Yêu cầu về việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 36 - 45)

phép Tập đoàn phát huy lợi thế để hội nhập, phát triển cùng các tập đoàn hàng đầu về Dệt may trên thế giới nhưng cũng là thách thức đối với Tập đoàn trong quá trình sử dụng lao động. Muốn phát huy tốt lợi thế này, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần có các chiến lược, định hướng cụ thể nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân về các mặt Đức và Tài.

1.2.2. Yêu cầu về việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhân Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ" [19, tr.137]. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp, mỗi giai cấp đều có đạo đức riêng, phản ánh những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, cho đến nay "không có đạo đức nào là chân chính cả, nếu nói theo ý nghĩa tuyệt đối cuối cùng" của nó. Tuy nhiên, Ph.Ăngghen cũng không hề phủ nhận giá trị của các học thuyết đạo đức đối với sự phát triển xã hội. Trong xã hội nước ta, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo xã hội đi đầu trong công cuộc xây dựng xã hội mới, cho nên khi đánh giá đạo đức giai cấp công nhân nói chung và đạo đức người công nhân ngành Dệt May nói riêng cũng cần có căn cứ để xác định tiêu chí đạo đức:

Trước hết, đạo đức của giai cấp công nhân nói chung và đạo đức của đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng cần phải phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc. Sự phù hợp này được biểu hiện bởi tinh thần yêu nước, cần cù lao động, tinh thần tương thân tương ái, thủy chung, khoan dung độ lượng, lạc quan, yêu đời, thông minh, sáng tạo của người công nhân. Trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người công nhân ngành Dệt May đã biết phát huy những truyền thống ấy để vượt qua mọi khó khăn giữ vững bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Theo nhiều quan điểm khác nhau thì lợi ích xã hội là tiêu chuẩn khách quan của các giá trị đạo đức, do đó chỉ khi nào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi phù hợp với lợi ích xã hội, được dư luận đồng tình ủng hộ thì mới có giá trị. Quan hệ sản xuất trong xã hội, đó chính là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội, nó thể hiện trong quan hệ giữa con người với tư liệu sản xuất, với tổ chức và quản lý sản xuất, phân phối kết quả lao động- đó là nguồn gốc trực tiếp quyết

định phẩm chất đạo đức cá nhân. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quan hệ đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong việc tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ trong việc phân phối sản phẩm lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, thỏa mãn những yêu cầu của xã hội, đó là hành vi đạo đức. Như vậy, việc thỏa mãn lợi ích xã hội là một trong những tiêu chí để giá trị đạo đức được xác định bởi mức độ phù hợp của chúng đối với yêu cầu của tiến bộ xã hội.

Hơn nữa, nếu chỉ thỏa mãn lợi ích xã hội thôi thì giá trị đạo đức đó chưa thực sự phát huy hết giá trị của nó, cho nên đánh giá đạo đức còn được thể hiện thông qua dư luận xã hội. Sự ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu là phụ thuộc vào sức mạnh và tính đúng đắn của dư luận. Mỗi khi những cái thiện, cái tốt được dư luận xã hội củng cố và phát triển, được mọi người đồng tình ủng hộ, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi cá nhân cũng như cả một cộng đồng người. Dân tộc ta có câu ca: "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Quả thật, cái "bia miệng" (dư luận xã hội) hàng ngàn năm vẫn lưu truyền, nó lâu bền hơn cả sắt đá nó trở thành tiêu chí trong việc đánh giá hành vi đạo đức con người.

Tiêu chí đánh giá về đạo đức chung còn được biểu hiện thông qua sự giáo dục của xã hội và sự tự giáo dục của mỗi cá nhân. Giáo dục đạo đức là quá trình tuyên truyền những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức xã hội, biến nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với lợi ích xã hội. Trong quá trình hoạt động sinh sống, mỗi cá nhân không chỉ mưu cầu lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, mà còn mưu cầu sự tiến bộ của bản thân và đều muốn được dư luận xã hội ca ngợi, biểu đương. Do đó, những tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức xã hội trở thành mục tiêu, thành những định hướng cho hoạt động cá

nhân của nó. Những hành vi đạo đức có tính chất lặp đi lặp lại, tạo nên các quan hệ đạo đức tương đối ổn định và nó thường xuyên được duy trì, củng cố bằng dư luận xã hội sẽ trở thành thói quen, tập quán, truyền thống đạo đức, trở thành nhân tố trực tiếp tác động đến sự hình thành đạo đức của thế hệ người tiếp theo.

Những tư tưởng đạo đức và chuẩn mực đạo đức xã hội có trở thành các quan hệ đạo đức trong đời sống xã hội hay không, điều đó không chỉ phụ thuộc vào tính đúng đắn của tư tưởng đạo đức, của các chuẩn đạo đức, vào việc tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp nhận và chuyển hoá nó trong hoạt động nhận thức và trong hành vi của mỗi chủ thể đạo đức. Thông qua sự lựa chọn, đánh giá của các chủ thể đạo đức về những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, trong bản thân họ hình thành niềm tin, lý tưởng đạo đức và các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong quan hệ ứng xử của chính họ. Cho nên, chính lương tâm bản thân mỗi người cũng là một thước đo chuẩn mực cho hành vi đạo đức.

Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi về chất lượng và số lượng công nhân lao động trong ngành Dệt May hiện nay ở nước ta, cho phép chúng ta có thể xác định một số tiêu chí đạo đức cơ bản của công nhân trong ngành như sau:

Thứ nhất, người công nhân lao động trong ngành Dệt May phải có kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, tay nghề trong ngành may mặc, dệt sợi vững vàng; tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tiêu chí này giúp chúng ta đánh giá về hành vi, thái độ, sự nhiệt huyết của người lao động đối với nghề nghiệp của mình, như nhiều người vẫn từng nói: cái đẹp từ trong đời thường mà có. Ở nước ta, những quy định về đánh giá trình độ chuyên môn của công nhân ngành Dệt May được cụ thể rõ trong từng bậc. Một sản phẩm hàng hóa được tạo ra không chỉ đơn thuần do tay nghề của người công nhân mà còn mang giá trị tinh thần nhất định - đó là tâm hồn, đạo đức của người làm ra nó. Người lao động biết học tập trau dồi chuyên môn,

khiêm tốn và cầu tiến sẽ làm cho sản phẩm họ tạo ra là một sản phẩm đẹp phục vụ tốt cho cuộc sống. Vì thế, đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá đạo đức nghề nghiệp của một người công nhân ngành Dệt May.

Thứ hai, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người công nhân cũng là một trong những tiêu chí nhằm góp phần tạo dựng đạo đức nghề nghiệp của người công nhân ngành Dệt May. Phần lớn công nhân ngành Dệt May đều xuất thân từ nông dân cho nên khi vào làm việc tại các môi trường nhà máy, xí nghiệp rất nhiều công nhân mang ý thức nông dân “trưa không vội, tối không cần”, làm việc nhà nước là làm cho tập thể “lúc nào xong cũng được, miễn là đủ thời gian”. Ý thức chấp hành kỷ luật chính là nghĩa vụ của người công nhân đối với nghề nghiệp, là tình yêu nghề của người công nhân. Ý thức tổ chức kỷ luật còn giúp cho quá trình sản xuất của nhà máy, xí nghiệp được đẩy mạnh, các kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất được thực hiện tốt góp phần tích cực cho sự phát triển xã hội.

Thứ ba, người công nhân ngành Dệt May cần phải đoàn kết, hòa mình vào lợi ích chung của tập thể bên cạnh hoạt động độc lập cá nhân. Chúng ta có thể thấy một sản phẩm của ngành Dệt May được sản xuất ra phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau như dệt vải, hóa nhuộm, thiết kế mẫu, cắt may… Ở mỗi công đoạn, nếu người công nhân không biết đoàn kết, tiết kiệm, không đặt vào đó lợi ích chung thì sản phẩm sẽ khó hoàn thành. Thêm vào đó, khi người công nhân Dệt May biết hòa mình vào lợi ích tập thể có nghĩa là người đó không chỉ biết làm đẹp cho mình mà còn cho cả xã hội. Điều này cho thấy, đây là một tiêu chí không thể thiếu của người công nhân ngành Dệt May nói chung.

Thứ tư, người công nhân phải biết tạo dựng cuộc sống cá nhân lành mạnh, trong sáng; sống trung thực, tôn trọng con người, tôn trọng các giá trị đạo đức. Tiêu chí này góp phần làm cho người công nhân không ngừng tự vươn lên trong hoàn cảnh để tự hoàn thiện bản thân. Đồng thời tiêu chí cũng

giúp người công nhân biết sắp xếp công việc cũng như sắp xếp nếp ăn ở của mình, tránh được những tệ nạn xã hội, tránh được tâm lý hoang mang khi có sự xáo trộn, biết chia sẻ trách nhiệm với mọi người trong công việc và cuộc sống. Sự tôn trọng các giá trị đạo đức, sống trung thực, lành mạnh tạo ra một nét văn hóa riêng có của người công nhân hiện đại.

Những tiêu chí cơ bản như trên giúp cho công nhân lao động trong ngành Dệt May có điều kiện tự hoàn thiện nhân cách cá nhân của mình. Đồng thời các tiêu chí này cũng giúp các doanh nghiệp ngành Dệt May tuyển dụng và quản lý, công nhân được thuận lợi hơn.

* Yêu cầu khách quan đối với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đưa ra mục tiêu: “Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó thì việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá là hết sức cần thiết. Dệt May là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Trong những năm tới, Dệt May vẫn được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu”. Cho nên, giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân ngành Dệt May là yêu cầu khách quan trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đứng trước những thách thức lớn như cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm diễn ra ngày càng gay gắt. Mặt khác, các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn nhập khẩu lao động từ Việt Nam, trong đó có lao động dệt may càng làm cho việc tuyển dụng lao động có tay nghề của Tập đoàn và hệ thống các công ty trong Tập đoàn trở nên khó khăn hơn. Để có được lượng lao động kỹ thuật lành nghề, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có nhiều cách thức khác nhau nhằm thu hút đội ngũ công nhân trong đó ngoài việc khuyến khích bằng lợi ích vật chất, thì việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và lương tâm nghề nghiệp đóng vai trò tích cực.

Cũng như khó khăn chung của ngành Dệt May Việt Nam, công nhân của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng chịu sự phân bổ theo các cụm công nghiệp. Sự tập trung công nhân tại các cụm Dệt May dẫn đến tình trạng di dân và kéo theo là đời sống người lao động có tính chất tạm bợ, không ổn định, khó khăn, dẫn đến những vấn đề gây mất ổn định xã hội; dần dần làm giảm sức hấp dẫn của việc di cư tìm việc làm trong các cụm công nghiệp dệt may. Trong thực tế, số lượng công nhân đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, thời gian làm việc dài gây căng thẳng, thu nhập của công nhân ngành Dệt May thấp, cộng với sự biến động liên tục do phải tuyển dụng mới công nhân đã làm cho không ít công nhân tự bỏ nghề, bị xao động về ý chí phấn đấu. Điều này đòi hỏi Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần có biện pháp thiết thực thì mới thu hút được lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và xây dựng đất nước theo hướng hiện đại.

Ngày nay khi mà các thang giá trị của xã hội có nhiều thay đổi, để đáp ứng thực tế sản xuất và tương lai phát triển của ngành, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng: “Chương trình phát triển nhân lực Dệt May đến năm 2010, tầm nhìn 2020”. Chương trình đã nghiên cứu và đưa ra dự báo về

số lượng nhân lực cần đào tạo mới, bổ sung, cập nhật kiến thức cho ngành Dệt May đến năm 2010, ước tính đến 2020, đồng thời định hướng một số chương trình đào tạo cho các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, chương trình chưa đề cập tới những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có của mỗi đối tượng lao động, vị trí lao động trong ngành dệt may. Cho nên đây là yêu cầu cần thiết phải giáo dục đạo đức cho đội ngũ công nhân để họ xác định được kỹ năng, thái độ khi tham gia lao động trong ngành, đồng thời củng cố vai trò của đội ngũ công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đối với ngành Dệt May nói riêng và xã hội nói chung.

Hơn nữa, trong những năm gần đây sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, đạo đức của một bộ phận thanh niên Việt Nam trong đó có các công nhân trẻ của ngành Dệt May. Do đó việc giáo dục cho người công nhân về chuyên môn nghiệp vụ, về đức tính Cần - Kiệm - Liêm - Chính, về ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần làm chủ xã hội, về bản chất quốc tế là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ, không phải người công nhân có trình độ chuyên môn tốt mà đã làm ra các sản phẩm tốt như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì vô dụng”. Người công nhân có chuyên môn nghiệp vụ mà không có đạo đức thì

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công nhân tập đoàn dệt may việt nam hiện nay theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w