1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN điện THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

104 1,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 4,68 MB

Nội dung

Mục đích và ý nghĩa đề tài Với đề tài “Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di độngtại Việt Nam hiện nay”, khóa luận tập trung nghiên cứu về quy trình, đặcđiểm, thực tế t

Trang 1

ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG

HUẾ - 2017

Trang 2

Lời cảm ơn

Được sự phân công của Khoa Báo chí – Truyền thôngTrường Đại học Khoa học Huế và sự đồng ý của Thầy giáohướng dẫn ThS Phan Quốc Hải, tôi đã thực hiện đề tài

“Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay”.

Bằng sự biết ơn chân thành tôi xin gửi lời cảm ơn tới Banchủ nhiện khoa Báo chí – Truyền thông đã giúp đỡ và tạođiều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giápPhan Quốc Hải đã tận tình hướng dẫn và gợi mở vấn đề,trực tiếp sửa chữa và bổ sung để khóa luận được hoànthiện hơn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn phòng tư liệu khoa đã giúptôi có những tài liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận.Khóa luận đã được hoàn thành nhưng không tránhkhỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô cùng các bạnđóng góp ý kiến để khóa luận hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiệnTrần Thị Linh

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.M ỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

1 2.L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2 3.Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3 4.P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3 5.K ẾT CẤU KHÓA LUẬN

4 PHẦN N I DUNG Ô 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5

1.1.T RUYỀN THÔNG MỚI VÀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

5 1.1.1.Truyền thông mới 5

1.1.1.1.Khái niệm 5

1.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển 7

1.1.1.3.Đặc điểm của truyền thông mới 9

1.1.1.4.Các phương tiện truyền thông mới 11

1.1.2.Báo chí trên điện thoại di động 14

1.1.2.1.Một số thuật ngữ về báo chí trên điện thoại di động 14

1.1.2.2.Các phương thức đọc báo thông qua điện thoại di động 16

1.2.Q UY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

17 1.2.1.Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí 17

1.2.1.1.Khái niệm 17

1.2.1.2.Quy trình sản xuất chung của các sản phẩm báo chí 18

1.2.2.Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di động 21

1.2.2.1.Khái niệm 21

1.2.2.2.Sư thay đôi thoi quen của đ c giả đ t ra yêu câu cấp bách tiên hành sản xuất báo chí trên đi n thoại di ô ặ ệ đ ng của thê giới ô 22

1.2.2.3.Lịch sử hình thành báo chí trên điện thoại di động trên tại Vi t Nam ệ 24

1.3.V ÀI NÉT VỀ CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO SÁT

27 1.3.1.Báo điện tử VTC News 27

1.3.2.Báo điện tử Dân Trí 28

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2 31

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 31

1.4.Q UY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI V IỆT N AM HIỆN NAY

31 1.4.1.Giai đoạn tiền kỳ 31

1.4.1.1.Xác định đề tài, chủ đề 31

1.4.1.2.Thu th p thông tin ậ 37

1.4.1.3.Xử ly và hoàn thi n tác phẩm ệ 39

1.4.1.4.Gửi bài lên h thống toa soạn ệ 42

1.4.2.Giai đoạn h u kỳ â 44

1.4.2.1.Biên t p lân 1 ậ 44

1.4.2.2.Hiệu đính (biên tập lân 2) 46

1.4.2.3.Xuất bản tác phẩm trên điện thoại di động 46

1.5.Đ ẶC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI V IỆT N AM HIỆN NAY

52

Trang 5

1.5.1.Nội dung c p nh t liên tuc từ phiên bản máy tnh â â 52

1.5.2.Hình thức có sự thay đổi tương đối 54

1.5.3.Sự đa dạng về các chuyên muc 56

1.5.4.Giao di n tuy biên ê 58

1.6.S O SÁNH QUY TRÌNH CỦA SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 59 1.6.1.Giống nhau 59

1.6.1.1.Quy trình sản xuất tác phẩm báo chí 59

1.6.1.2.Đặc điểm của thông tin 60

1.6.2.Khác nhau 61

1.6.2.1.Quy trình xuất bản 61

1.6.2.2.Phương tiện tiêp cận 62

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG 3 64

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP 64

VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐTDĐ 64

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 64

3.1.Đ ÁNH GIÁ

64 3.1.1.Mức độ phổ biên 64

3.1.2.Công nghệ, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 68

3.1.3.Nguồn nhân lực 70

3.1.4.Về tư duy 73

3.1.5.Phát triên ch m hơn so với thê giới â 74

3.2.M ỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐTDĐ .

77 3.2.1.Bám sát nhu cầu của công chúng 77

3.2.2.Cải tiên kỹ thuật, đào tạo đội ngũ làm báo cho điện thoại di động 82

3.2.3.Phát triên nội dung riêng dành cho phiên bản ĐTDĐ 85

3.2.3.1.Tối giản thông tin khi đưa ra thiêt bị di đ ng ô 85

3.2.3.2.Hạn chê sử dụng các tin bài câu view, gây sốc 87

3.2.4.Sử dung có kiêm chứng và chọn lọc thông tin trên mạng xã hội 88

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 93

PHẦN KẾT LUẬN 94

TÀI LI U THAM KHẢO Ê 96

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

1

Biểu đồ 1.1 Việt Nam dẫn đầu về lượng người dùng và xếp

thứ 2 về tăng trưởng người dùng Internet (số liệu tháng

7/2013)

12

2 Biểu đồ 1.2 Độ tuổi truy cập internet của Việt Nam (số

3 Biểu đồ 1.3 Nghề nghiệp của những người sử dụng

4 Biểu đồ 1.4 Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động được sử dụng

5 Biểu đồ 1.5 Mức độ thường xuyên xem video online 25

6 Biểu đồ 1.6 Động cơ lên mạng của những thiết bị di động

7 Bảng 1.1 Thói quen người dùng internet tại Việt Nam tư

8 Bảng 2.1 Các tin bài về bé Nhật Linh được Vietnam Plus

10 Hình 2.2 Quá trình biên tập được BTV làm ngay trên hệ

11 Hình 2.3 Giao diện Dân Trí trên ĐTDĐ 47

12 Hình 2.4 Giao diện VTC News trên ĐTDĐ 48

13 Hình 2.5 Giao diện Vietnam Plus trên ĐTDĐ 48

14 Hình 2.6 Nội dung một bài báo trên phiên bản máy tính và

trên ĐTDĐ của báo Vietnam Plus không hề có sự khác biệt 53

15 Hình 2.7 Trang chủ VTC News đã có sự thay đổi giữa

giao diện máy tính và giao diện trên điện thoại. 54

16 Hình 2.8 Số lượng chữ trên tít tối đa của VTC News chi

17 Hình 2.9 App di động của Dân Trí trên ĐTDĐ 56

18 Hình 2.10 Sự đa dạng các chuyên mục trên VTC News 57

19 Hình 2.11 Sự đa dạng các chuyên mục trên Vietnam Plus 57

20 Biểu đồ 3.1: Lượng truy cập internet tư năm 2010-2011 64

21 Biểu đồ 3.2 Những địa điểm thường truy cập internet 65

Trang 7

22 Biểu đồ 3.3 Phân bố sử dụng internet trong nhân dân 66

23 Biểu đồ 3.4 Các nguồn tiếp nhận thông tin của công

24 Hình 3.1 Mạng xã hội trở thành một nguồn tin, truyền bá

và tương tác quan trọng nhất của báo chí hiện đại 88

25

Hình 3.2 Báo chí không thể để mạng xã hội “dắt mũi” bởi

những tính năng vượt trội của nó, để làm được điều này

cần có sự cẩn trọng, khả năng chuyên nghiệp của các nhà

báo

90

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự thay đổitrong xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng, báo chí hiện đại cũng đangchuyển mình để đạt được hiệu quả thông tin cao nhất Lĩnh vực truyền thôngxuất hiện thêm một khái niệm mới, đó chính là truyền thông mới So với nhữngphương tiện truyền thông truyền thống với cách tiếp nhận đầy quy củ, truyềnthông mới đã thật sự mang đến cho ngành truyền thông ở Việt Nam nói riêng vàthế giới nói chung một làn gió mới Từ đó tạo nên bước tiến mới trong phươngthức chuyển tải thông tin đồng thời hình thành một thế hệ công chúng chuyênbiệt Việc phát hành nội dung báo chí không còn bó hẹp trong một phương thức

mà thay vào đó là việc chuyển tải bằng nhiều dạng thức và các phiên bản trên rấtnhiều nền tảng kỹ thuật số Sự ra đời của Internet và điện thoại di động đã làmcho báo chí có khả năng phục vụ độc giả ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào độcgiả muốn Ngày nay, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng

có kết nối internet, công chúng đã có thể đọc tin tức ở mọi lúc, mọi nơi thay vìphải ngồi hàng giờ trước máy vi tính như trước đây

Vậy nên, trong bối cảnh xu thế báo chí toàn cầu đang thay đổi, xã hộidần chuyển sang giai đoạn truyền thông di động, báo chí cũng phải thay đổicho phù hợp Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, các tờ báo điện tử cũng đãbắt tay xây dựng, phát triển phiên bản dành cho điện thoại di động (ĐTDĐ)

để đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu thông tin của công chúng Đây cũng làđiều đang được các tờ báo mạng quan tâm hiện nay

1 Mục đích và ý nghĩa đề tài

Với đề tài “Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di độngtại Việt Nam hiện nay”, khóa luận tập trung nghiên cứu về quy trình, đặcđiểm, thực tế thực hiện của quy trình sản xuất sản phẩm báo điện tử trên điệnthoại di động thông qua việc khảo sát 3 tờ báo trên điện thoại di động là

VietnamPlus, VTC news và Dân Trí Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc

phục những điều còn tồn tại để báo chí trên điện thoại di động ngày càng pháttriển, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng

Trang 9

2 Lịch sử vấn đề

Có thể nói, loại hình truyền thông trên điện thoại di động là kết quả của

sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới mà ở đây nổi bật lên làInternet và ĐTDĐ Việc nghiên cứu các phương tiện truyền thông mới dựatrên nền tảng mạng lưới Internet đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâmtrước đó Còn loại hình truyền thông trên ĐTDĐ lại là một khái niệm rất mới,

do đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này

Luận văn thạc sỹ Hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại dị động ở các tinh, thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh và Bình Phước của tác giả

Hoàng Thị Thu Hằng (năm 2013, Học viên báo chí và tuyên truyền) đã chỉ rađược sự thay đổi trong nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay Từ

đó, đặt ra những giả thuyết, đưa ra các giải pháp kiến nghị đến các cơ quan báochí và các nhà cung cấp dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thôngtrên ĐTDĐ Tuy nhiên, luận văn vẫn chỉ mới nhận định một hướng từ côngchúng mà chưa thật sự nghiên cứu sâu về loại hình báo chí mới này

Ngoài ra còn có luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hoàng Lan Chi về

Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2014) đã phân tích khái niệm,

đưa ra một số đặc điểm của báo mạng điện tử trên điện thoại di động đồngthời nêu lên một số giải pháp nâng cao chất lượng cho lại hình báo chí trênđiện thoại di động Tuy nhiên, nội dung trọng tâm của luận văn là về xuhướng phát triển báo điện tử dành cho các thiết bị di động ở Việt Nam nênchưa phân tích sâu về đặc điểm, về phương thức thể hiện thông tin của báochí trên điện thoại di động để so sánh giữa nước ta và thế giới

Có thể nói, những công trình nghiên cứu này đã bước đầu đề cập, nghiêncứu đến vấn đề báo chí trên ĐTDĐ hiện đang còn khá mới mẻ ở Việt Namđồng thời tạo thêm nguồn tài liệu phong phú cho những ai quan tâm, muốntìm hiểu, nghiên cứu về loại hình báo chí trên ĐTDĐ

Trang 10

Bên cạnh đó, còn có thể kể đến một số bài viết trên báo, tạp chí như Sự

ra đời của các phương tiện truyền thông (Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ), Mobile: “Tân vương” của báo chí của tác giả Lê Quốc Minh đăng trên báo Người Lao Động, Di động hóa – xu hướng của báo chí hiện đại của tác giả Hà Giang trên tạp chí Người làm báo, Báo chí di động tại Việt Nam – Một loại hình truyền thông mới của tác giả Phan Quốc Hải (Tạp chí Khoa học

và Công nghệ, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế),…

Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thật sự đi sâu vàonghiên cứu các quy trình sản xuất báo chí trên ĐTDĐ ở Việt Nam trong thờiđiểm hiện nay Khi công nghệ đang ngày càng phát triển và tỷ lệ người đọc báobằng các thiết bị di động đang tăng lên thì việc nghiên cứu về quy trình sản xuấtriêng biệt cho báo chí trên ĐTDĐ hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng nộidung thông tin của báo chí, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng vàgiúp người làm báo dễ dàng hơn trong việc định hình nền báo chí tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các bước thực hiện một bàibáo, đặc điểm của thông tin và đặc điểm công chúng báo chí trên ĐTDĐ ởViệt Nam hiện nay, nêu ra những đánh giá khái quát nhất, từ đó đề xuất một

số giải pháp để nâng cao việc thay đổi quy trình sản xuất làm sao phù hợp vớibáo chí trên điện thoại di động

Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận sẽ tiến hành khảo sát ở 3 tờ báo là

VietnamPlus, VTC News và Dân Trí Bên cạnh đó, khóa luận còn có sự so

sánh giữa phiên bản trên điện thoại di động và phiên bản của máy tính để thấyđiểm giống và khác nhau trong việc làm báo trên máy tính và trên ĐTDĐ

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài “Phương thức thể hiện thông tin báo điện tửtrên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay”, khóa luận sử dụng nhữngphương pháp sau đây:

Trang 11

•Nghiên cứu tài liệu: Đọc, nghiên cứu các đề tài đã có trước đây về báochí trên điện thoại di động để có thêm kiến thức về đề tài đang nghiên cứu,nắm được phương pháp, cách làm của các đề tài trước nhằm thể hiện tốt hơncho đề tài nghiên cứu của mình.

•Khảo sát, phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp: Những phương phápnày dùng để khảo sát, phân tích các bước của quy trình sản xuất báo chí trên

điện thoại di động của 3 tờ báo thuộc diện khảo sát là VietnamPlus, VTC news

và Dân Trí; so sánh với phiên bản dành cho laptop từ đó đánh giá ưu điểm và

hạn chế để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng làm báo bằng điệnthoại di động

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và hình ảnh, tài liệutham khảo thì khóa luận gồm có 3 chương:

•Chương 1: Cơ sở lý luận chung

•Chương 2 Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di độngtại Việt Nam hiện nay

•Chương 3 Giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp về quy trình sản xuấtsản phẩm báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay

PHẦN NỘI DUNG

Trang 12

sự sinh tồn các phương tiện truyền thông truyền thống

Trong điều kiện công nghệ truyền thông số phát triển, mạng xã hội và cácdạng thức truyền thông trên internet ngày càng đa dạng, hình thành nên nhiều loạihình truyền thông xã hội khác nhau được gọi ngắn gọn là “truyền thông mới”

“Truyền thông mới” là một thuật ngữ tổng hợp của thế kỷ 21 được dùng

để định nghĩa tất cả những gì liên quan đến internet cũng như sự tương tácgiữa công nghệ, hình ảnh và âm thanh Trên thực tế, định nghĩa truyền thôngmới thay đổi hàng ngày hàng giờ, và sẽ còn vận động không ngừng Các loạihình truyền thông mới luôn phát triển và biến đổi Chúng ta gần như khôngthể đoán biết trước tương lai của truyền thông mới, nhưng có một điều chắcchắn rằng nó sẽ tiếp tục chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ Tuy nhiên,

để hiểu một khái niệm vô cùng phức tạp và bất định như truyền thông mới,chúng ta cần một hình dung cơ bản làm cơ sở

Xét về bản chất, truyền thông mới là công cụ truyền thông sử dụng nềntảng của mạng xã hội, internet, âm thanh, hình ảnh cho phép chúng ta sản xuấtnội dung một cách nhanh chóng Ngoài ra, truyền thông mới cũng tạo ra được sựtương tác trực tiếp hoặc gián tiếp, hai chiều hoặc đa chiều một cách chủ động.Theo trang tư liệu mở Wikipedia, truyền thông mới là “thuật ngữ rộngtrong nghiên cứu truyền thông xuất hiện vào nửa sau thế kỷ 20 Một thí dụ làtruyền thông mới cho phép người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào, bất

cứ nơi đâu hay trên bất kỳ thiết bị số nào, cũng như cho phép người dùng tương

Trang 13

tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông Ðiều khiến truyềnthông mới khác biệt so với truyền thông truyền thống là nội dung được chuyểnhóa thành dạng dữ liệu số… Đa số các công nghệ được gọi là “truyền thôngmới” đều dựa trên nền tảng số, thường mang các đặc tính sau: khả năng liên kếtmạng lưới, khả năng nén (compressible) và tính tương tác Một số ví dụ có thể

kể đến như: mạng Internet, website, truyền thông đa phương tiện, game trên máytính, đĩa CD và DVD Truyền thông mới không bao gồm chương trình tivi, phimtruyện, tạp chí, sách hoặc các ấn phẩm bằng giấy khác – trừ khi chúng chứađựng công nghệ có thể tạo điều kiện cho tương tác số"

Hiểu theo nghĩa rộng, truyền thông mới là phương thức tổ chức một đámmây gồm công nghệ, kỹ năng và quá trình xử lý thông tin – những thứ đang thayđổi nhanh đến nỗi không thể tìm ra được định nghĩa đầy đủ Ví dụ, điện thoại diđộng vào nửa sau thập kỷ 80 có thể coi là một phần của truyền thông mới, trongkhi ngày nay khái niệm này có thể chỉ áp dụng đối với một số loại điện thoạinhất định, với một hệ thống những ứng dụng (application) nhất định, hoặc phổbiến hơn, là nội dung của các ứng dụng (app) đó Một trong số những khó khănkhi định nghĩa truyền mhông mới bắt nguồn tính tương đối của từ “mới” Bởi vì

“mới” đánh dấu sự phát triển vượt qua những giá trị quen thuộc; đó là những thứvừa mới xảy ra và chúng ta đang bắt đầu làm quen với nó Có lẽ tìm kiếm mộtđặc tính phù hợp để mô tả về mạng lưới các công cụ và ý tưởng này là một côngviệc không có điểm dừng Khả năng không giới hạn trong giao tiếp, sáng tạo vàgiáo dục chắc chắn sẽ là một yếu tố cơ bản định hình nhận thức của chúng ta vềcác ứng dụng của truyền thông mới

Như vậy, truyền thông mới là một khái niệm được phát triển trên nềntảng công nghệ số và là một khái niệm rộng Ðể dễ hình dung về khái niệmnày, có thể liên hệ đến các hình thức thông dụng của nó như các trang mạng

xã hội: Facebook, twitter, blog hoặc các loại hình tương tác khác như: đọcbáo qua điện thoại di động, chơi game trên máy tính, sách điện tử

Trang 14

Truyền thông mới được pháT triển và ứng dụng nhanh chóng trong lĩnhvực truyền thông, giáo dục, linh doanh, tuyên truyền hay rất nhiều lĩnh vựckhác Chính vì thế mà khái niệm “truyền thông mới” ngày càng trở nên rộnglớn và khó tìm được một định nghĩa cụ thể nhất.

Tóm lại, truyền thông mới có thể được định nghĩa một cách khái quát là:Truyền thông mới là phương thức sản xuất, xử lý và truyền tải thông tin kiểumới dựa trên nền tảng công nghệ Internet và khả năng lồng ghép giữ hình ảnh

và âm thanh nhằm đạt được hiệu quả truyền thông tối ưu Truyền thông mới

sẽ ngày càng thay đổi nhờ vào trí tuệ và tư duy của nhân loại

1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo một số tài liệu, truyền thông mới là một thuật ngữ được dùng phổbiến vào những năm cuối thế kỷ 20 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của côngnghệ internet, nơi mà người ta có thể dễ dàng chia sẻ, trao đổi và tìm kiếmthông tin nhằm thay đổi nhận thức, thái độ của mọi người

Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, sự tương tác giữa máy tính và nghệ thuật

cơ bản bắt đầu phát triển mạnh Tuy nhiên, phải cho đến thập niên 80, thay vì

có một tổ chức lớn đứng ra đảm nhận trọng trách này, Alan Kay và cộng sự ởXerox PARC đã mang sức mạnh của máy tính cá nhân đến với từng cá thể.Mãi đến thập niên 80, truyền thông về cơ bản vẫn ở dạng in ấn và truyềnthanh, như phát thanh TV và radio Nhưng hai mươi lăm năm cuối đã chứngkiến sự chuyển mình nhanh chóng của lĩnh vực truyền thông, sự chuyển mình

ấy được khẳng định là nhờ vào việc ứng dụng công nghệ số như là Internet vàtrò chơi trên máy tính

Tuy nhiên, những ví dụ ấy chỉ là một đại diện nhỏ bé của truyền thôngmới Máy vi tính được đưa vào sử dụng đã góp phần biến đổi những gì cònsót lại của nền truyền thông “già cỗi” bằng việc cho ra đời TV số và những

ấn phẩm trực tuyến Thậm chí những dạng truyền thông truyền thống nhưbáo in cũng có những chuyển mình đáng kể thông qua việc ứng dụng cáccông nghệ mới như phần mềm xử lý ảnh Adobe Photoshop và phần mềm xuấtbản trên máy tính để bàn

Trang 15

Andrew L Shapiro (1999) tranh luận rằng “Các công nghệ số mới xuấthiện đã báo hiệu một sự thay đổi mang tính triệt để vai trò của người quản lýthông tin, kinh nghiệm và nguồn lực” W Russell Neuman vào năm 1991 lạicho rằng trong khi “truyền thông mới” nắm giữ thế mạnh công nghệ để thúcđẩy theo một hướng thì những áp lực kinh tế và xã hội lại thúc đẩy theohướng ngược lại.

Theo Neuman, “chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của một mạnglưới có tính kết nối toàn cầu của audio, video và những kênh liên lạc bằng thưtín Sự kết nối này có thể làm mờ đi ranh giới giữa giao tiếp cá nhân và giaotiếp đại chúng, giữa giao tiếp mang tính cộng đồng và giao tiếp mang tínhriêng tư” Neuman cũng cho rằng truyền thông mới sẽ: thay đổi ý nghĩa vềkhoảng cách địa lý, cho phép các kênh giao tiếp được mở rộng mạnh mẽ;cung cấp phương tiện đẩy nhanh tốc độ giao tiếp; cung cấp điều kiện chonhững giao tiếp mang tính tương tác; tạo điều kiện cho các hình thức giao tiếptrước đây đã từng bị tách biệt được nối liền với nhau, tương tác lẫn nhau.Nhờ những tranh luận của các nhà nghiên cứu như Doudlas Kellner vàJames Bohman mà truyền thông mới, cụ thể là Internet, đã tạo tiền đề choviệc hình thành nên khái niệm về một thế giới dân chủ dành cho tất cả mọingười – nơi mà tất cả công dân có thể tham gia vào những cuộc tranh luậnliên quan tới cấu trúc xã hội của họ một cách bình đẳng, không thiên vị vớiđầy đủ thông tin

Đi ngược lại quan điểm về ảnh hưởng tích cực của truyền thông mới lên

xã hội như đã nêu ở trên là các học giả như Ed Herman và RobertMcChesney, người đã chỉ ra rằng, sự quá độ sang truyền thông mới đã chứngkiến việc ra đời của các tập đoàn viễn thông liên quốc gia đầy quyền lực cótầm ảnh hưởng toàn cầu mà đến nay vẫn khó có thể tượng tượng được

Tại Việt Nam, truyền thông mới được hình thành trên nền tảng sự pháttriển của Internet và điện thoại di động cùng các thiết bị khác Vietnamplus làđơn vị đầu tiên được cấp phép ra ứng dụng tin di động đa ngôn ngữ vào tháng

Trang 16

1/2010 Và khi đó có rất ít báo đi theo hướng này Tiếp đó, nhiều báo ra phiênbản wap cho cho website, và sau này nâng cấp thành moblie web Phiên bản

di động của một website nay trở thành điều đương nhiên, nhưng không cónhiều báo ở Việt Nam thực sự có một chiến lược về di động Thế giới đãchuyển sang thời kỳ digital-first, cụ thể hơn là mobile-first nhưng ở Việt Namhiện nay, cách làm này vẫn chưa thật sự phổ biến

1.1.1.3 Đặc điểm của truyền thông mới

• Khả năng lồng ghép

Lồng ghép là cách thức tổ chức thông tin theo chủ thể đồng thời phù hợpvới ngữ cảnh Trong ngữ cảnh, việc lồng ghép (thường thấy trong văn bảnhoặc hình ảnh được nhúng siêu liên kết hình thành một hệ thống cho phép cácnhân tố tương tác với nhau thay vì đơn thuần tuân theo một trật tự nhất định.Cách tổ chức dữ liệu mới nàymột mặt tiết kiện đến mức tối đa diện tích củanhững diễn giải dài dòng về các thành phần thông tin trong bài, một mặt tạonên sự liên kết cho các thành phần thông tin trong bài, một mặt tạo nên sự liênkết cho các thành phần thông tin tương tác đứng riêng lẻ Truyền thông mớiđòi hỏi một sự diễn giải phi tuyến tính, vì nhiều nguồn thường hướng đếncùng một chủ thể trung tâm, nhưng không phải lúc nào cũng đối chiếu lẫnnhau Tóm lại, tất cả những điều này cho thấy một trong những tính chất đầutiên của truyền thông mới là nó thoát khỏi những giới hạn của các định dạng

cũ như báo giấy, sách và tạp chí

Truyền thông mới cho phép người ta tổ chức và lồng ghép thông tin vàovăn bản theo một cách khác Những bài viết trên blog, web hoặc bài báo hiệnnay không chỉ kết hợp nhiều phương thức truyền tải (ảnh, chữ viết, video) màchúng còn được tổ chức theo cấu trúc siêu liên kết

Một ví dụ cho khả năng lồng ghép là công cụ lưu trữ dữ liệu lớn nhấthiện hay – còn gọi là Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Gần như không cómột bài viết nào trên Wikipedia mà không có đường link dẫn đến một trang

dữ liệu khác Người dùng có thể chủ động truy xuất vào những đường link

Trang 17

này để tìm hiểu thông tin mà họ muốn Bên cạnh sự tiện lợi này, Wikipediacòn cẩn thận trong việc dẫn nguồi tại cuối văn bản (kèm theo hyperlink) vớinhững trích dẫn được sử dụng trong bài viết, điều này đã làm cho Wilkipediatrở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc tìm kiếm dữ kiệu nghiên cứu khoahọc Vì vậy, Wikipedia là minh chứng cụ thể cho cách hoạt động dựa trên sựliên kết chặt chẽ các ý tưởng và sự kiện.

•Tính tương tác

Không chỉ kết hợp nhiều phương thức truyền tải cũng như lồng ghép cácthông tin vào văn bản qua siêu liên kết, truyền thông mới còn mang đến chocông chúng khả năng tương tác cao Đây có lẽ là khác biệt lớn nhất và có ưuthế vượt trội nhất của truyền thông mới so với các phương tiện truyền thôngtruyền thống Người đọc có thể thể hiện suy nghĩ, quan điểm, lập trường củamình với các vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội một cách trực tiếpbằng cách viết vào các mục “Bình luận” ngay phía dưới mỗi bài viết Tínhtương tác giúp công chúng thể hiện quyền công dân một cách tự giác và cóhiệu quả Mọi người có thể tham gia ý kiến, để đạt nguyện vọng về các vấn đềchính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà họsinh sống

Những trang báo online phổ biến hiện nay như VTC News, Dân Trí,Vietnam Plus,… đều làm tốt mảng tương tác này của độc giả Ở những bàibáo tiêu biểu, mục “bình luận” luôn thu hút hàng trăm lượt comment với hailuồng ý kiến ủng hộ và phản đối của độc giả Có thể nói rằng, đây chính là

“đặc sản” của báo online mà không một phương tiện truyền thông truyềnthống nào có được

•Mạng lưới truyền thông đa phương tiện

Như đã phân tích, truyền thông mới ra đời và phát triển nhờ vào sự hìnhthành và phát triển của mạng lưới internet toàn cầu Đó là sự kết nối giữa cácmạng máy tính, các thiết bị số với nhau Các thiết bị trên có khả năng lưu trữ,chia sẻ và truyền đạt các tài nguyên dưới nhiều hình thức như: văn bản, hình

Trang 18

ảnh, đoạn phim, âm thanh,… Có thể nói thông tin được tích hợp dưới dạngtruyền thông đa phương tiện cũng chính là tích hợp những ưu điểm vượt trộicủa các phương tiện truyền thông truyền thống như: Text ở báo in, video ởtruyền hình, audio ở phát thanh Qua đó, mọi người có thể tiếp nhận một các

dễ dàng và tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân

1.1.1.4 Các phương tiện truyền thông mới

• Internet

Internet ra đời thức sự là một cuộc cách mạng vĩ đại Internet đã manglại cho loài người một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ báchkhoa toàn thư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được

Tại Việt Nam, dịch vụ Internar được Nhà nước cho phép thực hiện từngày 5/3/1997 Nhưng phải đến 19/11/1997, “cánh cổng” mở ra với thế giớimới chính thức khai trương, sau 8 tháng chuẩn bị

Theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internetquốc tế (Internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48% Số lượng ngườidùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ(PC, laptop, điện thoại…)

Với con số này, Việt Nam đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á và xếpthứ 6 trong khu vực châu Á về số lượng người dùng, sau Trung Quốc (674triệu), Ấn Độ (354 triệu), Nhật Bản (114,9 triệu), Indonesia (73 triệu),Philippines (47,1 triệu) và đứng thứ 17/20 quốc gia có lượng người dùnginternet nhiều nhất thế giới

Trang 19

Biểu đồi 1.1 Việt Nam dẫn đầu về lượng người dùng và xếp thứ 2

về tăng trưởng người dùng Internet (số liệu tháng 7/2013).

Nguồn: ComScore

Độ tuổi sử dụng internet nhiều nhất là từ 15 đến 34 tuổi, dân số trong độtuổi này chiếm 52% dân số cả nước nhưng lại có mức sử dụng internet lênđến 74% trong tổng số 100% người sử dụng internet

Biểu đố 1.2 Độ tuổi truy cập internet của Việt Nam (số liệu năm 2015).

Nguồn: Cimigo NetCitizens và Cimigo Express

Trong đó, khoảng 54% số người sử dụng Internet có trình độ Cao đẳng,đại học trở lên Ở các đô thị lớn, số lượng người sử dụng Internet có trình độhọc vấn cao hơn so với các địa phương khác Một phần ba số người sử dụng

Trang 20

Internet là sinh viên học sinh Nhìn chung, 70% người sử dụng Internet là bộphận trí thức, nhân viên văn phòng, còn lại là công nhân, nội trợ, tiểu thươngbuôn bán nhỏ, chủ cửa hàng…

Biểu đồ 1.3 Nghề nghiệp của những người sử dụng internet

(số liệu năm 2015).

Nguồn: Cimigo NetCitizens

Điện thoại di động

Năm 1994, ngành bưu điện mới bắt đầu hợp tác với Alcatel đưa mạng điệnthoại di động đầu tiên hoạt động tại Việt Nam Sự bùng nổ cơn sốt ĐTDĐ thểhiện qua việc mỗi năm có tới hơn 1 triệu thuê bao mới được sử dụng

Trang 21

Báo cáo mới nhất của Opera Mediaworks về “Tình hình quảng cáo trên diđộng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, Việt Nam là một trong bốn nướctrong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về người

sử dụng điện thoại thông minh Người dùng Việt Nam vượt xa trung bình của thếgiới về mức độ thường xuyên truy cập mạng và ứng dụng bằng di động

Theo số liệu của Hiệp hội Mobile Marketing MMA Forum 2015 thống

kê từ nhiều đơn vị khác nhau:

• Dân số Việt Nam 90 triệu nhưng có đến hơn 128 triệu thuê bao di động

• 40 triệu người dùng Internet

• 28 triệu tài khoản mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, trong đó có 24triệu người lướt bằng điện thoại di động

• Mỗi ngày, một người truy cập điện thoại khoảng 150 lần, mỗi lần cáchnhau 6,5 phút

• 43% người Việt Nam có Internet tại nhà

• 94% có điện thoại di động 37% có điện thoại thông minh (smartphone)

• Tỉ lệ người sử dụng Internet bằng di động lên tới 31%, trong khi máytính bàn là 18% và máy tính xách tay là 10%

• 48% sử dụng điện thoại để đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio

và 19% đọc tin từ báo in

1.1.2 Báo chí trên điện thoại di động

1.1.2.1 Một số thuật ngữ về báo chí trên điện thoại di động

Mobile new

Theo trang bách khoa toàn thư mở Wikepedia thì “mobile news” haythông tin di động liên quan đến tất cả các việc cung cấp và tạo ra các tin tứcđược sử dụng trên các thiết bị di động

Ngày nay, tin tức trên điện thoại di động có thể thực hiện được thông quatin nhắn SMS, bởi các ứng dụng chuyên ngành, hoặc sử dụng các phiên bảndành cho di động của các trang web truyền thông Theo một nghiên cứu thịtrường gần đây tại 6 quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ) có16,9% người tiêu dùng truy cập tin tức và thông tin thông qua các thiết bị diđộng hoặc thông qua các trình duyệt, các ứng dụng hoặc qua các tin nhắn SMS

Trang 22

Điện thoại di động với các đầy đủ các tính năng như quay phim, chụp ảnh,soạn thảo văn bản, cũng tạo điều kiện hoạt động cho các nhà báo công dân.

•Mobile journalism

Báo chí điện thoại di động (mobile journalism) là lĩnh vực mới nổi lêntrong ngành truyền thông khi các phóng viên chỉ sử dụng các thiết bị di động kếtnối mạng để thu thập, biên tập và phân phối thông tin từ cộng đồng của mình.Những phóng viên như vậy đôi khi được gọi là mojos (viết tắt củamobile journalism) Cụm từ này được sử dụng từ năm 2005, có nguồn gốc từ

tờ The News Press, là một tờ nhật báo khổ rộng nằm tại Fort Myers, Floridasau đó được phổ biến trên khắp các chuỗi báo thuộc công ty Grannett

Mojo là một công nghệ đột phá trong đó nó thay đổi trật tự của báo chí,thay đổi vai trò của nhà báo, các lĩnh vực công việc liên quan và cũng như côngchúng Bằng chiếc Smartphone (full Mojo có thêm 1 số phụ kiện), được trang bịphần mềm biên tập (edit) và kết nối với 3G/4G hoặc Wifi, phóng viên có thểtương tác ngay trực tiếp (live) hoặc lưu lại và truyền về tòa soạn và tới khán giả

•Mobile reporting

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc đưa tin bằng các thiết bị cá nhân, tức

là việc dùng các thiết bị, phương tiện không chuyên dùng của báo chí để ghilại và lưu lại những thông tin, sự kiện xảy ra trong đời sống

Các thiết bị cá nhân với đầy đủ các tích hợp như quay phim, chụp ảnh,soạn thảo văn bản, dựng phim, kết nối internet, truyền và phát dữ liệu giúpcác nhà báo tác nghiệp mọi lúc, mọi nơi và tạo điều kiện cho sự phát triển củaloại hình báo chí công dân

Nhà báo Thụy Sỹ Nicolae Schiau khi làm về sự kiện cuộc khủng hoảngcủa người tị nạn từ biên giới Syria sang Châu Âu đã được trang bị với mộtchiếc điện thoại và một GoPro, ông đã kể lại cuộc hành trình của mình vớimột góc nhìn khác và rất chân thực

Tại Pháp, các trường báo chí ỊP tại Paris đã tổ chức các cuộc hội thảo liênquan đến báo chí di động Tại vương quốc Anh và Ireland, làm báo bằng điện

Trang 23

thoại di động đang được thực hiện một cách nghiêm túc Trong hai năm qua,khoảng 1000 nhà báo tại BBC và Ailen đã được đào tạo việc sử dụng điện thoại

di động cho tác nghiệp Thậm chí, BBC còn tạo ra một ứng dụng dành riêngcho việc thu thập âm thanh, hình ảnh và video: Mobile News Gathering

1.1.2.2 Các phương thức đọc báo thông qua điện thoại di động

Trong thời thoái trào của báo in, giai đoạn bão hòa của báo điện tử, phiênbản báo điện tử trên điện thoại đang trở thành mục tiêu để các tập đoàn truyềnthông toàn cầu đầu tư Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, bất kỳ aicũng có thể tự sản xuất tin tức và truyền tin trên mạng xã hội như những nhàbáo thực thụ

•Truy cập trực tiếp

Đối với tất cả các dòng điện thoại, người dùng có thể truy cập trực tiếpvào địa chỉ web của báo điện tử trên một số trình duyệt mặc định của điệnthoại di động Hiện nay, độc giả không cần phải thêm tiền tố “m” – viết tắtcủa Mobile trước địa chỉ web để vào trang báo trên phiên bản điện thoại diđộng Hệ thống đã được mặc định khi độc giả dùng điện thoại để truy cập vàođịa chỉ web của báo, ví dụ: thanhnien.com.vn hay baomoi.com.vn thì sẽ hiệnlên giao diện dành riêng cho Mobile

Một số điện thoại có khả năng lưu trữ lịch sử truy cập thì khi độc giả gõnhững chữ cái đầu tiên của tên báo, địa chỉ của báo sẽ hiển thị phía bên dướithanh địa chỉ như một gợi ý để giúp độc giả có thể truy cập vào web nhanh hơn.Đây là phương thức đọc báo trên điện thoại di động truyền thống củacông chúng hiện nay, bởi công chúng vẫn chưa có thói quen tiếp cận thông tinthông qua ứng dụng trên điện thoại

•Thông qua ứng dụng trên điện thoại di động

Đây là cách thức bắt buộc độc giả phải sở hữu ĐTDĐ có tính năng JAVA(ngôn ngữ lập trình bậc cao có khả năng tiếp nhận ứng dụng từ bên thứ ba).Hiện nay, JAVA chí có ở điện thoại thông minh (smartphone) và một số điệnthoại cơ bản (feature phone) đời mới Tính năng này cho phép người dùng có

Trang 24

thể thoải mái sử dụng những phần mềm, ứng dụng ở các cửa hàng trực tuyếnnhư Appstore hay Google Play, cụ thể ở đây là những ứng dụng đọc báo trênđiện thoại di động Độc giả chỉ cần truy cập vào các cửa hàng này để tải phầnmềm miễn phí và sử dụng thoải mái Tuy hơi khó khăn ban đầu so với nhữngngười chưa hiểu biết nhiều về công nghệ, nhưng một khi đã thông thạo đốivới phương thức này, độc giả sẽ được hưởng rất nhiều tiện ích thông qua ứngdụng.

1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di động.

1.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí

1.2.1.1 Khái niệm

Nhắc đến quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trước tiên là nói đến hệthống tòa soạn báo Nhìn từ đời sống báo chí hiện đại, có thể hiểu tòa soạnbáo là nơi sản xuất ra các sản phẩm báo chí truyền thông Nói chính xác hơn,tòa soạn có công việc chính là biên tập, tổ chức trang báo (đối với báo in, báođiện tử) và sắp xếp chương trình (đối với phát thanh, truyền hình) Trong đó,tòa soạn đóng vai trò quan trọng và trung tâm nhất đối với việc tổ chức quytrình sản xuất sản phẩm báo chí

Theo tài liệu mở Wikipedia, quy trình sản xuất là trình tự (thứ tự, cáchthức) thực hiện một hoạt động làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổitrong thương mại đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng nhữngmục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị (quản lý và cai trị) Quy trình sản xuấtxuất hiện phổ biến trong quá trình tồn tại và phát triển của vạn vật, ví dụ nhưquy trình giăng tơ của loài nhện, làm tổ của chim hoặc săn mồi của hổ báo Theo Từ điển tiếng Việt, quy trình là “trình tự phải tuân theo để tiếnhành một công việc nào đó” Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí là trình tựcác bước tiến hành cần trải qua để có được một tác phẩm báo chí Nó baogồm nhiều bước và nhà báo cần tuân thủ các bước trong quy trình ấy Người

ta gọi các bước đó là quy trình tác nghiệp Quy trình này đòi hỏi nhà báo cần

Trang 25

phải thật tinh thông và chính sự tinh thông, khéo léo đó là các kỹ năng nghềnghiệp của nhà báo Việc thực hiện các kỹ năng báo chí, xét cho đến cùng,đều phải tuân thủ và hướng tới quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói riêng

và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí nói chung Về phần mình, quy trìnhsáng tạo tác phẩm báo chí là khung cơ bản, định dạng trình tự, cách thức phốihợp thực hiện các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Vì vậy, để tìm hiểu vànghiên cứu về các kỹ năng nghề nghiệp nhà báo thì trước hết, cần hiểu rõ vềquy trình sáng tạo tác phẩm báo chí

Cần phân biệt rõ quy trình sản xuất ra một sản phẩm báo chí (như tờ báo,chương trình phát thanh, chương trình truyền hình gồm nhiều tác phẩm, có

sự tham gia của nhiều khâu kỹ thuật, mỹ thuật) với quy trình sáng tạo một tácphẩm báo chí (bài báo, tác phẩm phát thanh, truyền hình, với sự chủ độngsáng tạo của cá nhân nhà báo là chủ yếu)

Nói tóm lại, quy trình sản xuất sản phẩm báo chí chính là xây dựng mộtquy trình bao gồm các công đoạn mang tính trình tự bắt buộc để sản xuất racác sản phẩm báo chí như báo in, tạp chí, chương trình truyền hình, phátthanh hay báo mạng điện tử Do các sản phẩm báo chí phong phú, đa dạngnên quy trình tổ chức sản xuất được đưa ra là khác nhau để phù hợp với đặcthù của từng loại hình

Tuy nhiên, với quy trình nào cũng vậy, nguyên liệu đầu vào đều chungmột loại “hàng hóa” đặc biệt là thông tin, tin tức Thông tin được xử lý theoquy trình trước khi cho ra sản phẩm báo chí được thể hiện dưới hình thứctương ứng với nội dung, theo nhiều thể loại của tác phẩm báo chí như: tin,tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh, điều tra, phóng sự

1.2.1.2 Quy trình sản xuất chung của các sản phẩm báo chí

Trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà báo, dù sáng tạo tác phẩmthuộc loại hình báo chí nào, cũng cần tuân thủ một quy trình chung nhất định

Trang 26

Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một sản phẩm báo chí Cácnhà báo thường dễ bỏ qua khâu này, điều này cực kỳ nguy hiểm đối vớinhững người mới làm nghề Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế nếuđược coi trọng sẽ giúp nhà báo có thêm thông tin, tài liệu, giúp cho việc chọn

đề tài thuyết phục hơn Thực tế đời sống luôn biến động hàng ngày hàng giờ,việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chính là quá trình nhà báo thu thập thôngtin cần thiết cho việc quyết định có chọn hay không chọn đề tài đó Nó cũngkhác với quá trình tìm hiểu, thu thập và khai thác thông tin từ thực tế để hoànthành tác phẩm sau này

•Xác định đề tài, tư tưởng chủ đề

Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phongphú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện màthường mang tính khách quan Chủ đề cũng chính là vấn đề đã được nhà báo lựachọn để thực hiện tác phẩm và được giới hạn trong một phạm vi nhất định

Tư tưởng chủ đề là nội dung được nhà báo xác định cách thức thể hiện tưtưởng, quan điểm, cách nhìn nhận của nhà báo về vấn đề đó Tư tưởng chủ đềthể hiện rõ lập trường, sự nhận thức và những phán xét của nhà báo về một vấn

đề nào đó Cách bộc lộ tư tưởng chủ đề của một tác phẩm chính là sự bộc lộ thái

độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của nhà báo Nhà báo xác định đề tài, chủ đề

và tư tưởng chủ đề của tác phẩm để quyết định hướng khai thác và thu thậpthông tin liên quan, cần thiết cho tác phẩm, bám sát với chủ đề tác phẩm

•Thu thập và khai thác thông tin

Đây là quá trình đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng nghiệp vụ tinh thông để

có thể khai thác thông tin một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất Các nhà báothường sử dụng phương pháp phân tích, so sán để tìm hiểu bản chất củanhững thông tin sự kiện, vấn đề liên quan đến đề tài, chủ đề tác phẩm

Ngoài ra là sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua hệ thống câu hỏi đểtìm kiếm thông tin từ đối tượng và những nhân vật liên quan hoặc nhân vật nắm

Trang 27

giữ thông tin Bên cạnh đó, nhà báo còn sử dụng khả năng quan sát để có sựphân tích, thẩm định, nhận xét Quan sát kèm theo sự cảm nhận của người quansát sẽ quyết định việc thu thập thông tin và thẩm định thông tin chính xác hơn.

Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức

Nội dung của một tác phẩm báo chí thường phản ánh chân thực, kháchquan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàngngày, mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và được công chúng quan tâm Đây

là khâu quan trọng trong quy trình sáng tạo tác phẩm, bởi vì, tác phẩm có hấpdẫn công chúng hay không sẽ phụ thuộc vào những vấn đề mà nó đề cập vàcách thức thể hiện nó

Về hình thức thể hiện tác phẩm, trước hết, nó tùy thuộc loại hình báo chí

và thể loại tác phẩm Mỗi thể loại báo chí thể hiện một mô thức phản ánhkhác nhau Sự phân chia thể loại căn cứ vào một số tiêu chí Khi cần đưathông tin nhanh, ngắn gọn, người ta sử dụng thể loại tin tức hoặc một thể loạitrong nhóm thông tấn báo chí Khi cần phân tích, nêu lý lẽ, dẫn chứng, người

ta chọn thể loại thuộc nhóm chính luận Khi cần bày tỏ cảm xúc thẩm mỹhoặc viết dưới bút pháp nhẹ nhàng… thì thường sử dụng các thể chính luậnnghệ thuật

Biên tập và sản xuất tác phẩm

Tác phẩm báo chí là sản phẩm cá nhân sáng tạo ban đầu của phóng viên,nhà báo nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập cho phù hợp với chủ đề,tôn chỉ mục đích của tờ báo Vì thế mà không thể bỏ qua khâu duyệt bài.Sản phẩm báo chí xuất hiện trước công chúng luôn có bàn tay biên tập Ngườibiên tập là những người đầu tiên thay mặt công chúng đọc (nghe, xem) tácphẩm của nhà báo Họ chỉnh sửa, cắt ngắn hoặc thêm bớt, kéo dài cho rõ ý,

rõ câu chữ Có tác phẩm phải biên tập nhiều, có tác phẩm phải biên tập ít tùythuộc vào trình độ người viết bài và trình độ biên tập viên Khi ra với côngchúng, tác phẩm phải đạt độ hoàn hảo nhất có thể

Trang 28

Lắng nghe thông tin phản hồi

Sau khi xuất bản, tác phẩm báo chí sẽ nhận được các thông tin phản hồicủa người đọc, người nghe, người xem Việc nhận thông tin phản hồi hiện nayđược rất nhiều tòa soạn và nhà báo quan tâm

Trong thời hiện đại, việc nhận phản hồi cũng trở nên dễ dàng với nhiềutòa soạn bằng hệ thống fan page, độc giả có thể comment trực tiếp dưới fanpage, hoặc là ngay dưới bài báo

Ngoài ra, mỗi tòa soạn đều có một đường dây nóng thường để ở đầutrang báo Khi độc giả có gì thắc mắc hay không hài lòng cần phản hồi, hoặcmuốn cung cấp thêm thông tin, tư liệu cho cơ quan báo chí đó thì chỉ cần gọivào đường dây nóng của tòa soạn

1.2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di động 1.2.2.1 Khái niệm

Sự phát triển của công nghệ thông tin, tác động của quá trình toàn cầuhóa cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội những năm qua đã tạo ra nhữngảnh hưởng mạnh mẽ đến báo chí – truyền thông trong nước cả về lượng vàchất, cả về nội dung thông tin và phương pháp thu thập xử lý thông tin, cả vềtiềm lực được tích lũy cũng như khả năng tác động vào đời sống xã hội…

Có thể nói báo chí trên điện thoại di động đã không còn là thuật ngữ quá

xa lạ đối với công chúng Nhất là từ sau khi các hãng tin tức truyền thống đã

có một thập kỷ khó khăn đối phó với Internet Thế độc quyền của họ bị phá

vỡ bởi một nền tảng cho phép bất cứ ai cũng có thể cung cấp tin tức mà khôngcần tới máy in hay trạm phát sóng, và điện thoại di động là mục tiêu mà nhiềucông ty hướng tới

Theo đó, quy trình sản xuất báo chí trên điện thoại di động có thể hiểungắn gọn là quy trình bao gồm các công đoạn mang tính trình tự bắt buộc đểsản xuất ra các sản phẩm báo chí và được quảng bá trên các thiết bị di độnghiện đại

Trang 29

1.2.2.2 Sự thay đổi thói quen của độc giả đặt ra yêu cầu cấp bách tiến hành sản xuất báo chí trên điện thoại di động của thế giới

Trong năm 2014, tại Mỹ, eMarketer ước tính khoảng 23% tổng thời giantiếp cận các phương tiện truyền thông đến từ thiết bị di động, vượt qua cảlượng thời gian độc giả truy cập qua máy tính (18%) Điều được cho là bấtthường đối với các cơ quan báo chi khi có tới 40% lượng độc giả sử dụng cácthiết bị di động, hầu hết là điện thoại thông minh Vào lúc cao điểm như buổisáng trước giờ làm việc - ngày nghỉ cuối tuần, buổi tối – lượng người dùngđiện thoại để truy cập còn lớn hơn nữa Điều này sẽ tiếp tục phát triển nhanhhơn nữa khi giá các thiết bị di động ngày càng rẻ hơn

Tuy nhiên, dữ liệu từ comScore cho thấy rằng việc đọc báo trên máy tínhchiếm 0,9% tổng thời gian ngồi trước màn hình, con số này đối với điện thoạichỉ chiếm 0,2% Lý do không phải vì điện thoại có màn hình nhỏ hơn Điệnthoại thông minh là thiết bị cá nhân, tối ưu hóa cho giao tiếp và giải trí Có rấtnhiều thứ hấp dẫn trên điện thoại, người ta có thể dành hàng giờ với trò chơiFlappy Bird, cộng với việc mạng xã hội như Facebook và Twitter quá phổbiến Việc xây dựng ứng dụng với giao diện và “icon” tạo ấn tượng để có mộtvị trí ưu tiên trên màn hình người dùng là thách thức không hề nhỏ

Một khó khăn khác là lợi nhuận, quảng cáo trực tuyến từ lâu đã bị mộtvài “ông lớn” thống trị, kể cả trên điện thoại di động Trong năm 2014, chỉ 2công ty Google và Facebook đã chiếm 68,5% doanh thu quảng cáo di độngtrên toàn thế giới Lý do vì họ có dữ liệu tốt nhất về người dùng: Google biếtđược những gì bạn đang tìm kiếm, Facebook biết bạn thích ai và cái gì - lợithế mà gần như không có một hãng tin nhỏ nào có thể vượt qua Hiệp hội báochí Mỹ ước tính rằng quảng cáo di động chỉ đóng góp ít hơn 1% doanh thucác hãng tin tức vào năm 2013 Vì vậy, họ cần có một nền tảng mới - nơi họ

có thể cạnh tranh và kiếm được tiền

Nhiều hãng tin tức đã quyết định đầu tư vào máy tính bảng chứ khôngphải điện thoại di động Một số tạp chí chi hàng triệu USD để xây dựng các

Trang 30

ứng dụng trên iPad Tuy nhiên, đó dường như là bước đi sai lầm Sự bùng nổmáy tính bảng rất khó xảy ra Doanh số bán hàng của iPad – thiết bị máy tínhbảng phổ biến nhất có xu hướng giảm; dòng sản phẩm của Android tuy vẫntiêu thụ tốt nhưng rất ít người dùng trả tiền cho các ứng dụng tin tức Nghiêncứu từ Đại học Ball State chỉ ra rằng, từ năm 2012 đến 2014, tỷ lệ sinh viên

sở hữu máy tính bảng đang giảm dần

Biểu đồi 1.4: Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động được sử dụng

nhiều hơn máy tính ở các nước

Nguồn: cafebiz

Trong khi đó, mạng xã hội như Twitter, Facebook phát triển khôngngừng trên điện thoại Độc giả cũng dành sự chú ý lớn tới những nền tảngkhác như YouTube, WhatsApp, Instagram, Vine, Snapchat - những nền tảngngày càng quan trọng trong việc cập nhật tin tức trên điện thoại di động.Truyền thông xã hội đang kết nối chặt chẽ với di động Các ứng dụng nhưBuzzFeed, Facebook Paper, Yahoo News Digest, Flipboard đang tìm cáchkhẳng định vị thế của mình

Tuy nhiên, khó khăn không có nghĩa là không thể Breaking News - ứngdụng của NBC News, đã biết cách tận dụng tên tuổi của mình trong việc đẩy

Trang 31

các thông báo, tăng khả năng tùy biến cho người dùng Atlantic Media, tạp chí

có truyền thống lên tới 157 năm, đã tìm thấy thành công ban đầu với Quartz,một trang web kinh doanh được thiết kế cho các thiết bị di động cung cấpthông tin đầy đủ về mọi mặt của xã hội Quazt từng hướng tới mục tiêu làmáy tính bảng, nhưng họ đã nhận thấy điện thoại thông minh có lượng ngườidùng lớn gấp 3 lần và chuyển hướng kịp thời Hay như ứng dụng mới mangtên NYT Now trên iPhone của hãng tin The New York Times cũng khá thú vị.Giao diện thân thiện và thông minh, tóm tắt tin tức quan trọng hàng ngày chongười dùng Tất cả các hãng tin tức đều đang tìm cách thích nghi, những nhàbáo đang cố gắng hoàn thiện kỹ năng cho phù hợp với điện thoại di động

1.2.2.3 Lịch sử hình thành báo chí trên điện thoại di động trên tại Việt Nam

Sự phát triển của báo chí trên điện thoại di động trên thế gioi cũng ảnhhưởng vô cùng lớn đến nền báo chí tại Việt Nam, nó trở thành một xu hướngtất yếu của các cơ quan báo chí truyền thông trên cả nước

Ngày 11/1/2010, VietnamPlus đã trở thành đơn vị chính thức cung cấpphiên bản đọc báo đa ngôn ngữ trên mạng viễn thông Đây là giải pháp thông tinhiện đại, tiên tiến và nhanh chóng, phù hợp với tiến trình phát triển của quốc gia.Với 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, thông tin thời sự trong và ngoàinước được cung cấp nhanh chóng cho độc giả Cùng với VietnamPlus,baomoi.com, VietNamNet cũng tiên phong trong ứng dụng công nghệ mới đểchinh phục độc giả mobile

Ngày 16/3/2010, báo điện tử Dân Trí chính thức ra mắt trang báo mạngđiện tử dành cho điện thoại di động Đây là trang báo mạng điện tử loại bỏgần như hoàn toàn quảng cáo, tốc độ tải trang nhanh, tiết kiệm đáng kể cướcphí dữ liệu Với thông tin nhanh nhạy, có chất lượng cùng giao diện đơn giản

đã giúp báo Dân Trí được nhiều người dùng điện thoại di động lựa chọn vàđứng thứ 2 trong top 10 địa chỉ web được người sử dụng thiết bị di động truycập nhiều nhất, theo báo cáo khảo sát thực trạng sử dụng web trên thiết bị diđộng toàn cầu tháng 10/2010 của Opera công bố

Trang 32

Ngày 1/8/2011, báo điện tử Phunutoday cũng chính thức đưa vào hoạtđộng giao diện dành cho các hệ máy di động.

Đầu tháng 3/2012, VTC News cũng đã ra mắt báo mạng điện tử trên điệnthoại di động - VTC News Mobile, tạo thêm kênh thông tin tương tác với bạn đọc.Ngày 14/8/2012, báo An ninh Thủ đô đã chính thức ra mắt phiên bản đọcbáo An ninh Thủ đô mobile dành cho người sử dụng điện thoại di động

Tháng 9/2013, báo Thanh niên đã ra mắt ứng dụng báo chí trên nền tảng

di động mang tên Thanh niên Mobile với bộ phận làm tin và hệ thống nhân sựriêng Với phương châm “Tin tức trong tầm tay”, Thanh niên Mobile có thamvọng thực hiện sứ mệnh đưa tin tức đến tận tay công chúng một cách nhanhnhất ngay cả khi họ không có thời gian truy cập mạng Ứng dụng này giànhGiải vàng cho ứng dụng báo chí trên điện thoại di động của Hiệp hội báo chíChâu Á Thái Bình Dương

Bảng 1.5: Mức độ thường xuyên xem video online

Nguồn: Cafebiz

Trang 33

Biểu đồ 1.6: Động cơ lên mạng của những thiết bị di động tại Việt Nam

Nguồn: cục thương mại điện tử Việt Nam Bảng 1.1: Thói quen người dùng internet tại Việt Nam tư tháng 1-3/2011

Nguồn: Sem Vietnam

Từ một vài số liệu đã ghi nhận trên, có thể thấy một trong những việcđầu tiên được làm khi người dùng trung cập internet là đọc báo Từ đó, cùngvới sự phát triển của báo chí thế giới, báo chí Việt Nam những năm gần đâycũng đang tích cực nâng cao công nghệ làm báo và các thiết bị đầu cuối Nổibật trong số đó là các phiên bản báo chí trên điện thoại di động

Trang 34

1.3 Vài nét về các tờ báo thuộc diện khảo sát

1.3.1 Báo điện tử VTC News

Khởi đầu là một trang tin điện tử nội bộ của Đài Truyền hình kỹ thuật số(KTS) VTC, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ trên mọi mặt trận thông tin,ngày 7/7/2008, báo VTC News chính thức được cấp phép để trở thành một tờbáo điện tử với trang web www.vtc.vn Với gần 9 năm cố gắng không ngừng,

có mặt trên mọi mặt trận thông tin, VTC News đã trở thành điểm tìm đến tincậy với hàng chục triệu độc giả trong và ngoài nước, trở thành 1 trong những

tờ báo điện tử nổi bật Việt Nam

Đặc biệt, khi Đài Truyền hình KTS VTC đã trở thành đơn vị báo chí trựcthuộc Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, bề dày truyền thống lịch sử 70 năm củaĐài Tiếng nói Việt Nam đã là điểm tựa vững chắc, là sự tiếp sức quý giá vớiBáo điện tử VTC News tiếp nối những thành công, tiến xa trên con đường trởthành tờ báo hàng đầu

Với slogan “Hơi thở cuộc sống” và bám sát định hướng Dân sinh, nhân

ái, đi đến cùng sự việc, đến nay, báo luôn đạt mức tăng trưởng gần100%/năm Từ gần 200.000 visit (người truy cập)/ngày, cao điểm báo đã đạtmức gần 1 triệu visit/ngày và hơn 5 triệu pagaview (lượt xem trang)/ngày.Ngoài các bài viết, VTC News còn chú trọng đầu tư vào phần video để đadạng hóa thông tin Hiện nay, VTC News là một trong những báo điện tử cótrang fan page trên mạng xã hội face mạnh nhất với hơn 630.000 người theo dõi.Ngoài ra, báo VTC News trực thuộc đài KTS VTC và cơ quan chủ quản

là đài tiếng nói VOV nên bên cạnh hệ thống tin bài, VTC News còn có thểmạnh về truyền hình với sự giúp đỡ của hệ thống truyền hình VTC 1 đếnVTC 16, cùng với đó là sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những sản phẩm phátthanh đến từ đài VOV

1.1.1 Báo điện tử VietnamPlus

Khởi đầu là một hãng thông tấn nhỏ cách đây 63 năm, Thông tấn xã ViệtNam nay đã phát triển thành một trung tâm thông tin và là cơ quan báo chílớn nhất ở Việt Nam Với nguồn lực của mình và sự hợp tác với các tổ chứcquốc tế, hoạt động thông tin của TTXVN đã được hiện đại hóa và số hóa

Trang 35

Ngày 1/8/1998, TTXVN xuất hiện trên mạng Internet toàn cầuWebsitetại địa chỉ www.vnanet.vn được nâng cấp vào tháng 1/2003, trở nên hấp dẫnhơn và là website duy nhất của Việt Nam cung cấp tin tức trong nước, khuvực và quốc tế bằng bốn ngữ

Ngày 11/9/2008, TTXVN được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấyphép nâng cấp trang web: www.vnanet thành báo điện tử mang tênVietnamPlus, tại địa chỉ www.vietnamplus.vn

Báo điện tử VietnamPlus thừa hưởng cơ sở dữ liệu tin tức đồ sộ đượcxây dựng qua nhiều năm Đây là tờ báo điện tử duy nhất ở Việt Nam có 5ngữ: Việt Nam, Anh, Pháp, Trung Quốc và Tây Ban Nha Báo thu hút ngàycàng nhiều độc giả bởi việc cung cấp tin, bài mỗi ngày nhiều hơn mọi websitekhác ở Việt Nam (hiện tại khoảng 200 tin tiếng Việt và 150 tin bằng các ngữkhác), có thiết kế giao diện hiện đại, thân thiện với người sử dụng, hướng tớiviệc cá nhân hóa về màu sắc cũng như thói quen đọc tin của độc giả, tích hợptối đa các hình thức truyền thông mới, sử dụng nhiều công nghệ độc đáo.VietnamPlus hiện hợp tác với 40 hãng tin lớn trên thế giới như AFP, AP,Reuters, Kyodo, Xinhua, Itar-Tass…

1.3.2 Báo điện tử Dân Trí

Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học ViệtNam, có lượng truy cập khá lớn Kết quả thống kê của công ty khảo sát thịtrường uy tín có quy mô toàn cầu Kantar Media thì báo Dân trí đứng thứ 2 tạiViệt Nam, chỉ sau Google và VnExpress là website Việt Nam được dùngthường xuyên nhất trong nước Còn theo thống kê của Opera thì bản mobilecủa báo Dân trí cũng chỉ đứng sau Google về lượng truy cập từ thiết bị di động.Theo thống kê của Google, đến nay, mỗi tháng có bình quân Dân trí có

900 triệu pageviews; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cậpvào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nướcngoài (con số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có ngườitruy cập đọc Dân trí và DTINews) Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ

Trang 36

của tờ báo này xếp thứ 9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ "tăng trưởng tìmkiếm nhanh nhất toàn cầu" Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhấttrong bảng xếp hạng Các tin tức của Dân Trí được cập nhật hàng giờ Dân Trí

có diễn đàn trực tuyến về các vấn đề kinh tế, chính trị, thể thao, văn hoá Đặc biệt, Dân trí còn có một Quỹ Nhân ái hoạt động với mục đích làmcầu nối cho những tấm lòng hảo tâm tới những hoàn cảnh khó khăn QuỹNhân ái và mục Tấm lòng Nhân ái của báo Dân trí có hoạt động từ thiện nổibật nhất trong làng báo Việt Nam

Báo điện tử Dân trí online vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao diện

và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com Năm 2009, báođiện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện

Ngày 16/3/2010, báo điện tử Dân Trí chính thức ra mắt trang báo mạngđiện tử dành cho điện thoại di động

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Dựa trên việc tổng hợp các khái niệm, các quan điểm của các nhà nghiêncứu trên thế giới và Việt Nam, chương 1 đã giải quyết được những vấn đề lýluận, đưa ra khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm của truyềnthông mới Ngoài ra, chương 1 cũng đã đưa sơ lược về quy trình sản xuất báochí chung của các tờ báo hiện nay Đối với báo chí trên điện thoại di động(ĐTDĐ), người viết đã dẫn ra được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cầnthay đổi các phương thức sản xuất báo chí cũ, chuyển qua loại hình mới làbáo chí trên ĐTDĐ.Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra và giải thích môt sốthuật ngữ chuyên ngành về báo chí và các phương thức đọc báo trên ĐTDĐ

để người đọc có thể hiểu rõ hơn về loại hình báo chí mới mẻ này

Ngoài ra, chương 1 còn giới thiệu khái quát về ba tờ báo thuộc diện

khảo sát là báo VietnamPlus, Dân Trí và VTC News giúp công chúng có cái

nhìn khái quát và chung nhất về ba tờ báo này

Tóm lại, chương 1 đã làm rõ các khái niệm, giải quyết các vấn đề lýluận liên quan giúp người đọc nắm được một các khái quát nhất vấn đề Tạođiều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các chương sau một các dễ dàng

Trang 38

Chương 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1.4 Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay

1.4.1 Giai đoạn tiền kỳ

Ở giai đoạn tiền kỳ này, gần như các báo điện tử được khảo sát đều cóquy trình sản xuất tin bài tương đối giống nhau Sự khác biệt chỉ có trong 1vài chi tiết nhỏ, như là đề tài, cách xử lý tin bài

đề cập là trẻ em khuyết tật, hoặc chủ đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em,hoặc chủ đề bảo vệ môi trường văn hóa học đường Từ đó tác giả đưa tưtưởng chủ đề vào tác phẩm của mình, tư tưởng chủ đề là nội dung được nhàbáo xác định cách thức thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận của nhàbáo về vấn đề đó Tư tưởng chủ đề thể hiện rõ lập trường, sự nhận thức vànhững phán xét của nhà báo về một vấn đề nào đó Cách bộc lộ tư tưởng chủ

đề của một tác phẩm chính là sự bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn

đề của nhà báo Nhà báo xác định đề tài, chủ đề và tư tưởng chủ đề của tácphẩm để quyết định hướng khai thác và thu thập thông tin liên quan, cần thiếtcho tác phẩm, bám sát với chủ đề tác phẩm Đây là khâu quan trọng, nó giúpnhà báo xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bước tiếp theo Nếu việctìm hiểu thực tế được tiến hành tốt, có hiệu quả thì việc xác định đề tài chủ đề,

tư tưởng chủ đề sẽ bảo đảm chính xác và hiệu quả

Trang 39

Đầu tiên phải nói báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tảithông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực kháchquan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng,nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn Chính vì thế, những thông tin của báo chíđòi hỏi tính thời sự cao, tính thời sự của báo chí là đưa đến cho công chúng về sựkiện mới nhất, giúp họ nhận thức kịp thời và có thái độ đúng đắn trước các sựviệc, tình huống diễn ra trong đời sống xã hội Thông tin báo chí chỉ có giá trịkhi đáp ứng được nhu cầu, mục đích của đối tượng tiếp nhận, giúp họ giải quyếtđược những vấn đề đang đặt ra Giá trị của thông tin báo chí không mất đi trongquá trình chuyển giao thông tin, tuy nhiên thời hạn sử dụng nó không vô tận.Thông tin nhanh chóng trở nên lỗi thời do sự xuất hiện của những thông tin mớitrong quá trình phản ánh về cùng một đối tượng

Từ đặc tính về tính thời sự, yêu cầu đầu tiên đối với việc tìm đề tài, chiủ

đề là đáp ứng được đặc tính đó Dù là làm báo truyền thống hay làm báo diđộng; báo in hay báo mạng điện tử; báo địa phương hay báo TW thì việc xácđịnh được chủ đề, đề tài đều giống nhau, cần mang tính thời sự, tính sự kiệncao trong một tác phẩm báo chí

Đề tài trong lĩnh vực báo chí là phạm vi đời sống hiện thực được phảnánh vào các tác phẩm báo chí Với nghĩa rộng, đề tài tương ứng với các lĩnhvực hoạt động trong đời sống như đề tài quốc tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục,khoa học, y tế, thể thao Với nghĩa hẹp, có thể hiểu đề tài là sự kiện, vấn đề

mà nhà báo hướng tới, nhận thức và phản ánh vào tác phẩm Đối với xã hộihiện đại ngày nay, khi mọi thứ không ngừng biến động, cái cũ cái mới giaothoa, hàng loạt vấn đề nảy sinh Đề tài dễ dàng tìm được tìm thấy ở mọi nơi,mọi lúc, trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống Đề tài nảy sinh từ hiện thựccuộc sống, nó có thể diễn ra ngay trước mắt chúng ta nhưng cũng có thể ẩnsâu, giấu kín mà chỉ những con mắt tinh tế mới nhận ra được Điều quan trọngnhất là bản lĩnh của người viết có thể dấn thân để tìm hiểu, khai thác đề tài đóhay không

Trang 40

Như đề tài về giao thông, môi trường, bạo lực học đường, sống thử nhiềungười coi nó là đề tài muôn thuở và dễ sa vào lối mòn khi có quá nhiều người đềcập Nhưng quan trọng là tìm kiếm trong đề tài cũ những góc độ tiếp cận mới vàviết về nó bằng một cái nhìn mới, việc này gọi là “đãi cát tìm vàng” Mọi sự kiệnxảy ra đều không có sự lặp lại và người viết giỏi là người biết khai thác làm nổibật cái khác biệt dưới ngòi bút, văn phong của mỗi nhà báo

Hơi thở mới của đề tài nằm ở cách mà chúng ta tiếp cận, quan sát Tất cảnhững gì diễn ra xung quanh cuộc sống của ta, từ những thứ nhỏ nhất tưởngnhư vụn vặt hay sự kiện mang tầm vóc lớn đều có thể trở thành đề tài cho tácphẩm báo chí nếu như ta có thể tìm ra góc độ khai thác hợp lý, đem đến cáimới, đáp ứng sự quan tâm của độc giả

Tình trạng ăn cắp, xào xáo bài của nhiều trang báo mạng, báo in suy chocùng là sự nghèo nàn về đề tài và góc tiếp cận đề tài Nếu như không tìm ra cáimới trong đề tài thì việc sao chép của nhau không phải điều khó hiểu Xác định

đề tài là bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành tác phẩm báo chí, nếu nóirằng không tìm được đề tài để viết thì đó không phải là do sự nghèo nàn đề tài

mà là sự nghèo nàn trong tư duy của người làm báo Sống và không ngừng quansát cuộc sống xung quanh, bản thân mỗi người sẽ phát hiện ra vô vàn đề tài mới

mẻ - mảnh đất màu mỡ để sáng tạo nên tác phẩm báo chí

Nhà báo Lê Hồng Phước - Phó Tổng Biên tập Báo Long An từng chorằng, tác phẩm báo chí tốt phải mang tính thời sự cao, phản ánh được vấn đềcuộc sống mà nhiều người quan tâm; được công chúng đón nhận và để lại dấu

ấn Điều này phụ thuộc vào sự nhạy bén của phóng viên cũng như sự năng nổtrong việc tìm kiếm đề tài Theo nhà báo Lê Hồng Phước, để có tác phẩm báochí tốt không phải dễ Đó là cả một quá trình đầu tư tìm kiếm, khai thác và thểhiện đề tài của tác giả Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho đội ngũ những người làm báo có vai trò quan trọng, gópphần nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức tờ báo (báo in), cácchương trình, chuyên mục (phát thanh, truyền hình)

Ngày đăng: 31/07/2017, 12:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đềcơ bản, NXB Chính trị - Hành chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Trường Giang (2011), "Báo mạng điện tử - Những vấn đề"cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính Hà Nội
Năm: 2011
2. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thành Lợi (2014), "Tác nghiệp báo chí trong môi trườngtruyền thông hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thành Lợi
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2014
3. Lê Quốc Minh (2013), Mobile News – Tương lai của truyền thông, NXB Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Quốc Minh (2013), "Mobile News – Tương lai của truyền thông
Tác giả: Lê Quốc Minh
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2013
4. Nguyễn Trí Nhiệm – Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trí Nhiệm – Nguyễn Thị Trường Giang (2014), "Báo mạngđiện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo
Tác giả: Nguyễn Trí Nhiệm – Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2014
5. PGS-TS Dương Xuân Sơn (2014), Các loại hình báo chí truyền thông, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS-TS Dương Xuân Sơn (2014), "Các loại hình báo chí truyền thông
Tác giả: PGS-TS Dương Xuân Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông
Năm: 2014
6. Phan Cự Đệ (2015), Di sản báo chí Ngô Tất Tố - Ý nghĩa lý luận vàthực tiễn, NXB Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Cự Đệ (2015), "Di sản báo chí Ngô Tất Tố - Ý nghĩa lý luận và"thực tiễn
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Văn học Hà Nội
Năm: 2015
8. Croteau and Hoynes (2003), Media Society, Pine Forge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Croteau and Hoynes (2003)
Tác giả: Croteau and Hoynes
Năm: 2003
9. Brandon Vogt (2008), The Church and New Media, Our Sunday Visitor Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Brandon Vogt (2008)
Tác giả: Brandon Vogt
Năm: 2008
10. Paul Brighton, Dennis Foy (2007), New Value, SAGE Publications C. Báo, tạp chí, trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paul Brighton, Dennis Foy (2007), "New Value, SAGE Publications
Tác giả: Paul Brighton, Dennis Foy
Năm: 2007
11. Nguyễn Thị Trường Giang (14/04/2015), công chúng báo điện tửthay đổi như thế nào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Trường Giang (14/04/2015), "công chúng báo điện tử
13. Sóng Trẻ (14/08/2013), Tìm đề tài cho tác phẩm báo chí không khóhttp://www.songtre.tv/news/nghien-cuu-trao-doi/tim-de-tai-cho-tac-pham-bao-chi-khong-kho-45-4725.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sóng Trẻ (14/08/2013), "Tìm đề tài cho tác phẩm báo chí không khó
14. Nguyễn Thị Trường Giang, Phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động – Xu hướng tất yếuhttp://www.vietvan.vn/...bao-mang-dien-tu-danh-cho-thiet-bi-di-dong---xu-huong-tat-yeu/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Trường Giang, "Phát triển báo mạng điện tử dành chothiết bị di động – Xu hướng tất yếu
15. Web: http://www.vietnamplus.vn 16. Web: http://www.vtc.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Web: http://www.vietnamplus.vn"16
17. Web: http://dantri.com.vn 18. Web: http://www.wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Web: http://dantri.com.vn"18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w