrẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự pháttriển trí tuệ của trẻ

Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng kiểmsoát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưuthế hơn chú ý có chủ định, sự tập trung chú ý của các em còn yếu và thiếu tính bềnvững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập

Ở cuối tuổi tiểu học, các em dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ýcủa mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, loại trí nhớ trực quanhình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic

Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế

hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ýnghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hayxây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu

Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường.

Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ địnhcòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em,sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em

Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà các em thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào

yêu cầu của người lớn Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu

của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếubền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em Việc thực hiện hành vi vẫnchủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời

Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học: Tình cảm của học sinh tiểu họcmang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực

Trang 25

rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động vàcũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên

vô tư

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luônluôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năngkhiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi dưỡngkịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năngkhiếu của trẻ

Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần sự khéo léo, tếnhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động,hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạtđộng cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể

ở trường lớp, khu dân cư,

Sự phát triển nhân cách dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhàtrường còn mới lạ, các em có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnhdạn Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở các em

Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình

phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình mộtcách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn

mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt,

nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách

của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể

diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triểntoàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùngvới tiến trình phát triển của mình

1.4 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

1.4.1 Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và dạy người Nếu nhà trường chỉ thực hiện hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ

Trang 26

không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế

về tình huống thực tế, hạn chế về thời gian…các em hầu như không có điều kiện để trải nghiệm những kiến thức đã học vào hoạt động thực tế Vì vậy, việc nhà trường

tổ chức các hoạt động, các mối quan hệ khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho học sinh Nói cách khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy người trong các nhà trường hiện nay Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được khẳng định tại điều 27 Điều lệ trường tiểu học là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà trường: - Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua các môn bắt buộc và tự chọn… - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức,… Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động “phụ”, hoạt động “bề nổi” mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của các nhà trường Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội - Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình đối với xã hội , mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội thông qua việc đưa thầy và trò tham gia các hoạt động cộng đồng.[23]

1.4.2 Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Theo Nguyễn Dục Quang thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhữngvai trò sau:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh củng cố tri thức đã học ởtrên lớp, biến tri thức thành niềm tin Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, họcsinh có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho những tri thức đótrở thành của chính các em

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học, do đótạo nên sự hài hòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hóa mụctiêu giáo dục của cấp học

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giaotiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội

Trang 27

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục họcsinh.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủđộng, tích cực của học sinh Dưới sụ cố vấn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh cùngnhau tổ chức các hoạt động tập thể khác nhau trong đời sống hàng ngày ở nhàtrường, ngoài xã hội Từ đó giúp hình thành những kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử

có văn hóa, giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở các em [18]

1.4.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học nhằm:

- Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học trên lớp; mở rộng hiểu biếtcho học sinh về các lĩnh vực của đời sống cộng đồng, bước đầu hình thành kinhnghiệm hoạt động tập thể của học sinh

- Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợpvới lứa tuổi học sinh tiểu học như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổchức và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng

tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quen tốttrong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể

- Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể; hình thành tìnhcảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái

độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội

1.4.4 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học là một môn học có nhiệm vụgóp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học trên lớp qua cáchoạt động vui chơi Phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từngbước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa củaquá trình giáo dục toàn diện Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với

sự phát triển lứa tuổi (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹnăng hợp tác, và sẵn sàng tham gia các hoạt động của tập thể ) Tạo cho học sinhlòng ham thích, hứng thú trong hoạt động từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêulớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, yêu quê hương, đất nước

1.4.5 Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Trang 28

1.4.5.1 Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú, thểhiện tập trung ở các loại hình hoạt động sau đây:

- Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn;

- Hoạt động văn hóa nghệ thuật;

- Hoạt động thể dục thể thao;

- Hoạt động lao động, khoa học, kĩ thuật, hướng nghiệp;

- Hoạt động vui chơi giải trí

1.4.5.2 Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông rất đa dạng và phongphú, song do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này được thực hiện chủ yếuthông qua 3 hình thức tổ chức cơ bản (đã được qui định và dành thời gian trong kếhoạch dạy học) sau đây:

(1) Tiết chào cờ đầu tuần;

(2) Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần, tiết hoạt động tập thể lớp cuối

Trang 29

(3) Hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng

1.4.6 Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Theo Đặng Vũ Hoạt, quy trình chung tổ chức một hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp cho học sinh (qui mô lớp hoặc qui mô trường) nên tiến hành theo cácbước sau: [11]

Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục cần phải đạt được

Trước hết, các nhà giáo dục cần xác định chủ đề của hoạt động, vì chủ đề chứađựng nội dung hoạt động và định hướng cho việc lựa chọn hình thức hoạt động phùhợp với lứa tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường

Sau khi lựa chọn chủ đề, cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để chỉ đạo triểnkhai hoạt động đúng hướng và có hiệu quả Việc xác định mục tiêu hoạt động phảicăn cứ vào các nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chú ý vào 3 yêucầu giáo dục:

(1) Yêu cầu giáo dục về nhận thức: hoạt động sẽ cung cấp cho học sinh những

Trang 30

hiểu biết, những thông tin gì? củng cố hoặc nâng cao những hiểu biết gì cho họcsinh?

(2) Yêu cầu giáo dục về thái độ: qua hoạt động sẽ giáo dục học sinh về mặttình cảm, thái độ gì ? (yêu ghét, hứng thú, tích cực…)

(3) Yêu cầu giáo dục về kĩ năng: qua hoạt động sẽ hình thành ở học sinhnhững kĩ năng gì ? (kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tựquản…)

Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động

Sau khi đã xác định chủ đề và mục tiêu hoạt động, hiệu quả của hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc phần lớn vào việc chuẩn bị cho hoạt động, cụ thể là:(1) Vạch kế hoạch bao gồm: dự kiến thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hànhhoạt động; dự kiến nội dung và hình thức hoạt động; dự kiến những điều kiện vềkinh phí, phương tiện hoạt động và cơ sở vât chất cho hoạt động;

(2) Dự kiến những công việc phải chuẩn bị và phân công lực lượng tham giachuẩn bị Lực lượng tham gia chuẩn bị chủ yếu là học sinh; nhưng trong nhiều hoạtđộng cần có sự tham gia chuẩn bị của giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, đòan –đội, các lực lượng ngoài xã hội …;

(3) Xây dựng chương trình thực hiện hoạt động;

(4) Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán học sinh về kĩ năng tự quản, kĩ năng điều khiểnhoạt động …;

(5) Đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị Trong quá trình chuẩn bị hoạt động, nhàgiáo dục phải khuyến khích và lôi cuốn học sinh tham gia vào các công việc chuẩn

bị, để học sinh là chủ thể tích cực hoạt động

Bước 3: Tiến hành hoạt động

Ở bước này, học sinh sẽ điều khiển hoạt động theo chương trình đã được xâydựng từ trước Nhà giáo dục tham gia như một đại biểu và chỉ xuất hiện khi thật cầnthiết để giúp học sinh giải quyết những tình huống bất ngờ trong quá trình hoạtđộng

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm

Việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan tới kếtquả giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp; vì vậy, cần phải tổ chức đánh giákết

Trang 31

quả từng hoạt động cũng như đánh giá sau một thời kì (học kì, năm học) để từ đó rútkinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo.

1.5 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu

Trang 32

1.5.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học màngười quản lý nào cũng phải thực hiện Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp cũng bắt đầu từ việc lập kế hoạch Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bốtrí sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học

Ngay đầu năm học CBQL chỉ đạo các tổ ban, đoàn thể trong nhà trường lập

kế hoạch hoạt động năm học, có kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Trong đó kế hoạch của ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạchcủa các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, tổ văn phòng, kế hoạch của các đoàn thể như:Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các tổ ban, các đoàn thể lập kếhoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần Kế hoạch của nhà trường cũng như kếhoạch các tổ ban, đoàn thể được hội đồng trường, hội đồng sư phạm thảo luận, góp

ý và hoàn chỉnh trong hội nghị viên chức đầu năm học

Yêu cầu kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựngphù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, đáp ứng nhiệm vụtrọng tâm của năm học

Trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định chủ điểm chotừng thời gian Phải có kế hoạch và lịch hoạt động cho toàn trường và từng khối lớp,cho từng thời điểm Cần phân công kế hoạch cụ thể cho các tiểu ban phụ trách triểnkhai kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Có kế hoạch tuyên truyền chocán bộ GV, cha mẹ HS HS nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp Xây dựng kế hoạch tham gia tập huấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dophòng GD&ĐT, sở GD&ĐT chỉ đạo Xây dựng kế hoạch triển khai huấn luyện kỹ

Trang 33

năng tổ chức hoạt động tập thể cho cán sự lớp và GV chủ nhiệm Xây dựng kếhoạch kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Xây dựng kế hoạch tham dự một số hoạt động hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí trang thiết bị cho hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp Kế hoạch phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: Chi bộĐảng; Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, PHHS, chính quyền địa phương…

1.5.2 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Tổ chức thực hiện kế hoạch là sự xếp đặt những hoạt động, những con ngườimột cách khoa học, hợp lý, phối hợp các bộ phận để tạo ra tác động tích hợp NgườiCBQL phải thông báo kế hoạch, chương trình hành động đến các thành viên trongnhà trường sao cho mỗi thành viên hiểu và thực hiện đúng kế hoạch, phải quy địnhđúng chức năng, quyền hạn cho từng thành viên và phải tính đến năng lực, hiệu quảcho từng hoạt động, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên liênquan

Trong quá trình quản lý nhà trường nói chung và quản lý việc tổ chức hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng thì người CBQL trong nhà trường phải tổchức, phân công thực hiện nhiệm vụ là rất quan trọng, nó quyết định đến thành bạicủa công tác quản lý nhà trường Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,người CBQL cần xây dựng mối quan hệ giữa BGH với Đoàn Thanh niên nhàtrường, với đội ngũ GV chủ nhiệm, GV bộ môn, cha mẹ HS và các lực lượng giáodục ở địa phương cho phù hợp CBQL cần phải tổ chức, bố trí sắp xếp cán bộ GVmột cách hợp lý, đúng người đúng việc sao cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng

và tính sáng tạo của mình Cần phân cấp rõ ràng tạo ra quyền hạn và ý thức tráchnhiệm của những lực lượng tham gia giúp cho CBQL hoàn thành nhiệm vụ

Để tổ chức thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thì nhàtrường TH phải thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phâncông nhiệm vụ cho đội ngũ GV chủ nhiệm, GV bộ môn, các đơn vị trong tổ chứchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là giúp GV chủ nhiệm trong việc lập kế hoạch hoạt động theo

Trang 34

tháng, tuần và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó Tổ chức những hoạtđộng lớn, quy mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể

và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường Tổ chức hướng dẫn GV chủnhiệm, Đoàn Thanh niên , Đội thiếu niên, giáo viên các môn học tiến hành hoạtđộng ở đơn vị mình có hiệu quả Ngoài ra, nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo củacấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, của cha mẹ phụ huynh HS các tổ chứcquần chúng vào các hoạt động trên của HS Chú trọng công tác tổ chức các phongtrào thi đua trong nhà trường, tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm từng hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS

1.5.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của ngườilãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi nguồn lực vào việc thựchiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch.Điều hành các tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo cho mọi hoạt động diễn rađúng như kế hoạch đã đề ra Nội dung chủ yếu của chức năng này là lãnh đạo, chỉhuy để đạt được mục tiêu mong muốn, thường xuyên theo dõi, giám sát để kịp thời

ra những quyết định đúng đắn

Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường TH làcông việc của người CBQL nhằm tiến hành chỉ huy ra lệnh làm cho các bộ phậntrong nhà trường cũng như các hoạt động diễn ra thuận lợi theo đúng chương trình

và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó đạt được mục tiêu mongmuốn Đồng thời người CBQL cần động viên khuyến khích thường xuyên, kịp thờibằng những lời khen, những câu khích lệ khi họ gặp khó khăn, có sự khen thưởngvật chất, theo dõi đánh giá, uốn nắn kịp thời nhằm thực hiện kế hoạch

Sau công tác tổ chức thực hiện thì người CBQL cần chỉ đạo các hoạt độngtheo chủ điểm Thường được tiến hành qua các phong trào thi đua kế tiếp nhau,khép kín các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong suốt năm học Tuy nhiên, có tậptrung cao điểm vào những ngày lễ kỷ niệm lớn Chính vì thế, việc chỉ đạo hoạt động

Trang 35

này cần được thực hiện theo hướng xây dựng chuẩn mực, đánh giá chung cho cả đợtthi đua và theo dõi đánh giá tính điểm trong từng giai đoạn và cả đợt.

Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải lưu ý việcyêu cầu GV cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý, đápứng nhu cầu nguyện vọng của HS Đổi mới hình thức hoạt động để HS hứng thú, tựnguyện tham gia Phát huy tính tích cực chủ động của HS, xây dựng đội ngũ cán bộ

tự quản của HS, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của Đoàn Thanh niên, Độithiếu niên trong việc tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bên cạnh đó cần có những động viên mọi thành viên tham gia Có sự phốihợp với gia đình, các lực lượng ngoài nhà trường để phát huy những thế mạnh của

họ Xây dựng quỹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất

để tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: sân bãi, loa đài, dụng cụthể thao, nhạc cụ

Nội dung chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếugồm: Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch hoạt động, liên kết nộidung hoạt động trong và ngoài nhà trường Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động đội cờ

đỏ và lực lượng tự quản Tiến hành theo dõi việc thực hiện nền nếp của HS;

- Chỉ đạo GV chủ nhiệm, Đoàn, Đội báo cáo tình hình HĐGDNGLL của HShàng tuần, tháng;

1.5.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu của người quản lý, tất cả các hoạtđộng giáo dục khi tổ chức thực hiện người CBQL phải kiểm tra để đánh giá chấtlượng, hiệu quả giáo dục, rút ra ưu điểm, nhược điểm để điều chỉnh, tổ chức hoạtđộng nhằm đạt hiệu quả như mong muốn

CBQL kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua việc thựchiện kế hoạch của các bộ phận của lớp học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dụcthông qua hoạt động giáo dục của HS Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp của CBQL bao gồm: kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp và kiểm tra việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục về quyền trẻ em,giáo dục phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường, giáo dục an

Trang 36

toàn giao thông, những hoạt động giáo dục phục vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước vào một số môn học ở trên lớp.

Qua việc CBQL tham dự một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp củacác khối lớp, theo dõi tiến trình hoạt động theo chủ điểm hàng tháng, việc sinh hoạtlớp cuối tuần, tổ chức chào cờ đầu tuần, kiểm tra hồ sơ cá nhân, các sổ biên bản chiđội, liên đội, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra các sản phẩm của HS như:Báo tường, đồ dùng học tập tự làm, tranh vẽ hoặc có thể CBQL dạo một vòngquanh trường dừng lại vài phút trò chuyện cùng HS đó là những kênh thông tin đểCBQL kiểm tra công việc xây dựng kế hoạch của các bộ phận trong nhà trường.Qua đó CBQL chỉ ra những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, nhữngnguyên nhân chủ quan, khách quan, so sánh hiệu quả đạt được so với yêu cầu, mụctiêu của hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng và phong phú không có chuẩnchung cho mỗi hoạt động trên chủ điểm, CBQL phải chỉ đạo các tổ ban, các bộ phậnxây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả giáo dục của mỗi hoạt động, căn cứ vào mụcđích, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá, làm cơ sở cho việckiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời

Nội dung của quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL trong các trường

TH bao gồm: Kiểm tra việc xây dựng việc thực hiện kế hoạch, Xây dựng tiêu chíđánh giá , kiểm tra hồ sơ, sổ sách của GV, HS Đánh giá kết qủa thông qua việctham dự một số hoạt động, dự một số tiết sinh hoạt cuối tuần, kiểm tra sản phẩmhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của HS, kiểm tra việc phối hợp các lực lượng,kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

1.6.1 Yếu tố khách quan

Thời đại ngày nay, như là sự mở đầu của một kỷ nguyên mới Kỷ nguyên mớinày được đặc trưng cuộc cách mạng thông tin và nó kéo theo bao đổi thay trong mọi

Trang 37

mặt hoạt động của xã hội và con người đặc biệt là luôn phải đổi mới tư duy, nhất là

tư duy kinh tế, tư duy giáo dục Thời đại mới mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiềuthách thức Đảng ta đã chỉ ra rằng, phải đấu tranh, hợp tác để tồn tại và phát triển.Muốn vậy, chúng ta cần một chiến lược phát triển đất nước mà chiến lược phát triểncon người Việt Nam là một bộ phận- phần cốt lõi, quyết định sự thành bại của toàn

bộ chiến lược chung của đất nước đi vào thế kỷ XXI

Giáo dục Việt Nam cần có những chuyển hướng mạnh mẽ vừa phát huy truyềnthống tốt đẹp của dân tộc đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thể giới nhằmtạo ra con người phát triển toàn diện đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Một

số định hướng đổi mới giáo dục hiện nay như:

- Giáo dục tập trung phát triển, khai thác nguồn nhân lực của mỗi con ngườinhằm thực hiện mục tiêu giáo dục

- Đổi mới phải tạo cơ hội phát huy tối đa vai trò chủ thể giáo dục (người học)

- Khai thác tối đa tiềm năng xã hội, xây dựng môi trường giáo dục xã hội lànhmạnh

- Đổi mới tổng thể, toàn diện, đồng bộ các yếu tố (dạy học, giáo dục)

Với định hướng đổi mới giáo dục Việt Nam, hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp phải được đổi mới, được quan tâm đầu tư thích đáng, có như vậy hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp mới phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu thới đại mới Để phù hợp với xu thế giáo dụcthế giới, giáo dục phổ thông phải đổi mới căn bản và toàn diện về: mục tiêu, nộidung, phương pháp, kiểm tra, đánh giá

Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình theo chuẩn hóa, tiếp cận với trình

độ tiến tiến của khu vực và thế giới, đồng thời thích ứng với nhu cầu nguồn nhânlực cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, của từng vùng và từng địa phương,thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhàtrường kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Chú trọng giáo dục thể chất vàbồi dưỡng nhân cách của người học Hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và học

Trang 38

tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường để thựchiện giáo dục toàn diện đáp ứng với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông nói chung

và giáo dục TH nói riêng đồng thời hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng là conđường để gắn lý thuyết với thực hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội Do vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã trở thànhhoạt động bắt buộc đối với các trường TH

CSVC, trang thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu trong quá trìnhquản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT CSVC và thiết bị dạyhọc là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình quản lý giáo dục, góp phần quyết địnhđến chất chất lượng giáo dục trong nhà trường Việc khai thác, sử dụng đồ dùng,trang thiết bị, không gian và kĩ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng cho HS Trong bối cảnh vàsức ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông thì sự hiện đại của CSVC

và thiết bị có ý nghĩa và tác động to lớn tới hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờlên lên lớp, làm cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp diễn ra thuận lợi, quản lýhoạt động này cũng hiện đại và khoa học hơn

1.6.2 Yếu tố chủ quan

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nó được diễn ra trong và ngoài nhàtrường, để thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quảthì nhận thức của lực lượng giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức.Lực lượng giáo dục bao gồm: các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhàtrường, phụ huynh, GV, GBQL

Trong quá trình tổ chức để thực hiện chương trình, người tổ chức và chủ thể

HS có mối quan hệ hợp tác, tác động qua lại với nhau Người tổ chức không nhữngphải là người có uy tín, có năng lực cố vấn, điều hành mà còn phải có nhận thứcđúng và am hiểu về lĩnh vực mình tổ chức

Trang 39

Nhận thức của các lực lượng giáo dục nó sẽ trở thành yếu tố tích cực thúcđẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quảgiáo dục Ngược lại nếu nhận thức của các lực lượng giáo dục không đúng nó sẽdẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thựchiện qua loa, hình thức, hiệu quả giáo dục thấp.

Năng lực của người thực hiện chương trình là yếu tố quan trọng cho thànhcông của mỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Đú chính là năng lực thực hiệncủa GV và HS hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng và phong phú vớinhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ nội dung đến hình thức, do đóđòi hỏi người thực hiện phải có năng lực đặc trưng: hiểu biết nhiều lĩnh vực, nănglực thiết kế bài giảng (lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp), tìm kiếm cácbiện pháp thực hiện chương trình, năng lực tổ chức các hoạt động, tiếp cận và huyđộng các lực lượng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sángtạo luôn có ý thức tìm kiếm cái mới

Với đặc trưng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là các giờ học “lồngghép”, “tích hợp” nên đòi hỏi người thực hiện ngoài việc thực hiện đúng chươngtrình còn phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức của nhiều môn học để tạo cho tiết

HS động, phong phú cuốn hút các thành viên Muốn làm được điều đó người thựchiện cần phải có năng lực, kinh nghiệm và uy tín

Tính tích cực và chủ động của HS có tác động rất lớn tới việc thực hiệnchương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ thể HS vừa là đối tượng,vừa là chủ thể của hoạt động do vậy họ cần có sự hiểu biết về chương trình hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp, năng lực tổ chức, kinh nghiệm, uy tín đối với tậpthể và đặc biệt là tính tích cực của HS HS-chủ thể của hoạt động có ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nếubản thân chủ thể nhận thức không đúng, tham gia chương trình một cách thụ động,

gò bó và mang tính hình thức Do vậy, để thực hiện chương trình đạt hiệu quả caonhất cần giúp HS nhận thức rõ mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làmục tiêu phát triển con người từ đó các em phát triển được kiến thức, kỹ năng, thái

độ và hoàn thiện nhân cách của mình

Trang 40

Kết luận chương 1

Trong chương này đã hệ thống được các vấn đề lí luận, làm rõ được các kháiniệm liên quan đến hoạt động và quản lí HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thựchiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạtđộng xã hội, văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí,…được thựchiện ngoài giờ lên lớp, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình tác động có mụcđích của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ GV, nhân viên và HS, được tiến hànhngoài giờ lên lớp, theo kế hoạch cụ thể, chi tiết, nhằm định hướng hoạt động giáodục đạt mục tiêu, kế hoạch chung của nhà trường Thực chất đó là quá trình lập kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp

Hoạt động GDNGLL chịu ảnh hưởng của định hướng phát triển giáo dục,của chương trình giáo dục, của điều kinh tế văn hóa, giáo dục địa phương, điều kiện

cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ nhận thức và khả năng tổ chức hoạt động củacác lực lượng giáo dục, sự tích cực chủ động của học sinh

Ngày đăng: 16/04/2019, 23:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.S. Macarenkô (1984), Giáo dục người công dân, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục người công dân
Tác giả: A.S. Macarenkô
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1984
2. Đặng Quốc Bảo (2004), Vấn đề quản lý từ một số góc nhìn, NXB GD 3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư 41,(2010), Điều lệ trường tiểu học . 4. Bộ giáo dục - đào tạo (1981), Sổ tay người CBQL Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý từ một số góc nhìn", NXB GD3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư 41,(2010), "Điều lệ trường tiểu học ".4. Bộ giáo dục - đào tạo (1981)
Tác giả: Đặng Quốc Bảo (2004), Vấn đề quản lý từ một số góc nhìn, NXB GD 3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Thông tư 41,(2010), Điều lệ trường tiểu học . 4. Bộ giáo dục - đào tạo
Nhà XB: NXB GD3. Bộ Giáo dục & Đào tạo
Năm: 1981
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình trung học cơ sở, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình trung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2002
6. Nguyễn Thị Doan (1996), Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyếtquản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doan
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
7. Dương Bạch Dương (2006), Chuyên đề lý luận hoạt động GDNGLL, Trường ĐH Quy Nhơn, Qui Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề lý luận hoạt động GDNGLL
Tác giả: Dương Bạch Dương
Năm: 2006
8. Phạm Hoàng Gia, Hoạt động ngoài ngoài giờ của học sinh lớp 6, tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 2, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngoài ngoài giờ của học sinh lớp 6
9. Phạm Minh Hạc (1990), Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách và giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách và giáo dụchiện đại
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1990
11. Đặng Vũ Hoạt (1998), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHCS
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
12. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thựctiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
13. Bùi Thị Lâm (1999), Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài giờ cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) làm quen với môi trường xung quanh, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt độngngoài giờ cho trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) làm quen với môi trường xungquanh
Tác giả: Bùi Thị Lâm
Năm: 1999
14. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hường,(2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết pháttriển tâm lý người
Tác giả: Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hường
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2003
15. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Thế Ngữ
Nhà XB: NXB ĐHQuốc gia
Năm: 2001
16. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1990
18. Nguyễn Dục Quang (chủ biên) (2007), Giáo trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dự án đào tạo giáo viên THCS, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp
Tác giả: Nguyễn Dục Quang (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
19. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD - ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáodục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1990
20. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
23. Hà Nhật Thăng (chủ biên) (2007), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sách giáo viên lớp 6,7,8,9, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tác giả: Hà Nhật Thăng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
24. Hà Nhật Thăng (2000), Công tác GV chủ nhiệm lớp, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác GV chủ nhiệm lớp
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
25. Nguyễn Thị Hoàng Trâm (2005), Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- Dân số - Phòng chống ma túy, Trường CBQL giáo dục - đào tạo II, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp- Dân số - Phòng chống ma túy
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Trâm
Năm: 2005
26. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu KHGD, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu KHGD
Tác giả: Dương Thiệu Tống
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w