1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác phẩm báo chí chính luận

20 254 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 330,14 KB

Nội dung

Chính luận báo chí là một dạng của nghị luận: • Nếu như ở văn miêu tả tả lại sự vật, con người, phong cảnh,… • ở loại văn tự sự kể lại sự việc trong bối cảnh hoạt động của nhân vật the

Trang 1

Những vấn đề chớnh ụn tập Mụn: Cỏc thể loại BC chớnh luận

Cõu 1: Thế nào là ký chớnh luận? Nờu đặc điểm của ký chớnh luận? lấy vớ dụ? Cõu 2: Làm thế nào để lựa chọn được vấn đề chủ yếu (chủ đề) hấp dẫn cho bài bỡnh luận? Những chủ đề nào được sử dụng trờn bỏo chớ trong thời gian vừa qua

mà anh/ chị thấy thuyết phục nhất? Lấy vớ dụ minh họa?

Cõu 3: Xõy dựng luận điểm , luận cứ cho bài bỡnh luận cú chủ đề về thời trang học đường của sinh viờn hiện nay Yờu cầu cú ớt nhất 2 luận điểm, mỗi luận điểm cú ớt nhất 2 luận cứ

Cõu 4: Vai trũ của tỏc giả trong việc thể hiện tỏc phẩm ký chớnh luận? Lấy vớ dụ chứng minh?

Cõu 5: Nờu và phõn tớch những đặc điểm của xó luận? Lấy vớ dụ minh họa? Cõu 6: Xõy dựng luận điểm, luận cứ cho bài bài bỡnh luận cú chủ đề về thực trạng sử dụng điện thoại di động trong lớp học của sinh viờn hiện nay Yờu cầu

cú ớt nhất 2 luận điểm, mỗi luận điểm cú ớt nhất 2 luận cứ

Caau7: Những yờu cầu cơ bản khi viết bài xó luận?

Cõu 8: Cỏc dạng bài xó luận?

Cõu 9: Khỏi niệm về bỡnh luận?

Cõu 10: Cỏc dạng bài bỡnh luận?

Cõu 11: Chuyờn luận?

12: Cỏch thực hiện bài chuyờn luận?

1.2.1 Vị trí, vai trò, tác dụng của chính luận báo chí:

* Đối với chủ thể sáng tạo( Nhà báo):

- Tư duy chính luận ( logic, trừu tượng, khái quát) và nền tảng tư tưởng chính luận (chính trị, triết học, lập trường giai cấp, dân tộc) là cơ sở cho hoạt động sáng tạo các thể loại khác

* Đối với cơ quan báo chí:

Trang 2

- Mỗi cơ quan báo chí ra đời, tồn tại phải trên cơ sở một tôn chỉ, mục đích hoạt

động nhất định Sứ mệnh của mỗi tờ báo là nhằm hướng tới một vấn đề gì đó

đáp ứng nhu cầu của bạn đọc

-> Báo chí phải tham gia định hướng tư tưởng, tình cảm cho bạn đọc, hình thành thị hiếu cho độc giả

=> Cơ quan Báo chí phải sử dụng nhiều thể loại khác nhau để thực hiện mục

đích, trong đó Chính luận báo chí chiếm một vị trí không thể thiếu

* Đối với nền báo chí:

- Báo chí phải hấp dẫn công chúng, nhưng không được xa rời sứ mệnh định hưóng tư tưởng tiến bộ, nhân bản, vì sự phát triển dân tộc, quốc gia

=> Cả nhà quản lý báo chí và nhà báo cần nhận thấy vai trò của mình và chiến

đấu về Chân - Thiện - Mỹ

3 Đặc trưng của tác phẩm chính luận báo chí

1.3.1 Chính luận báo chí là một dạng văn nghị luận

+ Nghị luận bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó => Văn nghị luận dùng lý lẽ phân tích, giải quyết vấn đề

- Trước hiện thực cuộc sống con người không những nhận thức hiện thực mà còn

có nhu cầu phản ánh, tái tạo lại hiện thực Các tác phẩm báo chí rất đa dạng nhưng cũng chỉ nằm trong một số phương thức phản ánh hiện thực nhất định

- Theo văn học, có 5 phương thức sáng tác:

Trữ tình, Tự sự, Kịch, Ký, Chính luận – Nghệ thuật;

- Trong đó, văn chính luận nghệ thuật là sự kết hợp của yếu tố tình cảm

và lý trí, đặc biệt là đi sâu vào trí tuệ công chúng, thuyết phục và hấp dẫn

họ bằng tính lo gíc của vấn đề

Chính luận báo chí là một dạng của nghị luận:

• Nếu như ở văn miêu tả ( tả lại sự vật, con người, phong cảnh,…)

• ở loại văn tự sự (kể lại sự việc trong bối cảnh hoạt động của nhân vật theo diễn biến thời gian không gian nhất định)

ð Cả hai đều bao gồm những đặc điểm, tình tiết vốn có trong sự vật, sự việc,… của con người tồn tại trong đời sống khách quan Và chúng được sàng lọc nhào nặn quan chủ quan của tác giả

- Còn ở nghị luận, các yếu tố để xây dựng nên nội dung là những mối quan

hệ, những vấn đề nảy sinh trong hoạt động trí tuệ người viết qua sự tác

động của hiện thực khách quan

- Và, miêu tả, tự sự cần sử dụng bổ sung cho nghị luận để chứng minh ý kiến, tư tưởng của tác giả Và ngược lại, nghị luận nhằm phân tích, phê

Trang 3

bình để đạt tới sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng được thông báo, phản

ánh

Vậy văn nghị luận là gì?

Văn nghị luận là một loại văn trong đó tác giả đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng

về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người tiếp nhận hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những

điều mà mình đề xuất

ð Viết nghị luận phải xử lý, giải quyết vấn đề ở phạm vi rộng hơn

Tư duy nghị luận là tư duy lô gic nên nội dung của nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng Các thao tác là giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp

ð Trong văn nghị luận không chỉ mô tả đời sống mà bằng các luận cứ, luận chứng, luận điểm để nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy lô gíc

ð Ngôn ngữ trong văn chính luận là ngôn ngữ lô gíc: Quan tâm đặc biệt đến tính chính xác, chặt chẽ, hệ thống trong diễn đạt để hướng đến nhận thức chân lý

- Có hai dạng nghị luận:

+ Nghị luận xã hội: Bàn về chính trị, xã hội, đạo đức

+ Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn học

Và chính luận là một phần nằm trong nghị luận Nhưng chính luận thì chỉ thiên về tính chất xã hội, chính trị của phương thức này

- Nghị luận hay chính luận xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Và chính luận ở lĩnh vực nào thì nó mang tên lĩnh vực đó

Ví dụ: Chính luận chính trị, triết học, ngoại giao,…

Phổ biến nhất là : - Chính luận văn học: Chính luận nghệ thuật;

- Chính luận báo chí;

* Chính luận báo chí: Phải thể hiện đầy đủ các đặc trưng của báo chí

- Báo chí là phương tiện TTĐC , thông tin thời sự: Phải theo sát diễn biến thời sự

ở mọi lĩnh vực cuộc sống để phân tích, lý giải, thẩm định, đánh giá góp phần

định hướng tư tưởng cho quần chúng

- Báo chí là sản phẩm định kỳ nên tác phẩm chính luận phải đuổi theo

- Báo chí là chính xác về sự kiện được thông tin: Chính luận phải phân tích, bàn luận trên cơ sở những sự kiện có thực

Tóm lại: Chính luận báo chí là một loại tác phẩm báo chí nghị luận bàn về

những vấn đề chính trị xã hội có tính thời sự

1.3 2 Chính luận báo chí là thể hiện tập trung tính tư tưởng

* Chính luận báo chí có nội dung thông tin lý lẽ:

Trang 4

- Đặc trưng cơ bản và bao trùm của báo chí là thông tin thời sự, sự kiện Báo chí theo sát tình hình diễn biến của cuộc sống và phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời, phát hiện, dự báo cái mới nảy sinh

Thông tin là phương thức hoạt động cơ quản của báo chí Cho nên:

+ Thông tin là mối quan hệ Nhà báo – Công chúng;

+ Thông tin là chất lượng của nội dung thông điệp

=> Có 3 dạng chất lượng nội dung thông tin:

+ Thông tin sự kiện trực tiếp: Nhóm thông tấn;

+ Thông tin sự kiện bằng lý lẽ: Nhóm chính luận;

+ Thông tin về sự kiện một cách có nghệ thuật: CL – NT;

=> Nội dung của thông tin lý lẽ ở tác phẩm chính luận không chỉ đơn thuần ở việc lựa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp các sự kiện mà trên cơ sở đó người viết phải trình bày được quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá thẩm định của mình về sự kiện đó => Nó phải giải thích, phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện, rút ra được những kết luận có ý nghĩa định hướng kịp thời

- Sự kiện là cái quan trọng đầu tiên, là nguyên vật liệu để tác giả viết nghị luận,

đưa lý lẽ bàn sâu những vấn đề nhân sinh thế sự

- Khuynh hướng tư tưởng là sợi chỉ xuyên thấm các sự kiện Cho nên, thông tin

ở chính luận báo chí là thông tin về một quan niệm, một quan điểm, một chiều hướng giải quyết hiện thực chứ không chỉ dừng lại ở nhận thức hiện thực Nó vừa giải quyết nhận thức về sự vật, hiện tượng vừa nhận thức về tư tưởng, phương pháp tư tưởng của vấn đề đặt ra

Kết luận: Bản thân mỗi tác phẩm báo chí đều mang tính tư tưởng, nhưng trong

chính luận báo chí cần thể hiện tư tưởng quan điểm trực tiếp và định hướng công chúng Vì vậy, thông tin lý lẽ là cần thiết và tất yếu phải có để luận bàn, giải thích một cách thuyết phục

* Chính luận báo chí bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, chính trị của tác giả và của cơ quan báo chí trước vấn đề thời sự thiết yếu

- Mọi vấn đề thời sự nảy sinh trong cuộc sống đều có thể là đối tượng thông tin của báo chí nói chung, chính luận nói riêng Tuy nhiên, chỉ những mảng thời sự quan trọng, thiết yếu thì mới dễ nảy sinh những vấn đề cần phân tích, lý giải và chỉ ở đó mới cần sự có mặt của chính luận báo chí để tiếp sức giúp công chúng nhận thức tốt hơn

=> Do đó, để có bài chính luận báo chí, tác giả phải là người nắm bắt và hiểu biết cuộc sống một cách sâu sắc, bản chất

- Thái độ, chính kiến của tác giả phải bộc lộ công khai quan điểm, tư tưởng, chính trị Vì:+ Chức năng của chính luận báo chí là thông tin để tác động Tức là thông qua tác phẩm chính luận báo chí để giúp cho công chúng có

Trang 5

nhận thức đúng đắn hơn về hiện thực, vấn đề của cuộc sống và nhờ đó giúp họ thay đổi hành vi tốt hơn

- Lênin cho rằng: “Báo chí không chỉ là người tuyên truyền tập thể, không

chỉ là người cổ động tập thể mà đồng thời còn phải là người tổ chức tập thể nữa”

- Gordiep – Nhà nghiên cứu của Xô Viết- nói: “Chính luận có mục đích

tuyên truyền, tổ chức quần chúng đưa họ tới cuộc chiến đấu Nhiệm vụ của nó không phải chỉ là bày tỏ và giải thích những vấn đề chính trị quan trọng mà còn là thuyết phục người nghe, làm cho họ trở thành những người tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội trước mắt”

* Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí tập trung một cách rõ nhất, nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định hướng tư tưởng và hành động theo mục đích của từng cơ quan báo chí

- Đối tượng của chính luận báo chí rất rộng và phức tạp: Bên ngoài, bên trong Tổ quốc, nhưng có kẻ thù trong nội bộ, trong nhân dân, kẻ thù tư tưởng ngay trong bản thân mỗi con người Mỗi bài chính luận báo chí phải nhằm đối thoại với một loại đối tượng hay một phức hợp nhiều đối tượng Có khi tác phẩm chính luận đăng trên báo nhưng đối tượng chính của nó không phải bạn đọc trong nứơc mà kẻ thù ngoại quốc

ð Căn cứ vào đối tượng của mình mà tác phẩm chính luận báo chí tập trung

rõ nhất lập trường, thái độ của tác giả Tất cả các luận cứ, luận chứng, luận điểm phải để công chúng nhận ra được lý lẽ, cảm nhận được chân lý rồi tự họ hành động hợp lý

Tóm lại:

- Chính luận báo chí thể hiện những vấn đề thời sự nóng hổi của đời sống xã hội Nó chứa đựng những quan điểm tư tưởng xã hội và sự đánh giá của tác giả, thậm chí cả quan niệm về những con đường và khả năng để đạt được mục

đích nêu ra Vừa tạo điều kiện cho sự hình thành những ý kiến, những cách nhìn, những quan tâm và hoài bão của con người, vừa ảnh hưởng đến hoạt động của chế độ xã hội, chính luận báo chí đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội

về mặt chính trị, tư tưởng Nó là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng, là phương tiện cổ động, tuyên truyền, giác ngộ, là hình thức tổ chức và chuyển tải thông tin xã hội

- Chính luận báo chí bộc lộ lập trường, quan điểm, tư tưởng xã hội và giai cấp của nhà chính luận trong sự phản ánh và đánh giá những tình huống hiện đại như là người đại biểu cho một lực lượng xã hội nhất định Đồng thời cũng truyền bá một lý tưởng chế độ xã hội và cả con đường thực hiện chúng

Trang 6

1.3.3 Hình thức thể hiện bộc lộ rõ tư duy luận lý chặt chẽ

a, Những yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm chính luận:

* Các luận điểm, luận cứ, luận chứng:

+ Luận điểm:

- Là các ý trực tiếp cấu thành nên chủ đề;

- Có sức khái quát cao, chứa những quan niệm, tư tưởng sâu sắc;

- Các luận điểm độc lập tương đối, nhưng cùng làm rõ chủ đề

+ Luận cứ:

- Là những cứ liệu, bằng chứng, chi tiết để xây dựng nên và chứng minh cho những luận điểm;

- Có thể có nhiều luận cứ cho một luận điểm;

- Căn cứ của luận điểm;

+ Luận chứng:

- Chứng cứ thực tế dùng làm cơ sở cho lập luận;

- Sự tổ chức, sắp xếp các luận cứ, luận điểm

* Kết cấu một tác phẩm chính luận báo chí:

- Đặt vấn đề: Nêu luận đề/ chủ đề:

- Giải quyết vấn đề:

* Luận điểm 1: - Luận cứ 1

- Luận cứ 2

- Luận cứ n

* Luận điểm 2: - Luận cứ 1

- Luận cứ 2

- Luận cứ n

* Luận điểm n: - Luận cứ 1

- Luận cứ 2

- Luận cứ n

- Kết luận:

ð Hình thức thể hiện tác phẩm chính luận báo chí là sự sắp xếp, liên kết lô gíc các luận điểm, luận cứ

b, Các phương tiện diễn đạt:

b1 Từ ngữ:

- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện -> Ngôn ngữ chính luận báo chí là ngôn ngữ sự kiện + chính luận

ð Ngôn ngữ chính luận báo chí biểu hiện từ ngữ:

+ Sắc thái chính trị: Thể hiện lập trường, quan điểm giai cấp, đảng phái;

+ Chính xác, rõ nghĩa;

+ Đơn nghĩa;

Làm sáng tỏ luận điểm 2

Làm sáng tỏ luận điểm 1

Làm sáng tỏ luận điểm n

Trang 7

+ Có thể sử dụng cả khẩu ngữ: gây ấn tượng tình cảm mạnh, tăng biểu cảm

b2 Cú pháp:

Có thể dùng mọi loại câu khác nhau

c, Âm hưởng – giọng điệu: Thể hiện cá tính tác giả, thái độ tác giả

Một số vấn đề cơ bản về chính luận báo chí

I Khái niệm về tác phẩm chính luận

Khái niệm “Chính luận báo chí” là để chỉ các tác phẩm báo chí phản ánh

hiện thực bằng phương thức luận bàn, phân tích, lý giải, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuốc sống xã hội bằng lý lẽ

Tức là các tác phẩm này phản ánh hiện thực xã hội bằng phong cách ngôn ngữ chính luận ( PCNNCL) làm chủ đạo

- Yếu tố Luận là chính, được thể hiện trong mỗi tác phẩm ở tính chất luận bàn, tranh luận, trao đổi về một số vấn đề nào đó, nhằm bộc lộ quan điển, chính kiến cuỉa tác giả, toàn soạn về vấn đề đó

- Chính luận báo chí là những tác phẩm mà nội dung của nó nói đến các

sự kiện, hiện tượng riêng lẻ nhưng đã được xem xét một cách có hệ thống và trong sự liên kết hữu cơ với nhau trong xu hướng phát triển chung của đời sống xã hội

- Các tác phẩm chính luận báo chí phải luận bàn, phân tích, kết luận vấn

đề trên cơ sở các tiền đề lý luận khoa học và thực tiễn cuộc sống qua những tư liệu, dữ liệu mang tính vừa cụ thể vừa khái quát

- Chính luận báo chí thường bao gồm các thể loại: Xã luận, Bình luận, Chuyên luận, Phê bình, Điều tra, Điểm báo…

II Sự hình thành và phát triển của chính luận báo chí:

2.1 Sự tồn tại của văn nghị luận, phong cách chính luận trên thế giới:

- Trước khi có chính luận báo chí, văn nghị luận đã tồn tại từ xa xưa và phát triển cùng với tư tưởng, văn hoá và giáo dục của nhân loại

- Sự tồn tại của văn nghị luận với biểu hiện của PCNNCL đã góp phần giúp nhiều tên tuổi của các tác gia nổi tiếng sử dụng phong cách này như một lợi thế thuyết phục công chúng tin cậy vào những điều được luân bàn, phân tích, các luận điểm họ đã đưa ra trong tác phẩm

Tiêu biểu cho đỉnh cao của văn nghị luận là các bài diễn văn của nhà hùng biện

cổ đại Hy Lạp Đê-Mô-Xten ( Demosthene,384- 322 TCN) người ta coi ông là nhà hùng biện kiệt xuất nhất của Hy Lạp

Trang 8

- Thực tế văn chính luận của mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân có mỗi nhiệm vụ và tính chất cụ thể Các bài hùng biện của Đê-Mô-Xten nhằm phục vụ cuộc đấu trang giữ gìn chủ quyền độc lập, thống nhất cho Tổ quốc mình

- Trong thời đại Cách mạng Tư sản ở châu âu, nhiều chính trị gia đã có những bài văn hừng hực tinh thần và khí thế chiến đấu đã góp phần cho chiến thắng của giai cấp tư sản trong cuộc chiến đấu với giai cấp phong kiến VD: Mara, Bơcnaxo, Xanh Giuyxt

- Thời kỳ Cách mạng Vô sản, một số tác phẩm kinh điển của C Mác, F ănghen, V.I Lênin… sử dụng chính luận như một vũ khí tư tưởng lợi hại

* Tóm lại: Chính luận xuất hiện sớm trên thế giới và vẫn tồn tại đến nay trong

báo chí hiện đại

2.2 Sự hình thành và phát triển chính luận ở Việt Nam

- Thời kỳ phong kiến Việt Nam: Tác phẩm viết dưới hình thức chính luận cổ

nhất còn tồn tại đến nay là Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn (viết trước kháng chiến chống Nguyên-Mông 1285) Hịch là thể văn nghị luận cổ, giàu tính chất hùng biện, thường do Vua, Chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng

để cổ động, thuyết phục nhân dân nhằm kêu gọi chiến đấu chống thù trong giặc ngoài

+ Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết sau khi chiến thắng giặc Minh 1428,

nhân danh Lê Thái Tổ tuyên cáo cho cả nước biết những chiến công hiển hách cùng nền độc lập toàn vẹn của dân tộc Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép về sự thất bại của những thế lực tàn bạo và cũng là lời tuyên ngôn trang trọng sức mạnh của một dân tộc hiểu được mình và biết tự vượt lên để chiến thắng -> Bình ngô Đại Cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam

- Đầu thế kỷ XX: Những người yêu nước Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng

sử dụng chữ Quốc Ngữ như một phương tiện và dùng phong cách chính luận làm

vũ khí tư tưởng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Hình thức phổ biến đầu tiên là văn vần Nhiều bài diễn ca cho quần chúng dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phổ biến, phù hợp với truyền văn hóa của người Việt Tiêu biểu: Phan Châu Trinh (9.9.1872 – 24.3.1926), Phan Bội Châu (26.12.1867 – 29.10.1940)

+ Phan Bội Châu có Hải Ngoại huyết thư: Sử dụng truyền thống diễn ca nhưng mang yếu tố chính luận để thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân

+ Đầu thế kỷ XX, là lúc xã hội có nhiều biến đổi (Pháp đặt nền móng thống trị

và bước vào giai đoạn khai thác, phong trào yêu nước và Cách mạng ngày càng lên cao) Đó là môi trường thuận lợi cho chính luận phát triển

Trang 9

Tiêu biểu: Ngô Đức Kế( 1878-1929) vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà báo có đóng góp quan trọng cho bước phát triển mới của phong cách chính luận Là người có tư tưởng dân chủ, ông phê phán vua, quan nhà Nguyễn bán nước, đục khoét nhân dân Ông dũng cảm và sắc sảo chống văn hóa nô dịch của Thực dân Pháp Tác phẩm nổi tiếng của ông là: “ Luận về chánh học cùng tà thuyết”( 1924) là một mẫu mực, cột mốc trong lịch sử chính luận Việt Nam

- Sau này, vào những năm 20 của thế kỷ 20, những người Cách mạng cũng sớm nắm lấy báo chí để tuyên truyền Cách mạng

+ Tiêu biểu: Báo Thanh Niên do Nguyễn ái Quốc sáng lập (1925) Cuốn Đường Kách Mệnh của Nguyễn ái Quốc là tập hợp những bài giảng của Nguyễn ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí hội tại Quảng Châu-Trung Quốc (1925-1928) Là văn kiện

lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối của Cách mạng Việt Nam Đồng thời đánh dấu mốc cho sự phát triển phong cách chính luận hiện đại Việt Nam

- Giai đoạn 1936-1939: Chính luận báo chí phát triển mạnh với đỉnh cao là cuộc

đấu tranh giữa hai quan điểm sáng tác nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh

+ Tiêu biểu: Hải Triều( Nguyễn Khoa Văn-1908-1954) là nhà báo, nhà lý luận phê bình văn nghệ Macxit từng tham gia viết bài cho báo Cờ Đỏ, cơ quan của Trung ương Đảng khi đó Ông có nhiều tác phẩm mang phong cách chính luận

có nội dung tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác hoặc luận giải các vấn đề văn nghệ như: “Duy tâm hay duy vật”(1935), “Văn sĩ và xã hội”(1937), “Chủ nghĩa Mac phổ thông”( 1946)…

- Thời kỳ những năm 1940 là giai đoạn tiền khởi nghĩa, không khí xã hội sôi

động và báo chí cũng sôi động Hàng loạt các bài xã luận, bàn luận trên các tờ báo cách mạng giúp nhân dân hiểu đúng đắn tình thế Cách mạng và thời cơ dành thắng lợi đang đến gần

+ Tiêu biểu: Trường Chinh-Tổng Bí thư Đảng có bài “Phát xít Đức đã tắt thở” trên báo Cờ Giải Phóng ngày 16.6.1945, tác phẩm vạch rõ sự thất bại thảm hại

có tính chất tất yếu của Đức Quốc xã Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Thu, bút danh Sóng Hồng, quê Xuân Trường-Nam Định Ông đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”(T3.1946),

“Cách mạng tháng Tám”(1946), “Kháng chiến nhất định thắng lợi”(1947), “Bàn

về Cách mạng Việt Nam”(1951), “Đề cương văn hóa Việt Nam”(1948)

- Đặc biệt: Tuyên ngôn độc lập (2.9.1945) là văn bản chính luận hiện đại mẫu mực

Trang 10

Tóm lại: Cho đến nay, chính luận đã trở thành công cụ sắc bén giúp con người

nhận thực đúng đắn hiện tượng đa dạng của đời sống xã hội hiện đại, hướng dẫn thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người

Bình luận

I Khái niệm và đặc điểm

1 Khái niệm:

- Bình luận hiểu đơn giản là sự thể hiện thái độ khen, chê của con người trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề… trong cuộc sống

Đó là sự đối chiếu, so sánh giữa các sự vật, hiện tượng… để có nhận thức về sự khác nhau giữa chúng, và qua đó nói lên sự đánh giá

- Sự đánh giá là dấu hiệu đầu tiên của hoạt động tư duy bình luận

-> Có thể coi bình luận là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề đó gợi ra

- Cho nên, bình luận là bài nghị luận mang tính chất tổng hợp, trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và đôi khi có cả chứng minh

Tóm lại: Bình luận là một trong các thể loại thuộc nhóm chính luận báo chí Nó

thể hiện thái độ, chính kiến, quan điểm của tác giả, cơ quan báo chí trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề nào đó trong cuộc sống nhằm giúp định hướng đúng

đắn nhận thức cho công chúng theo một khuynh hướng tư tưởng chính trị-xã hội nhất định

2 Đặc điểm của thể loại bình luận

* Bình luận thuộc nhóm chính luận báo chí nên trước hết nó phải mang đầy đủ những đặc điểm của nhóm chính luận

* Bên cạnh đó, nó có một số đặc điểm riêng để khu biệt với các thể loại khác cùng nhóm

+ Bình luận sử dụng tổng hợp sự kiện, hiện tượng, vấn đề:

Tác giả không chi sử dụng một hoặc vài sự kiện riêng lẻ nào đó mà là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng quá trình của một lĩnh vực nào đó của đờ sống xã hội để

so sánh, đối chiếu, làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể nào đó mà tác giả đang nghiên cứu

VD: Giáo dục, Y tế, Kinh tế nông nghiệp, Ngoại giao…

+ Xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng, vấn đề một cách có hệ thống: Bình luận không xem xét và đánh giá các sự kiện, hiện tượng riêng lẻ một cách

độc lập mà xem xét các sự kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung

Ngày đăng: 31/03/2018, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w