Tư tưởng của Khổng Tử nói chung và quan điểm về Lễ nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.Với những giá trị đã được thẩm định, phát triển qua thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ LAN MINH
PHẠM TRÙ LỄ CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 80
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ TRỌNG HANH
HÀ NỘI - 2012
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tư tưởng của Khổng Tử có một vịtrí rất đặc biệt Sự đặc biệt ấy không chỉ bởi những giá trị đặc sắc trongnội dung tư tưởng và tầm ảnh hưởng của nó đối với thời đại nó ra đời
mà còn bởi tư tưởng Khổng Tử đã sống một cuộc sống lâu bền và rấtriêng, vượt qua khuôn khổ một thời đại, một quốc gia Tư tưởng Khổng
Tử nói riêng và tư tưởng nho giáo nói chung đã trở thành hệ tư tưởngcủa giai cấp phong kiến trong suốt tiến trình phát triển qua các triều đạiphong kiến ở Trung Hoa và nhiều nước Á Đông khác trong đó có ViệtNam
Với một hệ thống những quan điểm về thế giới và đặc biệt là quanđiểm nhân sinh thể hiện trong quan niệm về chính trị xã hội và luân lýđạo đức, Khổng Tử là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Nhohọc trong lịch sử Trung Hoa Quan điểm về Lễ là một trong những nộidung chủ yếu trong quan niệm về chính trị xã hội, luân lý đạo đức củaKhổng Tử Trong học thuyết về chính trị - xã hội của Khổng Tử, Lễđược hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng dù ở khía cạnh nào nócũng không vượt ra khỏi mục đích tối cao nhằm giải quyết một vấn đềlớn của thời đại ông là bình ổn xã hội Khổng Tử muốn khôi phục Lễ đểthực hiện điều Nhân nhằm bình ổn xã hội loạn lạc để quay trở lại nhưthời Tây Chu Tất nhiên, từ Lễ trong nền giáo dục phong kiến đến Lễtrong nền giáo dục hiện đại đã có rất nhiều biến đổi nhưng ở bất kỳ thờiđại nào cũng có những giá trị được bảo tồn Bởi vậy, hoàn toàn khôngngẫu nhiên khi người Trung Hoa suy tôn Khổng Tử là “Vạn thế sưbiểu” (thầy của muôn đời)
Trong quá trình du nhập vào Việt Nam tư tưởng của Khổng Tử vàNho giáo từ chỗ bị đối xử thiếu thiện cảm do đi theo gót chân của kẻxâm lược dần dần nó đã hòa nhập vào đời sống cộng đồng bởi nhữngnét tương đồng và không ngừng thay đổi thích ứng với văn hóa bản địa.Người Việt đã sớm tiếp biến tư tưởng Khổng Tử không chỉ bởi sự giao
Trang 3thoa văn hóa tự nhiên mà còn bởi sự ủng hộ và tiếp sức của giai cấpphong kiến Việt Nam qua nhiều triều đại Tư tưởng Khổng Tử và Nhogiáo, trong đó có tư tưởng về Lễ cũng như chính Khổng Tử và nhiềudanh nho khác sớm chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong nền giáo dụcphong kiến và đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, nền giáo dục Việt Nam cũng có những bướcchuyển mình quan trọng và đạt được một số thành tựu nhất định Tuynhiên cùng với quá trình ấy cũng đã đưa đến một số thay đổi tiêu cựctrong các quan hệ xã hội Một bộ phận học sinh có hành vi và suy nghĩlệch lạc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục và báo hiệu một
sự suy thoái về đạo đức và lối sống Ở một nền văn hóa tương đối đậmchất nho học như Việt Nam thì điều đó càng khó chấp nhận vì nó đingược lại với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi sư, bán tự visư”, Kính trên nhường dưới Để phát triển một thế hệ mới trong tươnglai làm chủ đất nước và thực hiện thành công sự nghiệp phát triển đấtnước bên cạnh việc giáo dục tri thức khoa học thì giáo dục đạo đức cómột ý nghĩa hết sức quan trọng
Tư tưởng của Khổng Tử nói chung và quan điểm về Lễ nói riêng có
ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.Với những giá trị đã được thẩm định, phát triển qua thực tiễn nhiềuthế kỷ cùng với sự tiếp biến linh hoạt và cho vào Lễ một hơi thở củathời đại thì nó hoàn toàn có thể giúp khôi phục và định hình một nhâncách chuẩn đối với học sinh, đặc biệt là với một bộ phận học sinh lệchchuẩn hiện nay ở nước ta
Với những suy nghĩ đó, tôi đã làm luận văn cao học với đề tài:
“Phạm trù Lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay”.
2 Tình hình nghiên cứu
Nho giáo nói chung và phạm trù Lễ trong triết học của Khổng Tửnói riêng là đối tượng nghiên cứu đang thu hút nhiều ngành khoa họcnghiên cứu trong nhiều thế kỷ qua cho tới hiện nay, như: triết học, văn
Trang 4hóa học, sử học, tôn giáo học, giáo dục học, đạo đức học… Có thể kháiquát kết quả nghiên cứu đó theo ba hướng sau:
Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Khổng Tử trong tổng
thể nền văn hóa Trung Quốc Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có
thể kể đến các tác phẩm như: “Sử ký” của Tư Mã Thiên, Nxb Văn học,
Hà Nội, xuất bản năm 1988; “Lịch sử văn minh và các triều đại Trung
Quốc”, được biên soạn năm 2004 bởi TS Dương Ngọc Dũng - Nhà
nghiên cứu Anh Minh, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh; “ Lịch
sử văn minh Trung Hoa” của sử gia lớn nhất thời hiện đại Will Durant,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội (dịch giả Nguyễn Hiến Lê), 2004;
“Đại cương triết học sử Trung Quốc”, của nhà triết học Phùng Hữu
Lan (Fung Yu-Lan), Nxb Thanh niên, Trung tâm nghiên cứu quốc học,
Hà Nội (người dịch Nguyễn Văn Dương), xuất bản năm 1999; “Nho
giáo Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Tôn Nhan, Nxb Văn hóa thông
tin, năm 2005; “Lịch sử triết học phương Đông”, của GS Nguyễn Đăng Thục, Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2006; “Đạo
đức phương Đông cổ đại”, của PGS Vũ Tình, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, xuất bản 1998… Các công trình nghiên cứu đã trình bày mộtcách khái quát về tư tưởng triết học Khổng Tử, trong đó có tư tưởng về
Lễ của ông tổ Nho giáo để khắc họa chân dung một con người, mộtnhân cách, một đại biểu văn hóa
Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng Khổng Tử
trong dòng phát triển của lịch sử triết học Trung Quốc Trong dòng
nghiên cứu này có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: “Đại
cương triết học Trung Quốc” của Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Nxb Cao
Thơm, Sài Gòn, năm 1966; “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc”
do Doãn Chính chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1999; Lịch sử
triết học sử Trung Quốc (2 tập) của tiến sĩ Phùng Hữu Lan (Feng You
Lan), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2006; Các công trìnhnghiên cứu này đã trình bày, phân tích một cách sâu sắc triết họcKhổng Tử trong tiến trình lịch sử triết học Hơn nữa, các công trình nàytập trung phân tích các học thuyết về chính trị, xã hội của Khổng Tử, ít
Trang 5nhiều có đề cập đến phạm trù Lễ trong mối tương quan đến các phạm trù đạo đức trong “ngũ thường” như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Trong thời gian gần đây, đã xuất hiện tác phẩm nghiên cứu chuyên
sâu về lịch sử triết học Trung Quốc là “Từ điển triết học Trung Quốc”
của PGS TS Doãn Chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bảnvào năm 2009; tác phẩm này trình bày, phân tích một cách sâu sắcnhững vấn đề như: nội dung các học thuyết trong triết học của KhổngTử; lịch sử hình thành, phát triển và sự biến đổi của phạm trù Lễ trongtiến trình lịch sử, nguyên nhân sự ra đời của Lễ cũng như ý nghĩa, côngdụng Lễ Tuy nhiên, do đặc trưng của thể loại Từ điển và do khốilượng kiến thức đồ sộ mà tác phẩm đề cập đến, nên tác giả đành hạnchế phần phân tích nội dung của Lễ
Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết của
các tác giả chuyên nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu riêng về Lễ
trong triết học Khổng Tử, như: “Lễ Ký - kinh điển về việc lễ” của tác giả Nhữ Nguyên, Nxb Đồng Nai, Biên Hòa, 1996; “Kinh lễ”, do
Nguyễn Tôn Nhan biên dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, năm 1996;
“Tứ Thư”, Dịch giả Đoàn Trung Còn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006;…
Những công trình nghiên cứu này biên dịch phần nguyên bản chữ Hán,đồng thời các nhà nghiên cứu, dịch thuật cũng cố gắng bằng kiến thứcuyên thâm của mình phân tích, thuyết minh một số nội dung nhằm giúpđộc giả hiểu được phần lớn tinh thần của tác phẩm
Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận theo một hướngkhác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào được coi là có cáinhìn toàn diện về phạm trù Lễ trong triết học của Khổng Tử, chưa cócông trình nào nghiên cứu riêng biệt hoặc trình bày một cách có hệ thốngnội dung của Lễ, chưa có công trình nào đánh giá hết những giá trị, hạnchế của tư tưởng về Lễ của Khổng Tử, cũng như đề ra phương pháp vậndụng những bài học lịch sử đó vào việc hoạch định chính sách, biện phápgiáo dục đạo đức học sinh hiện nay
Để có cái nhìn toàn điện về đạo đức, lối sống của thanh niên ViệtNam hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng và quan điểm của Đảng,
Trang 6tác giả tham khảo, kế thừa những công trình khảo sát, thống kê, nghiêncứu về thanh niên, về đạo đức, lối sống của thanh thiếu niên Việt Namtrong giai đoạn hiện nay Những công trình này đã phản ánh thực trạng
về tình hình đạo đức, lối sống của thanh thiêu niên Việt Nam trong bốicảnh kinh tế thị trường đang phát triển Có thể khẳng định đây là nhữngcông trình nghiên cứu chuyên sâu của những nhà khoa học, những côngdân đang trăn trở về những biến động trong lối sống, đạo đức, chuẩngiá trị xã hội Có thể kể đến:
“Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, do Nguyễn
Ngọc Phú (chủ biên), Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2008.Nhóm tác giả đã trình bày quan niệm chung về chuẩn mực đạo đức theoquan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tíchcác giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống con người Việt Nam; đồngthời phân tích các tác động của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa,hiện đại hóa đến sự vận động biến đổi các chuẩn mực đạo đức của conngười Việt Nam hiện nay
ThS Phạm Tấn Xuân Tước, PGS TS Huỳnh Thị Gấm (2008),
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho sinh viên ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Công trình trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cáchmạng, lối sống mới cho thanh niên; phân tích thực trạng đạo đức, lốisống sinh viên; thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinhviên; đề ra các nhóm giải pháp về giáo dục đạo đức cho sinh viên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
Công trình “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt
Nam” công bố ngày 26 tháng 8 năm 2005 Tính cho đến nay, đây là
cuộc điều tra về vị thành niên và thanh niên lớn nhất, toàn diện nhất ởViệt Nam, là nguồn thông tin bổ ích, đáng tin cậy về tình trạng sứckhỏe, đời sống xã hội, thái độ, hoài bão của thế hệ thanh niên Việt Namngày nay
Đây là các công trình rất công phu, mỗi tác giả lại có cái nhìnchuyên sâu về từng khía cạnh của đời sống thanh niên hiện nay và từ đó
Trang 7đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao đạo đức xã hội Song, cáctác phẩm còn dừng lại ở những giải pháp ở tầm vĩ mô, chung chungmang tính định hướng mà chưa thực sự cụ thể, phù hợp để xây dựngnhững chuẩn mực đạo đức cho từng nhóm bộ phận những người ViệtNam, chưa xây dựng được chương trình, biện pháp giáo dục đạo đứchiệu quả cho đối tượng thanh thiếu niên.
Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ triết học đã được bảo vệ xoayquanh vấn đề con người, mẫu người, đạo làm người và vấn đề giáo dụcđào tạo con người theo những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của nhogiáo như: “Tìm hiểu mẫu người quân tử qua hai tác phẩm “Luận Ngữ” và
“Mạnh Tử” của Nguyễn Xuân Lộc, “Quan niệm của Nho giáo nguyênthủy về con người qua các mối quan hệ thân - nhà - nước- thiên hạ” củaTrần Đình Thảo, “Quan niệm của Khổng Tử về giáo dục” của Nguyễn
Bá Cường, “Quan niệm của Khổng Tử về con người và giáo dục đào tạocon người” của Nguyễn Thị Tuyết Mai… Mặc dù các luận văn, luận ánđều có phạm vi nghiên cứu cụ thể của từng đề tài xong các tác giả ởnhững mức độ nhất định đã đề cập đến tư tưởng về lễ trong quan hệ mậtthiết với các phạm trù đạo đức khác góp phần hình thành nên tính toànvẹn của mẫu người lý tưởng mà Nho giáo muốn xây dựng
Với thái độ trân trọng những thành tựu nghiên cứu của các học giả
đi trước đã cung cấp nhiều kiến thức về phạm trù Lễ cũng như đạo đức,
lối sống xã hội vô cùng bổ ích và có giá trị, tôi đã tham khảo, kế thừa
có chọn lọc và trung thực nguồn tư liệu quý báu đó trong quá trình thựchiện luận văn của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Từ việc nghiên cứu có hệ thống tư tưởng của khổng Tử về Lễ, luậnvăn đánh giá những giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử của nó cùngnhững kiến nghị đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức học sinh Việt Namhiện nay.
Trang 83.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên luận văn sẽ giải quyết một số nhiệm vụsau:
- Trình bày cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử
- Phân tích phạm trù Lễ và các phạm trù trong mối tương quan vớiphạm trù Lễ
- Trình bày các nội dung cơ bản trong phạm trù Lễ của Khổng Tử
- Phân tích thực trạng đạo đức học sinh ở Việt Nam hiện nay
- Đưa ra ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức học sinh ởViệt Nam và một số kiến nghị cho sự nghiệp giáo dục đạo đức học sinhhiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Phạm trù Lễ của Khổng Tử để từ đórút ra ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh ViệtNam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Triết học Nho giáo nguyên thủy bao gồm rất nhiều vấn đề như conngười, chính trị - xã hội, giáo dục… nhưng ở đây luận văn chỉ nghiêncứu về phạm trù Lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáodục đạo đức học sinh ở Việt Nam hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối củaĐảng ta về vấn đề đạo đức
-Luận văn sử dụng các phương pháp như lịch sử - lôgic, phân tích,tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Trang 9- Luận văn đã làm rõ hơn những nội dung trong quan niệm về Lễcủa Khổng Tử và từ đó làm rõ vai trò quan trọng trong tư tưởng Lễ củaKhổng Tử đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
- Luận văn góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận vàphương pháp giáo dục đạo đức con người qua tìm hiểu Lễ trong triếthọc Trung Quốc cổ đại nói chung và trong triết học Khổng Tử nóiriêng
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảngdạy triết học và đạo đức trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấpchuyên nghiệp, Trung học phổ thông… ở nước ta hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luậnvăn bao gồm 2 chương, 7 tiết:
Chương 1: Quan niệm Lễ của Khổng Tử
Chương 2: Ý nghĩa của Lễ trong việc giáo dục đạo đức cho họcsinh Việt Nam hiện nay
Trang 10Chương 1 QUAN NIỆM LỄ CỦA KHỔNG TỬ
1.1 Cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử
1.1.1 Khổng Tử cuộc đời và sự nghiệp
Khổng Tử là người ấp Châu, làng Xương Bình, nước Lỗ nay làhuyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Khổng Tử sinh vào mùađông tháng 10 năm Canh Tuất là năm thứ 21 đời vua Linh Vương nhàChu, tức là năm 551 trước Công Nguyên Bà Nhan thị có lên cầu tự trênnúi aNi Khâu, cho nên khi sinh ra ông mới nhân điềm ấy mà đặt tênông là Khâu, tên tự là Trọng Ni Có sách chép rằng trán ông cao và gồlên cho nên mới đặt tên là Khâu Khâu nghĩa là cái gò
Khổng Tử tôn phù nhà Chu để giảm bớt cái quyền các nước Chưhầu, giữ quyền vua Chư hầu mà bớt quyền các quan Đại phu Vì vậycho nên ông đi chu du khắp thiên hạ mà không tìm được chỗ nào để thihành cái đạo của mình
Cũng bởi vậy nên ông đã chu du nhiều nước song không đượctrọng dụng Cuối đời, thấy thật sự bất lực việc làm chính trị ông về quêdạy học, san định Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc của cổ nhân, viết sáchXuân Thu để bộc lộ quan điểm của mình Nhiều quan điểm của ông thểhiện qua các buổi tọa đàm mà nội dung của nó sau này được trình bàytrong “Luận Ngữ” do học trò của ông chép lại Sau khi Khổng Tử mất,nhất là qua giải pháp tàn khốc “đốt sách, chôn nho” của Tần ThủyHoàng thì sách của Khổng Tử không còn giữ được là bao Khi đạo Nhođược phục hưng (đời Hán Vũ Đế), sách Nhạc chỉ còn một thiên, đượcđem ghép vào bộ “Lễ ký” gọi là thiên “Nhạc ký” Những sách khácđược người đương thời sưu tầm, bổ sung tạo thành năm kinh là: KinhDịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu
1.1.2 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thời kỳ Xuân Thu
Thời Xuân Thu về mặt kinh tế sức sản xuất đã phát triển Công cụsản xuất nhất là công cụ bằng sắt bắt đầu xuất hiện việc dùng bò kéo
Trang 11cày trở thành phổ biến Cùng với sự phát triển của nông nghiệp và thủcông nghiệp, thương nghiệp, buôn bán cũng phát đạt hơn trước
Về chính trị - xã hội, suốt thời Xuân Thu vì mệnh lệnh Thiên tửkhông được chư hầu tuân thủ, chế độ tông pháp bị phá bỏ, trật tự lễnghĩa, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy vi nên các nước chưhầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính và tranh giành địa vịcủa nhau diễn ra liên miên và vô cùng khốc liệt
Chính vì vậy trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều học thuyết nhằmtìm cách sửa đổi để cứu vớt thiên hạ trong đó có học thuyết của khổng
Tử, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí để dạy người, lấy cương thường mà hạn chếnhân dục để giữ trật tự ở trong xã hội cho bền vững
1.2 Khổng Tử bàn về Lễ
1.2.1 Phạm trù Lễ
Trước Khổng Tử, kể từ thời Chu Công, Lễ đã có hai nghĩa: nghĩa
cũ là tế lễ có tính chất tôn giáo, nghĩa mới là pháp điển phong kiến doChu Công chế định, có tính cách chính trị, để duy trì trật tự xã hội Saudùng rộng ra ý nghĩa của Lễ chỉ cả phong tục tập quán và sau cùng quathời Đông Chu nhất là từ Khổng Tử nó có một nội dung mới, nội dungluận lý chỉ sự kỷ luật về tinh thần: Người có lễ là người biết tự chủkhắc kỷ
Khổng Tử chủ trương tòng Chu, giữ pháp điển lễ nhạc của ChuCông thì tất nhiên rất trọng Lễ và buộc vua chúa phải trọng Lễ Lễ đểduy trì trật tự xã hội, có trật tự đó thì vua mới được tôn, nước mới đượctrị, nếu vua không trọng lễ thì còn bắt ai trọng nó được nữa
Chính vì vậy trong việc trị nước cũng như tu thân học đạo, sửamình để đạt đức “Nhân” thì “Lễ” là một trong những yếu tố đượcKhổng Tử rất mực coi trọng Điều này được thể hiện rõ trong cuốnLuận ngữ
Quan niệm về Lễ không chỉ dừng ở Khổng Tử mà nó đã được pháttriển và mang những hàm nghĩa khác nhau trong quan niệm của một sốtriết gia khác như Mạnh Tử, Tuân tử hay trong cả Lễ Ký - một tập sách
do nhiều nho gia thời Hán viết ra