Máy vận chuyển lên cao

Một phần của tài liệu Máy nông nghiệp - Chương 1 pdf (Trang 27 - 31)

Gầu tải là thiết bị để vận chuyển hạt tơi rời lên cao. Độ cao chuyển tải có thể tới 70-80 m, do đó gầu tải được dùng rộng rãi trong các kho bảo quản hạt. Hình 1.16 trình bày sơ đồ cấu tạo gầu tải vận chuyển sản phẩm lên cao. Thiết bị bao gồm phễu cấp liệu 1 đặt cao hơn trục ngang của tang dưới, thân gầu tải 2 bằng tôn bọc kín hệ thống gầu tải, bộ phận chuyển động 3 (xích ống bạc con lăn hoặc đai dẹt), gầu 4 được chế tạo bằng tôn và lắp ghép vào bộ phận chuyển động bằng bulông, để dễ dàng tháo lắp khi sửa chữa, thay thế; động cơ điện 5, tang chủ động 6 (đĩa xích 7 hoặc bánh đai); cửa ra hạt 8, tang căng hoặc tang bị động 9, gối đỡ tang căng 10 và cơ cấu điều chỉnh 11.

Nguyên tắc làm việc như sau: Hạt từ phễu cấp liệu đổ vào các gầu tải đang chuyển động lên trên. Khi gầu tới trên cùng, hạt

đổ vào ống rót của cửa ra nhờ hợp lực R giữa trọng lực P và lực ly tâm F tác dụng lên hạt (hình 1.16b)

Tốc độ chuyển động của gầu tải lựa chọn tuỳ thuộc vào phương pháp cung cấp hạt vào gầu. Trường hợp hạt rót vào gầu, tốc độ từ 0,4-0,8 m/s, khi gầu xúc hạt thì tốc độ từ 0,8-2 m/s.

Muốn đảm bảo hạt đổ đúng ống rót thì giữa tốc độ chuyển động của xích kéo (hoặc băng) và đường kính tang chủ động phải phù hợp theo công thức: V=(1,87 : 2,2) D (m/s)

Trong đó: V - vận tốc bộ phận kéo (m/s) D - đường kính tang chủ động (m)

Hình 1.16. Máy vn chuyn lên cao

Gầu; 5. Động cơ điện; 6. Tang chủ động;

7. Đĩa xích hoặc bánh đai; 8. Cửa xả; 9. Tang căng; 10. gối đỡ; 11. Bộ phận điều chỉnh

b) Máy vn chuyn ngang

™Băng tải

Băng tải ngang là thiết bị vận tải thông dụng trong các kho bảo quản, đặc biệt là kho bảo quản hạt. Người ta thường dùng hai loại: Loại có vị trí tháo cố định (hình 1.17a) và loại có vi trí tháo di động (hình 1.17b). Cả hai loại đều dùng để chuyển tải hạt vào kho và rót hạt vào các ô khác nhau, hoặc chuyển hạt từ kho ra ngoài.

Đối với băng tải có vị trí tháo hạt cố định, bộ phận tháo liệu lắp cố định. Hạt từ phễu cấp liệu đổ vào băng tải và được nó chuyển đổi vị trí tháo. Tại đây nhờ hợp lực của lực ly tâm và trọng lực, hạt được đổ vào máng bộ phận tháo; sau đó rơi vào nơi cần chứa.

Đối với băng tải thay đổi vị trí tháo, máy tháo có miệng tháo 1 bên. Hạt rơi vào máng tháo nhờ hai tang quay làm thay đổi chiều băng. Toàn bộ hai tang quay và phễu tạo thành một khối di động trên khung của băng nhờ 4 bánh xe (gọi là xe tháo liệu). Nhờ vậy có thể thay đổi được vị trí tháo hạt trên suốt chiều dọc tháo hạt của băng. Phía dưới băng có các con lăn đỡ, giữ cho băng ổn định. Khoảng cách các trục lăn đỡ băng có tải từ 0,9 - 1,8 m. Ở nhánh không tải khoảng cách này có thể gấp đôi.

Hình 1.17. Băng ti.

1-Phễu cấp liệu 2-băng tải 3-Con lăn 4-Bộ phận tháo liệu 5-Tang chủ động

6-Động cơ điện 7-Khung 8-Tang bị động 9-Xe tháo liệu

™ Vít tải

Vít tải ngang thường dùng vận chuyển hạt ở cự ly ngắn. Trong các kho bảo quản vít tải thường đặt ngang hoặc nghiêng với góc nghiêng nhỏ hơn 150. Bộ phận vận chuyển kiểu này thường không được nạp đầy hạt. Năng suất vận chuyển phụ thuộc vào độ nạp đầy tiết diện ngang ống bao.

Hình 1.18. Sơ đồ vít ti

1. phễu cấp liệu; 2. Vít xoắn; 3. Trục vít xoắn; 4. Gối đỡ trung gian; 5. Mặt bích; 6. Gối đỡ; 7. Khớp nối;

8. Hộp giảm tốc; 9. Động cơ; 10. Cửa xả; 11. Ống bao; 12. Nắp ống bao;

Cấu tạo vít tải gồm vít xoắn 2 quay trong ống bao 11. Vít xoắn 2 được cấu tạo bởi cánh xoắn hàn trên trục 3 bằng thép ống. Khi vận chuyển ở khoảng cách lớn, vít xoắn được chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn 3 - 4 m và nối với nhau bằng các mặt bích 5. Giữa hai đoạn được định vị bằng ổ treo 4. Trục vít quay nhờ động cơ điện thông qua hộp giảm tốc.

Nguyên lý làm việc như sau:

Hạt đổ vào phễu cấp liệu 1, hạt bị vít xoắn đẩy dọc theo ống bao 11 và thoát ra ở cửa 10. Khi hạt không thoát kịp qua cửa 10, hạt sẽ đẩy cửa tràn 14 thoát ra ngoài.

Vận chuyển bằng vít tải có ưu điểm không bị rơi vãi do vận chuyển trong máng kín. Tuy nhiên vận chuyển hạt dễ tróc vỏ thì không lợi vì dễ làm hạt bị tổn thương.

Một phần của tài liệu Máy nông nghiệp - Chương 1 pdf (Trang 27 - 31)