Đề tài này thực hiện nhằm 1 Phân lập và tuyểnchọn các vi khuẩn đối kháng tại vùng rễ lạc ở một số vùng Miền Trung Việt Nam, 2 Đánh giá khả năng ức chế sinh trưởng sợi nấm S.. Mục đích,
Trang 1Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Huế cùng toàn thể quý thầy, cô giáo trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Lê Như Cương, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ và
hỗ trợ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít vì thế không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực tập
Lê Thị Thanh Thủy
Trang 2Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
MỤC LỤ
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
3.3 Điểm mới của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2 Vai trò, vị trí của cây lạc 4
1.3 Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 9
1.3.1 Vi sinh vật đất 9
1.3.2 Ảnh hưởng của bệnh hại đến sản xuất lạc 23
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Mục tiêu cụ thể 33
2.2 Phạm vi nghiên cứu 33
2.2.1 Vật liệu, đối tượng nghiên cứu 33
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 33
2.2.3 Thời gian nghiên cứu 33
2.3 Nội dung nghiên cứu 33
2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1 Phân lập vi khuẩn đối kháng 34
2.4.2 Tuyển chọn các dòng vi khuẩn đối kháng trong điều kiện in vitro Error! Bookmark not defined. 2.4.3 Đánh giá khả năng kháng nấm trong điều kiện in vitro 36
2.4.5 Đánh giá ảnh hưởng của các vi khuẩnlây nhiễm lên một số chỉ tiêu sinh trưởng của lạc Error! Bookmark not defined. 2.4.6 Xử lý thống kê 41
Trang 43.1 Phân lập và đánh giá khả năng đối kháng nấm S rolfsii của vi khuẩn đối kháng
vùng rễ lạc 42
3.1.1 Phân lập vi khuẩn vùng rễ lạc đối kháng với nấm S rolfsii 42
3.1.2 Khả năng đối kháng của vi khuẩn với nấm S rolfsiiin vitro 43
3.2 Hiệu quả hạn chế bệnh thối trắng lạc trong điều kiện in planta 48
3.2.1 Khả năng hạn chế tỷ lệ bệnh của các dòng vi khuẩn 48
3.2.2 Hiệu quả hạn chế mức độ gây hại của bệnh thối trắng bởi vi khuẩn đối kháng phân lập 54
3.3 Ảnh hưởng của vi khuẩn lây nhiễm đến một số chỉ tiêu sinh trưởng lạc 58
3.3.1 Ảnh hưởng của vi khuẩn đối kháng đến tỷ lệ mọc 58
3.3.2 Ảnh hưởng của vi khuẩn lây nhiễm đến chiều cao cây 62
3.3.3 Ảnh hưởng của vi khuẩn lây nhiễm đến số lá trên cây 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 Kết luận 71
2 Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 5STT Từ viết tắt Cụm từ
1 AUDPC Area Under the Disease Progress Curve
2 HPLC Phương pháp sắc ký lỏng cao áp
6 NMR Nuclear Mangnetic Radiation (cộng hưởng từ hạt nhân)
7 PGPB Plan Growth Promoting Bacteria (vi khuẩn kích thích sinh
trưởng cây trồng)
8 PGPR Plan Growth Promoting Rhizobacteria (vi khuẩn vùng rễ kích
thích sinh trưởng thực vật)
9 PPFM Pink pigmented facultative methylotrophic (vi khuẩn có sắc tố
hồng dinh dưỡng methyl tùy ý)
11 VKVRKTSTVi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng
Trang 6Bảng 3.1 Kết quả tuyển chọn vi khuẩn đối kháng vùng rễ lạc 42Bảng 3.2 Khả năng hạn chế sự phát triển sợi nấm S rolfsii chủng H001 của các dòng
vi khuẩn đối kháng phân lập từ mẫu lạc tại Quảng Nam trong điều kiện in vitro ở một
số thời điểm sau cấy nấm (%) 44Bảng 3.17 Sô lá trên thân chính lạc khi lây nhiễm vi khuẩn đối kháng phân lập được
từ vùng lạc Quảng Nam ở một số kỳ điều tra sau mọc (lá) 66Bảng 3.18 Sô lá trên thân chính lạc khi lây nhiễm vi khuẩn đối kháng phân lập được
từ vùng lạc Thừa Thiên Huế ở một số kỳ điều tra sau gieo (lá) 68
Trang 7Hình 2.3 A, B - Vi khuẩn đối kháng lấy từ đĩa 16 điểm, C–Nấm S.rolfsii, D – điểmđối chứng không cấy vi khuẩn 36Hình 2.4 A- 24 giờ sau khi cấy nấm, B – 48 giờ sau khi cấy nấm 36Hình 2.5 Đánh giá khả năng hạn chế sự sinh trưởng sợi nấm S Rolfsii trong điềukiện in vitro 37Hình 3.1 Tuyển chọn vi khuẩn đối kháng trong điều kiện in vitro 42
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaeaL.) là loài cây thực phẩm thuộc họ đậu có nguồn gốc
nhiệt đới (Trung và Nam Mỹ) Hiện nay lạc được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, chonăng suất và hiệu quả kinh tế cao Lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơgiới nhẹ và thoát nước tốt như đất cát pha, đất thịt nhẹ Lạc được trồng nhiều ở vùngđồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ Hiện nay diện tích lạc của ViệtNam vào khoảng 250.000 ha (FAO, 2014) Ngoài mục đích kinh tế, cây lạc là loại câytrồng có khả năng cải tạo đất rất tốt do vi khuẩn nốt sần cộng sinh với lạc ở rễ có khảnăng cố định đạm từ nguồn N2 từ không khí làm tăng lượng đạm trong đất, làm tăng
độ phì của đất Cây lạc cũng là một cây phân xanh có thể sử dụng trực tiếp toàn bộ rễthân lá của cây lạc làm phân bón cho đất Ngoài ra cây lạc còn có nhiều ứng dụngtrong đời sống như sản xuất dầu thực vật, thực phẩm
Trong những năm gần đây, năng suất lạc của Việt Nam không ngừng tăng lên.Tuy nhiên, năng suất vẫn còn thấp so với tiềm năng năng suất của giống, và có sựchênh lệch lớn về năng suất giữa các vùng miền trong cả nước Nhìn chung năng suấtlạc vùng Trung Miền trung vẫn còn thấp nhất so với cả nước Nguyên nhân làm chonăng suất lạc vùng này thấp liên quan đến điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác và sựphá hoại của sâu bệnh hại Trong đó có nhóm bệnh héo rũ đã và đang gây những thiệthại đáng kể cho người dân
Triệu chứng cây lạc bị héo rũ chết trên đồng ruộng là triệu chứng chung của câylạc bị nhiều tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ đất gây hại vùng rễ và gốc thân Trong
các tác nhân gây héo rũ có những tác nhân phổ biến như nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối gốc mốc trắng; nấm Fusarium spp gây bệnh héo vàng; nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ; nấm Aspergillus niger gây bệnh thối gốc mốc đen; vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh.
Trong các nhóm nguyên nhân gây bệnh héo chết cây lạc, nấm S rolfsii là loại
gây hại phổ biến và có thể gây thiệt hại 10-25% năng suất, cá biệt có thể lên đến 80%
năng suất (Mehan et al 1994) Ở Mỹ, nấm S rolfsii là tác nhân gây thiệt hại lớn nhất
trên cây lạc ở Bắc Carolina, Georgia (Kemerait, 2008) Ở Thừa Thiên Huế, bệnh gâychết khoảng 3-5% cây trên đồng ruộng (L.N Cương, 2004) Ở một số vùng trồng lạc ở
Miền trung, Việt nam, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên đến 25% (Le et al 2012).
Để hạn chế bệnh hại, một số biện pháp được nghiên cứu và áp dụng như biệnpháp canh tác, sử dụng giống kháng bệnh, biện pháp hoá học và sinh học Biện phápluân canh cây trồng, khử trùng đất bằng ánh nắng, cày sâu vùi lấp hạch nấm có thể hạn
Trang 9chế nguồn bệnh hại trong đất Biện pháp này có hiệu quả tuy nhiên thường khó khănkhi thực hiện Biện pháp sử dụng giống kháng bệnh sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế vàmôi trường tuy nhiên có rất ít nguồn giống thể hiện khả năng kháng bệnh được nghiêncứu và đưa vào sản xuất Biện pháp sử dụng thuốc hoá học có ưu điểm dễ dàng sửdụng tuy nhiên mức độ hạn chế bệnh không cao vì nấm bệnh có thể tồn tại và gây hạitại các bộ phận nằm trong đất Biện pháp sử dụng vi sinh vật đối kháng có thể hạn chếbệnh, tuy nhiên hiệu quả trong tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp sử dụngcũng như nguồn vi khuẩn đối kháng Như vậy, mỗi một biện pháp có các ưu và nhượcđiểm riêng Vì vậy, để hạn chế bệnh thối gốc mốc trắng hại lạc cần thiết áp dụng một
hệ thống tổng hợp quản lý bệnh hại cây trồng
Vùng đất xung quanh rễ cây trồng tập trung nhiều các hợp chất sinh học tiết ra
từ rễ cây như là nguồn dinh dưỡng cho nhiều đối tượng vi sinh vật đất trong đó có vikhuẩn tồn tại và phát triển Vi khuẩn vùng rễ tồn tại vùng xung quanh rễ cây sử dụngcác chất bài tiết từ rễ cây vì vậy với mỗi đối tượng cây trồng sẽ có thành phần, sốlượng và chủng loại vi sinh vật đặc thù Vi khuẩn vùng rễ cây phần lớn là trung tính,một số có hại và một số có ích Vi khuẩn có ích cho cây trồng có tác dụng kích thíchsinh trưởng và hạn chế bệnh hại thông qua các cơ chế kích thích tính kháng cũng nhưđối kháng với các tác nhân gây bệnh Trong những năm vừa qua đã có một số nghiên
cứu về vi khuẩn đối kháng với nấm S rolfsii và hạn chế bệnh thối trắng thân lạc tuy
nhiên phần lớn là từ các tập đoàn vi khẩn được phân lập trên một số đối tượng câytrồng khác cũng như các vùng khác Đề tài này thực hiện nhằm 1) Phân lập và tuyểnchọn các vi khuẩn đối kháng tại vùng rễ lạc ở một số vùng Miền Trung Việt Nam, 2)
Đánh giá khả năng ức chế sinh trưởng sợi nấm S rolfsii trong điều kiện in vitro, và 3)
Đánh giá khả năng hạn chế bệnh thối trắng thân của vi khuẩn đối kháng bản địa trongđiều kiện có lây nhiễm bệnh nhân tạo
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
Phân lập, tuyển chọn, đánh giá khả năng đối kháng với nấm Sclerotium rofsii trong điều kiện in vitro cũng như hạn chế bệnh thối gốc mốc trắng trong điều kiện in planta của các dòng vi khuẩn đối kháng vùng rễ lạc làm vật liệu cho nghiên cứu phòng trừ bệnh hại trên đồng ruộng và cơ chế đối kháng với nấm S rolfsii của vi khuẩn đối
Trang 10Cung cấp nguồn vi khuẩn đối kháng bản địa vùng rễ lạc cho các nghiên cứu về
cơ chế đối kháng với nấm S rolfsii Và nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn đối kháng trong
hạn chế bệnh thối trắng hại lạc
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu về khả năng hạn chế tác nhân và hạn chế bệnh thốitrắng hại lạc sẽ có ý nghĩa trong nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sảnxuất lạc nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường
3.3 Điểm mới của đề tài
Phân lập được các dòng vi khuẩn bản địa ở vùng rễ lạc để ứng dụng trong hạnchế bệnh hại lạc
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trongnước, ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng cũng không ngừng đilên về mọi lĩnh vực như nghiên cứu các biện pháp thâm canh cây trồng, chọn tạo các
bộ giống thích hợp cho từng vùng địa lý, chọn tạo các bộ giống thích nghi với sự thayđổi khí hậu toàn cầu Đặc biệt trong những năm gần đấy nước ta chủ động phát triểnnông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng diện tích thâm canh, tăng năngsuất, tăng chất lượng cây trồng
Cây lạc được trồng ở 100 quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam cây lạc được trồnghầu khắp các vùng sinh thái với diện tích khá lớn Những năm gần đây lạc trở thànhmột trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng có giá trị kinh tế cao, do vậy việc ápdụng các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất không ngừng được quantâm Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích đầu tưsản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng
Tuy nhiên, những năm gần đây sản xuất lạc thường bị bệnh héo rũ gây hại
nặng Trong đó bệnh thôi trắng thân lạc do nấm Slecrotium roflsii gây thiệt hại rất
nặng nề, có thể dẫn đến mất trắng Chính vì vậy nếu chỉ áp dụng các biện pháp đơn lẻsẽ không mang lại hiệu quả phòng trừ, nhưng nếu quá lạm dụng các biện pháp hóa họclại càng tốn kém, giảm hiệu quả kinh tế đồng thời để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới môitrường
Việc tìm ra một biện pháp thân thiện với môi trường lại có khả năng hạn chếbệnh hại là vấn đề cần thiết Một trong các hướng đó là dùng biện pháp sinh học, sửdụng các vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ sinh học có thể trực tiếp hay gián tiếptiêu diệt bệnh hại
Việc nghiên cứu khả năng kích thích sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh củanhững dòng vi khuẩn có ích vùng rễ góp phần cung cấp những thông tin quan trọng bổsung cho biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại hiện đang được chú ý nghiên cứu.Như vậy những nghiên cứu về cây lạc, bệnh hại lạc và những thông tin liên quan là cơ
sở khoa học quan trọng để thực hiện đề tài
1.2 Vai trò, vị trí của cây lạc
Lạc là cây trồng có từ lâu đời, nó là cây công nghiệp ngắn ngày, một trongnhững cây trồng lấy dầu quan trọng nhất thế giới, có nguồn gốc ở Nam Mỹ Hạt lạc làmặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho nhiều nước Theo FAO, hiện
Trang 12nay ở Senegal giá trị của cây lạc chiếm gần ½ thu nhập và chiếm tới 80% giá trị xuấtkhẩu, ở Nigeria chiếm khoảng 60% giá trị xuất khẩu của nước này.
Trong những năm gần đây, các nước có khối lượng xuất khẩu lạc nhân lớn làTrung Quốc đạt 350.000 tấn, Mỹ đạt 260.000 tấn, Ấn Độ đạt 98.000 tấn, Việt Nam đạt92.000 tấn Thị trường xuất khẩu dầu lạc đạt khối lượng 2,68 triệu tấn, trong đó 3 nước
có khối lượng lớn nhất là Nigieria đạt 321.000 tấn, Senegal 142.000 tấn và Xu Đăngđạt 138.000 tấn (L.V.Chánh, 2012)
Ở Việt Nam, lạc đứng đầu trong nhóm cây lấy dầu và cây họ đậu cả về diện tích
và sản lượng Toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng, sản phẩm chính của cây lạc là hạtlạc, thành phần chứa trong hạt lạc chủ yếu là những chất béo bao gồm: các axit olêic,ninoleic, lauric, arginin, lơxin, metonin, serin, triptophan, valin, carbonhydrate, tro vàmột số chất khác
Trong công nghiệp, hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu Dầu lạc làmnguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, sữahộp đặc và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa Dầulạc tinh chiết dùng trong y học và trong nghề tiểu thủ công nghiệp, trong mỹ nghệ(Đ.T.Dũng, 2000)
Đối với ngành nhiên liệu, ở Pháp trong năm 1900, tại triển lãm Paris 1900, công
ty Otto theo yêu cầu của chính phủ Pháp đã chứng minh được rằng dầu lạc có thể được
sử dụng như một nguồn nhiên liệu cho các động cơ diesel, điều này mở ra một triểnvọng đầu tiên của dầu diesel sinh học công nghệ
Ngoài ra trong y tế thì dầu lạc được dùng để làm xà phòng trong dân dụng và y
tế Ở Mỹ theo nghiên cứu của George Wahington Carver, dầu lạc có thể dùng như mộtloại dầu massage để làm đẹp cho da phụ nữ (N.T.P.Thảo, 2014 trích dẫn)
Trong nông nghiệp, lạc là cây bảo vệ đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất, nó
có thể để lại cho đất một lượng đạm khá cao nên lạc là cây trồng rất lý tưởng trongcông tác cải tạo bồi dưỡng đất, và có vị trí quan trọng trong chế độ luân canh với nhiềuloại cây trồng khác, cũng như việc chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc
Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh
vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn Rhizobium vigna Rhizobium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn
và khả năng cố định đạm cao hơn cả Những nốt sần màu tím hồng được xem như làxưởng sản xuất đạm rẻ tiền, có khả năng biến đổi nguồn nitơ phân tử vốn dồi dào trongkhông khí thành đạm dễ sử dụng cho cây trồng Theo ước tính, cây họ đậu có thể đưalại 80 triệu tấn đạm mỗi năm từ nguồn nitơ không khí Trong điều kiện thuận lợi cây
Trang 13lạc có thể cố định được lượng đạm tương đối lớn từ 200-260 kg N/ha (Đ.Ánh, 1994;Ư.Định, Đ.Phú, 1977).
Cây lạc không chỉ có khả năng chống xói mòn và cải tạo đất nhờ vi khuẩn nốtsần mà thời gian sinh trưởng ngắn (từ 90 – 125 ngày) nên cây lạc có thể xen canh, gối
vụ với các cây trồng khác làm tăng giá trị kinh tế trên một dơn vị diện tích trồng
Ngoài những vai trò thiết thực như vậy thì sản phẩm phụ của lạc được sử dụngkhá nhiều, vì vậy đã nâng cao giá trị về nhiều mặt khi sản xuất lạc Thân lá có tỷ lệđường trên 24%, protein trên 10% làm thức ăn xanh cho gia súc Vỏ lạc có 3,7%protein; 1,4% lipit; 32,3% gluxit nên có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho giasúc (Đ.T.Dũng và cộng sự, 1997) Trong chế biến thực phẩm, người ta tách hạt khỏi
vỏ quả, vỏ quả trở thành sản phẩm phụ, dùng để nghiền thành cám dùng cho chănnuôi Vỏ quả lạc chiếm 25-30% trọng lượng quả Trong chế biến thực phẩm, người tathường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản phẩm phụ, dùng để nghiền thànhcám dùng cho chăn nuôi Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương dương vớicám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt công nghiệp rất tốt (Tài liệu đào tạo nghề, 2012).Hàm lượng dinh dưỡng trong khô dầu lạc khá cao, 1 kg khô dầu lạc chứa 400 gamprotein, 80 gam lipit (L.S.Dự, N.T.Côn, 1979; T.V.Điền,1990) Các nghiên cứu bổsung khô dầu trong khẩu phần của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng nhanh cho lợn
và tăng sản lượng trứng gà, vịt (N.T.Ly, P.B.Thu, 1991) Hiện nay khô dầu lạc trên thếgiới đứng hàng thứ 3 trong các loại khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi (sau khôdầu đậu tương và bông) và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngành chănnuôi (Tài liệu đào tạo nghề, 2012) Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu,thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp phần quan trọngtrong việc phát triển ngành chăn nuôi
Thân lá lạc sau khi thu hoạch ngoài việc có thể làm thức ăn cho trâu bò hoặc cóthể dùng làm phân bón bằng cách ủ mục với các loại phân khác hoặc cày vùi luônxuống ruộng vì trong thân lá lạc cũng có chứa một lượng chất khoáng N, P, K Quaquá trình phân tích thân lá lạc cho thấy hàm lượng chất khoáng trong thân lá lạc khôngthua kém gì phân chuồng Tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá lạc bằng
2 lần phân chuồng Do đó, thân lá lạc được xem là loại phân xanh có giá trị cả về chấtlượng và khối lượng (N.M Hiếu và CTV, 2003)
Trong đời sống con người, sản phẩm chính của cây lạc là hạt được sử dụngrộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp Lạc cung cấp tỉ lệ đáng kểthành phần chất béo và protein của khẩu phần ăn hàng ngày cho con người Hàmlượng các chất dinh dưỡng của lạc khá cân đối so với một số hạt được thể hiện quabảng 2.1
Trang 14Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của một số cây có dầu (%)
Protein của hạt lạc có tới 13 axit amin quan trọng và cần thiết cho hoạt độngsống của con người (Fulton H.R and Winston J.R., 1914) Đặc biệt trong hạt còn có đủ 8axit amin không thể thay thế Chất khoáng trong hạt lạc ở mức thấp hơn so với đậutương, vừng và hướng dương, hàm lượng đường bột (gluxit) trong hạt lạc khá lớn (6-22%) cao hơn vừng (6,7-19,6%) (P.G.Thiều, 2002)
Lạc chứa protein, chất béo và các amino acid cần thiết cho cơ thể như lecinthin,purin, alkaloid Hàm lượng abumin trong lạc chiếm gần 30% giá trị dinh dưỡng củalạc, tương đương với sữa bò, trứng và thịt lợn nạc Ngoài ra các yếu tố vi lượng nhưcanxi, sắt, lưu huỳnh, các vitamin A, B, E, K và các chất như xenlulo, tinh bột cũngđều có trong hạt lạc Chính vì vậy mà hạt lạc cung cấp chất béo và bổ sung protein chocon người (N.M.Hiếu và CTV, 2003) Theo các nhà dinh dưỡng học cho rằng, lạc làmột trong những thức ăn lý tưởng vì nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, có ích cho tuổithọ và phòng chống lão hóa
Do có hàm lượng chất béo và chất đạm cao nên sản phẩm chế biến từ lạc đều cógiá trị dinh dưỡng cao và là nguồn thực phẩm quan trọng bổ sung các chất dinh dưỡngtrong bữa ăn hàng ngày của con người, đặc biệt đối với các nước đang phát triển cónguồn lương thực chủ yếu là ngũ cốc với hàm lượng protein thấp.Ngoài các chất dinhdưỡng chính như lipit, protein lạc còn bổ sung nhiều nguyên tố khoáng như: P, K, Mg,
Ca và một số vitamin A, D, PP, nhóm B (trừ B12) Mặc dù hàm lượng vitamin A trong
Trang 15hạt lạc rất ít nhưng hàm lượng dầu cao đã giúp cho cơ thể con người hấp thu vitamin Atốt hơn, do vậy sử dụng các sản phẩm từ lạc sẽ có thể khắc phục được tình trạng thiếuhụt vitamin A (N.X Thành và CTV, 2007).
Ngoài ra các bộ phận của lạc có vai trò hết sức quan trọng trong y học, dùng đểlàm thuốc đông y và tây y
Theo Đông y, các bộ phận của cây lạc như thân, cành, lá, quả, hạt và màng bọcngoài của nhân, dầu lạc đều là những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trong dângian Hạt lạc có vị ngọt, bùi, béo; có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng,tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng,giảm cholesterol, chống lão hóa Người Trung Quốc đặt cho loại hạt này những cái tênnhư quả trường sinh, đường nhân đậu Lạc được dùng để chữa bệnh suy nhược (làmviệc quá sức), lao lực, làm dịu các cơn đau bụng, và phối hợp với quế, gừng, làm dịucác cơn đau bụng kinh Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết
Theo Tây y, các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy nhân lạc có những tácdụng tăng lực, bồi bổ cơ thể, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và cầm máu Vỏ lụa (lớp vỏmỏng bao ngoài nhân lạc) có tác dụng cầm máu, chữa xuất huyết, và kích thích tủysống tạo ra tiểu cầu Vỏ lạc (vỏ cứng bọc ngoài nhân lạc, vẫn dùng để đun nấu thaycủi) có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu Cành, lá cây lạc ngoài tác dụng hạhuyết áp và giảm mỡ máu, còn có tác dụng an thần, chống mất ngủ
Trong nền kinh tế quốc dân, lạc là một trong những mặc hàng nông sản quantrọng, là cây trồng cho giá trị sản lượng trên 1ha cao (khi so sánh 4 cây trồng vụ Xuân
là lúa, ngô, lạc và đậu tương thì sản lượng lạc xếp thứ hai sau lúa) Nhưng xét về hiệuquả thu được trên 1ha thì lạc là cây đạt cao nhất Như vậy, lạc là cây trồng có khả năng
để làm giàu, vừa phù hợp với những nơi nghèo ít vốn đầu tư
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lạc là một trong những mặt hàng nông sảnxuất khẩu chủ lực với khối lượng xuất khẩu lớn và có giá trị kinh tế cao Châu Á vàChâu Mỹ là hai châu lục có khối lượng xuất khẩu lạc lớn nhất (chiếm 78,56% khốilượng lạc xuất khẩu trên thế giới) Trong đó nước Mỹ là nước đứng đầu về xuất khẩu(chiếm 28,10%), tiếp theo đó là Trung Quốc và Argentina Việt Nam là nước đứng thứbảy trong số các nước xuất khẩu lạc chính như sau Mỹ, Trung Quốc, Argentina,Sudan, Hongkong, Ấn Độ, Zamia (T.Q Tuấn, T.V Lợi, 2006)
Thị trường chính của Việt Nam là Singapo, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức,Nhật, Inddonexissia, Malayxia, Hongkong Xuất khẩu lạc trong những năm qua đónggóp khoảng 15% trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu – đóng góp không nhỏ vàotổng thu nhập quốc dân
Trang 16Những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 70-80 ngàn tấn lạc nhânqua các nước như Đức, Pháp, Ý cho nên lạc là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quantrọng (P.G.Thiều, 2002) Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuấtkhẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do có giá trị xuất khẩu cao
và nhu cầu thị trường thế giới lớn Hiện nay trên thị trường thế giới mỗi năm cókhoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân được giao dịch nên lạc nhân vẫn được xếp vào một trongnhững mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước
Trên cơ sở hệ thống giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm
và những thành tựu của các nước trong thời gian tới về sản xuất lạc, nước ta sẽ có điềukiện để phát triển đầy đủ các tiêu chí về xuất khẩu Góp phần phát triển một nền nôngnghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống của nhândân (P.G.Thiều, 2001)
1.3 Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
1.3.1 Vi sinh vật đất
Môi trường đất là cả một thế giới – một hệ sinh thái phức tạp được hình thànhqua nhiều quá trình sinh học, vật lý và hóa học Hệ sinh thái đất là một thể thống nhấtbao gồm các nhóm sinh vật sống trong đất, có sự trao đổi vật chất và năng lượng.Trong hệ sinh thái đất vi sinh vật đóng vai trò quan trọng và chúng chiếm đại đa số vềthành phần cũng như số lượng so với các sinh vật khác
Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé dễ dàng phát tán nhờ gió, nước và các sinhvật khác Bởi vậy nó có thể di chuyển một cách dễ dàng đến mọi nơi trong thiên nhiên.Nhất là những vi sinh vật có bào tử, bào tử của chúng có khả năng sống tiềm sinhtrong các điều kiện khó khăn Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại phát triển, sinhsôi Bởi vậy trên trái đất này, nếu có một loài sinh vật nào phân bố rộng rãi nhất,phong phú nhất thì đó chính là vi sinh vật Nó phân bố ở khắp mọi nơi Tuy nhiên, đất
là nơi vi sinh vật cư trú nhiều nhất so với các môi trường khác Sự phân bố của vi sinhvật đất còn gọi là khu hệ vi sinh vật đất
Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: vi khuẩn, vi nấm, xạkhuẩn, virus, tảo, nguyên sinh động vật Trong đó vi khuẩn là nhóm chiếm nhiều nhất
về số lượng, khoảng 90% về tổng số Xạ khuẩn chiếm khoảng 8%, vi nấm 1%, còn lại1% là tảo và nguyên sinh thực vật Các chủng vi khuẩn bao gồm vi khuẩn háo khí, vikhuẩn kị khí, vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng, Nếu chia theo nhóm thì lại cónhóm tự dưỡng cacbon, tự dưỡng amin, dị dưỡng amin, vi khuẩn cố định nitơ(L.X.Phương, 2008)
Sự phân bố của vi sinh vật trong đất vô cùng phong phú cả về số lượng cũngnhư thành phần Trong quá trình chung sống trong cùng một khu hệ vi sinh vật đất,
Trang 17chúng có một mối quan hệ tương hỗ vô cùng chặt chẽ với nhau Dựa vào tính chất củacác loại quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật, người ta chia ra làm 4 loại quan hệ:
loại thực thể khuẩn sống ký sinh và tiêu diệt Khi nuôi cấy vi khuẩn Rhizobium trên
môi trường dịch thể thường có hiện tượng môi trường đang đục trở nên trong Nguyênnhân là do thực thể khuẩn xâm nhập và làm tan tất cả các tế bào vi khuẩn – gọi là hiệntượng sinh tan Khi nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường đặc cũng có hiện tượng tương
tự Các thực thể khuẩn này tồn tại ở trong đất trông cây họ Đậu làm ảnh hưởng rất lớnđến quá trình hình thành nốt sần ở cây họ Đậu
+ Quan hệ hỗ sinh
Là quan hệ hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải có nhau mới sốngđược như quan hệ cộng sinh Quan hệ này thường thấy trong sự sống của vi sinh vậtvùng rễ
Ví dụ như mối quan hệ giữa nấm mốc phân hủy tinh bột thành đường và nhóm
vi khuẩn phân giải loại đường đó Mối quan hệ giữa nhóm vi khuẩn phân giải photpho
và nhóm vi khuẩn phân giải protein cũng là quan hệ hỗ sinh, trong đó nhóm thứ nhấtcung cấp P cho nhóm thứ hai và nhóm thứ hai cung cấp N cho nhóm thứ nhất
+ Quan hệ kháng sinh
Là mối quan hệ đối kháng lẫn nhau giữa hai nhóm vi sinh vật Loại này thườngtiêu diệt loại kia hoặc hạn chế quá trình sống của nó
Trang 18Ví dụ điển hình là xạ khuẩn kháng sinh và nhóm vi khuẩn mẫn cảm với chấtkháng sinh do xạ khuẩn sinh ra.
Tất cả các mối quan hệ giữa các vi sinh vật với nhau tạo nên hệ sinh thái vôcùng phong phú trong đất Chúng làm nên độ màu mỡ của đất, làm thay đổi tính chất
lý hóa của đất và từ đó ảnh hưởng tới cây trồng (L.X.Phương, 2008)
* Vi sinh vật vùng rễ
Vi sinh vật vùng rễ gồm có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, nguyên sinh động vật.Trong đó chiếm số lượng đông nhất là vi khuẩn các loại Giữa các quần thể VSV vớinhau thể hiện đầy đủ mối quan hệ hợp sinh, tương hỗ, mối quan hệ đối kháng
Theo Viện sĩ Protocob A I, VSV vùng rễ cây được phân thành 3 nhóm chính:+ VSV bề mặt rễ: Nhóm này có thành phần và số lượng đông nhất, nhiều nhất,
Những chất tiết ra của rễ có ảnh hưởng quan trọng đến vi sinh vật vùng rễ Trên
bề mặt và lớp đất nằm sát vùng rễ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên tập trung vi sinh vậtvới số lượng lớn Càng xa rễ số lượng vi sinh vật càng giảm đi
Bảng 2.2.Tỷ lệ VSV vùng rễ cây trồng khác nhau (Protocob A.I, 1982)
Đơn vị: CFU/1g đất khô
(0-1 cm)
Sát rễ( 1-5 cm)
Xa rễ( 5-20 cm)
Ngoài vùng rễ( >20 cm)
Nguồn: N.X.Thành và CTV, 2007.Thành phần vi sinh vật vùng rễ không những phụ thuộc vào loại cây trồng màcòn phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây Ví dụ: Vi sinh vật phân giải xenlulo có
Trang 19rất ít khi cây còn non nhưng khi cây già thì rất nhiều Điều đó chứng tỏ vi sinh vậtkhông những sử dụng các chất tiết của rễ mà còn phân hủy rễ khi rễ cây già, chết đi.
Bảng 2.3.Thành phần và số lượng VSV vùng rễ (Protocob A.I, 1982)
chiếm ưu thế Bảng 2.3 cho thấy ở giai đoạn cây còn non, vi khuẩn Pseudomona, Mycobacterium, Chromobacterium chiếm ưu thế Ngược lại khi cây già, các loại VSV
nha bào, các VSV có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững như
xenlulo, hemixenlulo, lignhin, kitin chiếm ưu thế, như vi khuẩn Bacillus, Agrobacterium, Acetobacter; nấm Asperillus; xạ khuẩn Actinomyces, Streptomyces.
Các vi sinh vật vùng rễ có mối quan hệ cộng sinh hoặc hỗ sinh với cây trồng(P.V.Ty, 2011) Chúng sử dụng những chất tiết của cây làm chất dinh dưỡng, đồngthời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây qua quá trình hoạt động phân giải của mình Visinh vật còn tiết ra các vitamin và các chất sinh trưởng có lợi với cây trồng Tuy nhiêncũng có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho cây, có những loại ức chế sự sinh trưởng củacây, có những loại tàn phá mùa màng nghiêm trọng
Tuy mỗi loại cây trồng sẽ có một khu hệ VSV vùng rễ đặc trưng riêng, nhưngtất cả những khu hệ VSV quanh rễ đều có những đặc điểm chung:
+ Giữa bộ rễ thực vật và khu hệ VSV có một sự tương tác đặc hiệu về thể loại
Ví dụ: Ở quanh rễ cây họ đậu bao giờ cũng có vi khuẩn cố định Nitơ và các vi khuẩn
Trang 20phân giải protein; Ở quanh rễ cây hòa thảo có vi khuẩn phân giải tinh bột và lên menđường.
+ Mật độ tổng số của VSV vùng rễ bao giờ cũng lớn hơn vùng xa rễ và mứcchênh lệch này càng ở dưới sâu càng rõ rệt
Ví dụ: Người ta khảo sát khu hệ VSV vùng rễ cây lúa mì đen
Trong đất, ngoài khu hệ VSV vùng rễ còn tồn tại khu hệ VSV sống xa vùng rễgọi là khu hệ VSV ngoài vùng rễ Chúng gồm các nhóm vi khuẩn, xạ khuẩn, nguyênsinh động vật với những đặc điểm sinh lý, sinh thái khác nhau VSV sống thành quầnthể, giữa loại này và loại khác có tác động qua lại lẫn nhau Chúng là tác nhân chủ yếucủa các quá trình chuyển hóa vật chất trong đất (B.P.Lan và CTV, 2004)
* Vi sinh vật có ích vùng rễ
Khu hệ vi sinh vật sống quanh vùng rễ không chỉ sử dụng các chất dinh dưỡng
do cây trồng tiết ra, đồng thời chúng còn có tác động không nhỏ đến cây trồng thôngqua việc tham gia vào quá trình chuyển hóa các hợp chất trong tự nhiên, chuyển hóanhững hợp chất mà cây không thể sử dụng được sang dạng cây trồng có thể hấp thunhư:
Có 2 loại VSV cố định nitơ: cộng sinh và sống tự do:
Trang 21 Cộng sinh với cây họ đậu (Rhizobium, Bradyrhizobium) vi khuẩn tạo nốt sầntrên rễ các cây lạc, đậu tương, điền thanh, cỏ linh lăng Vi khuẩn nốt sần có tínhchuyên biệt cao Chúng chỉ tạo nốt sần và cố định nitơ ở một số cây nhất định.
Vi khuẩn lam Anabaena cộng sinh với cây bèo hoa dâu cũng có khả năng cố
định nitơ Vi khuẩn có dạnh như chuỗi hạt, xen kẽ trong chuỗi là các tế bào dị hình,chứa enzyme nitrogenaza có khả năng khử N2 thành NH3
Vi khuẩn cố định nitơ sống tự do gồm 2 loại: các vi khuẩn hiếu khí và vikhuẩn kỵ khí
Vi khuẩn hiếu khí dị dưỡng (aerobic heterotroph) gồm azotobater, pseudomonas, achrombacter
Vi khuẩn hiểu khí tự dưỡng (aerobic autotroph) gồm clostridium, klebsiella, desulfovibrio
Vi khuẩn kỵ khí tự dưỡng (anaerobic autotroph) gồm chlorobium, rhodospirillum, methanobacterium (P.V.Ty, 2011).
+ Vi sinh vật Amôn hóa protein
Cây không thể hấp thụ trực tiếp protein hữu cơ từ xác động vật, thực vật chết,chúng phải được phân giải nhờ VSV Nhiều VSV có khả năng tiết proteaza (gồmproteinaza và peptidaza) Proteinaza phân giải protein thành polypeptit và oligopeptit(chuỗi ngắn) tiếp đó peptidaza phân giải các chuỗi này thành axit amin Đó là sự thốirữa Một phần axit amin được VSV sử dụng làm thức ăn, phần còn lại nhờ VSV tiếtenzyme loại bỏ nhóm amin để tạo thành NH3 là thức ăn tốt cho cây
Rất nhiều VSV có khả năng amôn hóa protein thuộc các chi vi khuẩn (Bacillus, preudomanas, clostridium…) xạ khuẩn (streptomyces); nấm (asperpillus, penicillium)
Urê chiếm 2% trong nước tiểu và chứa 47% nitơ, tuy nhiên cây cũng không hấpthụ trực tiếp được Do vậy urê cũng phải được amôn hóa Nhiều VSV thuộc các chi
Bacillus, Micrococcus, proteus … có khả năng sinh ureaza lúc đầu phân giải urê thành
cacbonat amon sau đó chuyển thành NH3, CO2, H2O
Ngoài protein và ure nhiều VSV cũng sinh ra kitinaza để amôn hóa kitin thànhNH3 Kitin có nhiều ở vỏ công trùng và nấm
+ Vi sinh vật Nitrat hóa
Nhờ cố định nitơ và amôn hóa mà thực vật và VSV nhận được NH3 Chất nàylại được oxi hóa nhờ các VSV khác để tạo ra nitrat, vì thế có tên chung là quá trìnhnitrat hóa Thực ra quá trình này gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu nhờ vi khuẩn
Nitrosomonas, Nitrosospira … (vi khuẩn hóa tự dưỡng) oxi hóa NH4+ thành NO2 nêngọi là quá trình nitrit hóa:
Trang 22NH4+ + 3/2O2 → NO2- + H2O + 2H + năng lượng
Giai đoạn 2, oxi hóa NO2- thành NO3- nhờ vi khuẩn Nitrobacter, Nitrospira, …(cùng là vi khuẩn hóa tự dưỡng) nên gọi là quá trình nitrat hóa
NO2- + 1/2O2 → NO3- + năng lượng
Trong đất còn có các VSV dị dưỡng như Preudomonas, Cozynebactenium, Streptomyces cũng có khả năng nitrat hóa.
+ Các vi sinh vật tham gia vào vòng tuần hoàn phospho
Trong đất, photpho hữu cơ có trong axit nucleic và photpho lipit màng đượctích lũy khi động vật chết Photpho vô cơ có trong quặng apatit, photphorit, photphosắt, photpho nhôm Đây là các dạng photpho không tan nên cây không hấp thu được
Nhiều loài VSV (Bacillus megathericunvar photphaticum, Preudomonas sp…)
có khả năng sinh enzyme photphataza phân giải lân hữu cơ thành H3PO4 Đến lượtH3PO4 lại phản ứng với các ion kim loại để tạo thành dạng khó tan như Ca3(PO4)2 ,FePO4, AlPO4 Trong quá trình sống nhiều VSV (B.megatherium, B.mycoides,
Streptomyces sp, Aspergillusniger) có khả năng sinh axit để chuyển hóa photpho khó
tan thành dễ tan Ví dụ, một số vi khuẩn sinh CO2 kết hợp với H2O tạo H2CO3 Axitnày phản ứng với photphat khó tan (Ca3PO4) để tạo thành photphat dễ tanCa(H2PO4)2 và Ca(HCO3)2 theo phương trình:
Ca3(PO4)2 + 4H2CO3 + H2O → Ca(H2PO4)2 + H2O + Ca(HCO3)2
Vi khuẩn nitrat hóa oxi hóa NH3 thành NO3 kết hợp với H+ thành HNO3 axitnày cũng chuyển hóa P khó tan thành dễ tan:
Ca3(PO4)2 + 4HNO3 → Ca(H2PO4)2 + 2Ca(NO3)2
Tương tự như vậy, các vi khuẩn suphat hóa sinh H2SO4 cũng tham gia vào sựchuyển hóa này:
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)+ CaSO4
Các VSV tiết axit hữu cơ cũng có khả năng chuyển hóa lân không tan thành dễtan
Trong thực tế người ta có thể bón cho đất một lượng nhất định bột photphoritthay cho phân lân nếu trong đất chứa các VSV kể trên
+ Các VSV tham gia vào vòng tuần hoàn lưu huỳnh
Lưu huỳnh cần cho tổng hợp axit amin (stein, metionin) có mặt trong vitaminnhư tiamin, biotin, axit lipoic và xoenzim A
Trang 23Lưu huỳnh dạng hữu cơ bị VSV phân giải thành H2S Chất này lại bị oxi hóa
bởi VSV hóa nhờ các vi khuẩn Clostridium, Desulfovibrio, … khử thành
H2S SO4-2 được thực vật sử dụng để chuyển thành lưu huỳnh hữu cơ Một số vi khuẩnquang tự dưỡng, ví dụ vi khuẩn lưu huỳnh … có khả năng oxi hóa H2S để tạo thànhSO4-2 H2S là chất cho điện tử trong quang hợp Ví dụ:
Vi khuẩn thuộc họ Thiodaceae oxi hóa H2S thành đường
CO2 + H2S + H2O → C6H12O6 + H2SO4
Vi khuẩn thuộc họ Chlorobacteriaceae oxi hóa H2S thành đường và giải phóng
lưu huỳnh ra môi trường
Lưu huỳnh dạng vô cơ lại bị khử nhờ quá trình phản sulfat hóa
C6H12O6 + H2SO4 →6CO2 + 3H2S + 6H2O + Q
+ VSV vùng rễ trong dinh dưỡng cây trồng
Trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của đất, vai trò của VSV vôcùng quan trọng Chúng tham gia vào việc tổng hợp mùn tạo thành kết cấu của đất,phân giải và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ khó tan trong đất để cung cấp chấtdinh dưỡng cho thực vật nói chung và cho cây trồng nói riêng
Các hợp chất hữu cơ và vô cơ phức tạp trong đất sẽ được chuyển hóa thành cácchất đơn giản dưới tác dụng của quần thể VSV Nhiều loại nấm, vi khuẩn đã phân giảicác hợp chất hữu cơ phức tạp như xenlullo, pectin, lignin, chất nhựa, sáp, chất béothành acid hữu cơ, rượu, đường và cuối cùng thành CO2 và H2O Các sản phẩm đượctạo thành là thức ăn cho các nhóm VSV, làm cho các chu trình chuyển hóa vật chấttrong cây xảy ra mạnh mẽ Các dạng lân khó tan như apatit, phosphate canxi khó tanđược VSV chuyển hóa trực tiếp hay gián tiếp thành acid phosphoric và các dạng lân dễtiêu cung cấp cho cây trồng
Nhờ những VSV cố định Nitơ như Azotobacter, Rhizobium, Clostridium pasteurianum hàng năm làm giàu cho đất một lượng lớn N mà cây trồng yêu cầu.
Hoạt động của các VSV còn oxy hóa các hợp chất có hại cho cây trồng thànhnhững sản phẩm khác không gây hại hoặc những sản phẩm có lợi cho cây trồng
VSV có vai trò quan trọng trọng trong việc hình thành và cải thiện kết cấu đất,cải thiện chế độ nước, không khí trong đất, làm cho cây phát triển tốt hơn (N.X.Thành
và CTV, 2007)
+ Vi sinh vật vùng rễ kích thích sinh trưởng:
Trong cây, bất cứ bộ phận nào cũng có một chức năng, mang một tầm quantrọng nhất định nhưng trong đó bộ rễ và bộ lá là hai cơ quan đóng vai trò quan trọng
Trang 24bậc nhất của cây Bộ rễ đóng vai trò là giá đỡ của cây, đồng thời là cơ quan chuyêntrách làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận bên trên của cây.Ngoài ra bộ rễ còn làm nhiệm vụ hô hấp, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của câytrồng Lá cây là cơ quan sinh dưỡng của cây, chúng đảm nhiệm chức năng quang hợp,trao đổi khí và hô hấp Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữhoặc tự vệ Trong khi đó, vùng rễ cây lại là vùng tập trung một lượng lớn VSV sinhsống, bất cứ hoạt động nào của các VSV vùng rễ cũng có tác động đến cây trồng Sẽ
có những hoạt động có hại cho cây, làm cây sinh trưởng, phát triển kém, cho năng suấtkhông cao hay ảnh hưởng tới chất lượng nông sản Ngược lại sẽ có những hoạt độngtrực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của cây trồng
Với những chất do cây trồng tiết ra, tập đoàn vi khuẩn vùng rễ có những khácbiệt so với vi khuẩn trong đất Phần lớn vi khuẩn vùng rễ trung tính, một phần có hại
và một phần có lợi Nhóm vi khuẩn có ích vùng rễ có khả năng kích thích sinh trưởngcây trồng cũng như hạn chế bệnh hại
VSV vùng rễ trong quá trình sống của mình sản sinh các chất kích thích, cácvitamin có lợi cho cây trồng (N.X.Thành và CTV, 2007)
Nhiều loại VSV có khả năng sinh axit indolaxetic (IAA) kích thích sinh trưởng
và sự ra hoa, axit indolbutyric (IBA) tăng cường khả năng thụ phấn của cây
Nhiều VSV trong đó có nấm men có khả năng sinh cytokinin kích thích trao đổichất và phân chia tế bào, tăng cường khả năng nẩy mầm của hạt, tăng cường sự hìnhthành rễ
Giberellin do nấm Gibberella fujikuroi có ở cây lúa von tiết ra có tác dụng tăng
sự nẩy mầm của hạt, kích thích sự tăng trưởng của cây (P.V.Ty, 2011)
Trong các nhóm vi khuẩn kích thích sinh trưởng cây trồng (Plan GrowthPromoting Bacteria – PGPB), nhóm VSV được nghiên cứu nhiều nhất là vi khuẩnvùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật (Plan Growth Promoting Rhizobacteria –PGPR) Vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng (VKVRKTST) lần đầu tiên được xácđịnh bởi Kloepper và Schoroth (Podile AR, GK Kishore, 2006)
Một số nghiên cứu cho thấy có sự tổng hợp ACC deaminase aminocyclopropane-1-carboxylate deaminase) từ các vi khuẩn kích thích sinh trưởng ở
(1-vùng rễ (Li và CTV, 2000) như: Methylobacterium sp., Alcaligenes spp., Enterbacer, Burkholderia cepacia, Pseudomonas putida, Pseudomonas spp và Variovoraxparadoxus (Vessey.J K, 2003) Cơ chế này được lý giải là do ACC có khảnăng làm giảm ethylen trong rễ (ethylen này ức chế sự sinh trưởng của rễ) do đó kíchthích rễ phát triển
Trang 25Tác động kích thích lên sinh trưởng thực vật thường là do sự sản xuất cácphytohormone Phytohormone phổ biến nhất là auxin indole-3-acetic acid (IAA) Đã
có nhiều nghiên cứu về sự sản xuất auxin này ở các loài vi khuẩn như: Azospirillum brasilense, Aeromonas veronii, Agrobacterium sp., Alcaligenes piechaudii, Bradyrhizobium spp., Comamonas acidovorans, Enterobacter sp., và Rhizobium leguminosarum (Vessey.J K, 2003)
Một số quan sát cho thấy rằng vi khuẩn Methylobacterium sống cộng sinh trên
thực vật không gây bệnh cho cây chủ, ngược lại còn có khả năng hỗ trợ cây chủ pháttriển tốt Holland và Polacco (1994) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa
Methylobacterium, cytokynin và sự phát triển của thực vật bằng cách đun hạt đậu nành
ở 50oC trong 4 giờ để giảm khả năng nảy mầm xuống 30% Khi đó mật độ PPFM(pink pigmented facultative methylotrophic – vi khuẩn có sắc tố hồng dinh dưỡngmethyl tùy ý) nhiễm ở hạt cũng đồng thời giảm xuống 90% Việc bổ sung cytokinin(benzyl adecine + zeatin 0,5 mg/l) vào các hạt này có tác dụng phục hồi tỷ lệ nảy mầm
Bổ sung PPFM vào môi trường hạt nảy mầm cũng có tác dụng tương tự như tác dụngcủa cytokinin (Holland M.A., Polacco J C., 1994) Kết quả này phù hợp với giả thiết chorằng PPFM ảnh hưởng đến lượng cytokinin có trong mô tế bào thực vật
Koenig và cộng sự (2002), nghiên cứu về mối liên hệ giữa Methylobacterium
sp và thực vật ở mức phân tử Họ chứng minh bốn loài Methylobacterium sp và loài
M Extorquens đều tạo ra cytokinin là trans-zeatin ở mức rất thấp và tiết vào môi
trường nuôi cấy (Koenig R.L., Morris R., Polacco J.C., 2002) Kết quả của Koenig vàcộng sự đã cung cấp bằng chứng về cơ chế tổng hợp cytokinin ở các chủng
Methylobacterium và thực vật Hơn nữa, bằng chứng về một vi khuẩn hội sinh tạo
phytohormone đã đưa dến cái nhìn thấu đáo hơn về vai trò của vi khuẩn
Methylobacterium sp với thực vật.
Omer và cộng sự (2004) đã khảo sát sự hiện diện của IAA trong môi trườngchứa dịch nuôi cấy vi khuẩn biến dưỡng methyl Qua đó, phát hiện thấy có 3 trong 16chủng có phản ứng dương tính với số thuốc thử Salkowski Điều này được chứng minh
rõ hơn bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) kết hợp với phân tích phổ NMR(Nuclear Mangnetic Radiation: cộng hưởng từ hạt nhân) Ba chủng tạo ra IAA có hàmlượng phytohormone từ 6-13,3 mg/l nếu bổ sung L-tryptophan (L-TRP) Khi không bổsung L-TRP thì nồng độ IAA tạo ra chỉ từ 1,1-2,4 mg/l (Omer Z.S và cộng sự, 2004;Green P.N., 1962)
VKVRKTST tác động đến cây trồng theo một hoặc nhiều hướng: Trực tiếp kíchthích tăng trưởng, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng; Gián tiếp ức chế các tác nhângây bệnh ở cây (Kloepper J.W., Schroth M.N., 1978)
Trang 26Đến nay khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng của vi khuẩn vùng rễ chủyếu theo 4 con đường:
+ Gia tăng số lượng các chất dinh dưỡng ở dạng dễ sử dụng cho cây
+ Sản xuất các phytohormone kích thích sinh trưởng thực vật
+ Tăng cường ảnh hưởng có lợi của các tương tác cộng sinh
+ Giảm tác động có hại của các mầm bệnh
Trong khu hệ vi sinh vật vùng rễ ngoài những nhóm vi sinh vật có ích, có rấtnhiều vi sinh vật gây bệnh cây Đó là mối quan hệ ký sinh của vi sinh vật trên thực vật.Nhóm vi sinh vật gây bệnh cây thuộc loại dị dưỡng, sống nhờ vào chất hữu cơ củathực vật đang sống (khác với nhóm hoại sinh- sống trên những tế bào thực vật đãchết)
Ví dụ vi khuẩn phản sulfat hóa tiết ra những sản phẩm trao đổi chất đặc trưngnhững gây độc cho cây Một số loại nấm tiết ra những acid hữu cơ mà ở nồng độ rấtthấp cũng có thể gây độc cho cây Ngoài ra còn có những nhóm vi khuẩn phản nitrathóa – biến NO2 thành N2 do vậy làm thiếu hụt nguồn dinh dưỡng đạm (B.P.Lan vàCTV, 2004)
Hàng năm bệnh cây đã gây thiệt hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp Vi sinhvật gây bệnh không chỉ làm giảm sản lượng mà còn làm giảm phẩm chất nông sản Visinh vật sử dụng các chất hữu cơ của cây bằng cách tiết ra các loại men phân huỷchúng Trong quá trình sống chúng tiết ra các chất độc làm cây chết Ví dụ như độc tố
Lycomarasmin do nấm Fusarium heterosporum tiết ra có thể làm cây chết.
Vi sinh vật gây bệnh có khả năng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư thực vật từ
vụ này qua vụ khác dưới dạng bào tử hoặc các dạng tiềm sinh khác gọi là nguồn bệnhtiềm tàng Từ nguồn bệnh tiềm tàng vi sinh vật được phát tán đi khắp nơi nhờ gió,nước mưa, dụng cụ lao động, động vật và người, đặc biệt là qua côn trùng môi giới.Qua các con đường đó nguồn bệnh lây lan sang các khoẻ và bắt đầu xâm nhiễm vàocây khi gặp điều kiện thuận lợi Các bào tử nằm trên bề mặt cây khi gặp độ ẩm vànhiệt độ thích hợp sẽ nảy mầm và xâm nhập vào cây Sau khi xâm nhập vào cây chúngbắt đầu sử dụng các chất của cây và tiết chất độc làm cây suy yếu hoặc chết Qua quátrình hoạt động của vi sinh vật cây bị thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá, sau đóthay đổi về cấu tạo và hình thái tế bào cuối cùng là xuất hiện những triệu chứng bệnhnhư những đốm trên lá, trên thân Nếu bệnh xuất hiện ở bó mạch thì biểu hiện triệuchứng héo lá, héo thân Sau một thời gian phát triển vi sinh vật bắt đầu hình thành cơquan sinh sản mọc ra ngoài bề mặt của cây và từ đó lại lan truyền đi
Để tránh bệnh cho cây người ta dùng nhiều biện pháp hoá học, biện pháp sinhvật học, biện pháp tổng hợp bảo vệ cây trồng Ngày nay người ta hạn chế việc chống
Trang 27bệnh bằng hoá học vì biện pháp này thường phá hoại sự cân bằng sinh thái, ô nhiễmmôi trường Các biện pháp sinh học đang được nghiên cứu và áp dụng ngày càngnhiều do những ưu điểm của nó Đó là những biện pháp dùng vi sinh vật chống côntrùng hại cây Một biện pháp hiện đại đang được nghiên cứu và áp dụng nữa là tạo chocây những đặc tính chống chịu mới bằng biện pháp công nghệ sinh học - truyền genchống chịu cho cây Người ta đã tạo được những giống thuốc lá chống chịu bệnh virushoặc những giống khoai tây, cà chua chống bệnh vi khuẩn nhờ việc cấy gen của mộtloại vi khuẩn nào đó có khả năng chống bệnh vào tế bào thực vật (L.X.Phương, 2008).
Vì trong đất, xung quanh vùng rễ cây trồng tồn tại không chỉ những VSV có ích
mà còn song song có mặt VSV gây hại nên cần phải tăng cường các VSV có lợi vàgiảm thiểu các VSV có hại cho cây trồng
+ VSV vùng rễ phòng trừ bệnh hại
Các vi sinh vật vùng rễ (VSVVR) tham gia vào vòng tuần hoàn các hợp chấttrong tự nhiên góp phần tăng độ phì cho đất, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triểntốt Đồng thời, một số VSVVR còn có thể tổng hợp một số phytohormone kích thíchsinh trưởng thực vật Ngoài ra VSVVR còn có phòng trừ bệnh hại cây trồng
Một số chủng vi khuẩn có ích vùng rễ lạc Pseudomonas sp chủng R4D2, Burkholderia sp chủng HR77 và Bacillus sp chủng S20D12 có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và hạn chế bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani và bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii hại cà chua trong điều kiện vườn lưới.
Kết quả nghiên cứu về khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng cho thấy rằng vi
khuẩn Bacillus sp chủng S20D12 làm tăng tỉ lệ mọc 10,8% tại thời điểm 2 tuần sau
gieo Tât cả các vi khuẩn lây nhiễm đều làm tăng chiều cao cây Ngoài ra các chủng vi
khuẩn còn có hiệu quả hạn chế bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani từ 25,0% đến 62,5%; hiệu quả hạn chế bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii gây ra đạt từ
15,5% đến 49,7% (T.T Huyền và cộng sự, 2014)
Trần Vũ Phến và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu nhằm tuyển chọn một sốchủng vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng và phòng trừ sinh học đối với bệnh héo
xanh do vi khuẩn Ralstonia Solanacearum trên cây cà chua Qua quá trình sàng lọc,
đánh giá trên 500 chủng vi khuẩn phân lập từ các cây khỏe trên ruộng canh tác đã chọnlọc được 5 chủng Tbt1.18.1et, Tbt1.12.7et, Tbt.1.18.2t, T1.12.7.1et.và T4.6 vừa có khảnăng kích thích tăng trưởng cây cà chua và có khả năng kiểm soát bệnh héo xanh do
Trang 28Nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã công bố Pseudomonas fluorescens có khả năng sinh kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh héo xanh của Streptomyces arabicuss 112 và tạo chế phẩm sinh học Fluorescens Sản phẩm có khả
năng phòng trừ bệnh thối thân, thối rễ và vàng lá ở một số loài cây nhấtđịnh(N.H.Chiến, V.T.Hào, 2001)
Trường Đại học Sư phạm I - Hà Nội đã nghiên cứu sử dụng chủng xạ khuẩn
Streptomyces V6 vì có khả năng sinh kháng sinh chống nấm và vi khuẩn R Solanacearum (P.V.Toản, 2003).
Một số chủng vi khuẩn đối kháng có khả năng ức chế sinh trưởng và phát triển
của R solanacearum được phân lập bởi Bộ môn Vi sinh vật – Viện Thổ nhưỡng Nông
hoá và phòng Di truyền và Công nghệ Vi sinh - Viện Di truyền Nông nghiệp(L.N.Kiều và CTV, 2009; L.N.Kiều và CTV, 2005)
+ VSV vùng rễ và đấu tranh sinh học.
Ở đâu có vi sinh vật tồn tại thì sẽ có những vi sinh vật cạnh tranh, đối kháng với nó, đó là quy luật cạnh tranh sinh tồn của sinh vật nói chung trong
hệ sinh thái Vi sinh vật trong đất cũng vậy, bao gồm cả vi sinh vật hữu ích và
vi sinh vật gây bệnh Ở vùng rễ, vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng nguy hiểm
và đáng quan tâm là nấm gây bệnh Những vi sinh vật hữu ích trong vùng rễ
là các vi khuẩn kiểm soát sinh học, xạ khuẩn, nấm Chúng là hàng rào phòng thủ đầu tiên chống lại các nấm gây bệnh cho cây trồng Sự có mặt của các vi sinh vật đối kháng với nấm bệnh ngăn chặn bệnh và giảm tác động gây bệnh của nấm với cây trồng (T.T.Chính, K.T.Vân, 2005)
Hiện nay nhiều tác nhân vi khuẩn đã được sử dụng rộng rãi để ức chế mầm
bệnh ở thực vật Chẳng hạn chế phẩm của B subtilis đã được thương mại hóa với
thương hiệu Quantum - 4000 Kodiak và Epic, sử dụng để xử lý hạt quả đậu, rau, bông
để kiểm soát bệnh do Rhizoctonia và Fusarium gây ra Một tác nhân diệt nấm chống lại bệnh mốc xám dựa trên B subtilis gần đây đã được chấp nhận cho thương mại hoá bởi EPA của Mỹ Ở Trung quốc, Bacillus sp
đã được sử dụng để tăng năng suất của lúa gạo, lúa mì, ngô, củ cải đường, cải bắp và hạt cải dầu (Vidhyasekaran.P., Muthamilan.M., 1995) Nhiều sản phẩm khác từ
B subtilis cũng đang được phát triển bởi các tổ chức thương mại trên khắp thế giới
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis gọi tắt là Bt, sinh bào tử và tinh thể độc Khi
sâu ăn phải bào tử sẽ nảy mầm còn tinh thể sẽ chuyển thành độc tố đâm xuyên thànhruột làm cho sâu chết (P.V.Ty, 2011)
Trang 29Các vi sinh vật đối kháng với nấm, cho đến nay đã được biết là nhờ các cơ chếnhư cạnh tranh dinh dưỡng, tiêu diệt mầm bệnh (các sản phẩm trao đổi chất của các sinh vật kiểm soát sinh học có tính kháng, có tính độc đối với tế bào nấm), ký sinh đối với nấm (vi sinh vật sinh ra các emzym có khả năng phân huỷ thành tế bào nấm bệnh làm nguồn cơ chất và nguồn cacbon cho mình) và đề kháng cảm ứng của cây trồng với nấm bệnh Các cơ chế này cho đến nay vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ, nhưng các nhà khoa học cho rằng nấm bị tiêu diệt bởi các vi sinh vật đối kháng không chỉ đơn thuần từ một cơ chế nào đó mà có sự kết hợp bởi nhiều cơ chế (T.T.chính, K.T.Vân, 2005;Thomashow L.S., 1998).
Các loài nấm chủ yếu sử dụng trong đấu tranh sinh học là Trichoderma spp., Gliocladium viens, Tilletiopsis pallescens, và Pseudozyma flocculosa (Colburn
G.C., GrahamJ.H., 2007) Các loài nấm đối kháng này có thê hạn chế được nhiều nấm
gây bệnh ở lá và rễ như Rhizoctonia, Pythium, Phytophthora, Botrytis (Colburn G.C.,
Graham J.H., 2007; Maria E.C.,Thomas J.M., 1993; Vidhyasekaran.P.,
Muthamilan.M., 1995) Nhiều loại nấm sợi như Beauveria, Metarrhizium ký sinh
nhiều loại sâu Ở nước ta đã sử dụng chế phẩm có chứa các nấm này để chống sâu rómthông, chống bọ rầy truyền virut, và nhiều loại sâu khác (P.V.Ty, 2011)
Các VSV chống bệnh cho cây rất phong phú:
Pseudomonas fheorescens sinh chất DAPG (2,4-Diacetylphloroglucinol) ức chế
nhiều loại nấm bệnh
Một số loại Bacillus subtilis cũng có khả năng ức chế sự sinh trưởng của nấm Rhizoctonia gây bệnh khô vằn và Fusarium gây bệnh thối cổ rễ.
Agrobacterium radiobacter dùng để chống bệnh mụn cây (crowngall)
Streptomyces griseoviridis ức chế nhiều loại nấm bệnh như Pythium, Fusarium, Phytophtora …
Nấm Trichoderma harzianum, T viridae có khả năng sinh Siderophore có ái
lực cao với sắt, làm thiếu hụt sắt do đó ức chế nhiều loại nấm bệnh (P.V.Ty, 2011)
* Mối quan hệ giữa vi sinh vật đất và cây trồng
VSV đất có mối quan hệ mật thiết với đất trồng trọt Nhiều loại VSV như vikhuẩn, rong tảo, địa y tham gia vào quá trình hình thành đất
Các loại vi khuẩn butyric, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn có nha bào Bacillus oxtorquens có đủ khả năng lượng để phá hủy alumino silicat, apatit và mica Các tế
bào của chúng tập hợp thành khuẩn giao đoàn và màng nhày bao bọc cả những phân tử
Trang 30khoáng Sau đó các phân tử khoáng này bị tác dụng trực tiếp của các loại VSV và cácyếu tố vật lý, hóa học trở thành những dạng dinh dưỡng cây trồng.
Nhiều loại vi khuẩn hoại sinh phát triển trên môi trường hydrat cacbon tiết rakhí CO2, các axit hữu cơ Các axit H2CO3, axit hữu cơ phá hủy alumino silicat, đặc biệt
là penspat và kaolinit Kết quả hoạt động của chúng tạo ra nhiều axit silic và aluninotrong môi trường
Trải qua một quá trình lâu dài, dưới tác động của VSV và các yếu tố lý học, hóahọc, lớp đất mặt hình thành dần, tạo điều kiện cho thế giới thực vật lan rộng và phongphú như ngày nay (N.X.Thành và CTV, 2007)
Trong tự nhiên VSV là mắt xích trọng yếu trong sự chu chuyển liên tục và bấtdiệt của vật chất, nếu không có VSV hay một lý do nào đó mà hoạt động của VSV bịngưng trệ có thể làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống trên trái đất
Giữa VSV và cây trồng tồn tại mối quan hê qua lại với nhau, có những mốiquan hệ trong đó VSV và cây trồng chỉ là sống chung trong một khu vực chứ khôngxâm nhập vào cây, nhưng cũng có khi VSV xâm nhập vào một vùng nào đó, một mônào đó của cây Cả quan hệ này đều có mặt lợi, mặt hại của nó, nghĩa là có mặt đốikháng và mặt tương tác Mối quan hệ này bao gồm: Hợp sinh, hoại sinh, bán hoại sinh,cộng sinh, ký sinh, bán ký sinh, quan hệ phụ sinh Thông qua những mối quan hệ nàyVSV ảnh hưởng đến cây trồng theo hai hướng: Ảnh hưởng có lợi (quan hệ tương hỗ)
và ảnh hương có hại (quan hệ đối kháng)
1.3.2 Ảnh hưởng của bệnh hại đến sản xuất lạc
Với những thế mạnh về hiệu quả kinh tế và cả trong quá trình cải tạo đất nôngnghiệp Bởi vậy trong những năm gần đây cây lạc được chú trọng sản xuất và lạc đangđược xem là cây trồng chính ở hầu hết các địa phương Tuy nhiên điều đáng lo ngại chongười trồng lạc là tình hình sâu bệnh hại lạc
Bệnh hại lạc có nhiều đối tượng gây ra, tuỳ theo vùng sinh thái và giai đoạnphát triển của cây trồng mà thiệt hại của từng bệnh khác nhau Theo nhiều kết quảnghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới thì nhóm bệnh chết héo lạc thường gây ra thiệthại lớn Việt Nam cũng là nước có diện tích trồng lạc khá lớn và vấn đề bệnh héo rũhại lạc cũng đang là một vấn đề nóng bỏng, trong đó có những thiệt hại do nhóm bệnhnày gây ra
Ở nước ta hàng năm thiệt hại do bệnh cây gây ra đã một phần ảnh hưởng đếnnăng suất cây trồng Theo thống kê của Bộ nông nghiệp, ở miền Bắc nước ta thiệt hại
do sâu bệnh gây ra hằng năm chiếm đến 15-20% tổng sản lượng lương thực Trong đóbệnh cây công nghiệp hằng năm cũng như lâu năm đã gây nhiều thiệt hại đáng kể
Trang 31Xác định nguyên nhân gây héo chết ở lạc của Nguyễn Thị Ly, Phan Thị BíchThu (1993) và kết quả điều tra thành phần bệnh hại lạc của Nguyễn Xuân Hồng,
Nguyễn Thị Yến (1991) đều xác định héo rũ gốc mốc trắng gây bởi Sclerotium rolfsii
là một trong những bệnh hại phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây giảmmạnh năng suất lạc (N.T.Ly, L.V.Thuyết, P.B.Thu, 1995)
Một số bệnh hại chính trên lạc
Bệnh thối trắng thân lạc
Tên bệnh được đặt theo triệu chứng mà
nấm gây ra cho cây trồng Theo tác giả Lê
Lương Tề thì bệnh được đặt là bệnh héo rũ gốc
mốc trắng; Còn theo danh mục bệnh hại lạc thì
nó được đặt là bệnh thối trắng thân lạc
(N.T.Dân, 2000)
Bệnh thối trắng thân lạc do S rolfsii là
một trong những nguyên nhân làm giảm năng
suất trên đồng ruộng của một số cây trồng như:
lạc, ớt, cà chua Tỷ lệ bệnh thối trắng trên các
loại cây trồng thường đạt cao nhất vào thời điểm
có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh
Hạt giống nhiễm bệnh vào giai đoạn chín hoặc trong quá trình thu hoạch, cấtgiữ và vận chuyển Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh nặng hơn Trên đất cónhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai mục bệnh hại nặng hơn, vụ Xuân bệnh hạinặng hơn vụ Thu
Bệnh xuất hiện t
rong suốt quá trình sinh trưởng của cây Nấm phá hoại tia lạc làm tóp, thối quả,hạt mốc, mất sức nảy mần hoặc khi gieo mầm mọc yếu, cây sẽ bị bệnh Ở giai đoạn rahoa và quả non bệnh nặng hơn
Trang 32KoKalis-Burelle (1997) ước tính tổn thất do bệnh gây ra ở vùng Georgia của
Mỹ khoảng 43 triệu USD/năm
Thiệt hại của bệnh đã được nhiều tác giả ghi nhận Các tác giả nhận xét: Mứctổn thất về năng suất do bệnh gây ra phụ thuộc vào nguồn bệnh trong đất (Bowen.K.L., Rodinguer-Kabana R., 1979; Backman P.A và CTV, 1976)
Nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối trắng thân lạc, là loại nấm đa thực, phạm
vi ký chủ rộng, gây hại trên 500 loài thực vật khác nhau bao gồm cả cây một lá mầmcũng như hai lá mầm như lạc, thuốc lá, đậu đỗ, đay, cây họ cà (V.T Mân, L.L.Tề,
1998; Farr et al., 1989; Aycock, 1966).
Tên gọi Sclerotium rolfsii được đặt bởi Saccardo năm 1911 (Tu and
Kimbrough, 1978)
Năm 200, Olabe Iketo ở Nhật Bản đã xác định Sclerotium roflsii có 5 nhóm 1,
2, 3, 4, 5 trong đó nhóm 1 phổ biến gây hại ở các vùng địa lý có nhiệt độ cao
(28-300C) (Branch W.D., Csinos A.S., 1987) (Lê Lương Tề trích dẫn )
Nấm S rolfsii thuộc lớp nấm đảm nhưng giai đoạn hữu tính rất ít khi gặp Hiện nay được chấp nhận với tên là Athelia rolfsii Dựa trên những đặc điểm sinh trưởng ở
mức nhiệt độ cao thấp, tối thích, đặc điểm của hạch nấm và những phân tích ITS –RFLP, Harlton (1995) đã thấy rõ sự đa dạng di truyền phân chia thành các nhóm của
nấm Sclerotium rofsii và Sclerotium delphinii ở Mỹ (Branch W.D and Brenneman.
T.B., 1993)
Sau 4-7 ngày sau khi sợi nấm xâm nhiễm, tùy theo từng chủng, sợi nấm bắt đầuhình thành hạch nấm Hạch nấm là cơ chế giúp cho nấm dễ dàng sống trong điều kiệnkhắc nghiệt gọi là qua đông, qua hè, chuyển vụ Hạch nấm nằm trên các tàn dư câybệnh, hoặc trên cây kí chủ nhiễm bệnh Hạch nấm nảy mầm thuận lợi khi có ẩm độkhông khí thích hợp, thời tiết xen kẽ khô hạn ẩm ướt rất thuận lợi cho nấm phát triển(Porter et al, 1984) Những lá già rơi rụng hoặc những lá bị rơi rụng do sự phá hại củacôn trùng hay do bị đốm lá trên mặt đất là nguồn cung cấp dinh dưỡng thời kì đầu chonấm bệnh phát triển, từ đố ảnh hưởng đến diễn biến bệnh về sau (Narain A, Kar A.K.,1990)
Bệnh do nấm S rolfsii gây hại rất khó phòng trừ vì nấm có phạm vi ký chủ rất rộng, sinh trưởng nhanh và sản sinh nhiều hạch nấm (Punja, 1985; Lakpale et al., 2007) Để phòng trừ hiệu quả bệnh do nấm S rolfsii gây ra cần áp dụng tổng hợp các
biện pháp giống kháng bệnh, biện pháp vật lý, hóa học và sinh học (Lê, 1977; Redyand McDonald, 1983; Punja, 1985; Punja and Rahe, 1993; Mehan and Hong, 1994;
Mehan, 1995; Lê, 2004; Trần et al., 2004; dos Santos et al., 2005; Vargas Gil et al., 2008; Le et al., 2012).
Trang 33 Triệu chứng.
Nấm thuộc loại nấm đất, dễ xâm nhập vào cây khi có điều kiện thích hợp Vìvậy rất khó để nhận biết bệnh, khi chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường triệu chứngbiểu hiện trên cây là lúc cây đã bị xâm hại nghiêm trọng Nhìn kĩ trên những cây nghingờ bị bệnh ta để ý thấy lá cây đổi màu vàng khác lạ, mất sắc bóng
Nấm tấn công chủ yếu ở phần gốc thân Tại đó xuất hiện vết thâm, hơi lõm (dài2-4cm), biểu bì thân cây bị xé rách Một thời gian sau lá héo vàng và rũ xuống trênruộng Bao quanh vết bệnh xuất hiện lớp trắng xốp lan dần lên mặt đất là hệ sợi nấm.Vài ngày sau hạch nấm xuất hiện màu trắng, tròn, khi còn non Trưởng thành có màunâu như hạt cải (1-2mm) Nếu cầm nhổ sẽ đứt phần thân để lại phần gốc thối rữa(Punja Z.K., 1985)
Nguyên nhân
Nấm gây bệnh thối gốc mốc trắng lạc làSclecrotium rolfsii Đây là loại nấm đa
thực, phạm vi ký chủ rộng, phá hoại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lạc, thuốc
lá, đậu đỗ, đay, và cây họ cà (Kolte, 1997; V.T Mân, L.L.Tề, 1998)
Ảnh hưởng của bệnh hại tới cây trồng
Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây Nấm phá hại tia lạctrong đất làm tóp, thối củ, hạt mốc, mất sức nảy mầm hoặc khi gieo mầm mọc yếu, câycon sẽ bị bệnh Ở giai đoạn ra hoa và quả non bệnh hơn, vụ xuân bệnh hại nặng hơn vụthu
Các biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác, vật lý
Các biện pháp canh tác như nhổ bỏ cây bệnh là biện pháp được áp dụng từ lâu
và mang lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên rất khó áp dụng trên diện rộng
Việc luân canh cây trồng ngô, bông vải với lạc có thể giảm nguồn bệnh hại
đáng kể Tuy nhiên biện pháp luân canh cũng gặp nhiều hạn chế nhất định vì nấm S rolfsii rất khó chọn cây trồng trong hệ thống luân canh (nấm có tính chuyên hóa rất
rộng) (Branch W.D and Brenneman.T.B., 1993)
Biện pháp như cày sâu lấp hạch (15cm) rất hiệu quả vì khi bị vùi sâu thì hạch
nấm S rolfsii không thể tồn tại quá 45 ngày.
Trong các loại phân bón, phân đạm làm giảm khả năng nảy mầm của hạch nấm
và tăng cường hoạt động của các vi sinh vật đối kháng (Prasad and Naik, 2008) Tuynhiên sử dụng các hợp chất chứa đạm để hạn chế bệnh hại không được khuyến cáo chocây lạc vì điều này sẽ làm giảm khả năng đồng hóa đạm của vi khuẩn nốt sần
Trang 34Biện pháp sử dụng giống kháng bệnh
Trồng giống kháng như Southern Runner (giống kháng chuẩn), F84x47-10-1 đãđược thử nghiệm tại Marianna, bang Florida Mỹ cho năng suất khoảng 35,3% so vớigiống nhiễm chuẩn Florunner (Podile A.R., GK Kishore, 2006)
Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc lai tạo giống kháng bệnhcòn gặp nhiều khó khăn Vì vậy các giống có khả năng chịu bệnh có thể được sử dụngtrong hệ thống tổng hợp phòng trừ bệnh hại (Punja, 1985) Vào những năm 1990 haigiống được ghi nhận ít nhiễm là Toalson và Southerm Runner (Branch and Csinos,1987; Mehan, 1995; Branch and Brenneman, 1999) Gần đây một số giống thể hiệnmột phần kháng bệnh được ghi nhận là C-99R (Gorbet and Shokes, 2002), FloridaMDR 98 (Gorbet and Shokes, 2002), Georgia-03L (Branch, 2004), Georgia-07W(Branch and Brenneman, 2008), và Florida-07 (Gorbet and Tillman, 2009) Mức độ sửdụng các giống này còn hạn chế, nguyên nhân có thể là mức độ kháng bệnh thấp vànăng suất thấp
Biện pháp hóa học
Một số thuốc hóa học mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh hại cao khi xử lí đấtnhư methyl bromide, Chloropicrin, VibenC, Monceren, Diboxylin có tác dụng đầu độc
nấm S rolfsii Tuy nhiên rất khó để áp dụng vào sản xuất đại trà vì lượng thuốc yêu
cầu làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người Đồng thời, việclạm dùng thuốc hóa học trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc đối với
nấm bệnh (Deward M.A et al, 1993).
Sử dụng các VSV có ích là một trong những biện pháp hỗ trợ phòng trừ bệnhhại, các VSV có ích có thể dùng để xử lý đất, xử lý hạt giống (Cook and Baker, 1989)
Các loại vi sinh vật có ích được nghiên cứu đối kháng với nấm S rolfsii và kích thích sinh trưởng cây trồng bao gồm vi khuẩn Bacillus, Pseudomonas, Rhizobium, hay nấm Trichoderma (Ongena and Jacques, 2008; Raaijmakers et al., 2009; Lorito et al., 2010;
Le et al, 2012).
Trang 35Nhiều loài vi khuẩn đã được nghiên cứu để trừ nấm S rolfsii Hầu hết các vi khuẩn thuộc loại Pseudomonas và Bacillus Vi khuẩn Pseudomonas có thể ức chế sợi
nấm và làm giảm nảy mầm của hạch nấm (Ganesan and Gnanamanickam, 1987;
Kishore et al., 2005; Ganesan et al., 2007; Ongena and Jacques, 2008; de Curtis et al., 2010; Lorito et al., 2010; Pastor et al., 2010; Tonelli et al., 2010) Bên cạnh Pseudomonas, một số loài và chủng vi khuẩn thuộc loại Bacillus cũng được nghiên cứu khả năng đối kháng với nấm S rolfsii Nghiên cứu của Abd-Allah (2005) cho thấy rằng xử lý hạt giống với Bacillus subtilis có thể hạn chế bệnh hại và nâng cao số quả
lạc
Ngoài các VSV có ích, các nấm đối kháng cũng có thể tiếp hay gián tiếp tiêu
diệt hạch nấm, sợi nấm của S rolfsii Trong số các nấm đối kháng, Trichoderma được nghiên cứu rộng rãi Trong trường hợp tiêu diệt trực tiếp sợi nấm, nấm Trichoderma
có thể ký sinh trong hạch nấm
Bên cạnh Trichoderma, một số nấm khác cũng đã được nghiên cứu để phòng trừ bệnh hại do nấm S rolfsii trên đậu đỗ, cà rốt, ớt, gừng, lúa mỳ, đậu lăng, vừng, đậu tương, cải đường, cà chua và lạc Những nấm đối kháng bao gồm Gliocladium virens, Gliocladium roseum, Glomus fascicatum, Penicillium pinophilum, Gigaspora margarita và Sclerotium rolfsii.
* Một số bệnh hại khác
- Bệnh thối đen cổ rễ
Bệnh thối đen cổ rễ còn có tên gọi khác là bệnh héo rũ gốc mốc đen Bệnh do
nấm Aspergillus niger gây ra, là một trong ba bệnh
làm héo cây gây hại nghiêm trọng và phổ biến ở tất
cả các vùng trồng lạc trên thế giới
Nguồn bệnh nằm trong tàn dư cây bệnh rơi
rớt trên đồng ruộng, nằm trong đất, trên hạt giống
Sợi nấm xâm nhập thông qua các vết thương xây
xát, hoặc có thể xâm nhập trực tiếp vào cổ rễ, đoạn
thân ngầm sát mặt đất Nấm bệnh phát triển làm cho
biểu bì rạn nứt, thâm đen, thối mục, từ đó ảnh
hưởng đến quá trình vận chuyển các chất nhựa luyện về bộ phận dưới của thân cây làmcho rễ bị chết hoại, dần dần mất chức năng hút dinh dưỡng và hút nước, làm cho câychết héo trên đồng ruộng
Bệnh phát triển thuận lợi khi nhiệt độ trên 25°C và mưa nhiều Tuy nhiên nấmbệnh cũng có thể thích hợp được trong điều kiện ẩm độ đất thấp Hạt giống nhiễmbệnh vào giai đoạn chín hoặc là trong quá trình thu hoạch, cất trữ và vận chuyển Cả
Trang 36hai nguồn bệnh từ đất và hạt giống được xem như là nguồn bệnh ban đầu của quá trìnhxâm nhiễm và ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ cây bị bệnh trên đồng ruộng.
Tác giả Lê Lương Tề thì cho rằng ở Việt Nam bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm
A niger phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh
trưởng kém Trên những vùng lạc trồng độc canh, trên những vùng đất cát thô, trênnhững chân đất chứa nhiều chất hữu cơ và tàn dư cây trồng vụ trước chưa hoai mục thìbệnh có nguy cơ phát sinh và gây hại nặng Bệnh phát sinh gây hại từ khi cây con chođến khi thu hoạch, nhưng giai đoạn dễ mẫn cảm nhất là giai đoạn cây lạc phân cành(L.L.Tề, 1997)
- Bệnh héo xanh vi khuẩn
Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra, là bệnh phổ biến và
gây hại lớn ở châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, châu Á
Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc được phát hiện đầu tiên vào năm 1905 ởIndonesia (Van breda Haa, 1906) Năm 1912 bệnh héo xanh vi khuẩn được phát hiệnGranville, bắc Califonia Mỹ (Fulton, H.R và CTV)
Tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Uganda, cũng như ở nước ta và các nướcĐông Nam Á, thiệt hại hàng năm trong phạm vi từ 5-80%, trung bình từ 10-40% năngsuất (Ư.Định, Đ.Phú, 1999; L.L.Tề, V.T.Mân, 1999) Bệnh gây thiệt hại lớn trên các
vùng trồng vừng và lạc tại Trung Quốc (Darong et al., 1981) Ở Việt Nam hàng năm ở
các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa với tỷ lệ bệnh là 15-35% (Hong N.X và V.K.Mehan,1993)
Ở Trung Quốc, bệnh HXVK gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng vàphân bố rộng rãi không chỉ có trên cây cà chua, cây cà, khoai tây, thuốc lá, gừng màcòn gây hại phổ biến trên cây gỗ như ôliu, cây dâu (He, 1986) Trên cây lạc bệnhHXVK được phát hiện từ những năm 1930 ở những vùng trồng lạc phía Nam
Ở Việt Nam, những thông tin đầu tiên về bệnh HXVK như một bệnh hại quantrọng trên cây lạc được thể hiện trong báo cáo của Đặng Thái Thuận năm 1968(Đ.T.Thuận và cộng sự, 1968) Trong báo cáo kết quả điều tra bệnh cây năm 1967-
1968 của Viện Bảo vệ thực vật cũng đã chỉ rõ bệnh HXVK phổ biến ở các vùng đồngbằng, trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam
Trên cây lạc, bệnh HXVK là bệnh hại phổ biến trên nhiều vùng trồng Năm1990-1991, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì cùng sự hợp tác của Việnnghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) tiến hành điều tratình hình sản xuất lạc ở Việt Nam cho thấy bệnh HXVK đã trở thành một bệnh quan
trọng và nan giải ở nhiều địa phương (Mehan et al., 1991).
Trang 37Bệnh HXVK hại lạc thường phát sinh ở cả hai thời vụ trồng là lạc vụ xuân vàlạc Thu Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém, đất cátthô, nhất là trên đất trồng độc canh bệnh gây hại nặng (T.V.Điền, 1990; L.L.Tề, 1997).bệnh thường gây hại nặng ở những vùng đất cát, đất đồi hoặc trên đất cát xen canh vớicây dứa và một số cây trồng cạn khác (N.T.Ly và cộng sự, 1996).
Khi nghiên cứu về bệnh HXVK hại lạc ở vùng Đông Anh, Hà Nội cho thấybệnh phát sinh và gây hại nặng từ giai đoạn cây lạc ra hoa rộ - quả non Trên đất luâncanh với lúa nước thì mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với độc canh cây lạc hay luâncanh với cây trồng khác Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, tính độc
và tính gây bệnh của vi khuẩn cũng được tác giả đề cập (Hanson J.M; French R., 1993)
Những nghiên cứu về bệnh héo xanh vi khuẩn ở Việt Nam đang được tiến hànhtại Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện bảo vệ thực vật và Viện cây có dầu ởMiền Nam Việt Nam Nghiên cứu về bệnh hại lạc ở Thừa Thiên Huế, Lê Như Cương
cho biết Bệnh héo xanh do vi khuẩn R solanacearum gây hại khá phổ biến ở các vùng
trồng lạc và trên vùng đất có luân canh cây lúa nước bệnh gây hại nhẹ Một số giốngmới đưa vào khảo nghiệm nhìn chung thể hiện tính kháng bệnh hơn giống địa phương(L.N.Cương, 2002)
- Bệnh đốm lá
+ Bệnh đốm nâu
Bệnh đóm nâu do nấm Cercospora arachidicola Hori gây hại.
Bệnh đốm nâu gây hại chủ yếu trên lá,nếu bệnh nặng có thể lan xuống cuống lá, cành
và thân Vết bệnh có dạng gần tròn, đường kính1mm, màu nâu tối Xung quanh vết bệnh cóquầng vàng, trên bề mặt lá, nơi bào tử sinh ranhiều nhất thường có vết bệnh nâu sáng ở dưới
Trong quá trình xâm nhiễm gây hại, nấm
Cercospora arachidicola còn sản sinh độc tố
Cercosporin ức chế sự hoạt động của lá làm lágià cằn cỗi, chóng tàn và khô rụng sớm
Nấm sinh trưởng phát triển thích hợpnhất ở nhiệt độ 25 – 280C, nhiệt độ tối thiểu 5 - 100C, tối đa 33 - 360C (Tài liệu
Trang 38+Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen do nấm
Cercospora personata Berk & Curtis
gây ra
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở
những lá dưới gốc sau đó lan lên
những lá phía trên, vết bệnh có màu
đen đều ở 2 mặt Vết bệnh có hình
tròn, lớp nấm ở phía dưới lá màu đen
sẫm, dày, nhiều cành conidi Mọc từ
trung tâm vết bệnh lan ra xung quanh,
vết bệnh không có hoặc có viền vàng
nhỏ hơn vết bệnh đốm nâu Kích
thước vết bệnh khoảng 4 mm Trên lá đôi khi vết bệnh lan rộng phủ toàn bộ diện tích
lá Lá có nhiều vết bệnh sẽ bị biến vàng, khô và rụng
Bệnh đốm đen có thể gây hại ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây lạc nhưthân, cành như lá là bộ phận bị hại nặng nhất Nấm cũng sản sinh ra độc tố cercosporinkìm hãm hoạt động của lá gây hiện tượng rụng lá sớm
Nấm sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 300C, nhiệt độ tối thiểu là 100C.Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh ở trên tàn dư lá bệnh,tồn tại được trong thời gian dài (Tài liệu đào tạo nghề, 2012)
Năm 1985, Ellis và Everhad khi kiểm tra mẫu bệnh ở Alabama và Nam
Carolina đã kết luận rằng nấm bệnh thuộc loại Cercospora sp và đặt tên là Cercospora personatum.Hiện nay, tên nấm này được đổi thành Cercospora personata.
Bệnh xuất hiện muộn và có triệu chứng tương đối giống bệnh đốm nâu nên còngọi là bệnh đốm lá muộn Bệnh đốm đen có mức độ nguy hiểm hơn bệnh đốm nâu
Ở Ấn Độ, bệnh đốm đen đã gây tổn thất về năng suất 20-70% tùy theo từngvùng và từng thời vụ gieo trồng (Sharief, 1972), ở Thái Lan năng suất giảm 27-85%(Schiller; 1978), ở Trung Quốc thiệt hại là 15-59% (Ehouliang, 1987)
+ Bệnh gỉ sắt
Do gỉ sắt do nấm Puccinla Arachidis gây ra Bệnh gây các vết đốm trên lá,
màu vàng đỏ như sắt Bệnh cũng hại như bệnh đốm lá Đó là những bệnh thường thấynhất trên các vùng sản suất lạc ở nước ta Ngoài ra còn có các bệnh khác như thối tia,thối quả, tuyến trùng, các bệnh do virus gây ra (khảm lá, đậu lùn ) cũng thường gâytác hại trên ruộng lạc
Trang 39Bệnh hại nặng nhất ở lá, có thể có trên thân
cành Ban đầu ở mặt dưới lá có những chấm nhỏ
màu vàng trong, sau đó vết bệnh nổi lên trên mặt
lá màu vàng nâu, biểu bì lá nát ra để lộ ổ bào tử có
màu nâu vàng (màu gạch cua) Vụ Đông xuân,
thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, ổ bào tử
thường lớn, vết bệnh to và thường nhiều hơn vụ
Hè thu
Lạc bị bệnh rỉ sắt làm lá bị vàng, mất màu
xanh, do đó năng suất và phẩm chất lạc bị giảm
nghiêm trọng (20-50%), ở những ruộng bị nặng
hầu như không được thu hoạch
Bệnh do một loài nấm gây nên Bào tử của nấm là nguồn bệnh quan trọng nhất.Bào tử và sợi có thể bám giữ trên thân, lá quả bị bệnh, rơi trên đất và trên bề mặt hạtgiống
Bệnh gây hại ở tất cả các vụ trồng lạc Vụ đậu tương xuân bệnh thường phátsinh và gây hại nặng nhất Cao điểm của bệnh tập trung vào tháng 3 – 4 khi nhiệt độđạt 18 – 200C và cây lạc có từ 5 lá kép đến thu hoạch Bệnh có thể kéo dài đến tháng 5làm lá cây rụng hàng loạt Nhiệt cao trên 300C tỷ lệ nấm giảm rõ rệt và khả năng lây lanhạn chế Bệnh hại nặng nhất từ lúc ra hoa đến thu hoạch quả (Tài liệu đào tạo nghề, 2012)
Trang 40Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3) Xác định được hiệu quả hạn chế bệnh thối trắng hại lạc của các dòng vi
khuẩn trong điều kiện in planta
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Vật liệu, đối tượng nghiên cứu
- Chủng nấm S rolfsiiH001 được phân lập tại Thừa Thiên Huế (Le et al, 2011).
- Giống lạc L14 được mua từ công ty giống Thừa Thiên Huế
- Các chủng vi khuẩn đối kháng phân lập được từ các vùng trồng lạc của cáctỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
+ Phòng thí nghiệm bệnh cây, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông học,Trường Đại học Nông Lâm Huế
+ Vườn thí nghiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Huế
2.2.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 04/2014 đến tháng 04/2015
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn vùng rễ lạc thu được từ cá tỉnh
Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình đối kháng với nấm S rolfsii trong điều kiện in vitro.
- Đánh giá hiệu quả hạn chế sinh trưởng của nấm S rolfsii trong điều kiện in vitro của các vi khuẩn đối kháng đã phân lập và tuyển chọn được.
- Đánh giá khả năng hạn chế bệnh thối trắng thân lạc do nấm S rolfsii gây ra ở
điều kiện vườn lưới có bổ sung các dòng vi khuẩn đối kháng đã phân lập được ở giaiđoạn cây con