Việc nghiên cứu, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng, khôngchỉ cần thiết về mặt lý luận, mà còn nhằm làm cho mọi người hiểu vàtiếp thu tư tưởng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN ĐÌNH THẢO
HÀ NỘI - 2012
MỞ ĐẦU
Trang 21 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cáchmạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệtxuất của thế giới Mặc dù đã đi xa, nhưng những tư tưởng mà Người đã
để lại cho Đảng, cho dân tộc ta là một tài sản tinh thần vô giá Văn kiệnĐại hội VII của Đảng ta năm 1991 đã khẳng định: cùng với chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng vàkim chỉ nam cho hành động của Đảng Trong di sản phong phú màNgười để lại thì tư tưởng về đạo đức cách mạng là một tư tưởng có giátrị nhân văn sâu sắc Chẳng những đó là sự tiếp nối và phát huy cao độnhững giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam,
mà còn là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vàođiều kiện cụ thể của nước ta
Hồ Chí Minh là bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”, cả cuộc đời và
sự nghiệp của người là một tấm gương sáng về đạo đức để toàn Đảng,toàn dân ta noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ HồChí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạngcho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh
để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức Có thể nói,đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ ChíMinh trong sự nghiệp cách mạng Việc nghiên cứu, giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng, khôngchỉ cần thiết về mặt lý luận, mà còn nhằm làm cho mọi người hiểu vàtiếp thu tư tưởng đạo đức của Người Trên cơ sở đó, noi theo tấmgương đạo đức của Hồ Chí Minh, phấn đấu vươn lên, hoàn thiện bảnthân mình, góp phần vào sự phát triển của đất nước
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tích cựcchủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nước ta phát triển vững chắctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, công cuộc đổi mới ở nước ta trong 26 năm qua đã đạtđược những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện Đây là một quá trìnhchứa đựng những vận hội, thời cơ mới và những khó khăn, thách thức
Trang 3mới Các nguy cơ đan xen nhau cùng tác động đã gây ra những tiêucực, làm suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinh viên Trong tưtưởng Hồ Chí Minh, thanh niên, sinh viên là “mùa xuân” của đất nước,
“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhàthịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [39,tr.185] Người căn dặn trong di chúc “Đảng phải có kế hoạch đào tạobồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồngvừa chuyên Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làmrất quan trọng và rất cần thiết” Đảng ta đã kế thừa, vận dụng sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định “Thanh niên là rường cột củanước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kíchtrong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hộinhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” Nhưng thật đáng tiếc làtrong xã hội hiện nay, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường vànhững âm mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch nên một số thanhniên, sinh viên đã có những biểu hiện của lối sống thực dụng, xa hoa,hưởng thụ, vị kỷ, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, chạy theo lợi ích vật chất,coi đồng tiền là trên hết; xa rời các truyền thống đạo đức tốt đẹp củadân tộc, có thái độ bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đấtnước Một số lượng không nhỏ sinh viên vấp phải những tiêu cực trongthi cử, có thái độ ứng xử giao tiếp không tốt, “lệch chuẩn” với gia đình,
xã hội, biểu hiện sự vô cảm trước cuộc sống; và đặc biệt là sa vào các tệnạn xã hội như cờ bạc, lô đề, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm… ảnhhưởng đến tương lai sự nghiệp của của mình nói riêng và sự nghiệp xâydựng và phát triển đất nước nói chung Thanh niên Hải Phòng, (trong
đó có rất nhiều học sinh, sinh viên) cũng không nằm ngoài tình trạngchung đó Theo thống kê từ Bộ Công an, tính đến hết tháng 6 năm
2011, cả nước đã có 150.000 người nghiện, trong đó số người nghiện
ma túy ở Hải Phòng là 9.295 người, chủ yếu là nghiện Heroin ở lứa tuổi
từ 18 - 45 Hiện tượng làm "gái bao", mắc vào tệ nạn mại dâm, "sống thử", quan hệ tình dục trước hôn nhân đã tạo hình ảnh không tích cực về
sinh viên Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do trong
Trang 4những năm vừa qua chúng ta chưa thực sự quan tâm giáo dục đạo đứclối sống, và trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trước những biếnđộng của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.Nội dung giáo dục còn sơ sài, thiếu chiều sâu Hình thức, phương phápgiáo dục còn khiên cưỡng, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên Tất
cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải nhận thức đúng đắn vai trò củagiáo dục đạo đức và giá trị đạo đức mới cho sinh viên trong giai đoạnhiện nay
Từ nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh,thực trạng đạo đức của sinh viên và tầm quan trọng của việc đấu tranhkhắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống của sinh viên trong xã hội,
tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn của mình.
2 Tình hình nghiên cứu
Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ
thị số 06-CT/TW về phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhằm “làm cho toàn Đảng, toàn dân
nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tưtưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biếnmạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh; nâng caođạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sựsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội,góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng” Sau hơn
5 năm thực hiện, với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy
và tổ chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhândân, cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Kết quả triển khai cuộc vận động đãkhẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp báchtrước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách
Trang 5mạng của Đảng và nhân dân ta Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị ban hànhChỉ thị số 03 - CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm “phát huy kết quả đã đạt được,khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thờigian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâusắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức vàphong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơnnữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấutranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêucực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” Hai cuộc vận động trên của Đảng ta đã cho thấy giá trị to lớn của tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với đời sống đạo đức vàtinh thần của toàn xã hội Tuy nhiên, không phải bây giờ vấn đề nàymới được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu Thực tế là từ trước khi BộChính trị ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006
về phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, vấn đề tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã là một đề tài
thu hút các nhà nhà khoa học đi sâu nghiên cứu:
Giáo sư Vũ Khiêu (chủ biên), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Truyền thống dân tộc và nhân loại”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Cho đến nay, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức Hồ ChíMinh nói riêng cho thanh niên - sinh viên đã trở thành một nhiệm vụ
Trang 6quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước Có nhiềucông trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức và đạo đức Hồ ChíMinh trong sinh viên như:
- Trần Sĩ Phán: “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án
Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,1999
- Hoàng Anh: “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
Triết học; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001
- Doãn Thị Chín: “Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” (qua thực tế một số trường đại học,
cao đẳng ở thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004
- Nguyễn Thế Kiệt: “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học số 6/1996.
- Tô Thị Nhung: “Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006
- Nguyễn Hùng Oanh: “Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay”; Luận án Tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2002
- Hoàng Kim Oanh: “Vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y
ở Thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007
- Nguyễn Đình Quế: “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam”, Luận văn Thạc
sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000
- Nguyễn Thái Sinh: “Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan quân đội”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện
Chinh trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003
Trang 7- Thái Duy Tuyên (chủ biên): “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, Đề tài KX - 07, Hà Nội,
1994
Nhìn chung, các công trình nói trên đã nghiên cứu khá sâu sắc vấn
đề giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nói riêng cho thanhniên, sinh viên Tuy nhiên, chưa có đề tài nào chuyên biệt nghiên cứu
“Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Vì vậy,
tác giả quyết định lựa chọn vấn đề này là đề tài nghiên cứu cho luậnvăn của mình với hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé của mình để làmsáng tỏ hơn các vấn đề thực tiễn, lý luận đặt ra trong quá trình xâydựng, phát triển đạo đức cho sinh viên nói chung và cho sinh viên cáctrường cao đẳng ở Hải Phòng nói riêng trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lý giải sự cần thiết và đánhgiá thực trạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cáctrường cao đẳng ở Hải Phòng từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đứccho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng trong giai đoạn hiệnnay
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích những giá trị cốt lõi trong di sản tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh và khái quát các đặc điểm của tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh
- Đánh giá thực trạng đạo đức và công tác giáo dục tư tưởng vàtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường cao đẳng ởHải Phòng hiện nay
Trang 8- Xây dựng và luận giải các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiệnnay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng trong giai đoạnhiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên đang học tập tại 3 trường cao đẳng trên địa bàn thành phốHải Phòng như: Cao đẳng Hàng hải I, Cao đẳng Y tế Hải Phòng, Caođẳng Cộng đồng Hải Phòng
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm triết học và đạo đức Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, kế thừa những thành tựu của một sốcông trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến nộidung mà đề tài luận văn đề cập
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp lịch sử vàlôgíc, phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học….để thựchiện mục đích và nhiệm vụ đề tài đề ra
6 Đóng góp và ý nghĩa của luận văn
6.1 Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn
đề giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường cao đẳngHải Phòng hiện nay
- Đề ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quảcông tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Hải Phòng hiện nay
6.2 Ý nghĩa của luận văn
Trang 9Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu để giáo dục đạo đức chosinh viên thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đoàn, cáchoạt động ngoại khoá và lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minhtrong giảng dạy môn Chính trị, các môn khoa học Mác-Lênin ở cáctrường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn thành phốHải Phòng.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 2 chương, 6 tiết:
Chương 1: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chương 2: Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở
Hải Phòng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thựctrạng và giải pháp
Trang 10Chương 1
TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1 Lý luận chung về đạo đức
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên
tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng
xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội Chúngđược thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sứcmạnh của dư luận xã hội
Đạo đức là một phạm trù lịch sử, kết quả của quá trình phát triểncủa xã hội loài người Đạo đức thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự quyđịnh bởi cơ sở hạ tầng Sự thay đổi hạ tầng kinh tế - xã hội làm thay đổicác chuẩn mực đạo đức của xã hội
Do hành vi đạo đức bắt nguồn từ ý thức đạo đức, cho nên nền đạođức thường tỉ lệ thuận với trình độ học vấn, trình độ nhận thức của mỗi
cá nhân Nhưng không phải cứ có trình độ học vấn cao là có trình độđạo đức cao và ngược lại, bởi sự khác biệt giữa ý thức và hành vi đạođức, giữa nhận thức và hành động của mỗi người
1.1.2 Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơbản của đạo đức:
- Chức năng nhận thức: Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
đạo đức có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội
- Chức năng giáo dục: Những chuẩn mực đạo đức được tập thể và
cộng đồng chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi
cá nhân, để mỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cáchcủa mình theo chuẩn mực chung của xã hội
- Chức năng điều chỉnh hành vi: Chuẩn mực đạo đức điều chỉnh
hành vi của các cá nhân, của cả cộng đồng và mối quan hệ giữa ngườivới người trong xã hội
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Trang 111.2.1 Đạo đức mới (đạo đức cộng sản)
Đạo đức là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, xuất hiện sớmnhất trong sự phát triển của lịch sử Trong xã hội cộng sản nguyên thủy,các chuẩn mực và quy tắc này được củng cố trong các phong tục, tậpquán khác nhau của mỗi cộng đồng Với sự ra đời của xã hội chiếm hữu
nô lệ, ý thức đạo đức được hình thành và phát triển với tính cách là mộthình thái riêng của ý thức xã hội Cũng từ đây, trong lịch sử nhân loại
đã xuất hiện nhiều học thuyết về đạo đức, với nhiều quan niệm khácnhau; nhưng do hạn chế về lập trường giai cấp và thế giới quan, cácquan niệm trước Mác về đạo đức đều đi giải thích một cách sai lầm vềnguồn gốc, bản chất, vai trò cũng như quá trình hình thành và phát triểncủa đạo đức trong lịch sử
1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung
và lý luận về về đạo đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nói tóm tắt đạo đức cách mạng là:quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủchốt nhất Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thựchiện tốt đường lối chính sách của Đảng, đặt lợi ích của đảng và củanhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình.Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng vì dân mà đấu tranh quênmình, gương mẫu trong mọi công việc Ra sức học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng vàcải tiến công tác của mình và cùng đồng chí của mình tiến bộ”
1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bảnnhất của con người Việt Nam trong thời đại mới bao gồm những phẩmchất sau:
Trung với nước, hiếu với dân
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Trang 121.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Để xây dựng nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã đề ra một sốnguyên tắc và suốt đời thực hiện không mệt mỏi, tự rèn mình, giáo dụcđảng viên và mọi người cùng thực hiện Đó là các nguyên tắc:
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộngrãi
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Điểm chung giữa đạo đức mới và tư tưởng về đạo đức cách mạngcủa Hồ Chí Minh
Nét đặc thù của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.3 Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái,
vị tha, khoan dung nhân hậu hết mực vì con người
- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần kiệm, liêm, chính, chícông vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phithường