Những nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 50 - 55)

công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mà Bác mong muốn không chỉ có tri thức khoa học, kỹ năng lao động sản xuất mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt thì dân tộc ta mới có đủ sức mạnh tinh thần và vật chất để vượt qua mọi khó khăn gian khổ nhằm xây dựng xã hội mới. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế của Tập đoàn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần có đội ngũ công nhân không chỉ lành nghề, có trình độ tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật cao, mà còn có đạo đức, lối sống lành mạnh, lập trường tư tưởng vững vàng. Cho nên, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn thì việc giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng cần được quan tâm thường xuyên. Dựa vào đặc điểm của công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam và yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cách mạng những năm qua Tập đoàn đã có một số nội dung giáo dục đạo đức cho công nhân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như sau:

Một là, giáo dục cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn những phẩm chất cơ bản của người lao động: Cần, Kiệm, Liêm, Chính gắn với nhiệm vụ của người công nhân ngành Dệt May.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã xác định vai trò to lớn của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính Ph. Ăngghen đã từng viết: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người" [19, tr.641]. Do vậy, người công nhân phục vụ trong ngành Dệt May phải thực hiện tích cực lao động và lao động có ích. Ngành Dệt May có đặc thù riêng nó đòi hỏi sự khéo léo, cần mẫn, bền bỉ của người thợ thì mới có thể cung ứng cho xã hội những sản phẩm may mặc đẹp, thể hiện văn hóa Việt. Khi về thăm nhà máy Dệt Nam Định năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Công nhân trong nhà máy, lao động trí óc và lao động chân tay đều có lương bổng. Lương bổng theo sức lao động của mình, tùy theo mức sản xuất, chất lượng sản xuất. Làm tốt, làm nhiều: hưởng nhiều. Làm xấu, làm ít: hưởng ít, có khi phải bồi thường lại cho Nhà nước. Chính phủ không phát lương cho người ngồi ăn không” [4, tr.18-19]. Cho nên, để việc giáo dục đức tính Cần cho người công nhân ngành Dệt May thì không chỉ bản thân người công nhân tự nỗ lực miệt mài mà còn cần đến sự quan tâm của toàn xã hội.

Ngành Dệt May hiện nay không thể sử dụng nguyên nhiên vật liệu có sẵn trong tự nhiên, bởi lẽ đó trong hoạt động sản xuất, giáo dục cho người công nhân đức tính tiết kiệm là hết sức cần thiết. Năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm công nhân may 10, trong buổi nói chuyện đó người nói: “Sản xuất thì phải tiết kiệm, nếu sản xuất mà không chú ý tiết kiệm thì như gió vào nhà trống” [4, tr.107-108]. Tránh lãng phí nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức lao động của chính những người công nhân là nội dung cần phải làm rõ cho mỗi người công nhân ngành Dệt May làm theo.

Việc giáo dục tinh thần Liêm cho công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng và giai cấp công nhân Việt Nam nói chung hiện nay là điều vô

cùng quan trọng. Có thể thấy hiện tượng tham ô, tham nhũng của công trong nhiều nhà xưởng, xí nghiệp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang là vấn đề nóng bỏng. Do đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, không ít công nhân lợi dụng máy móc, nhiên liệu của nhà máy để may gia công kiếm thêm thu nhập. Phổ biến hơn, một bộ phận không nhỏ công nhân cố tình may lỗi các sản phẩm xuất khẩu để được mua với giá ưu đãi. Chính điều này cần phải làm cho người công nhân hiểu rằng liêm là không xa xỉ, không tham lam, mọi sự tham lam đều là bất liêm.

Nhiều biểu hiện của sự bất chính trong đội ngũ công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xuất hiện. Tình trạng ỷ lại, cho rằng làm việc trong doanh nghiệp nhà nước thì không cần vội vàng, bao che những việc làm sai trái cho nhau trong một bộ phận công nhân của tổ sản xuất, của xí nghiệp, đến khi bị phát giác không chịu nhận lỗi… Điều này cho thấy, ngoài việc giáo dục cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam Cần, Kiệm, Liêm thì cần phải giái dục tinh thần chữ Chính. Phải làm cho người công nhân trong ngành thấy tinh thần làm việc tập thể, trong sáng không vụ lợi để cầu tiến bộ hơn.

Hai là, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tổ chức kỷ luật lao động, tinh thần làm chủ xã hội, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ý thức tổ chức kỷ luật lao động là một trong những đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân. Hơn ai hết đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần rèn luyện được tác phong công nghiệp thì mới có thể hội nhập với thế giới. Để tinh thần này ngày càng được củng cố cần làm cho công nhân của Tập đoàn hiểu rõ sự vô tổ chức kỷ luật có tác hại như thế nào đối với công ty, xí nghiệp và chính đời sống cá nhân của mình.

Hiện nay, do sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường nhiều công nhân ngành Dệt May nói riêng đã bỏ nghề chạy theo nhu cầu của thị trường hoặc bị thất nghiệp vì thế cần giáo dục cho người công nhân tinh thần yêu

nghề nghiệp của mình, tự giác lao động làm giàu cho cá nhân và xã hội. để giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đất nước hội nhập, mở cửa không phai mờ lý tưởng, thực hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Tinh thần này cần được củng cố hàng ngày để không phai nhạt, làm cho người công nhân ngành Dệt May hiểu được chính nghề nghiệp của họ đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của đời sống xã hội.

Là đội ngũ hoạt động trong các doanh nghiệp Dệt May của Nhà nước, đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải biết làm chủ xã hội, làm chủ hoạt động của mình. Khi phê bình cán bộ công nhân nhà máy dệt Nam Định năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Mình là chủ phải làm thế nào cho xứng đáng là chủ. Phải theo gương công nhân các nước bạn yêu máy như yêu con, yêu nhà máy như nhà mình. Đó là làm chủ xứng đáng. Cái gì có lợi cho nhà máy là ích lợi cho mình, cái gì hại cho nhà máy là hại cho nhà mình. Đó là thái độ của người làm chủ, làm chủ nước nhà, làm chủ nhà máy” [4, tr.17]. Chính vì lời dạy này của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trong giai đoạn hiện nay cần giáo dục tinh thần làm chủ xã hội, làm chủ nhà máy cho đội ngũ này.

Giai đoạn phát triển mới của cách mạng nước ta - cách mạng xã hội chủ nghĩa, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nước ta là thông qua Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Để đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiểu rõ về sứ mệnh lịch sử của mình, chúng ta cần tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho họ. Làm cho họ đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân của mình nhằm giúp họ hoàn thành mục tiêu phát triển của Tập đoàn.

Ba là, giáo dục về tinh thần quốc tế của giai cấp công nhân cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh

đối với công nhân lao động của Tập đoàn không chỉ bản thân mỗi công nhân xây dựng cho mình tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động sản xuất mà phải gắn tinh thần đó với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Trong điều kiện nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế, các quan hệ theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa là một tất yếu đòi hỏi người công nhân hiện đại cũng phải hội nhập về mọi mặt.

Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân đã mang bản chất quốc tế, nó được thể hiện thông qua sự giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của các nước trong hệ thống chủ nghĩa xã hội trước đây. Ngày nay, tuy tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, nhưng bản chất quốc tế của giai cấp công nhân vẫn được duy trì tồn tại và phát triển. Kể từ khi nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tinh thần đó càng được củng cố và phát triển hơn. Cho nên việc giáo dục tinh thần quốc tế cho công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam là hết sức cần thiết.

Tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng được Hồ Chí Minh dày công xây dựng và giữ vững trong suốt quá trình cách mạng lâu dài. Nếu tinh thần này được phát huy sẽ giúp cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại. Đồng thời, cũng giúp đội ngũ này giao lưu, học hỏi nâng cao tay nghề, giác ngộ chính trị của mình. Trong quá trình Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tinh thần này còn giúp cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam trở thành đối tác tin cậy của nhiều bạn hàng quốc tế, giúp cho ngành Dệt May nước ta hội nhập thuận lợi với thế giới.

Bốn là, giáo dục đạo đức cho công nhân bằng nhiều hình thức trong đó đặc biệt chú ý đến phương pháp làm gương, làm mẫu, thông qua hoạt động thực tiễn, rèn luyện kết hợp với khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần. Một trong những nguyên tắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khi người còn sống nhằm rèn luyện đạo đức cho mọi thế hệ người Việt Nam là nói đi

đôi với làm, nêu gương về đạo đức. Do vậy, để khuyến khích tinh thần lao động, học tập của đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần chú trọng nêu các gương điển hình trong lao động sản xuất của các doanh nghiệp trong Tập đoàn.

Thông qua hoạt động thực tiễn mỗi cá nhân người công nhân có thể tự ý thức được vai trò của mình đối với nghề nghiệp. Theo đó, để khuyến khích người công nhân về mọi mặt vật chất và tinh thần cần chú trọng tăng thu nhập cho người công nhân, tổ chức các hội thi thợ giỏi, tay nghề giỏi… Khi đời sống vật chất được nâng lên, khi công việc của họ được xã hội chú trọng đánh giá đúng thì công nhân lao động tự giác rèn luyện mình theo yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Những nội dung giáo dục đạo đức cho công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam như trên đã có đóng góp tích cực trong quá trình đào tạo toàn diện người lao động.

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 50 - 55)