- Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế,
3.1. Kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu xây dựng tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tân Liên Thành:
xây dựng tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tân Liên Thành:
3.1.1. Ưu điểm:
- Cùng với sự trưởng thành và phát triển của ngành xây dựng, Công ty cổ phần sán xuất và thương mại Tân Liên Thành đã không ngừng lớn mạnh với nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất và quản lý tài chính. Công ty đã tự phát hy và nâng cao nâng cao năng lực, tạo chỗ đứng cho mình trong sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Có dược điều này là sự đóng góp to lớn của lãnh đạo cùng với sự cố gắng của toàn nhân viên trong công ty, đặc biệt là cán bộ phòng Tài chính kế toán. Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có năng lực, tận tụy với nghề, phòng Tài chính kế toán đã góp phần tích cực trong công tác phản ánh, giám sát chặt chẽ, toàn diện tài sản của công ty, cung cấp thông tin kịp thời, hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, phân tích của ban lãnh đạo.
- Với tổ chức bộ máy quản lý các phòng ban chức năng gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm quy mô hoạt động của Công ty; công ty đã có khả năng phục vụ tốt cho quá trình thi công xây dựng công trình. Quy định nhiệm vụ rõ ràng cho các phòng ban chức năng để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
- Trong công tác kế toán, công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ kế toán vững vàng, có bề dày kinh nghiệm trong công tác kế toán, luôn áp dụng đúng kịp thời các chế độ kế toán hiện hành. Công việc được phân công cụ thể
phù hợp với trình độ của từng nhân viên kế toán, từ đó tạo điều kiện phát huy và nâng cao trình độ kiến thức cho từng người
- Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung là phù hợp với doanh nghiệp. Mô hình này đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo quyết định đúng đắn.
- Công ty đã sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán Nguyên vật liệu nên tại bất kỳ thời điểm nào cũng tính được giá trị nhập, xuất, tăng, giảm và hiện có. Như vậy có điều kiện để quản lý tốt NVL và hạch toán chặt chẽ đúng quy định, tạo điều kiệ thuận lợi cho công tác kiểm tra kế toán tại công ty.
- Công ty áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đích danh. Đây là phương pháp tỏ ra hiệu quả nhất so với các phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong điều kiện sản xuất của công ty. Nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng về chủng loại và đặc điểm sản xuất của công ty là vật liệu sau khi làm thủ tục nhập kho thường xuất thẳng tới nơi thi công công trình cho nên việc tính trị giá xuất nguyên vật liệu sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Đồng thời nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán là chi phí sản xuất phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra.
- Về hệ thống kho : Công ty đã tổ chức mỗi đội công trình một kho giúp việc thu mua, dự trữ bảo quản được thuận lợi. Các kho thường nằm ngay tại chân công trình nên dễ dàng cho việc xuất vật liệu đưa vào sử dụng thi công. Hệ thống kho bãi phù hợp với quy mô sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dung NVL.
- Về phân loại: Công ty dựa vào vai trò công dụng của vật liệu kết hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh mà phân thành: NVL chính, vật liệu phụ,
phụ tùng thay thế, vật liệu khác.Việc phân loại như trên là hợp lý đảm bảo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
3.1.2. Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình quản lý và sử dụng kế toán NVL còn một số hạn chế sau:
- Đối với công tác kế toán chi tiết NVL:
Trong công tác kế toán chi tiết NVL công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tân Liên Thành đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu nhưng việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán lại trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. mặt khác, do việc kiểm tra đối chiếu chỉ tiến hành vào cuối tháng nên số lượng công việc dồn vào cuối tháng là rất nhiều, như vậy sẽ hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán.
- Về công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng NVL ở công ty:
Qua thời gian thực tập tại công ty em thấy công ty chưa thực sự coi trọng công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. Nếu được thực hiện tốt, việc phân tích này sẽ giúp công ty tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi vật liệu trong giá thành sản phẩm từ đó có biện pháp hạ thấp chi phí, giá thành tăng lợi nhuận cũng như tìm ra các biện pháp quản lý nguyên vật liệu hiệu quả.
- Đối với việc tính giá NVL:
Tại công ty, vật liệu mua về sử dụng cho các công trình có thể do Công ty đi mua rồi nhập kho, sau đó xuất kho cho các công trình, cũng có thể do các đội tự đi mua theo hạn mức của Công ty. Đối với vật liệu mua về nhập tại kho của công ty thì toàn bộ giá trị thu mua được tính vào giá trị thực tế NVL nhập kho. Trong đó khi NVL cung cấp tại chân công trình thì chi phí thu mua chỉ tính với nguyên vật liệu chính. Còn với vật liệu phụ, vật liệu khác, nhiên
liệu sử dụng tại công trình do các đội tự vận chuyển, bảo quản thì chi phí thu mua lịa được hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277), vật liệu phụ sử dụng cho công trình nào thì chi phí thu mua hạch toán cho công trình đó. Điều này có nhiều thuận lợi cho công tác kế toán.
Tuy nhiên việc hạch toán như vậy sẽ không phản ánh đúng giá trị thực tế vật liệu nhập kho và bản chất tài khoản 6277 và trong nhiều trường hợp sẽ làm sai lệch giá thành của công trình, chẳng hạn: Một đội nào đó đã nhập loại vật liệu phụ này về nhưng khi công trình hoàn thành mà chưa sử dụng hết và số vật tư này chuyển sang cho công trình khác. Vậy thì, chi phí thu mua có liên quan đến số vật tư này đã được tính vào chi phí sản xuất chung của công trình trước kia sẽ làm cho giá thành công trình trước tăng lên một cách bất hợp lý và công trình sau được bổ sung số vật tư đó lại không phải chịu chi phí thu mua của số vật tư đó và sẽ có giá thành thấp hơn so với trường hợp mua về.
- Đối với việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho
Với đặc thù là sử dụng NVL của ngành xây dựng như: sắt, thép, xi măng...mà trong thời điểm hiện nay, gia cả những mặt hàng này luôn biến động nhưng thực tế tại công ty lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Như vậy việc phản ánh trị giá NVL thực tế tồn kho cuối kỳ là không chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác tính giá thành
- Đối với việc phân loại vật liệu:
Vật liệu của công ty gồm rất nhiều chủng loại, nhiều quy cách khác nhau khó có thể nhớ hết nhưng công ty chưa sử dụng sổ danh điểm vật tư để phục vụ công tác quản lý, theo dõi NVL được chặt chẽ, tránh nhầm lẫn.
- Đối với việc sử dụng phần mềm máy tính
Đầu năm 2010, công ty bắt đầu đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Do đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty trước nay đều thực hiện công tác kế
toán trên Excel nên việc bước đầu vận dụng phần mềm kế toán vào thực tế còn nhiều hạn chế.