Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên...37... Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ HẢI ANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ HẢI ANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH ĐỨC HỢI
THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đinh Đức Hợi
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn làtrung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Đinh Thị Hải Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới thầy giáo - TS.Đinh Đức Hợi - người đã tận tình hướng dẫn, tư vấn định hướng tiếp cận, cũngnhư giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong thời gian nghiên cứu và sẵn sàngtạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành nghiên cứu này
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin kính gửi đến tập thể thầy cô giáoKhoa Tâm lý - Giáo dục; Phòng đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
đã trực tiếp giảng dạy, chỉ đạo, quản lý, định hướng cho tôi trong suốt thời gianhọc tập và nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên PhòngGiáo dục và Đào tạo Thành phố Thái Nguyên, Ban giám hiệu các trường mầmnon, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trên địa bànThành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp
đỡ tôi về thời gian, cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luậnvăn
Tôi xin chân thành cảm ơn bà Vũ Thị Anh Đào - Hiệu trưởng trườngmầm non Đồng Bẩm, cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và người thân tronggia đình
đã luôn sát cánh giúp đỡ, chăm sóc, khích lệ động viên tinh thần để luận văn của tôi có thể hoàn thành đúng thời gian quy định
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tôi đã rất nghiêm túc tìmhiểu tài liệu cũng như nghiên cứu các văn bản có liên quan đến vấn đề cầnnghiên cứu, tuy nhiên với điều kiện và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nêntrong luận văn sẽ còn tồn tại nhiều thiếu sót Kính mong được quý thầy cô, cácnhà khoa học trong hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ýcho tôi để
luận văn của tôi hoàn thiện hơn
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Trang 5Đinh Thị Hải Anh
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 8
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1 Quản lý hoạt động giáo dục 12
1.2.2 Hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 14
1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non 15
1.3.1 Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non 15
Trang 71.3.2 Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 16
Trang 81.3.3 Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm
non 17
1.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường MN .17
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non 26
1.5.1 Yếu tố khách quan 26
1.5.2 Yếu tố chủ quan 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 29
2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo Thành phố Thái Nguyên .29
2.1.1 Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 29
2.1.2 Về kinh tế - văn hóa xã hội 29
2.1.3 Về giáo dục và đào tạo 29
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 30
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 30
2.2.2 Nội dung khảo sát 30
2.2.3 Khách thể, địa bàn khảo sát 30
2.2.4 Phương thức khảo sát và cách xử lý số liệu 30
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 31
2.3.1 Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 31
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 35
2.3.3 Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 37
Trang 92.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 38
2.4.1 Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 38
2.4.2 Quản lý việc chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại ở trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 40
2.4.3 Quản lý việc tổ chức các hình thức triển khai hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 42
2.4.4 Quản lý huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại ở trường mầm non TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên .44
2.4.5 Quản lý việc chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 46
2.4.6 Quản lý việc cải tiến, điều chỉnh KH quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường MN Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 48
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 51
2.5.1 Các yếu tố khách quan 51
2.5.2 Các yếu tố chủ quan 51
2.6 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 53
2.6.1 Những ưu điểm và kết quả chính 53
2.6.2 Những tồn tại 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH
Trang 10PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 57
Trang 11ông nghệ thông
3.1 Một số các nguyên tắc đề xuất các biện pháp 57
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và phát triển 57
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính thực tiễn 57
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết 58
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 58
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 58
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 59
3.2.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng cho CBQL, GV về tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 59
3.2.2 Biện pháp 2: Tuyên truyền giáo dục tới cha mẹ học sinh và cộng đồng về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 63
3.2.3 Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 65
3.2.4 Biện pháp 4: Thanh kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 67
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 68
3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 70
3.4.1 Mục tiêu 70
3.4.2 Cách thức khảo nghiệm 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
1 Kết luận 74
2 Khuyến nghị 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và C tin – ĐHTN ht t p: / / l r c tnu.edu.vn
Trang 12DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p: / / l r c tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL, GV về các nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 33Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên,Tỉnh Thái Nguyên 36
Bảng 2.3: Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh
Thái Nguyên 37Bảng 2.4: Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các
trường mầm non 38Bảng 2.5: Mục tiêu xây dựng nội dung, chương trình giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh
Thái Nguyên 40Bảng 2.6: Các hình thức triển khai hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở
các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái
Nguyên 43Bảng 2.7: Thực trạng huy động các nguồn lực thực hiện HĐGD lấy trẻ làm
trung tâm ở các trường MN Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 45Bảng 2.8: Các hình thức chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm ở các trường mầm nonThành phố Thái Nguyên,Tỉnh Thái Nguyên 47
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p: / / l r c tnu.edu.vn
Bảng 2.9: Thực trạng cải tiến, điều chỉnh KH quản lý HĐGD lấy trẻ làm
trung tâm ở các trường MN Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 49
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và C ông nghệ tin – ĐHTN ht t p: / / l r c tnu.edu.vn
thông
Bảng 2.10: Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả QL HĐGD lấy trẻ làm trung tâm
ở các trường MN TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 52Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
ở các trường mầm non TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 71
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN ht t p: / / l r c tnu.edu.vn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
13
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý 13
Trang 17Đẩy mạnh phát triển giáo dục trước hết phải chú trọng đến vai trò củagiáo dục mầm non Đây là bậc học đầu tiên và cũng là khâu quan trọng của nềngiáo dục quốc gia, là bậc học được đánh giá là đặt nền móng cho giáo dục ở cácbậc học phổ thông Có thể coi giáo dục mầm non là “bản lề” và là nền tảngvững chắc cho sự phát triển của con người.
Như chúng ta đã biết, qua báo cáo khảo sát đánh giá phát triển trẻ thơ(EDI) ở Việt Nam năm 2013 tại 54 tỉnh thành do BGD&ĐT và Ngân hàng Thếgiới (WB) thực hiện (từ ngày 27/04/2012 đến 15/05/2012) thì có 50,68% trẻ em
độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi được đánh giá là bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ có thể
sẽ thiếu hụt ở ít nhất một lĩnh vực phát triển [4,tr.2] Đây là một vấn đề hết sứcquan trọng mà các nhà giáo dục của Việt Nam đang tập trung nghiên cứu tìm rahướng giải quyết Không những thế, để khắc phục và nâng cao chất lượng EDIthì đây chính là thời khắc mà tất cả chúng ta cần phải chú trọng thay đổi và tậptrung thống nhất cách thực hiện chương trình giáo dục mầm non, trước nhất làtheo quan điểm tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm [4,tr.2]
Trong 2 năm trở lại đây, ngành giáo dục đã và đang tích cực đổi mớichương trình giáo dục trẻ cho trẻ mầm non, đặc biệt chú trọng rất nhiều đếnviệc
Trang 18tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nhằm tạo điều kiện tốt nhất đểtừng cá nhân trẻ đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện, đồng thời đề cao vai trò
tự chủ động, tích cực ở trẻ Những trải nghiệm đầu đời chính là hành trangquyết định đến mức độ và sự phát triển của trẻ Chính vì vậy, quan điểm giáodục lấy trẻ làm trung tâm đến thời điểm này đã trở thành một quan điểm tiến bộ
và hiện đại
1.2 Về mặt thực tiễn
GDMN là cấp học đóng vai trò sản xuất những viên gạch đầu tiên chongôi nhà não bộ của trẻ Trẻ em nếu càng có cơ hội được tiếp cận với giáo dụcmầm non sớm bao nhiêu thì sẽ càng tạo được bước đệm thúc đẩy quá trình họctập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo bấy nhiêu Việc chú trọng đầu tư pháttriển giáo dục mầm non không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, của mỗingười giáo viên, của ngành giáo dục, mà đó còn là sứ mệnh to lớn của Đảng,chính phủ trong công cuộc xây dựng đất nước
Giáo dục mầm non trong những năm gần đây đang tích cực thực hiện đổimới chương trình giáo dục trẻ, nhất là đổi mới các hình thức tổ chức hoạt độnggiáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ Thực hiện chỉ thị của BGD&ĐT,SGD&ĐT về việc triển khai chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngànhGDMN, hầu hết các trường mầm non trên cả nước đang tích cực thực hiệnchuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” dưới hìnhthức phát động các phong trào thi đua như: Xây dựng môi trường thân thiện -học sinh tích cực; Đổi mới sáng tạo trong dạy và học; Mỗi thầy cô giáo là mộttấm gương tự học và sáng tạo và nhiều hoạt động khác Tuy nhiên, trước yêucầu không ngừng đổi mới của GDMN trong giai đoạn mới và kết quả thu đượcsau 02 năm thực hiện chuyên đề, việc triển khai tại một số trường mầm non vẫncòn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục như: Chưa đồng đều về mặt chấtlượng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trườngcòn lỏng lẻo dẫn đến việc trẻ em chưa có nhiều cơ hội được học tập và trảinghiệm theo đúng nghĩa lấy trẻ làm trung tâm
Trang 19Từ thực tiễn, thực trạng cũng như ảnh hưởng của xã hội vào trường họcnói chung và trường mầm non nói riêng, cá nhân tôi nhận thấy hoạt động giáodục lấy trẻ làm trung tâm là một hoạt động đang nhận được rất nhiều sự quantâm của ngành GDMN, các trường mầm non ở Thành phố Thái Nguyên Vì
vậy, tôi mạnh dạn đề xuất nội dung “Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường Mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” làm nội dung đề tài nghiên cứu của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dụclấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh TháiNguyên, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyênnhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trườngmầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phốThái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả song còn nhiều bấtcập và hạn chế trong quá trình thực hiện Nếu đề xuất được các biện pháp mộtcách khoa học, phù hợp với thực tế điều kiện của các trường mầm non ở Thànhphố Thái Nguyên, thì các biện pháp quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm sẽđược thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng HĐGD lấy trẻ làmtrung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Trang 205 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trungtâm ở trường mầm non
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáodục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, TỉnhThái Nguyên
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trungtâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Chủ thể thực hiện quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở cáctrường mầm non là Hiệu trưởng nhà trường
6.2 Phạm vi về khách thể khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát 05 trường (Trường mầm non Đồng Bẩm,Trường mầm non Đồng Quang, Trường mầm non 19/5 Tân Lập, Trường mầmnon 19/5
Thành phố, Trường mầm non Liên Cơ thành phố)
Khảo sát được thực hiện với 100 CBQL và Giáo viên (05 hiệu trưởng, 10Phó hiệu trưởng, 10 Tổ trưởng chuyên môn, 75 Giáo viên)
7 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn và sử dụng các phương phápnghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài sau đây
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các côngvăn, chỉ thị, quy định của ngành, các tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm, HĐGD lấy trẻ làm trung tâm dựa trên bộ tiêu chí và 5 lĩnh vực pháttriển cùng với các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở dữ
Trang 21liệu đó, tôi đi vào phân tích, tổng hợp, sắp xếp và hệ thống tài liệu làm cơ sở lýluận trong luận văn.
Trang 227.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Ở đề tài này tôi sử dụng phương pháp phương pháp điều tra bằng két với 11 mẫu phiếu, khảo sát trên 100 cán bộ quản lý và giáo viên để thuthập thông tin, làm rõ những thông tin đã thu thập thông qua hệ thống các câuhỏi có nội dung quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ảnhhưởng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đến sự phát triển toàn diện trẻ mầmnon cũng như chất lượng giáo dục trẻ mầm non tại các nhà trường Bên cạnh
An-đó, tôi có thể làm rõ các yếu tố gây ra sự ảnh hưởng tới thực trạng và nhữngkhuyến nghị của họ Những thông tin thu được từ phương pháp này sẽ làm căncứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu của tôitrênmẫu khách thể là Hiệu trưởng, CBQL, giáo viên
7.2.2 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Sử dụng phương pháp này trong đề tài giúp tôi có được đánh giá đúng vềsản phẩm của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm nonThành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, đánh giá mức độ thực hiện hoạtđộng của CBQL, giáo viên qua việc sử dụng các phương pháp, cách thức thựchiện tại lớp học, thiết kế môi trường trong và ngoài nhà trường…
7.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trong giáo dục đó là phương pháp tiếp nhận những thông tin khoa học,nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học giáo dục bằng cách trưng cầu trítuệ một đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ nhận thức, năng lực chuyênmôn cao, ý kiến của mỗi chuyên gia sẽ hỗ trợ, cho ta một ý kiến theo đa số,khách quan về một vấn đề giáo dục
Phương pháp này được sử dụng bằng cách: lắng nghe và tiếp thu ý kiếncủa các lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục Thành phố Thái Nguyên, Hiệutrưởng các trường mầm non công lập, các CBQL, giáo viên cốt cán,…để cóthông tin làm cơ sở đáng tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quảnghiên cứu
Trang 23Đặc biệt, phương pháp này đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc đề xuất cácbiện pháp nhằm đạt được hiệu quả hoạt động quản lý để nâng cao chất lượnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên,Tỉnh Thái Nguyên.
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Khi nghiên cứu luận văn, phương pháp này giúp tôi tìm hiểu và thamkhảo sáng kiến về một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tự học bồidưỡng chuyên môn qua Modul Mầm non 1 trong Dự án tăng cường khả năngsẵn sàng đi học cho trẻ Mầm non, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm vềhoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm…để xây dựng biện pháp quản lý hoạtđộng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố TháiNguyên, Tỉnh Thái Nguyên
7.2.5 Phương pháp khảo nghiệm
Trong luận văn này, phương pháp khảo nghiệm có vai trò khảo sát, đánhgiá mức độ cần thiết và phù hợp của hoạt động quản lý hoạt động giáo dục lấytrẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh TháiNguyên
7.3 Nhóm phương pháp toán thống kê
Số liệu sau khi thu thập sẽ được tôi sử dụng phương pháp toán thống kê
để xử lý kết quả bằng phần trăm (%)
8 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, TỉnhThái Nguyên
Trang 24Ngoài ra, luận văn còn có:
Trang 25Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là: “Dựa trên nhu cầu,hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thểthành công và tiến bộ Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhaugồm cả hoạt động vui chơi Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tậpnhư khám phá, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè Xây dựngkế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm, kế hoạch giáodục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ”[16,tr.43]
Căn cứ vào kết quả của quả trình nghiên cứu về sự kỳ diệu não bộ ở trẻ
sơ sinh và lứa tuổi mầm non, đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu để lại chonhân loại những công trình thế kỷ về giáo dục đào tạo trẻ thông minh sớm, côngtrình giáo dục não phải, bồi dưỡng nhân tài từ khi còn nhỏ cho quốc gia Hầuhết những công trình nghiên cứu đó đều hướng trọng tâm vào cá nhân mỗi đứatrẻ, đánh thức khả nằng tiêm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ và tạo điều kiện tốt nhất
để trẻ phát huy những khả năng đó Mỗi sản phẩm trí tuệ giống như là đứa continh thần của các nhà nghiên cứu, trong đó phải kể đến những giáo sư, tiến sĩđầu tiên đưa giáo dục sớm đến với nhân loại như:
+ Shichida Makoto (Giáo sư người Nhật Bản): đã đưa ra một “cuộc cáchmạng về giáo dục bán cầu não phải” nhằm khai thác hết tiềm năng tri thức củabán cầu não phải [38]
+ Glenn Doman (Giáo sư người Mỹ): Ông đã thành công khi đưa phươngpháp giáo dục lấy tên của mình vào thực nghiệm nhằm khơi dậy và phát triển tríthông minh của trẻ nhỏ Ông cho rằng phương pháp này được hình thành dựatrên 3 yếu tố cơ bản: Kỹ năng đọc; Khả năng toán học; Năng lực nhận thức sâu
và rộng [38]
Trang 26+ Feng De Quan (Giáo sư người Trung Quốc) với trường phái giáo dụcsớm mang tên “Phương án 0 tuổi” (PA0T) Ông cho rằng đây là phương phápcó
thể khai mở trí thông minh và những tố chất tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ trẻ ngay từ
0 tuổi (khi còn là thai nhi) đến 6 tuổi [38]
+ Ở Hàn Quốc, các bậc cha mẹ đang rất quan tâm và chú trọng tới giáodục cho con em mình tại gia đình theo hình thức dịch vụ Họ không chỉ đầu tưcho con em mình vào các môn toán học, ngôn ngữ học mà còn chú trọng vào tất
cả các lĩnh vực khác nhau như: nghệ thuật, hội họa, âm nhạc…Tư tưởng nàyhiện nay đã du nhập và để lại ấn tượng không nhỏ tới thị trường giáo dục ởViệtNam [38]
+ Tại các quốc gia khác như: Thái Lan, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia,Singapore…đã nhanh chóng tiếp nhận và áp dụng mạnh mẽ các công trìnhnghiên cứu về Giáo dục não phải vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo Hơn cả, cácquốc gia trên đã chú trọng đầu tư cho giáo dục để bổ sung và tăng cường hiệuquả của các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu được tham gia ở các lứatuổi khác nhau Họ mở rộng giáo dục theo hình thức dịch vụ ra thị trường quốctế với tên gọi “Cuộc Cách mạng não bộ - Brain Revolution”[38]
Một số mô hình giáo dục nổi tiếng khác: Dongsim’s Edutour - Mô hình
giáo dục mầm non tại Hàn Quốc; Jean Piaget and John Dewey - Mô hình giáodục HighSocpe; Phương pháp giáo dục sớm Montessori; Phương pháp giáo dụcsớm cho con của người Mỹ; Phương pháp giáo dục sớm của mẹ Nhật; Phươngpháp giáo dục sớm của mẹ Mexico; Phương pháp giáo dục sớm của người DoThái
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Chương trình giáo dục mầm non đăt ra mục tiêu giáo dục trẻ phát triểntoàn diện với các lĩnh vực phát triển như: Phát triển thể chất, phát triển nhậnthức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và quan hệ xãhội.Việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ thúc đẩy sự phát triển
Trang 27tính chủ động, khả năng tư duy và tự giải quyết vấn đề cho trẻ Trẻ học tập vàlĩnh hội kiến thức tốt
Trang 28nhất thông qua hoạt động vui chơi, và đạt hiệu quả tốt nhất khi trẻ có được sự
hỗ trợ từ người lớn Người lớn sẽ giúp trẻ có cơ hội tiếp tục những gì mà trẻđang hứng thú và đang thực hiện Người giáo viên lúc này sẽ tổ chức các hoạtđộng dưới hình thức trò chơi, hoạt động chơi một cách linh hoạt và bao hàmtrong đó là lượng kiến thức kỹ năng cần cung cấp đến cho trẻ Để có được hiệuquả như vậy thì trước nhất mỗi người giáo viên mầm non phải thật sự cốgắng, nỗ lực hết mình, tích cực sáng tạo trong việc xây dựng và thiết kếmôi trường trong và ngoài lớp học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” giúptrẻ phát triển toàn diện và tích lũy những kỹ năng cần thiết cho trẻ
Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu cũng như nhận định củacác tác giả trong nước đã góp phần khẳng định tầm quan trọng của vấn đề giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương
trình lấy trẻ làm trung tâm Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ”[8].
Ngày 14 đến 15/7/2017, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương tổ chức
Hội thảo khoa học Quốc gia: "Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
và ứng dụng phương pháp Montessori trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non”với sự nhất trí của BGD&ĐT và tổ chức UNICEF Việt Nam [33].
BGD&ĐT ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMNvới nội dung: Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương phápchăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quanđiểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường,lớp và khả năng của trẻ, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằmtạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phươngchâm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi đã được BGD&ĐT
đề cập đến [3]
Trang 29Tác giả Đỗ thị Minh trong Báo cáo khoa học (23/08/2014) đã đề cập đến
Bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”[24].
Tác giả Đinh Hương Ly nghiên cứu về “Thực trạng công tác xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại một số trường mầm non” [23]
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung nghiên cứu về “Thực trạng vận dụngquan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm vào tổ chức hoạt động dạy họcngành GDMN tại trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang [26]
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Anh nghiên cứu về“Thực trạng vận dụngnguyên tắc giáo dục theo mô hình Montessori tại một số trường mầm nonMontessori”, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh [1]
Tác giả Trần Thị Thu Huyền đóng góp tham luận: “Một số biện phápthực hiện tốt chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” [17]
Tham luận“Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” [35].
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dụclấy trẻ làm trung tâm” [28]
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” [25]
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường mầmnon lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả ở trường mầm non thị trấn Bến Sung,huyện Như Thanh” [35]
Những công trình trên đã đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp nâng caohiệu quả phát triển toàn diện ở trẻ nhất là cấp học mầm non Hầu hết sáng kiếnkinh nghiệm đều được đúc rút từ thực tiễn hoạt động của các đơn vị, các trườnglớp mầm non Những công trình trên đã đề cập tới mục đích nâng cao hiệu quảcông tác quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục của các trường mầm non, nhất lànội dung quản lý đã được làm rõ qua các công trình nghiên cứu như: Cơ sởkhoa học quản lý [6], Vai trò của cộng đồng - xã hội trong quản lý giáo dục
và đào
Trang 30tạo [13], Quản lý giáo dục” [14], Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thựctiễn [19] Cơ sở lý luận quản lí trong tổ chức giáo dục [22], Những khái niệm
cơ bản về lý luận quản lý giáo dục [30]
Trong thời gian qua, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm ở các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có đượcmột số thành tựu đáng kể, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế nhất định,điều này đã ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Nếu các trườngmầm non ở Thành phố Thái Nguyên nhận thức đúng đắn về quan điểm trêncũng như đánh giá được ưu điểm nhược điểm của mình khi tham gia thực hiệnhoạt động, từ đó xây dựng được các biện pháp phù hợp với điều kiện của từngtrường để nâng cao chất lượng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ làđiều kiện tiên quyết giúp cho học sinh phát triển toàn diện
Đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trườngmầm non Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” là đề tài mà tôi đã đisâu vào tìm hiểu thực tế việc tổ chức hoạt động của giáo viên cũng như hoạtđộng quản lý của cán bộ quản lý các nhà trường Qua nghiên cứu để đánh giákhách quan kết quả đã đạt được và ghi nhận những hạn chế còn tồn tại của cácnhà trường, để từ đó có thể lựa chọn những biện pháp cấp thiết và quan trọngnhất với mục đích nâng cao nhận thức cho giáo viên cũng như các điều kiện cầnthiết hỗ trợ giáo dục toàn diện cho trẻ đáp ứng nhu cầu không ngừng đổi mớicủa cấp học, sự tin yêu của nhân dân
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý hoạt động giáo dục
1.2.1.1.Quản lý
Quản lý là sự điều khiển, phối hợp, tác động của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý trong quá trình hoạt động (lao động, học tập, nghiên cứu, ứngdụng ) của một tổ chức, một đơn vị với các điều kiện nhất định (không gian,thời gian, nguồn lực ) nhằm đạt được mục tiêu đề ra.(Sơ đồ 1.1):
Trang 31Mục tiêu quản lý
quản lý
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Trong công tác lãnh đạo, quản lý và chỉ huy, Bác Hồ đã từng nói:
“Không có kiểm tra đánh giá coi như không có lãnh đạo” Vì vậy các chức
năng cơ bản của quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánhgiá có thể khái
quát như sau:
Trang 321.2.2 Hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
1.2.2.1 Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục là hoạt động được thực hiện bởi vai trò chủ đạo củangười giáo viên đối với học sinh dựa trên mục đích, kế hoạch, nội dung,phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất, nhân cách, giátrị và kỹ năng sống cần thiết của một người công dân
1.2.2.2 Chương trình giáo dục mầm non
Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chămsóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nước, đồng thời là căn cứ đểđào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảocác điều kiện thực hiện Chương trình GDMN có chất lượng
1.2.2.3 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là HĐGD cụ thể của người tổ chứcHĐGD tạo ra các cơ hội, điều kiện cần thiết để mọi trẻ đều được tham gia vàohoạt động Mọi HĐGD đều hướng tới từng cá nhân trẻ, dựa trên hứng thú, nhucầu, khả năng và thế mạnh của mỗi trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập nhằm
hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực Mọi trẻ trong quá trình giáo dục đều
có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua vui chơi,bản thân trẻ sẽ tự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho riêng mình.Trẻ được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng và đều có cơ hội tốt nhất có thể
để thành
công
Nhận thức và áp dụng theo phương pháp giáo dục mới đã đi vào ViệtNam cùng quá trình hội nhập và giao lưu kinh tế văn hóa Giáo dục mới đã xuấthiện ở đất nước chúng ta từ cách đây hơn 70 năm Giáo dục mới gỡ bỏ nhữngquan điểm giáo dục lạc hậu, ứng dụng những phương pháp tâm lý sư phạm tiến
bộ, mới mẻ mà ở đó, sự phát triển, quyền tự do và lựa chọn của trẻ thơ là trọngtâm của quá trình giáo dục [30]
Trang 331.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
1.3.1 Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non trướchết được dựa trên khung Chương trình giáo dục mầm non ( ban hành theo TT17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng BGDĐT) Quan điểm nàythể hiện cụ thể ngay trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng nộidung, lựa chọn hoạt động giáo dục phù hợp nhằm phát triển cho trẻ theo cáclĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, pháttriển tình cảm- kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ
1.3.1.1 Xác định mục tiêu
Mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm căn cứ vào khá năng, nhu cầu họctập, sở thích của trẻ, là kết quả được lựa chọn từ việc theo dõi, quan sát trẻ hàngngày, hàng tuần, hàng tháng Căn cứ vào từng nội dung giáo dục cho từng độtuổi khác nhau để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống củatrẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp với vùng miền, trường lớptrong địa phương Việc viết mục tiêu luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ đượclàm gì? Sẽ như thế nào ( sau 1 năm – kế hoạch năm, sau 1 tháng – kế hoạchtháng, sau 1 tuần – kế hoạch tuần, sau 1 ngày - kế hoạch ngày)? Từ đó mục tiêugiáo dục đưa ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế có giới hạn về thời gian
để có thể dễ dàng xác định mục tiêu đã đạt được hay chưa
1.3.1.2 Xây dựng nội dung
Khi mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được xác định thì CBQL,
GV phải đựa vào mục tiêu để cụ thể hóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng
độ tuổi khác nhau được quy định trong chương trình vì nội dung giáo dục rongchương trình là những vấn đề hết sức cốt lõi và cơ bản Những nội dung giáodục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể mà trẻ muốn biết, gần gũi với trẻ,phù hợp với từng vùng miền, điều kiện địa phương Nội dung giáo dục đượcxây
Trang 34dựng để trả lời cho các câu hỏi: Dạy trẻ kiến thức gì? ( trẻ hiểu được gì, biếtđược những gì).Dạy trẻ những kỹ năng nào? Giáo dục trẻ có thái độ như thếnào với thế giới xung quanh? Nội dung cốt lõi của chương trình có giúp trẻ pháttriển theo điều kiện thực tế hay không?
Mục tiêu và nội dung có mối liên quan chặt chẽ với nhau không thể táchrời do đó có mục tiêu thì phải có nội dung, một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung
1.3.1.3 Tổ chức HĐGD
Theo chương trình GDMN, HĐGD gồm hoạt động vui chơi, hoạt độnghọc, hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động Khi tổ chức cácHĐGD lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải luôn nắm bắt được hứng thú,nhu cầu, kiến thức, mong muốn và kỹ năng của trẻ nhằm mở rộng việc cung cấpkiến thức cho trẻ Cho trẻ thời gian để học phù hợp, tạo ra các cơ hội khác nhau
để trẻ học và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu Gần gũi với trẻ và thu hút trẻvào các hoạt động, sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin và giúp trẻphát triển khả năng diễn đạt, bộc lộ những gì trẻ biết và trẻ hiểu ương tác tíchcực giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng Không ngừng trau dồi tri thức, họctập kinh nghiệm, tư duy linh hoạt và nâng cao trình độ chuyên môn Bên cạnh
đó đối với trẻ thì trẻ nào cũng được: Hỗ trợ để tham gia hoạt động, khuyếnkhích tạo ra sự lựa chọn, khuyến khích để tự giải quyết vấn đề, khuyến khích
và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau
1.3.2 Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Tổ chức HĐGD lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động được thực hiện dựatrên nhu cầu, sở thích, khả năng, hứng thú, và điểm mạnh của từng trẻ, từ đó đưa
ra kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đối tượng Người GV chịu trách nhiệmthiết kế và đưa ra cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để trẻ có thể tiếp nhận kiếnthức, đặc biệt phải có niềm tin vào khả năng thành công và tiến bộ của mỗi cánhân trẻ
Nhà quản lý cùng đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xãhội, bằng hành động của mình biến mục tiêu đã đề ra thành hiện thực Trong
Trang 35trường mầm non thì quản lý hoạt động giáo dục bản chất chính là quản lý hoạtđộng sư phạm của của giáo viên mầm non và hoạt động học của học sinh, chủyếu diễn ra trong quá trình truyền tải kiến thức.
1.3.3 Quản lý hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
Quản lý HĐGD lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là quá trình quản
lý việc lập kế hoạch giáo dục, chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình, tổ chứccác hình thức triển khai HĐGD, chỉ đạo huy động các nguồn lực, chỉ đạo việckiểm tra đánh giá, cải tiến điều chỉnh kế hoạch của Hiệu trưởng nhà trường baogồm hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật kháchquan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát triển và nâng caochất lượng giáo dục, làm cho HĐGD trẻ mầm non tiến đến mục đích đã được đề
+ Nội dung quản lý thứ nhất: Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non
Hiệu trưởng các trường mầm non có trách nhiệm sát sao trong việc chỉđạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm căn cứ vàocác văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý Nội dung của hoạt động này nằmtrong chương trình giáo dục mầm non được quy định tại chương trình Giáo dụcmầm non [3] Đặc biệt những nội dung và hình thức được lựa chọn phải nằmtrong bộ tiêu chí của chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Khi chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch giáo dục, hiệu trưởng cần phải xemxét kỹ lưỡng các yếu tố có thể mang lại ảnh hưởng (tốt - xấu) tới quản lý hoạtđộng này bao gồm: nhu cầu nhà trường, nhu cầu của người học, yêu cầu đối với
Trang 36trẻ tại các trường MN Những nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được đưavào chương trình giáo dục cho trẻ nhà trẻ (từ 18 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi),trẻ mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi) như sau:
Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục nhà trẻ: Chương trìnhgiáo dục nhà trẻ với mục tiêu giúp trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi phát triển toàn diện
về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo: Chươngtrình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển toàn diệncác lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm
mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học
Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình hoạt động giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm ở các trường mầm non gắn liền với chương trình giáo dục mầm non[3], lồng ghép linh hoạt giữa hoạt động học và ngoài giờ học nhằm nâng caonhận thức theo nhu cầu của từng trẻ Những nội dung khi đưa ra phải phù hợpvới đặc điểm về tâm lý của trẻ, đáp ứng yêu cầu cần thiết về các mặt nhận thức,ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ khảnăng sẵn sàng học tiểu học
+ Nội dung quản lý thứ hai: Tổ chức các hình thức triển khai hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non
Nội dung này được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm đưa mụcđích, mục tiêu giáo dục trẻ tại các trường mầm non trong kế hoạch trở thànhhiện thực Đây là bước thực hiện mang đến mối quan hệ giữa các đơn vị trườnghọc, các bộ phận liên quan trong hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạicác trường mầm non có sự liên kết thống nhất, chặt chẽ với nhau Nhà quản lý
có thể chỉ đạo sắp xếp, bố trí các nguồn lực cần thiết cho hoạt động giáo dục trẻtại các trường mầm non một cách tốt hơn
Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở cáctrường mầm non được thực hiện:
Trang 37- Giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm có thể theo chủ định của giáo viên hoặc theo ý thích của trẻ trên lớphọc.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời
- Tổ chức hoạt động cá nhân
- Tổ chức hoạt động theo nhóm
- Tổ chức hoạt động cả lớp
- Tổ chức lễ, hội: Các ngày kỷ niệm, các sự kiện, lễ hội trong năm liên có
ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Ngày hội đến trường, sinh nhậtcủa trẻ, Tết Trung thu, Tết cổ truyền , Ngày 8-3, Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Chiatay bé 5 tuổi…) Ngoài ra có thể được thực hiện dưới nhiều hoạt động: hội thi,hội xuân, hội khỏe,…
+ Nội dung quản lý thứ ba: Chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
Hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động quan trọng vàđược thực hiện thường xuyên, liên tục của những người làm công tác giáo dụctrong các trường mầm non Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạtđộng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non thì người quản lýngoài nhiệm vụ tổ chức thường xuyên, liên tục thì cần phải có kinh nghiệm huyđộng các nguồn lực khác trong xã hội cùng tham gia như:
Tin lực: Năng lực thông tin liên quan đến khả năng làm chủ thế giới
thông tin của chủ thể quản lý qua việc: tiếp cận, xử lý thông tin; ứng xử/tươngtác với thế giới thông tin; hiểu về các khía cạnh đạo đức, pháp luật của việckhai thác, sử dụng thông tin từ các cấp quản lý cao hơn để truyển tải đến cácđối tượng quản lý Năng lực thông tin liên quan đến 3 khía cạnh: kỹ năng thôngtin; thái độ chủ động và tích cực trong tiếp cận thông tin; hiểu biết về các khíacạnh đạo đức, xã hôi, pháp luật trong khai thác và sử dụng thông tin Có thểthấy, trong giáo dục năng lực thông tin được cấu thành dựa trên 3 thành tố:
Trang 38Thái độ, kỹ năng, kiến thức/ hiểu biết của người Hiệu trưởng, CBQL trongviệc tiếp nhận các văn
Trang 39bản chỉ đạo, các quyết định, chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp giáodục để áp dụng một cách triệt để đạt được hiệu quả cao nhất.
Vật lực: Trong giáo dục, vật lực (nguồn lực từ tiền bạc,vật chất) được coi
là một trong những phương tiện để huy động cùng tham gia vào thực hiện hoạtđộng giáo dục Người Hiệu trưởng đóng vai trò là người ra quyết định và thựchiện huy động nguồn lực vật chất dựa trên mục tiêu của hoạt động giáo dục,nhu cầu của hoạt động giáo dục, sự cần thiết phải huy động nguồn lực vật chấ,
… như: sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, đoàn thanhniên, công đoàn, các đoàn thể trong và ngoài địa phương, tổ chuyên môn và hộiphụ huynh học sinh,các đơn vị tổ chức cá nhân ngoài xã hội nhằm thu đượcnhững điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trường lớp, tạo môi trường học tậpvui chơi trong và ngoài lớp học, đồ dùng học tập cho các em, thiết bị dạy học
để giáo viên có thể giảng dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất
Tài lực: Đây là một nguồn lực được coi là giữ vị trí quan trọng trong giáo
dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng Tài lực trong giáo dục được hiểu
là khả năng/ không có khả năng làm việc/ đảm bảo chất lượng công việc củangười được giao Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trườngmầm non thì tài lực được đánh giá là năng lực của người Hiệu trưởng, CBQLtrong việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đánh giá quá trình xác định mục tiêu giáodục, xây dựng nội dung giáo dục và lựa chọn hoạt động giáo dục phù hợp củagiáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc trẻ
Nhân lực: là sức lực của con người, nằm trong mỗi con người và làm cho
con người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của
cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham giavào quá trình lao động – con người có sức lao động Nguồn nhân lực chính
là nguồn lực con người Ở các trường mầm non, việc tìm kiếm, mở rộng và pháttriển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thểhiện trong việc người Hiệu trưởng các nhà trường phân công công việc phù hợp
Trang 40với khả năng, năng lực, nhu cầu cũng như vị trí của giáo viên, tổ chuyên môncủa nhà trường, nhân viên nhà trường Huy động tinh thần trong nguồn nhânlực: sử dụng sức người để trồng cây xanh, sơn sửa trường lớp học, trang trí môitrường lớp học tạo sự thân thiện cho trẻ, tham gia hỗ trợ vào những hoạt độngchung của nhà trường…Đồng thời có sự linh hoạt trong huy động nguồn nhânlực bằng hình thức liên kết giáo viên giữa các trường mầm non trên địa bànnhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Thời lực: chính là nguồn lực thời gian được định sẵn để thực hiện mục tiêu
giáo dục đã đề ra Thời gian thực hiện mục tiêu được đánh giá bằng kết quả thuđược trên trẻ: Trẻ đã được làm gì? Đã làm được những gì và làm như như thếnào ( sau 1 năm – kế hoạch năm, sau 1 tháng – kế hoạch tháng, sau 1 tuần – kếhoạch tuần, sau 1 ngày - kế hoạch ngày)? Từ đó có giới hạn thực tế về thời gian
để có thể dễ dàng xác định mục tiêu đã đạt được theo đúng quy định hay chưa?Cần có những điều kiện cần thiết gì để thúc đẩy điều đó đạt tiến độ và chấtlượng như mục tiêu đề ra
Việc chỉ đạo huy động các nguồn lực cùng tham gia thực hiện hoạt độnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường mầm non sẽ mang lại hiệu quảthiết thực nhất khi: Chủ thể quản lý là Hiệu trường nhà trường có trách nhiệmchính trong chỉ đạo xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, lựa chọn hìnhthức giáo dục phù hợp nhất đối với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ gắnliền với yếu tố hoàn cảnh thực tế tại địa phương Sự chỉ đạo công tác huy độngcác nguồn lực cùng tham gia để thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trungtâm phải tổ chức theo kế hoạch và có sự thống nhất ngay từ đầu Nhà trường đềcao vai trò, ý nghĩa của gia đình và các tổ chức xã hội trong việc chủ động, tíchcực phối kết hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục lấy trẻ làm trungtâm Trên cơ sở đó làm nền tảng, căn cứ xây dựng kế hoạch nội dung, hình thứchuy động các nguồn lực thực hiện hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạicác trường mầm non để mục tiêu giáo dục được thực hiện trong điều kiện tốtnhất