Phương pháp xác suất thống kê và phân tích tương quan hồi quy Ngoài việc xử lý thống kê kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của đất đá nóiriêng và các thông tin địa chất công trình nói ch
Trang 1KHOA ĐỊA LÝ – ĐỊA CHẤT
- -ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ CHO CÔNG
TRÌNH THE BLUES HOTEL
CỬ NHĐN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Trang 2Lời Cảm Ơn!
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, các anh và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư vấn và Kiểm định xây dựng MITCO cùng bạn bè trong lớp Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ
đó Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Đình Tiến đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tuy đã nỗ lực và cố gắn nhiều, nhưng do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nên nội dung khóa luận không tránh khỏi những khuyết điểm, sai sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô cùng bạn bè để đề tài càng hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Lê Văn Phú
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Cấu trúc khóa luận 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội 5
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 5
1.1.1.1 Vị trí địa lý 5
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo khu vực 6
1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 7
1.1.1.4 Đặc điểm thủy văn – hải văn 9
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 11
1.1.2.1 Giao thông vận tải 11
1.1.2.2 Dân cư 13
1.1.2.3 Kinh tế 13
1.2 Đặc điểm địa chất 14
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình và địa chất thủy văn 14
1.2.2 Địa tầng 16
1.2.3 Magma 23
1.2.4 Hệ thống đứt gãy 25
1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn 26
1.3.1 Các tầng chứa nước lỗ hỗng 26
1.3.2 Các tầng chứa nước khe nứt – khe nứt karst 28
1.3.3 Các thành tạo địa chất rất nghèo nước đến cách nước 30
Trang 4CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU ĐẤT
XÂY DỰNG THE BLUES HOTEL 31
2.1 Vị trí và các đặc trưng kỹ thuật công trình 31
2.1.1 Vị trí công trình 31
2.1.2 Quy mô công trình xây dựng 31
2.1.3 Khối lượng thực hiện 31
2.2 Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu đất xây dựng 32
2.2.1 Cấu trúc nền đất và tính chất cơ lý các lớp đất đá 32
2.2.1.1 Cấu trúc nền đất 32
2.2.1.2 Tính chất cơ lý của các lớp đất đá 33
2.2.2 Đặc điểm địa hình địa mạo 45
2.2.3 Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực khảo sát 45
2.2.4 Các hiện tượng địa chất động lực công trình 45
2.2.5 Vật liệu xây dựng tự nhiên 46
2.2.5.1 Vật liệu đá 46
2.2.5.2 Cát, cuội, sỏi 47
2.2.6 Điều kiện thi công công trình 47
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ CHO CÔNG TRÌNH THE BLUES HOTEL 48
3.1 Luận chứng giải pháp móng cho công trình 48
3.2 Kiểm tra các giải pháp móng cho khối nhà 17 tầng 49
3.2.1.Số liệu tính toán 49
3.2.2 Thiết kế tính toán cọc ma sát cho khối nhà 17 tầng 50
3.2.3 Thiết kế tính toán cọc khoan nhồi cho khối nhà 17 tầng 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 70
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Nhiệt độ (0C) trong các tháng của Đà Nẵng 2008 - 2009 8
Bảng 1.2 Tốc độ gió và hướng gió khu vực Đà Nẵng 9
Bảng 1.3 Tần suất bão đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng 9
Bảng 1.4 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng A Vương (Є2 - O1av) 17
Bảng 1.5 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng Long Đại (O3 - S1lđ) 18
Bảng 1.6 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng Tân Lâm (D1tl) 19
Bảng 1.7 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C - P nhs) 19
Bảng 1.8 Giá trị trung bình các đặc trưng cơ lý của thành tạo mvQ 2 1-2 no 21
Bảng 1.9 Giá trị trung bình các đặc trưng cơ lý thành tạo edQ 22
Bảng 1.10 Các đặc trưng cơ lý của phức hệ Đại Lộc (GaD1đl) 23
Bảng 1.11 Các đặc trưng cơ lý của phức hệ Hải Vân (Ga T3hv) 24
Bảng 1.12 Các đặc trưng cơ lý của phức hệ Bà Nà (GaE2bn) 25
Bảng 1.13 Kết quả hút nước thí nghiệm của một số lỗ khoan trong tầng A Vương29 Bảng 2.1 Khối lượng công việc thực hiện 32
Bảng 2.2 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 1 33
Bảng 2.3 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 1 34
Bảng 2.4 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 2 34
Bảng 2.5 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 2 35
Bảng 2.6 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 3 35
Bảng 2.7 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 3 36
Bảng 2.8 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 4 36
Bảng 2.9 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 4 37
Bảng 2.10 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 5 37
Bảng 2.11 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 5 38
Bảng 2.12 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 6 39
Bảng 2.13 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 6 39
Bảng 2.14 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 7 40
Bảng 2.15 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 7 40
Bảng 2.16 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 8 41
Trang 6Bảng 2.17 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 8 41
Bảng 2.18 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 9 42
Bảng 2.19 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 9 42
Bảng 2.20 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 10 43
Bảng 2.21 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 10 43
Bảng 2.22 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 11 44
Bảng 2.23 Bảng xử lý thống kê một số tính chất cơ lý của lớp 11 44
Bảng 2.24 Giá trị các chỉ tiêu của lớp đá 45
Bảng 2.25 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất nền Bảng 3.1 Tính chất cơ lý đất sử dụng để tính toán 49
Bảng 3.2 Các giá trị tính toán độ lún của các phân tố lớp dưới đáy khối quy ước 61
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng 5
Hình 1.2 Hầm đèo Hải Vân 11
Hình 1.3 Sân bay quốc tế Đà Nẵng 12
Hình 1.4 Biểu đồ dân số thành phố Đà Nẵng năm 2007 13
Hình 1.5 Sơ đồ địa chất thành phố Đà Nẵng Hình 1.6 Sơ đồ địa chất thủy văn thành phố Đà Nẵng Hình 2.1 Vị trí công trình 31
Hình 2.2 Mặt cắt địa chất khu vực công trình The Blues Hotel Hình 3.1 Sơ đồ bố trí cọc trong đài 64
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu
cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng
về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra biểnĐông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông ĐàNẵng hiện là một trong 14 đô thị loại I đồng thời là một trong 5 thành phố trựcthuộc Trung Ương ở Việt Nam Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thếgiới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn
Với sự phát triển toàn diện và bền vững, Đà Nẵng nhanh chóng trở thành thành phốtrọng điểm của miền Trung về kinh tế, văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ.Không chỉ có vậy, Đà Nẵng còn là thành phố của du lịch, thành phố của những ditích và của những danh lam thắng cảnh Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núirừng, trung du, đồng bằng, biển cả Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đadạng Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình củabiển cả; có cái mềm mại, nhỏ nhắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất,những đường vòng của đèo cao; có cái thơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông
và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc bằngbêtông cốt thép Nhằm phục vụ cho sự phát triển du lịch của thành phố, việc pháttriển cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quy mô và tốc
độ phát triển Trong đó, việc đầu tư xây dựng các khách sạn góp phần giải tỏa nhucầu về nghỉ chân của du khách và còn giúp thay đổi bộ mặt đô thị của thành phố ĐàNẵng Để thực hiện tốt vấn đề xây dựng nói chung thì việc đánh giá điều kiện địachất công trình và giải pháp móng hợp lý là vấn đề bực thiết và có ý nghĩa khoa học
cũng như thực tiễn Chính vì vậy, tác giả đã nghiên cứu với đề tài khóa luận: :
“Đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình THE BLUES HOTEL”.
2 Mục đích đề tài
- Đánh giá sơ bộ điều kiện địa chất công trình THE BLUES HOTEL, thành
Trang 9phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình THE BLUES HOTEL
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: các thành tạo đất đá trong đới ảnh hưởng của côngtrình xây dựng
* Phạm vi nghiên cứu: khu đất dự kiến xây dựng với diện tích khoảng 600 m2,chiều sâu nghiên cứu là 70m, nằm ở 59 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
4 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng THE BLUESHOTEL
- Dự báo những vấn đề địa chất công trình bất lợi xảy ra trong quá trình thicông công trình
- Đề xuất giải pháp móng hợp lý phục vụ thiết kế, thi công công trình
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi khảo sát địa chất công trình tùy thuộc vào mục đích và giai đoạn khảosát, mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình, dạng và quy mô công trình
mà chọn một tổ hợp phương pháp nghiên cứu hợp lý về kinh tế và kỹ thuật Cácphương pháp chính thường được áp dụng trong khảo sát ĐCCT rất đa dạng Để thựchiện các mục đích, nội dung nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp chủyếu sau:
5.1 Phương pháp kế thừa - phân tích - tổng hợp có chọn lọc thông tin
Khóa luận mang tính kế thừa, phân tích, tổng hợp có chọn lọc các kết quảnghiên cứu và các đặc điểm về môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật từtrước đến nay Đây là nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu khoa học, tiết kiệm đượcthời gian, công sức và kinh phí
5.2 Phương pháp địa chất
Phương pháp này còn gọi là phương pháp phân tích lịch sử tự nhiên nhằmthu thập tài liệu, khảo sát thực địa để nghiên cứu tính chất, cấu trúc và sự vận độngcủa môi trường địa chất Để điều khiển các quá trình địa chất cần đi sâu phân tíchnguyên nhân, điều kiện phát sinh - phát triển của chúng; đồng thời cần khảo sát bổsung, tổ chức quan trắc và kiểm tra lại ngoài thực địa bằng các thiết bị máy móc và
Trang 10lấy mẫu phân tích.
5.3 Phương pháp tương tự địa chất
Phương pháp này cho phép nghiên cứu và kết luận về điều kiện địa chất côngtrình lãnh thổ khảo sát, kể cả sự phát sinh - phát triển của một quá trình địa chất nào
đó được rút ra trên cơ sở so sánh với các kết quả nghiên cứu, khảo sát địa chất côngtrình đã có ở lãnh thổ có điều kiện địa chất công trình tương tự
5.4 Phương pháp chuyên gia
Để hoàn thanh bài khóa luận, tác giả đã tham khảo nhiều ý kiến tư vấn củacác thầy cô giáo, các nhà khoa học Bởi việc nghiên cứu địa chất công trình khu vực
và sự vận động của địa hệ là vấn đề hết sức phức tạp Nó vừa có tính tổng hợp, vừamang tính chuyên sâu
5.5 Phương pháp thực nghiệm
Bao gồm thí nghiệm ngoài trời và trong phòng cũng như quan trắc dài hạnnhằm thu thập các thông tin khác nhau về thành phần vật chất, cấu trúc, tính chấtcủa đất đá cũng như đánh giá diễn biến của các quá trình thủy văn, địa chất và địachất công trình tại các khu vực có môi trường địa chất không ổn định
5.6 Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp này bắt đầu từ các số liệu, dữ liệu, yếu tố, hiện tượng gần như rờirạc, song bản chất có quan hệ với nhau và được phân tích, tổng hợp lại Từ đó đi đếnphân tích, đánh giá các yếu tố tác động khác nhau gây biến đổi môi trường địa chất
5.7 Phương pháp xác suất thống kê và phân tích tương quan hồi quy
Ngoài việc xử lý thống kê kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của đất đá nóiriêng và các thông tin địa chất công trình nói chung, để xác định các trị tiêu chuẩn,trị tính toán, xác lập mối tương quan, xác định các thông số phục vụ tính toán,phương pháp này còn cho phép nghiên cứu sự phân bố và các quy luật phát sinh -phát triển của một quá trình nào đó
5.8 Phương pháp tính toán lý thuyết
Khóa luận sử dụng các công thức tính toán lý thuyết của địa chất công trìnhcũng như các ngành khoa học khác có liên quan như cơ học đất, địa chất thủy văn,thủy văn, động học sông ngòi để tính toán dự báo các quá trình địa chất công trình
Trang 11xảy ra trong tương lai.
6 Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khoá luận, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, bao gồm cácchương:
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
- Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU
ĐẤT XÂY DỰNG THE BLUES HOTEL
- Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ CHO CÔNG TRÌNH
THE BLUES HOTEL
Để minh họa cho nội dung nghiên cứu, trong khóa luận còn các phụ lục, hìnhảnh, bảng biểu, bản đồ, sơ đồ, mặt cắt địa chất công trình
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung của đất nước, có tổng diện tích là 1284,4 km2,bao gồm 5 quận và 2 huyện
Phía Bắc thành phố có dãy núi Bạch Mã, là ranh giới tự nhiên giữa thành phố
Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế
Phía Tây giáp dãy Trường Sơn
Phía Nam giáp huyện Đại Lộc và huyện Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam.Phía Đông giáp Biển Đông
Khu vực nghiên cứu được giới hạn bởi tọa độ địa lý sau (Hình 1.1):
15o55'15'' đến 16o13'15'' vĩ độ Bắc,
Trang 13107o49'05'' đến 108o20'18'' kinh độ Đông.
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo khu vực
Khu vực nghiên cứu là vùng chuyển tiếp từ miền núi cao của dãy TrườngSơn đến đồng bằng ven biển nên hình thái và nguồn gốc thành tạo rất đa dạng vàphong phú Dựa vào nguồn gốc, hình thái, trắc lượng, có thể chia vùng nghiên cứuthành các kiểu địa hình đặc trưng sau :
Địa hình núi thấp, khối tảng, kiến tạo – bóc mòn
Cấu tạo chủ yếu từ đá granit ở khu vực bán đảo Sơn Trà và phần phía namđèo Hải Vân Địa hình núi thấp được cấu tạo chủ yếu từ các trầm tích Paleozoi Núi
có độ phân cắt lớn, dưới chân các sườn thường tích tụ các vạt gấu đá đổ hay sảnphẩm lũ tích do dòng lũ bùn đá đưa xuống Đá tảng dễ dàng bị lăn, trượt theo sườngây tai biến nguy hiểm Độ cao trung bình của kiểu địa hình này 200 – 250m, có nơi900m Việc xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp trên địahình này gặp nhiều khó khăn
Địa hình đồi khối tảng, kiến tạo - bóc mòn
Kiểu địa hình này phát triển trên vùng nâng kiến tạo, phân bố kẹp giữa cácđồi núi phía Bắc, Tây Đà Nẵng và đồng bằng duyên hải, độ cao trung bình từ 20 –100m, độ dốc sườn 100 – 300 Cấu tạo nên kiểu địa hình này chủ yếu là các trầm tíchlục nguyên của hệ tầng A Vương, Long Đại,
Địa hình Karst
Địa hình này gặp chủ yếu ở khu vực núi Ngũ Hành Sơn, nằm phía ĐôngNam khu vực, địa hình có bề mặt gồ ghề, khe rãnh, hang hốc, động karst, thạchnhũ, Vách hang động và bề mặt ăn mòn của các sườn dốc có độ dốc lớn 70 – 900.Các hạng động karst có chiều cao dao động từ 20 – 30m, chiều rộng từ 5 – 25m,thạch nhũ chủ yếu là chuông đá, vú đá có kích thước vừa và nhỏ.Địa hình này đượccấu tạo từ đá vôi bị hoa hóa có rất nhiều màu sắc khác nhau, thuộc hệ tầng AVương
Địa hình đồng bằng tích tụ đa nguồn gốc
Địa hình này phát triển ở các vùng sụt võng tân kiến tạo, kéo dài từ sôngCẩm Lệ đến Vĩnh Điện Đồng bằng dạng này có đặc trưng hẹp và bị chia cắt, khôngliên tục bởi các khối núi lấn sát ra biển Địa hình bề mặt tương đối bằng phẳng, độ
Trang 14cao trung bình từ 5 – 10m so với mực nước ngầm, địa hình nghiêng từ Tây sangĐông Kiểu địa hình này được cấu tạo từ các trầm tích có nguồn gốc sông, sông –biển như bột sét, cát pha,
Địa hình xâm thực, tích tụ thung lũng sông suối
Đối với đạng địa hình này, quá trình xâm thực diễn ra rất phức tạp, nhất làvào mùa mưa lũ gây xói lỡ mạnh nhiều đoạn bờ sông tạo nên các đoạn bờ có độ dốclớn, phần lớn được cấu tạo từ các loại đất sét nên không ổn định vào mùa mưa lũ.Song song với quá trình xói lở là quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa tạo nên các bãibồi ven sông có độ cao trung bình từ 1 – 3m
1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam,với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau; mùa khô từ tháng 2 đến tháng 9,thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài
Lượng mưa
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, đặc trưng là mưanhiều, cường độ lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 2300mm - 2800mm tập trungnhiều nhất vào tháng 10 và 11, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm 40 - 60% tổnglượng mưa của cả năm
- Lượng mưa trung bình năm: 2066mm
- Lượng mưa năm lớn nhất: 3307mm
- Lượng mưa năm thấp nhất: 1400mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 332mm
- Số ngày mưa trung bình năm: 140 - 148 ngày
- Số ngày mưa nhiều nhất trong tháng: 22 ngày tháng 10 hàng năm
+ Mùa khô: Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9 với đặc trưng mưa ít,khô và nóng, số giờ nắng trung bình trong năm tính được khoảng 2158 giờ/năm
Độ ẩm
Độ ẩm không khí trong vùng tương đối cao, trung bình năm khoảng 82% Độ
ẩm cao nhất trung bình năm là 90%, tập trung vào các tháng 10,11; độ ẩm thấp nhất
Trang 15trung bình năm 75% tập trung vào các tháng 6,7.
Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm của khu vực biến đổi trong phạm vi từ 1000 –
1350 mm/năm, các tháng 5, 6, 7 là các tháng có lượng bốc hơi cao nhất, từ tháng 10đến tháng 2 là thời kỳ lượng bốc hơi thấp nhất
Lượng bốc hơi trung bình năm là 2107 mm/năm, trong đó lượng bốc hơitháng cao nhất là 240 mm/năm; tháng thấp nhất là 119 mm/năm
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực nghiên cứu là 25,70C Tháng 6, 7,
8 là các tháng nóng nhất (trung bình 28,90C - 29,10C đôi khi có ngày lên đến 390C
-410C) Từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ giảm xuống 9,20C (Bảng 1.1)
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 25,7 0C
- Nhiệt độ cao trung bình năm : 29,9 0C
- Nhiệt độ thấp trung bình năm : 22,9 0C
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 40,9 0C
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 9,2 0C
Bảng 1.1 Nhiệt độ ( 0 C) trong các tháng của Đà Nẵng 2008 - 2009
Ttb 21,4 23,9 22,8 25,8 29,0 30,5 28,4 28,7 27,9 26,3 25,2 21,2
Tx 28,8 36,5 33,2 33,6 39,5 38,4 38,6 36,7 34,2 32,2 31,6 28,6
Tm 13,5 19,3 13,7 19,8 24,0 25,6 23,5 23,5 23,0 22,5 19,5 15,0
Gió và hướng gió
Hướng gió thịnh hành nhất vào mùa hè là hướng Đông Bắc với tốc độ giótrung bình từ 3.3 - 4.0 m/s
Hướng gió thịnh hành nhất vào mùa đông là hướng Bắc và Tây Bắc với tốc
độ gió mạnh nhất là 20 - 25 m/s
Tốc độ và hướng gió khu vực thành phố Đà Nẵng được thống kê trung bìnhtheo các tháng được trình bày trong (Bảng 1.2)
Trang 16Bảng 1.2 Tốc độ gió và hướng gió khu vực Đà Nẵng
Bảng 1.3 Tần suất bão đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng
từ 35m/s - 45m/s Phạm vi bão có thể bao quát một vùng rộng có đường kính từ200km - 300km
1.1.1.4 Đặc điểm thủy văn – hải văn
Sông ngòi
Khu vực nghiên cứu có mạng lưới thuỷ văn phân bố khá dày đặc được chiphối bởi 2 con sông chính: sông Hàn và sông Cu Đê Hệ thống sông ngòi ngắn vàdốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam
- Sông Hàn
Nguồn nước cung cấp chủ yếu là sông Vu Gia ở thượng nguồn Đặc điểm
của sông là uốn khúc và quá trình xâm thực ngang là chủ yếu nên lòng sông được
mở rộng và có nhiều bãi bồi Về mùa khô nước bị nhiễm mặn, độ khoáng hoá nướcvào mùa khô 1,65g/l - 20,1g/l Loại hình hoá học của nước chủ yếu là Clorua Natri
- Sông Cu Đê
Sông này nằm ở phía Bắc thành phố, có diện tích lưu vực khoảng 400km2, sônguốn khúc, nhiều đáy dốc Sông có hướng chảy Tây - Đông đổ vào vịnh Đà Nẵng tại
Trang 17cửa Nam Ô, vùng cửa sông mở rộng, phân nhánh mạnh Trong mùa khô sông thường
bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều lên đến tận Nam Ô - Thuỷ Tú Mùa khônước sông có độ khoáng hoá 13,15 g/l - 39,68 g/l, mùa mưa độ khoáng hóa 4,57 g/l
- 4,99 g/l Loại hình hoá học của nước chủ yếu là Clorua Natri
- Hồ Lai Nghi: Hồ có diện tích 40 - 50 ha, sâu 2m – 2,5m, dung tích khoảng900.000m3 Nước có thành phần hóa học là Clorua Natri Độ khoáng hóa 0,3g/l - 0,85g/l
Biển
Phần biển của Đà Nẵng nằm trong biển Đông với thềm lục địa nhiều nơichưa đạt tới độ sâu 1000m Hầu hết vùng biển Trung Bộ nói chung và Đà Nẵng nóiriêng có chế độ nhật triều không đều đặn Ngoài ra, chế độ thuỷ triều cũng ảnhhưởng rất phức tạp đến chế độ hoạt động của sông Biên độ dao động bình thườngcủa nước sông dưới tác động của thủy triều vào mùa khô là 1m - 1,2m (trừ thời gianlũ) Nước ở cửa sông có thành phần hóa học là Clorua Natri, độ khoáng hóa ở KimLiên (sông Cu Đê) là 39,7g/l, ở Đà Nẵng (cửa sông Hàn) là 20,1g/l Mùa khô nướcbiển lấn sâu vào lục địa làm nhiễm mặn nước sông và nước dưới đất
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vậtbiển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16loài (11 loài tôm, 2 loài mực và 3 loài rong biển) với tổng trữ lượng là 1.136.000tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ởvùng nước có độ sâu từ 50m - 200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%),vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%) Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang đượctiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Giao thông vận tải
Đà Nẵng nằm ở miền Trung của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch
Trang 18Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửangõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên Thành phố còn làđiểm cuối trên hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan,Lào, Việt Nam.
Đường bộ
Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 525.889km đường bộ (không kể đườnghẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó: quốc lộ 69.126km, tỉnh lộ 99.916km, đườngnội thị: 356.847km Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8m Mật độ đường bộphân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km², ngoại thành là 0,33 km/km² Hai conđường liên tỉnh của thành phố Đà Nẵng là Quốc lộ 1A và đường 14B luôn đượcthành phố quan tâm, nâng cấp, sữa chữa
Hình 1.2 Hầm đèo Hải Vân
Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân (Hình 1.2) xuyênqua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trởnên thuận tiện hơn bao giờ hết Thời gian lưu thông được rút ngắn, tai nạn giaothông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân nay được giảm thiểu rất nhiều
Đường sắt
Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiềudài khoảng 30 km Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh
Trang 19Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Hòa Châu Ga Đà Nẵng là một trongnhững ga trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâmthành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệnạn xã hội.
Đường thuỷ
Có sông Hàn và sông Cu Đê rất thuận lợi cho thuyền cỡ nhỏ và trung bình ravào Riêng sông Hàn có cửa sông lớn, lạch sâu và luống rộng là nơi neo đậu củanhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch lớn nhỏ Mặt khác Đà Nẵng có nhiều cảng biển,đáng kể là các cảng Tiên Sa, Mỹ Khê, sông Hàn có khả năng tiếp nhận các tàu cótrọng tải lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa vàquan hệ quốc tế
Đường hàng không
Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok,Seoul, Taipei là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế Sân bay quốc tế ĐàNẵng là sân bay đạt tiêu chuẩn cấp 1 hỗn hợp quân sự và dân sự, có diện tích 1100
ha với ba đường băng bêtông nhựa, hiện đang được đầu tư nâng cấp với tổng vốn 84triệu USD, đến năm 2012 sẽ đạt công suất đón 4 triệu lượt khách/năm
Hình 1.3 Sân bay quốc tế Đà Nẵng 1.1.2.2 Dân cư
Thành phố Đà Nẵng có năm quận nội thành, hai huyện ngoại thành với 47
Trang 20phường xã Dân cư sống tập trung chủ yếu ở hai quận nội thành là quận Hải Châu
và quận Thanh Khê Theo số liệu thống kê đến năm 2009 dân số Đà Nẵng là806.744 người, mật độ dân số trung bình 646 người/km2 Riêng các quận nội thành
là 2.866 người/km2 Đặc biệt, quận Thanh Khê mật độ dân số theo số liệu thống kêđến năm 2008 là 18.046 người/km2
Trong thành phần các dân tộc sinh sống ở Đà Nẵng chủ yếu là người Kinh Hơn50% người dân trong độ tuổi từ 15 - 40 có trình độ phổ thông trở lên Đây chính là điềukiện thuận lợi cho người dân ở đây nắm bắt và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại
Hình 1.4 Biểu đồ dân số thành phố Đà Nẵng năm 2007 1.1.2.3 Kinh tế
Nhìn chung kinh tế Đà Nẵng có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua
Về công nghiệp: với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuấthàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến cơ khí và sữa chữa, lắpráp gia công cơ khí, điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sắt, thép, ximăng) Trong những năm trở lại đây, Đà Nẵng chú trọng vào ngành công nghiệpmũi nhọn như sản xuất hàng xuất khẩu, đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghệ hoádầu, công nghệ thông tin, thành lập các khu công nghiệp chế xuất Ngành côngnghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm Thànhphố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong côngcuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp
Trang 21-trước năm 2020.
- Về nông nghiệp: chủ yếu trồng cây hoa màu và lương thực
- Về lâm nghiệp: hiện nay đi đôi với việc khai thác hàng tấn mây, đót để làmnguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ là trồng rừng nhằm đảm bảo vệ môitrường sinh thái cũng như tạo cảnh quan phục vụ du lịch
- Về ngư nghiệp: hằng năm khai thác trên 20.000 tấn hải sản, đồng thời pháttriển ngành nuôi trồng và đánh bắt xa bờ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trongnước cũng như xuất khẩu
Ngoài ra Đà Nẵng vẫn chú trọng việc khôi phục và phát triển các ngành nghềtruyền thống
1.2 Đặc điểm địa chất
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình
và địa chất thủy văn
Dựa vào các tài liệu tham khảo có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất, địachất công trình và địa chất thủy văn của khu vực thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn trước tháng 8 năm 1945
Giai đoạn này đất nước ta đạng chịu sự thống trị của thực dân Pháp do đónhững công trình nghiên cứu chủ yếu là của các nhà địa chất Pháp Việc nghiên cứuchủ yếu để phục vụ cho việc khai thác khoáng sản, vì vậy những khu vực nghiêncứu thường tập trung ở những khu vực giàu khoáng sản Cụ thể có các công trìnhnghiên cứu sau:
- Năm 1882, E.Fuchs đã công bố các tư liệu về mỏ than Nông Sơn
- Năm 1922, R.Bouret tiếp tục nghiên cứu địa chất khu vực Nông Sơn và đãcông bố tập “Địa chất khu vực Nông Sơn vào năm 1922”
- Năm 1925, Bouret với công trình “Nghiên cứu địa chất dãy Trường Sơn
và cao nguyên Hạ Lào” kèm theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 Công trình này
đã đề cập đến tuổi của đá Granitoit và đã xác định được các loại đá xâm nhập vàtuổi của chúng
- Năm 1937, J.Fronnaget đã lập và cho xuất bản tờ bản đồ địa chất toàn ĐôngDương tỷ lệ 1:200.000 thể hiện toàn bộ cảnh các đồng bàng ven biển miền Trungcùng với cấu trúc móng của chúng lộ ra ở ven các đồng bằng
Trang 22Giai đoạn từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1975
Thời gian này chiến tranh vẫn còn xảy ra ở miền Nam nên công tác nghiêncứu địa chất bị đình đốn Tuy nhiên, cũng có một số công trình đáng chú ý:
- Bản đồ địa chất của H.Counillion 1963
- Bản đồ địa chất Đông Dương của Lê Thạch Sinh, 1967 tỷ lệ 1:200.000
- Bản đồ địa chất miền Nam của Lê Thạch Sinh, 1967 tỷ lệ 1:500.000
- Bản đồ địa chất miền Nam của Trần Kim Thạch, 1970 tỷ lệ 1:500.000
Giai đoạn sau năm 1975
Giai đoạn này, nước nhà thống nhất, trước yêu cầu cấp bách của công cuộcxây dựng đất nước, công tác điều tra về tổ hợp địa chất, địa hình – địa mạo, ĐCTV,ĐCCT đã được nhà nước đặc biệt quan tâm Các đoàn địa chất nhanh chóng đượcthành lập
Công tác nghiên cứu địa chất được xúc tiến mạnh mẽ và thu được nhiều kếtquả quan trọng Hàng loạt bản đồ, đề án, đề tài, chuyên khảo được ra đời như:
- “Bản đồ địa chất Việt Nam, tỷ lệ 1/ 500.000” của Trần Đức Lương, NguyễnXuân Bao (1981)
- Đoàn 206 “Bản đồ tỷ lệ 1/200.000 loạt tờ Huế - Quảng Ngãi” (1986)
- “Bản đồ địa chất Việt Nam – Lào – Campuchia, tỷ lệ 1/ 500.000” của Phan
Cự Tiến (1991)
- “Bản đồ địa chất nhóm tờ Tam Kỳ - Hiệp Đức, tỷ lệ 1/50.000” của Koliada
và nnk (1991)
Ngoài ra còn có các “Báo cáo điều tra địa chất đô thị Đà Nẵng – Hội An, tỷ
lệ 1/25.000” của Hồ Vương Bích (1994), “Báo cáo địa mạo – tân kiến tạo – độnglực hiện đại Đà Nẵng – Hội An” của Đỗ Tuyết (1994), các công trình về “Đặc điểmđịa mạo dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi” của Đặng Văn Bào (1996) …
Sau năm 1975, công tác điều tra địa chất thủy văn được tiến hành với quy môlớn và rộng hơn Từ năm 1982 đến năm 1986 và hiện nay là thời kỳ tìm kiếm vàđánh giá nước dưới đất nhiều nhất, có thể kể ra các công trình lớn như:
- “Báo cáo thành lập bản đồ ĐCTV – ĐCCT vùng Bình Sơn – Hải Vân, tỷ lệ1/ 200.000” của Nguyễn Trường Đỉu (1995)
- “Chuyên khảo nước dưới đất các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ” củaNguyễn Trường Giang, Võ Công Nghiệp (1998)
Trang 23- “Báo cáo tổng hợp tài liệu điều tra địa chất đô thị hành lang kinh tế trọngđiểm miền Trung từ Liên Chiểu đến Dung Quất, tỷ lệ 1/ 100.000” của liên đoànĐCTV – ĐCCT miền Trung.
Từ năm 1975 đến 1985, công tác khảo sát nghiên cứu địa chất công trình tuycòn đa dạng hơn, sử dụng nhiều phương pháp thiết bị điều tra, thí nghiệm hiện đạihơn nhưng khối lượng có khuynh hướng giảm đi so với thời gian trước, công trìnhđáng chú ý trong thời gian này là:
- “Bản đồ atlas ĐCCT toàn lãnh thổ Việt Nam, tỷ lệ 1/ 3.000.000” củaNguyễn Thanh (1978)
- “ Bản đồ ĐCCT Việt Nam, tỷ lệ 1/ 500.000” của Nguyễn Thanh (1983).Năm 1986 trở lại đây, cả hai miền Nam – Bắc đã tiến hành đo vẽ lập bản đồđịa chất công trình với các tỷ lệ lớn nhỏ khác nhau cho nhiều khu vực trọng điểmcủa nước nhà Gần đây, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Trung đã tổng hợp các tàiliệu nghiên cứu của giai đoạn 1975 – 2005 để thành lập các bản đồ ĐC – ĐCTVNam Trung Bộ và Tây Nguyên (2005)
1.2.2 Địa tầng
Dựa theo các tài liệu đã nghiên cứu , đặc điểm địa chất của vùng được phânchia như sau (Hình 1.5):
Giới Paleozoi (PZ)
- Hệ Cambri, thống trung - Hệ Ordovic, thống hạ Hệ tầng A Vương (Є 2 - O 1av)
Trầm tích của hệ tầng A Vương phân bố rộng rãi trong vùng nhưng bị trầmtích hiện đại phủ gần hết và chỉ lộ ra ở phía Tây khu vực Theo kết quả nghiên cứucủa Nguyễn Xuân Bao và nnk (1980), mặt cắt của hệ tầng A Vương gồm chủ yếu làtrầm tích lục nguyên, phần dưới xen kẹp các thấu kính đá cacbonat và thấu kínhmỏng, đá phun trào mafic, phần trên phổ biến đá phiến sét màu đen giàu vật chấthữu cơ, đá ở đây bị biến chất đến tướng phiến lục Hệ tầng A Vương có bề dàykhoảng 1700m Dựa vào thành phần thạch học, cấu tạo, di tích hoá thạch và bào tửphấn hoa hệ tầng A Vương được chia làm 3 phụ hệ tầng sau:
- Phụ hệ tầng dưới (Є2 - O1av1): lộ ra chủ yếu ở Cẩm Khê, dày khoảng1100m bao gồm đá phiến Sericit - clorit, đá phiến biotit, đá vôi hoa hoá
Trang 24- Phụ hệ tầng giữa (Є2 - O1av2): lộ ra chủ yếu ở Hoà Trung và Hoà Sơn, bềdày khoảng 1000m bao gồm cát kết dạng quarzit phân lớp mỏng, màu đen, xámsáng, xen kẽ các tập đá phiến, quarzit biotit, đá phiến thạch anh Sericit
- Phụ hệ tầng trên (Є2 - O1av3): Bao gồm cát kết, cát bột kết, đá phiến sét, đáphiến Sericit, thấu kính đá vôi Bề dày lớn hơn 700m Trong khu vực nghiên cứu,đất đá thuộc hệ tầng này phân bố chủ yếu phía Bắc và Tây Hòa Trung
Các tính chất cơ lý của đá phiến sericit hệ tầng A Vương được thể hiện trên bảng 1.4
Bảng 1.4 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng A Vương (Є 2 - O 1av)
Độrỗng
Cường
độ chịunén
Cường
độ chịukéo
Góc
ma sáttrong
Lựcdínhkết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềm
CkG/cm2
f-
K-Đá
- Hệ Ordovic, thống thượng - Hệ Silua, thống hạ Hệ tầng Long Đại
(O 3 - S 1lđ)
Các đá của hệ tầng này lộ ra ở Tây Nam khối xâm nhập Hải Vân Thànhphần thạch học của hệ tầng Long Đại bao gồm các đá lục nguyên, phần trên xenCacbonat Dựa vào các đặc điểm thạch học, hệ tầng Long Đại được chia ra làm 3phụ hệ tầng:
+ Phụ hệ tầng dưới (O3 - S1lđ1): Thành phần gồm cát kết đơn khoáng xen cátkết đa khoáng và bột kết bị ép phiến silic, cát bột kết sericit, đá phiến sericit – cloritxen lớp mỏng cát kết đa khoáng hạt nhỏ Bề dày của phụ hệ tầng khoảng 750m
+ Phụ hệ tầng giữa (O3 – S1lđ2): Có thành phần chủ yếu gồm cát kết thạch
Trang 25anh dạng quarzit, đá phiến clorit màu lục nhạt, cát kết đa khoáng xen ít lớp đá phiếnsét màu đen, bề dày thay đổi 900 – 980m.
+ Phụ hệ tầng trên (O3 – S1lđ3): Thành phần chủ yếu là cát kết hạt nhỏ, vừaxen cát bột kết bị ép phiến, sericit – clorit xen đá phiến sericit – clorit màu xám, bềdày của phụ hệ tầng trên khoảng 650m
Các tính chất cơ lý của đá phiến sericit hệ tầng Long Đại được thể hiện trênbảng 1.5
Bảng 1.5 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng Long Đại (O 3 - S 1lđ)
Độrỗng
Cường
độ chịunén
Cường
độ chịukéo
Góc
ma sáttrong
Lựcdínhkết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềm
K-
Đá phiến
sericit 1.94 2.73 31.6 41.0 7.5 29 12 0.4 0.42
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá phiến sericit của hệ tầng Long Đại có tínhbiến mềm mạnh (K = 0.42), hệ số kiên cố của đá kém (f = 0.4), góc ma sát trong vàdính kết của đá nhỏ (φ = 290, C= 12 kG/cm2), độ bền khàng nén thấp (Rn = 41.0kG/cm2) Nên đá phiến sericit của hệ tầng Long Đại thuộc loại đá rời
- Hệ Devon, thống hạ - trung, hệ tầng Tân Lâm (D 1tl)
Đá của hệ tầng Tân Lâm lộ ra ở phía Nam sông Cu Đê, được chia thành haiphụ hệ tầng:
+ Phụ hệ tầng dưới (D1tl1): có thành phần đặc trưng là sạn kết thạch anh màuxám, xen kẹp cuội sạn kết thạch anh, quarzit, đá phiến sét, bột kết màu tím gụ xen cát kết
đa khoáng, cát kết hạt vừa…
+ Phụ hệ tầng trên (D1tl2): gồm cát kết quarzit xen ít lớp đá phiến sét và bột kếtmàu xám tím, xám phớt lục, các lớp cát kết đơn khoáng xen đá phiến màu xám tro đếnxám lục
Các tính chất cơ lý của đá bột kết, sét kết, cát kết hệ tầng Tân Lâm được thểhiện trên bảng 1.6
Bảng 1.6 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng Tân Lâm (D 1tl)
Trang 26Cường
độ chịunén
Cường
độ chịukéo
Góc
ma sáttrong
Lựcdính kết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềm
K -Bột
kết
2.35 2.75 15.7 215.0 23.6 31 68 2.2 0.58Sét kết 2.41 2.74 13.6 222.0 26.5 32 74 2.4 0.93Cát
kết
2.52 2.70 8.4 1009.0 91.2 35 375 10.4 0.93
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy:
+ Bột kết của hệ tầng Tân Lâm có tính biến mềm mạnh (K = 0.58), hệ sốkiên cố của đá trung bình (f = 0.4), góc ma sát trong lớn và dính kết của đá nhỏ (φ
= 310, C= 68 kG/cm2), độ bền khàng nén trung bình (Rn = 215.0 kG/cm2) Nên đábột kết hệ tầng Tân Lâm thuộc loại đá mềm bở, nứt nẻ mạnh
+ Cát kết của hệ tầng Tân Lâm có tính biến mềm yếu (K = 0.93), hệ số kiên
cố của đá chắc (f = 10.4), góc ma sát trong và dính kết của khá lớn (φ = 350, C= 375kG/cm2), độ bền khàng nén cao (Rn = 1009.0 kG/cm2) Nên đá cát kết của hệ tầngTân Lâm thuộc loại chắc
- Hệ Cacbon - Pecmi, hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C – Pnhs)
Hệ tầng Ngũ Hành Sơn có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá vôi hoa hóamàu xám trắng, xám hồng, đôi nơi có màu xám sẫm, phần dưới xen kẽ ít đá phiếnthạch anh – sericit, quarzit phân phiến màu xám
Các tính chất cơ lý của đá hoa hệ tầng Ngũ Hành Sơn được thể hiện trênbảng 1.7
Bảng 1.7 Các đặc trưng cơ lý đá của hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C - P nhs)
Độrỗng
Cường
độ chịunén
Cường
độ chịukéo
Góc masáttrong
Lựcdính kết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềm
K-
Đá hoa 2.69 2.76 2.5 632.0 35.0 34º30’ 64.2 4.9 0.91
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá hoa của hệ tầng Ngũ Hành Sơn có tính biếnmềm yếu (K = 0.91), hệ số kiên cố của đá khá chắc (f = 4.9), góc ma sát trong lớn
Trang 27* Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocen, phụ thống trung – thượng (Q 1 2-3 )
Trong thành tạo này chủ yếu là các thánh tạo trầm tích hỗn hợp sông – biển(amQ12-3) phân bố ở khu vực châu thổ sông Cu Đê, lộ ra thành dải hẹp ở khu vựcĐồng Nghệ Thành phần thạch học bao gồm: phía dưới là cát hạt thô lẫn sạn sỏithạch anh gắn kết yếu bởi bột sét màu xám xanh đến xám đen, phía trên mặt là cátpha lẫn ít sỏi màu xám vàng Bề dày của thành tạo trên 10 m
* Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocen, bậc thượng (Q 1 3 )
- Trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ1 đn):
Trong khu vực nghiên cứu, trầm tích biển phân bố khá rộng rãi ở phía Nam Đông Nam, chúng phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Ngũ Hành Sơn và bị hệ tầngNam Ô phủ lên trên, với diện lộ khoảng 32km2 Thành phần chủ yếu là cát thạchanh, lẫn ít felspat, ngoài ra trong cát còn có thành phần khoáng vật như ilmenit,zircon, monazit, cát có màu vàng đặc trưng nên được gọi là cát vàng Đà Nẵng
-* Hệ Đệ Tứ, thống Holocen
- Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ21-2): trầm tích này phân bố không rộng rãi,thường thấy ở những lạch biển cổ hoặc đầm lầy nhỏ ở khu vực Nam Ô Thành phầnthạch học từ dưới lên trên gồm: bùn cát màu xám đen chứa nhiều di tích thực vật,chuyển lên trên là bùn sét pha màu xám trắng, xám đen, tiếp đến là than bùn màuđen có thành phần chủ yếu là cây thân gỗ và lá cây hoa than Bề dày thành tạo thayđổi từ 8 đến 12 m
- Trầm tích biển – gió, hệ tầng Nam Ô (mvQ21-2 no): Phân bố rộng rãi ở quậnNgũ Hành Sơn, quận Sơn Trà và quận Liên Chiểu, chiều dày biến đổi từ 3 đến 6m.Chúng phủ chỉnh hợp lên các trầm tích thuộc hệ tầng Đà Nẵng và bị các trầm tíchtrẻ hơn phủ lên phía trên Thành phần chủ yếu là cát trắng thạch anh hạt nhỏ, màutrắng độ mài mòn tốt, chặt vừa, bề dày khoảng 3 – 6m (Đặc trưng cơ lý thể hiện ởbảng 1.8)
- Trầm tích hỗn hợp sông – biển (amQ22): Trong khu vực nghiên cứu, trầmtích này phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam dọc theo sông Hàn, chiều dày khoảng
Trang 2810 đến 20m Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt thô, cát hạt nhỏ, cát bụi màuvàng nhạt, vàng xám, sét pha màu xám trắng, xám xanh.
- Trầm tích sông – biển – đầm lầy (ambQ23): thành tạo có thành phần chủ yếu
là bùn sét pha phân bố phía dưới, chuyển dần lên trên là bùn sét màu xám xanh,xám đen giàu vật chất hữu cơ, bề dày khoảng 4 – 8m
- Trầm trầm tích hỗn hợp sông – biển (amQ23): Được đặc trưng bởi thànhphần cát hạt thô, cát hạt nhỏ màu vàng nhạt, cát bụi và sét mau xám trắng chứa ditích thực vật, bề dày 10 – 20m
- Trầm tích biển – gió hiện đại (mvQ23): phân bố chủ yếu ở ven biển ĐàNẵng dưới dạng bãi cát, đụn cát với thành phần thạch học bao gồm: cát thạch anhhạt nhỏ đến mịn màu vàng nhạt chứa các sa khoáng ilmenit, zircon, cát có độ chọnlọc mài tròn kém, bề dày dao động 5 – 20m
Bảng 1.8 Giá trị trung bình các đặc trưng cơ lý của thành tạo mvQ 2 1-2 no
Khốilượngriêng
Hệ sốrỗng
Độbãohòa
Lựcdính kết
Gócnội masát
Hệ sốnén lún
Moduntổng biếndạng
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đất thuộc thành tạo (mvQ 2 1 - 2 no) có độ ẩm trung
bình, góc nội ma sát khá cao, modun tổng biến dạng trung bình Vì vậy đất của
thành tạo (mvQ 2 1 - 2 no) có độ bền trung bình.
- Trầm tích Đệ Tứ không phân chia
Trầm tích biển - sườn tích (mdQ): Phân bố chủ yếu ở bán đảo Sơn Trà, chiềudày khoảng 3 đến 8m Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám xanh, cuội, sạn
Trang 29Trầm tích sông - lũ (apQ): Phân bố ở Quảng Nam, Hoà Sơn, chiều dày từ 3đến 10m Thành phần thạch học chủ yếu là cuội, sạn, sét màu xám xanh.
Trầm tích sườn tích - tàn tích (edQ): Phân bố ở Liên Chiểu, Hoà Vang, HoàSơn, Trường Định, chiều dày từ 3 đến 5m Thành phần thạch học chủ yếu là sạn,cát, sét xám vàng, xám xanh
Thành phần hạt và các tính chất cơ lý của đất, đá thuộc trầm tích sườn tích tàn tích (edQ), được minh họa ở bảng 1.9
-Bảng 1.9 Giá trị trung bình các đặc trưng cơ lý thành tạo edQ
-<0.005Sét pha màu nâu vàng lẫn dăm sạn
thạch anh
Sét pha màu nâu đỏ, tím, vàng lẫn sạn 13 53 12 22
Tính chất cơ lý đất đáĐộ
Khốilượngriêng
Hệ sốrỗng
Độbãohòa
Chỉsốdẻo
Độsệt
Lựcdínhkết
Gócnội
ma sát
Hệ sốnén lún
Mođunbiếndạng
0.41
0.21 20o24' 0.017 96
Dựa vào bảng cơ lý trên nhận thấy đất thuộc thành tạo (edQ) có độ ẩm trungbình, đất ở trạng thái cứng với độ sêt B < 0, tính biến dạng và độ bền của đất ở mứctrung bình
Trang 30Ngoài ra ở phía Tây Nam khu vực nghiên cứu còn có thêm phức hệ Bà Nà,
phức hệ ChaVal.
Phức hệ Đại Lộc (GaD 1đl)
Trong khu vực nghiên cứu phức hệ này xuất hiện chủ yếu ở Cẩm Khê Các đáđặc trưng của khối là granit biotit, granit hai mica dạng phorphyr, ban tinh lớn, cấu tạogneis Chúng xuyên chỉnh hợp vào các trầm tích của hệ tầng A Vương, Long Đại vàtạo đới biến chất tiếp xúc trao đổi rộng, gây sừng hoá mạnh các đá vây quanh
Tổ hợp cộng sinh khoáng vật chính của granit phức hệ Đại Lộc là plagiocla,fenpat kali (microclin), biotit, muscovit
Khoáng vật phụ đặc trưng: ilmenit, zircon, monazit, turmalin
Phức hệ được xếp vào tuổi Devon vì các đá của phức hệ xuyên cắt và gâysừng hoá trầm tích của hệ tầng A Vương, Long Đại và bị các trầm tích vụn thô màu
đỏ của hệ tầng Tân Lâm phủ lên Tuổi đồng vị của phức hệ 310 - 300 triệu năm
Các tính chất cơ lý của đá granit phức hệ Đại Lộc được thể hiện trong bảng1.10
Bảng 1.10 Các đặc trưng cơ lý của phức hệ Đại Lộc (GaD 1đl)
Độrỗng
Cường
độ chịunén
Cường độchịu kéo
Góc
ma sáttrong
Lựcdínhkết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềm
γ
g/cm3
∆ g/cm3 n % Rn
K -Đá
granit 2.55 2.67 1.7 1952.0 132 39 718 21.2 0.98
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá granit của phức hệ Đại Lộc có tính biếnmềm yếu (K = 0.99), hệ số kiên cố của đá rất chắc (f = 21.2), góc ma sát trong vàlực dính kết của đá lớn (φ = 390, C= 718 kG/cm2), độ bền khàng nén rất cao (Rn =1952.0 kG/cm2) Nên đá granit của phức hệ Đại Lộc thuộc loại rất chắc
Phức hệ Cha Val (Gb T 3cv)
Đá của phức hệ này có diện phân bố hẹp, thuộc địa phận xã Hòa Phú (HòaVang) Gồm các đá: gabro, gabro pyroxen màu xám đen, phớt lục Đá có cấu tạo
Trang 31khối, kiến trúc dạng porphyr, thành phần khoáng vật đặc trưng là: plagiocla,pyroxen, biotit, apatit, sphen và các khoáng vật nặng, đá của phức hệ được xếp vàotuổi sát trước Trias muộn (T3).
Phức hệ Hải Vân (Ga T 3hv)
Phức hệ này cũng được Nguyễn Xuân Bao, Huỳnh Trung xác lập năm 1982.Phức hệ có hai pha:
- Pha 1 (GaT3hv1): Thành phần thạch học chủ yếu là granit biotit, granit haimica Lộ ra ở bán đảo Sơn Trà và khối Hải Vân
- Pha 2 (GaT3hv2): Thành phần thạch học chủ yếu là granit hai mica, granitalaskit Lộ ra chủ yếu ở phía Đông khối Hải Vân
Các khối đá Hải Vân xuyên cắt và sừng hoá mạnh mẽ trầm tích các hệ tầngLong Đại, Tân Lâm Thành phần khoáng vật: thạch anh (28 - 35%); plagiocla,oligocla - anđezin (28 - 35%); fenspat kali (25 - 35%); biotit nâu đỏ (5 - 10%)
Tổ hợp khoáng vật phụ của phức hệ: ilmenit, zircon, monazit, apatit
Tuổi của phức hệ được xếp vào T3 Tuổi đồng vị 138 triệu năm
Các tính chất cơ lý của đá granit phức hệ Hải Vân được thể hiện trên bảng 1.11
Bảng 1.11 Các đặc trưng cơ lý của phức hệ Hải Vân (Ga T 3hv)
Kiểu thạch
học
KL thể
tích tựnhiên
Khốilượngriêng
Độrỗng
Cường
độ chịunén
Cường
độ chịukéo
Góc
ma sáttrong
Lực dínhkết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềm
K -
Đá granit 2.57 2.67 1.5 2145.0 1451 39 756 22.7 0.99
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá granit của phức hệ Hải Vân có tính biếnmềm yếu (K = 0.99), hệ số kiên cố của đá rất chắc (f = 22.7 ), góc ma sát trong vàlực dính kết của đá lớn (φ = 390, C = 756 kG/cm2), độ bền khàng nén rất cao (Rn =2145kG/cm2) Nên đá granit của phức hệ Hải Vân thuộc loại rất chắc
Phức hệ Bà Nà (GaE 2bn)
Phức hệ này được Nguyễn Văn Trang và nnk xác lập năm 1986 Nó lộ ra ởphía Bắc khối Bà Nà, gồm 2 pha: pha xâm nhập và pha đá mạch
- Pha 1 (GaE2bn1): granit biotit, granit 2 mica hạt lớn
- Pha 2 (GaE2bn2): granit 2 mica hạt vừa, granit alaskit hạt nhỏ
Trang 32Khối Bà Nà nằm ở phía Tây Nam Đà Nẵng khoảng 24km, diện tích khoảng30km2 dạng vòm đẳng thước Các đá của phức hệ này xuyên cắt và gây sừng hoácác trầm tích của hệ tầng A Vương chủ yếu trong đới tiếp xúc vây quanh đá sừngthạch anh biotit.
Thành phần khoáng vật: thạch anh, plagiocla, biotit muscovit Khoáng vậtphụ phổ biến: ilmenit, turmalin, fluorit, caxiterit
Với tài liệu địa chất nêu trên, tuổi của phức hệ được xếp giả định vàoPaleogen với giá trị đồng vị (K - Ar) từ 130 - 140 triệu năm
Các tính chất cơ lý của đá granit phức hệ Bà Nà được thể hiện trên bảng 1.12
Bảng 1.12 Các đặc trưng cơ lý của phức hệ Bà Nà (GaE 2bn)
Độrỗng
Cường
độ chịunén
Cường
độ chịukéo
Góc
ma sáttrong
Lựcdínhkết
Hệ sốkiêncố
Hệ sốbiếnmềm
K -Đá
granit 2.57 2.66 1.8 1824.0 129 37 711 19.6 0.99
Từ bảng cơ lý trên nhận thấy đá granit của phức hệ Bà Nà có tính biến mềmyếu (K = 0.99), hệ số kiên cố của đá rất chắc (f = 19.6), góc ma sát trong và lực dínhkết của đá lớn (φ = 370, C= 711 kG/cm2), độ bền khàng nén rất cao (Rn = 1824.0kG/cm2) Nên đá granit của phức hệ Bà Nà thuộc loại rất chắc
1.2.4 Hệ thống đứt gãy
Theo các nguồn tài liệu và bản đồ kiến tạo trước đây cho thấy đây là khu vựctương đối có nhiều đứt gãy phân bố gần như song song theo phương Đông Bắc -Tây Nam Trong đó có 2 đứt gãy lớn chạy gần song song với sông Cu Đê bị chìmdưới lớp phủ kéo dài ra tới biển Riêng ở khu vực phía Bắc gặp những đứt gãychằng chịt phát sinh trong thời kỳ Trias tạo nên các pha xâm nhập của phức hệ HảiVân Các đứt gãy làm giảm tính liên tục và cường độ chịu tải của đất đá Mặt khác,
nó phát sinh ra những đới cà nát, cần chú ý khi xây dựng công trình trên khu vực cónhững đứt gãy này đặc biệt là các công trình thuỷ công, nó sẽ gây ra hiện tượng mấtnước qua vai và đáy đập làm cho các công trình khi xây dựng xong không có nước
Trang 33hoặc không đảm bảo lượng nước theo yêu cầu.
1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn
Trong những năm gần đây, Liên Đoàn Địa chất thủy văn Miền Nam đã tiếnhành hàng loạt công trình khoan, khảo sát – thăm dò và thí nghiệm kết hợp với cáctài liệu đã có nhằm đánh giá tiềm năng nước ngầm khu vực, thành phố Đà nẵng nóiriêng Các kết quả điều tra đã cho phép đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất thủyvăn và tài nguyên nước dưới đất
Căn cứ vào đặc điểm chứa nước, tính chất tàng trữ và vận động của nướctrong các thể địa chất, có thể chia nước đưới đất ra thành các dạng tồn tại sau: cáctầng chứa nước lỗ hỗng, các tầng chứa nước khe nứt – khe nứt karst, các thành tạođịa chất rất nghèo nước đến cách nước (Hình 1.6)
1.3.1 Các tầng chứa nước lỗ hỗng
Căn cứ vào đặc điểm phân bố, quan hệ địa tầng và quan hệ thủy lực có thểchia ra ba tầng chứa nước sau:
- Tầng chứa nước Holocen (qh)
Bao gồm thành tạo bở rời nguồn gốc sông, biển, gió và hỗn hợp, phân bố rộngrãi khắp bề mặt đồng bằng với diện tích khoảng 820 km2 Thành phần thạch học chủyếu là cát, cát pha, sét, sét pha, cuội sỏi Chiều dày thay đổi từ 10 đến 40m, trungbình 10 – 15m
Đây là tầng chứa nước có mức độ chứa nước khá phong phú, có độ giàunước từ trung bình đến giàu, thuộc loại nước không áp, tuy nhiên ở một số khutầng chứa nước có áp lực cục bộ do có các thấu kính sét bột cách nước nằm phíatrên Mực nước nằm dưới mặt đất từ 0,2 – 0,5m đến 3,5 – 6,5m, trung bình 1,0 –1,5m, về mùa khô mực nước hạ thấp khoảng 3 – 4m Chất lượng nước biến đổiphức tạp Những khu vực ảnh hưởng ảnh hưởng triều như vùng cửa sông và venbiển thường bị nhiễm mặn
Theo tài liệu nghiên cứ một số lỗ khoan địa chất thủy văn cho thấy: lưulượng Q biến đổi từ 0,4 đến 5,1 l/s; tỷ lưu lượng q từ 0,04 đến 2,74 l/s.m; hệ sốthấm biến đổi từ 1,41 đến 20,2m/ngđ
Nguồn cung cấp nước chủ yếu của các tầng chứa nước Holocen là lượngmưa ngấm trực tiếp trên bề mặt phân bố của tầng chứa nước Ngoài ra, trong mùa
Trang 34mưa còn được cung cấp bởi nước sông tại những khu vực tầng chứa nước có quan
hệ thủy lực với sông Miền thoát là hệ thống dòng chảy chia cắt địa hình và mộtphần thấm qua cửa sổ địa chất thủy văn cung cấp cho các tầng nằm dưới, khi nướctrong tầng bên dưới có mực áp lực thấp hơn mực nước trong tầng này
Nước trong khu vực này thuộc loại nước nhạt, tuy nhiên một số nơi có độkhoáng hóa tăng lên và chuyển sang nước lợ, độ tổng khoáng hóa trung bình0,18g/l Loại hình hóa học cghur yếu là bicacbonat, clorua, clorua – bicacbonatnatri, clorua natri Ngoài nhiễm mặn, nước của các tầng chứa nước lỗ hỗng trongtrầm tích Holocen cũng dễ bị nhiễm bẩn
- Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước này khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu và vùng kế cận.Bao gồm các thành tạo nguồn gốc sông – biển Pleistocen Phần lớn diện tích phân
bố của tầng chứa nước đều bị phủ bởi trầm tích Holocen, chỉ xuất lộ rải rác trongphạm vi thành phố Đà Nẵng Thành phần thạch học chủ yếu là trầm tích hạt thô:cuội sỏi, cát sét màu xám, xám trắng Nơi có diện tích chứa nước lớn là diện tíchphân bố các trầm tích sông biển Pleistocen Bề mặt dốc và đáy nghiêng về phía biểnnên chiều dày cũng tăng dần theo hướng này Bề dày của tầng thay đổi từ 10 – 38m
Theo tài liệu của một số lỗ khoan của vùng kế cận đã nghiên cứu trước đây
về mặt trữ lượng, đây là tầng chứa nước khá phong phú Mức độ chứa nước từ trungbình đến giàu Lưu lượng Q biến đổi từ 0,65 đến 14,8 l/s; tỉ lưu lượng q từ 0,03 đến3,26 l/s.m; hệ số thấm biến đổi từ 0,14 đến 1,17 m/ngđ; động thái biến đổi theo mùavới biên độ dao động mực nước trong khoảng 1 – 4m
Nguồn cung cấp cho các tầng chứa nước Pleistocen là lượng mưa trực tiếplên diện lộ của tầng, thấm từ nước mặt và tầng chứa nước phủ trên khi mực áp lựcnước trong tầng nước bên trên cao hơn tầng chứa nước này Nguồn thoát chủ yếu làcác tầng chứa nước phía trên khi chúng có quan hệ thủy lực với nhau và mực áp lựccủa tầng nằm cao hơn, một số nơi còn bốc hơi, tuy nhiên không đáng kể
Về chất lượng nước, do nước có quan hệ với tầng chứa nước phía trên chonên phần nào bị nhiễm bẩn Theo một số tài liệu nghiên cứu trước đây thì nước củatầng là nước nhạt Loại hình hóa học chủ yếu là Bicacbonat – clorua và cloruabicacbonat
- Tầng chứa nước hệ Đệ Tứ không phân chia (Q)
Trang 35Các trầm tích hệ Đệ Tứ không phân chia bao gồm các trầm tích có nguồngốc: sườn tích, lũ tích phát triển trên đá gốc trước Kainozoi ven rìa phía Tây HòaVang và thượng nguồn các sông lớn với diện tích nhỏ, chiều dày thường không quá5-7m Thành phần thạch học hỗn tạp: sét, sét pha, cát pha, cuội sỏi, dăm rời rạc.
Độ chứa nước của đất đá thay đổi, nhìn chung là nghèo nước: lưu lượng cácmạch lộ chỉ đạt 0,04 – 0,15l/s, lưu lượng các giếng từ 0,09 – 0,65l/s Loại hình hóahọc của nước chủ yếu là bicacbonat – clorua natri, độ khoáng hóa từ 0,05 – 0,2g/l.Động thái biến đổi mạnh theo mùa
- Tầng chứa nước Ngũ Hành Sơn (c-p nhs)
Tầng chứa nước phân bố với diện tích khoảng 30km2 Kết quả bơm nước thínghiệm và tính toán các thông số ĐCTV ở các lỗ khoan như sau:
Mực nước tĩnh Ht = 0,45 (4,3m, trung bình 2,3m), lưu lượng lỗ khoan Q =0,4 (10 l/s, trung bình 3,3 l/s), tỷ lưu lượng q = 0,039 (1,786 l/ms, trung bình 0,716l/ms), hế số dẫn nước Km = 19 (197 m2/ng, trung bình 90,48 m2/ng), hệ số thấm K =1,41 (11,96 m/ng, trung bình 5,13 m/ng), modun dòng ngầm Mn = 6,2 (15,36l/s.km2, trung bình 10,52 l/s.km2),
Nước có độ khoáng hóa từ 0,075 đến 0,180 g/l, trung bình 0,145 g/l Chấtlượng nước khá tốt, có thể sử dụng tốt cho công nghiệp và dân sinh Nước thuộcloại hình hóa học Clorua – Natri – Canxi (phần phía Bắc), Clorua – Bicacbonat –Natri (phần phía Nam)
1.3.2 Các tầng chứa nước khe nứt – khe nứt karst
Trong các tầng chứa nước này nước tồn tại và vận động trong các khe nứt,khe nứt vỉa và hang hốc karst của các đá trầm tích lục nguyên, biến chất vàcacbonat, gồm các tầng chứa nước sau:
- Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Devon hạ - trung, hệ tầng Tân
Lâm (d 1-2 tl)
Trong khu vực nghiên cứu phân bố với diện tích khoảng 15km2 Thành phầnchủ yếu là cuội, sạn kết, cát kết, bột kết, đá phiến sét Đá có cấu tạo khối rắn chắc, mức
độ nứt nẻ hạn chế, không đồng nhất Chiều dày tầng chứa nước thay đổi 5 đến 45,5m
Nước dưới đất tồn tại trong các khe nứt của đất đá Mức độ chứa nước thuộcloại nghèo và không đồng nhất theo diện Lưu lượng lỗ khoan Q dao động trong
Trang 36khoảng 0,8 l/s đến 2,5 l/s, tỷ lưu lượng q = 0,032 l/s.m - 0,277 l/s.m.
- Tầng chứa nước khe nứt – khe nứt karst hệ Cambri – Ordovic, phụ hệ tầng trên hệ tầng A Vương ( € 2 -o 1 av 3 )
Lộ ra ở vùng núi Ngũ Hành Sơn, diện phân bố không rộng Thành phầnthạch học chủ yếu là đá hoa màu trắng xám, cấu tạo dạng khối, đôi chỗ xen kẹpphiến thạch anh, mica
Đặc tính thủy lực của tầng chứa nước là nước áp lực Phần phía Tây của tầngchứa nước được nước mưa và nước nguồn cung cấp, phần còn lại về phía Đôngđược tầng chứa nước QI-III cung cấp Mực nước trong lỗ khoan dao động mạnh saucác trận mưa lớn từ 5 đến 8 ngày chứng tỏ nguồn cung cấp cho tầng này không xa.Thế nằm của tầng chứa nước nghiêng về phía Đông, Đông Nam nên nguồn thoátcủa tầng chứa nước là thoát ra biển
Thành tạo này khả năng chứa nước phong phú Mực nước nằm sâu từ 1,2 đến2,3m, tỷ lưu lượng lỗ khoan thường lớn hơn 2l/sm, tổng độ khoáng hóa thay đổi từ0,35 đến 0,59 g/l, riêng vùng gần biển bị nhiễm mặn, độ khoáng hóa 1,09g/l Loạihình hóa học của nước là bicacbonat – clorua và clorua
Bảng 1.13 Kết quả hút nước thí nghiệm của một số lỗ khoan trong tầng A
Lưu lượng đơn
vị q (l/s.m)
Chiều sâu lỗkhoan
1.3.3 Các thành tạo địa chất rất nghèo nước đến cách nước
Các thành tạo địa chất rất nghèo nước đến cách nước bao gồm các đá xâmnhập, các trầm tích nguồn gốc biển – đầm lầy (mbQIV1-2) Các thể xâm nhập thường
có cấu tạo khối, rắn chắc, ít hoặc không nứt nẻ, đóng vai trò những đáy cách nướcphía dưới các tầng chứa nước Các trầm tích nguồn gốc biển – đầm lầy (mbQIV1-2)gồm những lớp sét, sét pha khá dày, thường là các lớp cách nước phía trên các tầng
Trang 37chứa nước Hệ số thấm của các thành tạo này thường rất nhỏ: từ 10-4 đến10-3
- Các đá thuộc hệ tầng Long Đại (o 3 – s 1 lđ)
Thành phần thạch học của đá thuộc hệ tầng này bao gồm cuội, sạn kết, cátkết dạng quăczit, đá phiến sét Do khả năng thấm chứa nước rất kém xếp vào thànhtạo nghèo nước hay không chứa nước
Ngoài ra các thành tạo xâm nhập phức hệ Đại Lộc, Chà Val, Hải Vân, Bà Nà,cũng là những thành tạo cách nước
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU
ĐẤT XÂY DỰNG THE BLUES HOTEL
2.1 Vị trí và các đặc trưng kỹ thuật công trình
2.1.1 Vị trí công trình
Công trình The Blues Hotel nằm ở địa chỉ 59 Lê Duẩn, quận Hải Châu, thànhphố Đà Nẵng, cách cầu Sông Hàn khoảng 1km với vị trí giới hạn như sau:
-Phía Đông giáp đường Ngô Gia Tự
-Phía nam giáp sân vận động Chi Lăng
-Phía bắc giáp đường Lê Duẩn
Hình 2.1 Vị trí công trình 2.1.2 Quy mô công trình xây dựng
Công trình The Blues Hotel xây dựng trong khu đất rộng, công trình đượcthiết kế theo kiến trúc nhà cao tầng Công trình xây dựng hiện đại theo loại hìnhkhách sạn thương mại với quy mô 17 tầng
2.1.3 Khối lượng thực hiện
Công trình được tiến hành khoan kháo sát với 3 lỗ khoan, chiều sâu trung