chung và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh trong đoàn thanh niên, chi bộ Đảng và tổ chức Công đoàn tại các công ty
Trong khi chú trọng giáo dục đạo đức cho công nhân, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng cần đổi mới nội dung, đa dạng hoá các hình
thức giáo dục đạo đức tránh sự nhàm chán. Báo cáo Hội nghị lần thứ X của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX có nêu: Cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho từng đối tượng cụ thể... việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức, lối sống cụ thể cho các đối tượng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ mới, bởi vì, các giai cấp, các tầng lớp, giới và nhóm xã hội có vị trí xã hội khác nhau, các chuẩn mực và thang bậc giá trị có sự thể hiện khác nhau.
Chúng ta đều biết rằng, tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng nhất của ý thức đạo đức và nó được hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động của con người, nhưng nó được tạo lập trực tiếp và cụ thể nhất thông qua con đường truyền đạt, giảng dạy. Là cơ sở tình cảm, niềm tin đạo đức, niềm tin, tình cảm đạo đức có mạnh mẽ, sâu sắc và ổn định hay không phụ thuộc vào tính đúng đắn, sự phong phú và chiều sâu của tri thức.
Đối với công nhân lao động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam việc giáo dục đạo đức theo các phương pháp truyền thống nặng về thuyết trình thì người công nhân sẽ không làm và tin theo. Nhưng nếu tránh được hình thức tuyên truyền giáo dục một chiều, áp đặt với những nội dung chung chung, trừu tượng, tránh giáo điều, mà có sự linh hoạt, mềm dẻo, lấy ví dụ người thực việc thực thì người công nhân dễ tiếp thu hơn.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần biết tham khảo các hình thức giáo dục đạo đức của một số doanh nghiệp, công ty khác trong nước hay nước ngoài. Ví dụ như ở Cu Ba các doanh nghiệp đã có hình thức giáo dục công nhân trong xí nghiệp rất thiết thực, đó là hình thức đọc báo cho công nhân nghe hàng ngày, công nhân vừa làm việc, vừa thu thập được tin tức, khi nghe các câu chuyện thông qua đọc báo công nhân tiếp thu một cách dễ dàng hơn các tư tưởng đạo đức.
Người công nhân lao động trong các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như công nhân khác trong ngành Dệt May phải lao động trong thời gian dài, cho nên khi không lao động họ thường nghĩ đến việc nghỉ ngơi không muốn tham gia các hoạt động xã hội khác. Để công nhân tích cực tham gia các hoạt động xã hội ngoài việc chúng ta cần giáo dục cho công nhân lao động nhận rõ yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò và vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam cũng cần khuyến khích, động viên công nhân về mặt vật chất.
Các nội dung giáo dục đạo đức cho công nhân cần phối kết hợp với các phong trào của Đoàn thanh niên và tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp. Thông qua việc tổ chức tốt các phong trào, hoạt động sẽ tạo cơ hội cống hiến và trưởng thành thuận lợi cho tất cả công nhân. Những phong trào như hội thi thợ giỏi, hội chợ thời trang Việt Nam, hội thi Nét văn hóa Dệt may... được phát động và gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Nhân rộng và phát huy phong trào này là biện pháp tốt nhất để lôi cuốn người lao động vào đời sống văn hoá lành mạnh.
Để thực hiện được những yêu cầu trên cần có những giải pháp cụ thể như đã nêu ở trên và thực hiện các giải pháp đó một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn hiện nay, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn định xã hội, tạo ra một đội ngũ công nhân đủ năng lực và phẩm chất đạo đức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kết luận chương 2
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, luôn kiên định lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là đạo đức của một người chiến sĩ suốt đời đấu tranh cho hòa bình, tự do của dân tộc và nhân dân lao động cùng khổ, cho mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong điều kiện kinh tế xã hội trong nước có nhiều biến đổi, tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, thì tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có tác dụng to lớn đối với nhiều thế hệ người Việt trong đó có công nhân ngành Dệt May.
Nhiều năm nay, ngành Dệt May được coi là ngành kinh tế chủ chốt, thu hút một lực lượng lớn trong lao động xã hội. Ngành Dệt May vừa góp phần tăng tích lũy xã hội vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Do đó việc đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp Cần - Kiệm - Liêm - Chính có vị trí quan trọng. Từ thực trạng đạo đức, lối sống của công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đạo đức, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, lối sống và tệ nạn xã hội lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã bước đầu chú trọng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân của mình bằng việc chọn nội dung và biện pháp theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để công tác giáo đạo đức cho công nhân đạt hiệu quả cao lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên cần quan tâm sâu sắc và thực hiện tốt các biện pháp nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công nhân.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng là một trong những yếu tố đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng đạo đức của Người được phổ biến rộng rãi trong toàn thể nhân dân, đi sâu vào tiềm thức của các thế hệ người Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, suốt đời học tập và làm việc không mệt mỏi để phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Người coi đạo đức là gốc của người cách mạng cho nên từ khi sáng lập Đảng ta Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác rèn luyện, giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho mọi tầng lớp nhân dân trong đó có giai cấp công nhân. Sau khi trở thành người cộng sản, Người đã nhận ra vai trò lịch sử to lớn của giai cấp công nhân, đó chính là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, là giai cấp tiên phong trong công cuộc cách mạng làm thay đổi chế độ, giành độc lập và xây dựng đất nước. Trong nhiều việc lớn chuẩn bị cho dân tộc trên lộ trình cách mạng lâu dài, thì việc tìm kiếm những hình thức nhằm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng, Bác đã khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng của mình.
Trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, với công cuộc đổi mới toàn diện, nhận thức rõ những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường vào đội ngũ công nhân và thực trạng đạo đức của đội ngũ này, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân. Công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân của Tập đoàn được tiến hành trong đó tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được coi là nội dung xuyên suốt trong công tác này. Kết quả của công tác này làm đạo
đức trong đội ngũ công nhân của Tập đoàn có những chuyển biến tích cực, nhiều phát minh, sáng chế làm lợi nhiều tỷ đồng cho các công ty, lập trường, tư tưởng của đại đa số công nhân ổn định… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn một số hạn chế nhất định. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận công nhân của Tập đoàn vẫn còn nghiêm trọng. Điều này cho thấy, công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân Tập đoàn vẫn đang là vấn đề cấp bách quan trọng để phát triển đội ngũ công nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và đất nước.
Việc thực hiện các giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân của Tập đoàn như trong luận văn đề xuất cần triệt để và đồng bộ, có như vậy mới khắc phục được tình trạng kéo dài của sự suy thoái đạo đức lối sống, xây dựng những phẩm chất đạo đức cách mạng, tạo sự ổn định về lập trường, tư tưởng của công nhân. Do nhiệm vụ cụ thể và giới hạn trong quá trình khảo sát, nghiên cứu nên những kết quả nghiên cứu trên đây mới chỉ là khảo sát ban đầu về đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho công nhân của Tập đoàn, hy vọng trong thời gian tới chúng tôi có nhiều điều kiện hơn để nghiên cứu đề tài này một cách toàn diện, hệ thống hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trọng Ân (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, Tạp chí Triết
học, (1).
2. Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm Thông tin Công tác Tư tưởng (2007), 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội. 3. PTS. Bùi Đình Bôn (1997), Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Công nghiệp nhẹ (1995), Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành công
nghiệp nhẹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2002), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, Đảng bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ 1 nhiệm
kỳ 2010- 2015, Hà Nội.
11. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2007),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Đương (2005), Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội.
13. GS Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. PGS.TS Vũ Văn Hiền, TS. Đinh Xuân Lý (2003), Tư tưởng Hồ Chí
Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
15. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Ngành
công thương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
16. GS La Quốc Kiệt (chủ biên, 2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên, 2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
18. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2008),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (1970), Đạo đức là gốc của người cách mạng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự thay đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế
thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. PGS.TS Nguyễn Văn Nhật (chủ biên, 2010), Xây dựng và phát triển đời
sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Trần Sĩ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án
tiến sĩ Triết học.
38. Bùi Đình Phong (2007), Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Lao động, Hà Nội.
39. PGS.TS. Trần Văn Phòng (28/4/2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều”, Tạp chí Khoa học Xã hội.
40. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (1997), Báo cáo tình hình sản xuất kinh
doanh, Thành phố Hồ Chí Minh.
41. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2009), Báo cáo tình hình sản xuất kinh
doanh, Hà Nội.
42. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2010), 15 năm chặng đường phát triển
43. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Phong Phú (2010),
Báo cáo Tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
44. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Đảng ủy cơ quan văn phòng Tập đoàn tại Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
45. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Công ty cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Dệt May (2010), Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
46. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Viện Dệt May (2010), Báo cáo tổng kết 4
năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
47. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.