Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 67 - 70)

đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam

2.2.1. Vận dụng sáng tạo những nguyên tắc xây dựng chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay

Tại các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay sức lao động là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đó là những tài năng của cán bộ, công nhân thể hiện qua trình độ lành nghề của họ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và của sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cũng như để đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp phải biết thường xuyên đào tạo và phát triển trình độ nghề nghiệp, chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho nguồn nhân lực của mình.

Trong chiến lược giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước của Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay không thể tách rời việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Để công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân đạt hiệu quả cao nhất cần vận dụng một cách sáng tạo những nguyên tắc xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên phải thường xuyên làm tốt công tác tổng kết, nêu gương lao động điển hình của các công ty trong Tập đoàn cho toàn thể công nhân học tập.

Việc tổng kết hoạt động là việc làm hết sức cần thiết trong bất kỳ một lĩnh vực nào, đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức thì còn quan trọng hơn. Công việc tổng kết thường xuyên sẽ giúp cho lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên thấy rõ được hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức, nhìn nhận đánh giá được những tấm gương lao động sản xuất tiên tiến của Tập đoàn để kịp thời có biểu dương, khen thưởng, khích lệ người lao động. Bên cạnh đó, công tác này cũng giúp khắc phục, chỉnh đốn và giúp đỡ kịp thời những yếu kém trong công tác giáo dục đạo đức của các công ty trong Tập đoàn.

Lúc sinh thời, biện pháp nêu gương đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng và phát huy tác dụng to lớn của nó trong công tác giáo dục đạo đức trước đây. Giai đoạn hiện nay, biện pháp này chưa bao giờ là cũ, nó vẫn phát huy tính tích cực và hiệu quả của nó trong việc giáo dục đạo đức cho công nhân những năm qua tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Trong môi trường gia đình, ông bà cha mẹ của mỗi cá nhân người công nhân chính là cơ sở, nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người công nhân sau này. Trong nhà trường tấm gương của thầy cô, bạn bè là điều kiện thuận lợi cho những phẩm chất tốt đẹp của con người được phát

triển. Môi trường làm việc tại các công ty, tấm gương của cán bộ, Đảng viên chính là động lực phấn đấu cho người công nhân. Cần kết hợp, phát huy tất cả những yếu tố trên để giáo dục đạo đức cho công nhân.

Thứ hai, xây đi đôi với chống về đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn.

Để hoạt động giáo dục đạo đức cho công nhân có hiệu quả cần chú trọng xây dựng các chuẩn mực, hình tượng chuẩn của đạo đức, chống lại những hành động sai trái, vô văn hóa trong ứng xử. Cụ thể là trong các công ty cần xây dựng được nếp sống văn hóa, có trật tự kỷ cương, tôn trọng và tuân thủ những quy định của xí nghiệp, doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; xây dựng những mối quan hệ hài hòa giữa cấp trên và cấp dưới, đồng nghiệp hòa thuận, tương thân tương ái, tôn trọng và biết yêu thương lẫn nhau.

Xây ở đây còn là quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng những tấm gương tốt, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, những tấm gương vượt khó trong sản xuất kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Đó là các doanh nghiệp có nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, sản phẩm của doanh nghiệp đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, những chiến sĩ thi đua, những thợ giỏi, những bàn tay vàng trong lĩnh vực may mặc. Việc làm này góp phần hạn chế và đẩy lùi những biểu hiện xấu về mặt đạo đức trong các doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức.

Tuy nhiên cũng cần phải đẩy mạnh việc đấu tranh chống lại những yếu tố gây nên sự suy thoái về đạo đức cho công nhân trong Tập đoàn. Điều này trước hết là việc đấu tranh loại bỏ những quan điểm trái đạo đức, những hành vi vô văn hóa trong ứng xử hàng ngày. Cần phải lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm minh tình trạng coi thường luật pháp, bất chấp đạo lý để đạt mục đích cá nhân. Phải xây dựng được ở mỗi người lối sống có trách nhiệm với bản

thân, gia đình; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong toàn thể công nhân của Tập đoàn nhằm từng bước nâng cao phẩm chất đạo đức cho người công nhân.

Thứ ba, Đảng bộ và lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cách mạng cho người công nhân phù hợp với tình hình thực tế của Tập đoàn.

Các cấp lãnh đạo phải ý thức được tầm qua trọng của việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân là thiết thực và cần thiết. Trong thời kỳ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm ý thức được điều này, Người thường xuyên động viên, thăm hỏi tới ngành công nghiệp Dệt may. Mỗi lần đến thăm các nhà máy, xí nghiệp Bác đều căn dặn công nhân phải không sợ gian khổ, phải biết phát huy truyền thống của cha ông rèn luyện bản thân để xây dựng đất nước.

Sự quan tâm thường xuyên, sự lãnh đạo thông qua các chiến lược giáo dục cụ thể, sự thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh những sai sót của cán bộ, công nhân trong Tập đoàn nhằm khắc phục hạn chế của công tác giáo dục đạo đức. Đạo đức cũng như nhân cách của con người không phải chỉ được hình thành trong ngày một ngày hai, nó được hình thành trong suốt quá trình tồn tại của con người. Người công nhân trong lao động sản xuất cần phải biết tự rèn luyện mình hàng ngày thì mới không chán nản, không sa đà vào các tệ nạn.

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 67 - 70)