Đặc điểm công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 32 - 36)

Ngành Dệt May Việt Nam ra đời cùng với nhu cầu mặc ấm của người dân từ hàng ngàn năm nay, nhưng nó chỉ thực sự được công nhận bằng sự ra đời của Nhà máy Sợi Nam Định năm 1889 và Xưởng may quân đội X10 năm 1946. Trong hơn 120 năm qua, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm với rất nhiều thành tích đáng kể cho nước nhà. Từ việc gia công theo hiệp định cho Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, cho đến sự chuyển mình xuất khẩu sang các nước Tây Âu những năm 90 của thế kỷ XX và sự bùng nổ phát triển mạnh mẽ trong vòng 15 năm trở lại đây, một trong những đóng góp đó không thể thiếu sự đóng góp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Vinatex (nguyên là Tổng công ty Dệt May Việt Nam) được thành lập ngày 29/4/1995 là doanh nghiệp lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam. Đến nay, sau 15 năm hoạt động, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 120 công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh trong, ngoài nước và 8 đơn vị sự nghiệp (4 trường cao đẳng, 3 viện nghiên cứu, 1 trung tâm y tế) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư của Vinatex. Tính đến năm 2010 Tập đoàn Dệt May Việt Nam có gần 120.000 lao động, chiếm 9% lao động ngành Dệt May cả nước, đóng góp 18% kim ngạch xuất khẩu cho nước ta.

Thành tựu có được của Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải kể đến vai trò to lớn của đội ngũ công nhân Tập đoàn. Với đội ngũ công nhân khoảng 85.000 người/120.000 lao động của Tập đoàn (theo số liệu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tính đến năm 2010), đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam có một đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Cũng như giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, đội ngũ công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tuy số lượng chưa nhiều nhưng cũng có những đặc điểm chung: là sản phẩm của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (một số công ty của Tập đoàn phát triển dựa trên sự cải cách từ các công ty Dệt May thời Pháp thuộc), họ đều có truyền thống cần cù lao

động, có tinh thần yêu nước, có sự giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, có ý thức tổ chức kỷ luật… Ngoài ra đội ngũ công nhân của Tập đoàn có những đặc điểm sau:

Về cơ cấu tổ chức, với đội ngũ trên 85.000 người, công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đựơc chia làm 3 loại: công nhân kỹ thuật bán lành nghề (bậc 1, 2), công nhân kỹ thuật lành nghề (bậc 3, 4), công nhân kỹ thuật trình độ cao hay công nhân kỹ thuật toàn năng (bậc 5, 6). Công nhân kỹ thuật bán lành nghề (bậc 1, 2) là những người công nhân trực tiếp sản xuất theo bước công việc trên dây chuyền kéo sợi, dệt vải, nhuộm, xử lý hoàn tất vải và may. Công nhân kỹ thuật lành nghề (bậc 3, 4) là những người lao động thực hiện nhiều công việc phức tạp trên dây chuyền sản xuất kéo sợi, dệt vải, nhuộm, xử lý hoàn tất và may mặc. Công nhân kỹ thuật trình độ cao (bậc 5, 6) là người lao động được trang bị kỹ năng nghề thành thạo và kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cần thiết có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại, xử lý các tình huống phức tạp, đa dạng trong các dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại.

Nếu ngành Dệt May nói chung quy mô lao động không lớn, thì quy mô lao động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam lại khá lớn, số công ty có từ 1000 công nhân trở lên nhiều như Công ty May 10, May Nhà Bè, May Đức Giang, May Nam Định, May Hà Nội (Hanosimex), May Việt Tiến, May Phong Phú, Dệt May Huế… Điều này cho thấy việc tổ chức lao động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam khá phức tạp. Công nhân với nhiều trình độ khác nhau trong cùng một dây truyền sản xuất làm cho cách sắp xếp công việc gặp nhiều khó khăn.

Số liệu tổng hợp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam về thực trạng công nhân trực tiếp của ngành năm 2007 được nêu rõ trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1 : Số lượng nhân lực của Tập đoàn Dệt May Việt Nam năm 2007 STT Ngành nghề Số lượng Bậc thợ Độ tuổi Tổng số Trong đó: Nữ Bậc 1, 2 Bậc 3, 4 Bậc > 5 <30 30- 45 >45 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 I Công nhân công nghệ 55,234 43,421 34,670 19,340 2,118 32,943 18,687 2,728 - Sợi 5,212 3,374 2,240 2,560 834 2,187 2,180 349 - Dệt 2,210 1,732 673 1,191 402 879 1,038 165 -Nhuộm, hoàn tất 1,075 386 582 389 75 517 452 82 - May 46,737 37,929 31,175 15,200 807 29,360 15,017 2,132 II Công nhân cơ

điện, động lực 2,400 155 810 1,165 560 955 991 310 III Ngành khác 3,153 1,584 2,253 1,234 410 1,216 1,183 653 IV Lao động phổ

thông 3,052 1,624 2,180 674 172 1,744 1,000 223 Tổng số 63,839 46,784 39,913 22,413 3,260 36,858 21,861 3,914

Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 2008

Về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng cũng như công nhân ngành Dệt May nói chung chủ yếu là công nhân nữ, theo số liệu của Tập đoàn thì lao động nữ chiếm gần 80% lao động của Tập đoàn. Trình độ văn hoá của người lao động tương đối cao, 80% là đã tốt nghiệp phổ thông trung học, phổ thông cơ sở. Số công nhân của Tập đoàn đa số tuổi đời còn rất trẻ (khoảng từ 20 tuổi đến 35 tuổi), sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất- lao động. Tuy vậy, tỷ lệ độc thân của công nhân khá cao mà hiện nay số giờ làm việc của đội ngũ công nhân Tập đoàn còn tương đối nhiều khoảng từ 10 - 11 giờ/ngày và thường xuyên phải tăng ca, tăng giờ, phải ngồi một chỗ trong thời gian dài nên người lao động ít có thời gian để tham gia các hoạt động khác hoặc mở rộng quan hệ xã hội.

Hàng năm, do sự thiếu hụt lao động Tập đoàn có sự tuyển dụng mới nhiều công nhân nên số công nhân quen việc của Tập đoàn hay có sự thay đổi về vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề chưa có nhiều. Số công nhân của Tập đoàn chủ yếu là lao động nhàn dỗi di cư từ các vùng nông thôn đến và đa phần trong số họ phải sống nhờ ở nhà người quen hoặc tự thuê nhà để ở, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn. Chính điều này làm cho sự biến đổi về lao động của Tập đoàn hàng năm rất lớn (khoảng 15-25%/năm).

Về thái độ chính trị, Tập đoàn Dệt May Việt Nam thấy rõ được sự phát triển của Tập đoàn không thể tách rời người lao động cho nên mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động luôn được củng cố. Công nhân của Tập đoàn cũng hiểu được trách nhiệm của mình đối với Tập đoàn và xã hội cho nên họ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, yêu nước, yêu công ty, yêu lao động, biết khắc phục điều kiện làm việc khó khăn để sản xuất, có ý thức học tập lý luận chính trị, giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng… Bên cạnh đó, sự tập trung số lượng công nhân lớn trong các công ty như vậy giúp công nhân có điều kiện liên kết, học hỏi, trao đổi tay nghề lẫn nhau tạo đà cho sự hội nhập quốc tế của Tập đoàn và khẳng định năng lực, phẩm chất của công nhân với vai trò làm chủ xã hội.

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 32 - 36)