4.1.2 Nội dung đo kiểm tra và phương pháp đo kiểm tra.

Một phần của tài liệu Thiết kế kỹ thuật thành lập mạng lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên phục vụ xây dựng công trình (Trang 49)

- Lưới sau hoàn nguyên phải đảm bảo điều kiện:

+ Các cạnh lưới bằng chiều dài cạnh thiết kế ( Sai lệch với thiết kế là nhỏ, ở mức có thể bỏ qua được).

+ Các góc trong lưới bằng 900. - Nội dung đo kiểm tra:

+ Đo kiểm tra về góc: Về mặt lý thuyết thì đo tất cả các góc nhưng thực tế chỉ cần đo các góc đối diện nhau trong một ô vuông. Lúc đó, các trạm đo sẽ được bố trí theo trật tự xen kẽ hoặc ô cờ. Để đo lưới này, người ta sử dụng đồng thời hai máy kinh vĩ và các tiêu đo chung. Do đó ta phải thiết kế trình tự di chuyển máy và tiêu đo chung sao cho phù hợp. Việc đo kiểm tra về góc được đo bằng máy kinh vĩ quang học với 1 --> 2 vòng đo. Chênh lệch giữa các góc trong mạng lưới với góc vuông không được vượt quá 10 – 15”.

+ Đo kiểm tra về cạnh: Đo theo nguyên tắc lựa chọn và thông thường số cạnh đo kiểm tra từ 10 ÷ 20 % tổng số cạnh. Thường chọn các cạnh yếu trong lưới để đo ( cạnh nối giữa hai điểm yếu của hai đường chuyền đa giác lân cận nhau). Sai lệch về chiều dài không vượt quá 10-15 mm đối với cạnh lưới dài 200m.

Các hạn sai đo kiểm tra về góc và cạnh được ước tính như sau:

Sai số trung phương tương hỗ của hai điểm lưới khi chiều dài cạnh S=200 m là 2 cm được tính theo công thức:

22 2 2 2 / m m S mt h S ρ β + =

Nếu coi ảnh hưởng của sai số đo góc và đo cạnh là như nhau thì:

6". ". 14 . 2 . 2 . 14 2 = = = = S m m mm m mS ρ β

Sau khi đo kiểm tra nếu các sai lệch không vượt quá hạn sai, thì có thể xem việc hoàn nguyên mạng lưới đã được thực hiện đúng đắn, và khi bố trí công trình có thể coi toạ độ thực tế của các điểm đúng bằng toạ độ thiết kế của nó và các góc là các góc vuông.

IV.5 Phương pháp cố định vị trí các điểm sau hoàn nguyên:

Các điểm của lưới xây dựng sau khi hoàn nguyên xong được cố định bắng các mốc bê tông. Vì các mốc này cũng là mốc độ cao nên mốc phải được chôn sâu từ 1.2 ->1.5 m. Khi các điểm rơi vào vùng đào đắp thì có thể chôn các mốc gỗ dài từ 1 ->1.5 m. Để đặt cho tâm mốc bê tông trùng với tâm điểm hoàn nguyên thì trước khi thay thế các cọc gỗ, theo hai hướng vuông góc với nhau đi qua tâm mốc đóng bốn cọc gửi cách tâm mốc khoảng 2 -> 2.5 m (trên các cọc gửi phải đóng đinh), để khi

căng chỉ qua từng cặp điểm thì giao của chúng sẽ là tâm mốc. Xung quanh mốc bê tông phải đào rãnh thoát nước và rào lại để bảo vệ.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc với sự cố gắng của bản thân, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo Th.s Phan Hng Tiến và các bạn đồng nghiệp về chuyên môn đến nay tôi đã hoàn thành đồ án môn học.

Nội dung của đồ án là :“ Thiết kế kỹ thuật lập lưới ô vuông xây dựng phục vụ và thi công xây dựng công trình sản xuất và lắp ráp xe máy Honda ” tại xã Song Hồ và xã An Bình thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Trong đồ án này tôi đã xây dựng hệ thống mạng lưới từ cơ sở đến lưới thi công, cụ thể như sau: + Lưới khống chế cơ sở được thiết kế là lưới tam giác đo góc, với đồ hình tứ giác trắc địa đo cả 8 góc và bốn cạnh đáy qua ước tính độ chính xác của lưới tương đương hạng IV nhà nước.

+ Lưới ô vuông vuông xây dựng được thiết kế với kích thước ô lưới là (200 x 200) m trên diện tích là 6 km2, với đồ hình là các tuyến đường chuyền đa giác.

Các công tác bố trí và đo hoàn công trong lưới được tiến hành theo phương pháp toạ độ cực với sơ đồ và số liệu tính toán đã được trình bày cụ thể trong nội dung đồ án.

Để hoàn thành bản đồ án này, tôi đã cố gắng xây dựng về cơ bản là đầy đủ, chi tiết, đúng yêu cầu dặt ra. Do trình độ còn nhiều hạn chế, thêm vào đó là kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi còn thiếu nên bản đồ án của tôi không tránh khỏi những thiếu sót , hạn chế về các mặt em rất mong nhận được sự đóng góp ý của thầy và các bạn để bản bản thiết kế được hoàn thiện và khả thi hơn..

Danh mục tài liệu tham khảo

[1] – Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000 – Cục đo đạc bản đồ Nhà nước – Hà Nội 1976.

[2] - Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10000; 1/25000 – Cục đo đạc bản đồ Nhà nước – Hà Nội 1977.

[3] - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000 1/10000; 1/25000 – Tổng cục địa chính – Hà Nội 1999.

[5] – Trắc địa công trình – Tác giả: Phan Văn Hiến, Ngô Văn Hợi, Trần Khánh, Nguyễn Quang Phúc, Nguyễn Văn Thắng, Phan Hồng Tiến, Trần Việt Tuấn – NXB Giao thông vận tải – 1999.

[6] – Giáo trìnhTrắc địa cơ sở tập I, II – Tác giả: Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh công Hoà - NXB Giao thông vận tải – 2004.

[7] – Trắc địa công trình công nghiệp và thành phố – Tác giả: Nguyễn Quang Thắng, Trần Viết Tuấn - NXB Giao thông vận tải – 2007.

Một phần của tài liệu Thiết kế kỹ thuật thành lập mạng lưới ô vuông xây dựng theo phương pháp hoàn nguyên phục vụ xây dựng công trình (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w