1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Phương Anh

55 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 447,5 KB

Nội dung

Danh mục tài liệu tham khảo1.Giáo trình quản trị khách sạn Nguyễn Văn Minh – Đại học kinh tế Quốc Dân 20042.Giáo trình kinh doanh khách sạn – Trịnh Xuân Đông – Đại học quốc gia Hà Nội 20023.Giáo trình kinh doanh khách sạn du lịch – Đại học thương mại 20034.Quản trị kinh doanh thương mại – Đại học thương mại 19955.Quản lý khách sạn – NXB chính trị quốc gia 1998

Trang 1

Trên thế giới những dấu hiệu đầu tiên về cơ sở lưu trú đã được tìm thấy ởcác quốc gia chiếm hữu nô lệ ở miền Đông cổ đại và muộn hơn ở khu vực ĐịaTrung Hải.

Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là thời kì nổi tiếng được gọi là “kỉ nguyênvàng” trong lịch sử phát triển của kinh doanh khách sạn, đây có thể được coi làbước ngoặt của hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn mang đúng nghĩahiện đại của nó Do sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là sựphát triển về công nghiệp với giao thông thuận tiện, cùng các trung tâm kinh tếlớn mọc lên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh lưutrú

Từ những năm 1990 đến nay kinh doanh khách sạn ở Việt Nam phát triểnnhanh Hoạt động khách sạn (cho ở nhờ, nghỉ nhờ) mang mục đích xã hội ở VN

ra đời tương đối sớm, nhưng nó thực sự trở thành ngành kinh doanh mới chỉ gầnđây, từ sau thời kỳ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế

So với lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạntrên thế giới thì ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam còn khá mới mẻ Thực

tế lúc này đặt ra cho các nhà quản trị kinh doanh làm thế nào để đưa khách sạnmình đứng vững và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế: hội nhập, toàn cầuhóa, thị trường khách sạn có sự cạnh tranh khốc liệt và có sự ảnh hưởng của cáctập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới

Trang 2

Muốn làm được điều đó thì mỗi khách sạn phải không ngừng tìm hiểu và

bổ sung những kiến thức chuyên sâu về kinh doanh khách sạn, xây dựng tínhchuyên nghiệp trong quản lý và điều hành Thực tế kinh doanh đã cho thấy cơcấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn và mối quan hệ giữa các bộ phậnchính của khách sạn chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách sạn

Chúng ta có thể so sánh giữa hai khách sạn có cùng điều kiện như sau: Vốnđầu tư, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất… thì ở khách sạn có cơ cấu bộ máykinh doanh hợp lý khoa học và hiệu quả thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao

1.2 Lý do chủ quan

Từ nhận thức và thực tế trên, là một sinh viên cùng với những kiến thức đãtích lũy được ở nhà trường sau 3 năm học tập và nghiên cứu về chuyên ngànhQuản Trị Kinh Doanh Khách Sạn, em cảm thấy xây dựng cơ cấu tổ chức củamột khách sạn là một trong những yếu tố quan trọng đối với nhà quản trị Nóđóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một kháchsạn Nó là một yếu tố luôn luôn biến đổi không ngừng đặc biệt là trong giai đoạnchuyển mình của nước ta hiện nay Việc xây dựng và lựa chọn cơ cấu tổ chứcphù hợp cho khách sạn mình là yếu tố mấu chốt để đi đến kết quả cuối cùng cầnđạt được của mục tiêu kinh doanh

Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Phương Anh”

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Quản TrịKinh Doanh Khách Sạn_Du lịch và giảng viên Phạm Minh cùng với các anh chịnhân viên thuộc các bộ phận phòng ban ở khách sạn Phương Anh đã giúp đỡ emhoàn thành đề chuyên đề

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạnPhương Anh Mục đích của việc đánh giá thực trạng này là để đánh giá xem

Trang 3

thực tế việc xây dựng và sử dụng cơ cấu tổ chức của khách sạn đã hợp lý haychưa? Đâu là thế mạnh cần được phát huy nhằm tối đa hóa lợi ích cho kháchsạn? Đâu là điểm yếu cần khắc phục? Để khách sạn ngày càng hoàn thiện hơnnữa và có thể tạo niềm tin, ấn tượng đồng thời thu hút được đông đảo lượng dukhách đến với khách sạn.

Từ việc đánh giá thực trạng trên, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể phù hợpvới đặc điểm kinh doanh của khách sạn nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt độngcủa cơ cấu tổ chức trong khách sạn, các giải pháp này nhất định phải là các giảipháp thực tế có tính khả thi, phù hợp với năng lực tài chính, khoa học kỹ thuật,đặc điểm kinh doanh của khách sạn

Ngoài ra việc nghiên cứu này còn giúp tăng thêm hiểu biết của bản thân vàtrao đổi kiến thức, đồng thời bản thân được cọ sát với thực tế, áp dụng lý thuyếtvào thực tế Từ đó đưa ra phương hướng giải quyết đổi mới những mặt tồn tại,hạn chế của khách sạn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Phương Anh

Địa chỉ:Lô 18.1.03 – Khu đô thị phía tây Nam Cường – Tân Bình – HảiDương

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khách sạn Phương Anh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở khoa học về hoạt động xây dựng cơ cấu tổ chức trongkhách sạn chính là cơ sở khoa học của việc lựa chọn cơ cấu tổ chức của các nhàquản trị

- Đánh giá thực trạng về hoạt động của cơ cấu tổ chức trong khách sạn mặc

dù có cơ sở khoa học, lý luận, đường lối chỉ đạo song để chuyển chúng thànhthực tế kinh doanh không phải việc đơn giản, bằng không lý thuyết sẽ mãi chỉ là

Trang 4

lý thuyết Việc đánh giá thực trạng của cơ cấu tổ chức phản ánh trình độ, tínhlinh hoạt, khôn khéo… của các nhà quản trị

- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổchức, với điều kiện các giải pháp đó phải có tính khả thi cao phù hợp với đặcđiểm kinh doanh của khách sạn, phù hợp với điều kiện của khách sạn

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài ứng dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là sự thống nhất hữu

cơ lý luận và phương pháp, phản ánh đúng đắn thế giới khách quan và chỉ ranhững cách thức để định hướng cho con người

- Phương pháp thống kê: là phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trìnhbày số liệu,tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ choquá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định

- Phương pháp phân tích tổng hợp: từ việc nghiên cứu chỉ tiêu giữa cácnăm, sử dụng các phương pháp thống kê so sánh để đưa ra các kết luận về tìnhhình kinh doanh cũng như về cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn

- Phương pháp thực tiễn: Thông qua quan sát, thu thập thông tin thực tế tạikhách sạn Phương Anh

6.Kết cấu của chuyên đề

Gồm 3 chương:

Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh khách sạn

Chương 2:Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Phương Anh

Chương 3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh cho khách sạn Phương Anh

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

BỘ MÁY KINH DOANH KHÁCH SẠN

Khách sạn là một dạng, một loại tiêu biểu của cơ sở kinh doanh lưu trúnhưng luôn có dây truyền công nghệ kinh doanh mang tính chất chuyên nghiệpcao, cơ sở vật chất kỹ thuật tiện nghi, đội ngũ nhân viên được tiêu chuẩn hóa,chuyên nghiệp hóa ở mức cao theo từng chức danh công tác, từng vị trí làm việc

cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng giao tiếp ứng xử

1.2 Kinh doanh khách sạn

khái niệm kinh doanh khách sạn lúc đầu dùng để chỉ hoạt động cung cấpchỗ ngủ cho khách trong khách sạn và quán trọ Sau đó cùng với những đòi hỏithương mại nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch và mongmuốn của chủ khách sạn nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách, dần dầnkhách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống, phục vụ nhu cầucủa khách Từ đó các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng 2 khái niệmkinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng: Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụphục vụ nhu cầu nghỉ ngơi ăn uống cho khách

Theo nghĩa hẹp: Kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầungủ, nghỉ cho khách

Trang 6

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về kinh doanh khách sạn dù là nghĩarộng hay nghĩa hẹp thì người ta vẫn thừa nhận hai khái niệm này, nhưng trênphương diện chung nhất thì có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạnnhư sau:

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp cácdịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng cácnhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đính có lãi

2.Đặc điểm kinh doanh khách sạn

2.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm

du lịch

Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi cótài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc conngười đi du lịch Nơi nào không có tài nguyên du lịch, nơi đó không thể cókhách du lịch tới, mà như trên đã trình bày thì đối tượng khách hàng quan trọngnhất của một khách sạn chính là khách du lịch

Qua đây có thể thấy tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến kinhdoanh của khách sạn Mặt khác khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗiđiểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của các khách sạn trong vùng Giá trị vàsức hấp dẫn của tài nguyên du lịch còn có tác dụng quyết định thứ hạng củakhách sạn Chính vì thế khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi các nhàquản trị kinh doanh khách sạn nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịchcũng như những nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫntới các điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình kháchsạn khi đầu tư, xây dựng và thiết kế Ngoài ra khi các điều kiện khách quan tácđộng tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điềuchỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp Bên cạnh đó, đặcđiểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của cáckhách sạn tại các điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm giátrị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch Chính vì vậy khi muốn đầu

tư, xây dựng một khách sạn tại điểm du lịch thì các nhà đầu tư nên tính toán và

Trang 7

có biện pháp duy trì, gìn giữ và phát triển tài nguyên du lịch đó Chỉ có như vậythì kinh doanh khách sạn mới có thể phát triển và đứng vững được.

2.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng caocủa sản phẩm khách sạn, như đã biết sản phẩm của khách sạn là dịch vụ, kháchhàng đến đây đều là khách du lịch Họ là những người có khả năng thanh toán

và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thường Vì thế yêu cầu đòi hỏicủa họ về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch làrất cao, khách sạn muốn tồn tại và phát triển được không còn cách nào khác màphải luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, tức là chất lượng cơ sở vậtchất kỹ thuật của khách sạn cũng phải cao có nghĩa là các trang thiết bị, cơ sởvật chất của khách sạn phải là trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, để có thể thỏamãn được nhu cầu của khách hàng Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắpđặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầucủa công trình khách sạn lên cao

Ngoài ra khách sạn đòi hỏi phải có một khoảng đất rộng để tạo cảm giácthoải mái, gần gũi với thiên nhiên thì khách hàng tới nghỉ ngơi tại đây Đây cũngchính là nguyên nhân đẩy chi phí ban đầu của khách sạn lên cao

2.3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ nàykhông thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụtrong khách sạn Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóacao Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thườngkéo dài 24/24 giờ mỗi ngày Do vậy cần phải sử dụng một số lượng lớn lao độngphục vụ trực tiếp trong khách sạn Với đặc điểm này, các nhà quản lý khách sạnluôn phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đốicao, khó giảm thiểu chi phí này mà không ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụcủa khách sạn Khó khăn cả trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công, bốtrí nguồn nhân lực của mình Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ các

Trang 8

nhà quản lý khách sạn thường coi việc giảm thiểu chi phí lao động một cách hợp

lý là một thách thức lớn đối với họ

2.4 Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào một số nhân tố mà các nhân tố này lạihoạt động theo một số quy luật như: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội,quy luật tâm lý của con người

Chẳng hạn, sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyênthiên nhiên, với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết, khí hậu trong nămluôn tạo ra những thay đổi theo những quy luật nhất định trong giá trị và sức hấpdẫn của tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùacủa lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch Từ đó tạo ra sự thay đổi theo mùatrong kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở cácđiểm du lịch biển hay nghỉ núi

Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì điều đó cũng gây ra nhữngtác động tiêu cực và tích cực đối với kinh doanh khách sạn Vấn đề đặt ra chocác khách sạn là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đếnkhách sạn để từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phụcnhững tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm pháttriển hoạt động kinh doanh khách sạn có hiệu quả

Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sảnphẩm của khách sạn có chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với khách là côngviệc không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động mà còn phụ thuộc vàonăng lực của nhà quản lý trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó rasao

3 Yêu cầu của tổ chức bộ máy

Thứ nhất: Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ toàndiện các chức năng quản trị của doanh nghiệp mình

Thứ hai: Đảm bảo nguyên tắc chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệmtrên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong doanhnghiệp mình

Trang 9

Thứ ba: Phải phù hợp với khối lượng công việc, thích ứng với đặc điểmkinh tế, kỹ thuật cơ sở vật chất cảu khách sạn mình.

Thứ tư: Đảm bảo tổ chức bộ máy chuyên sinh gọn nhẹ và có những hiệulực khi số cấp quản trị và số bộ phận trong bộ máy quản trị là ít nhất vẫn hoànthành được chức năng nhiệm vụ được giao

4 Nguyên tắc hoạt động của cơ cấu tổ chức kinh doanh

4.1 Nguyên tắc xác định theo chức năng

Một vị trí công tác hay một bộ phận được định nghĩa càng rõ ràng theo cáckết quả mong đợi, các hoạt động cần tiến hành, các quyền hạn được giao và cácmối liên hệ thông tin với các tổ công tác hay bộ phận khác thì những người cótrách nhiệm càng có thể đóng góp xứng đáng hơn cho việc hoàn thành mục tiêucủa tổ chức

4.2 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn

Việc giao quyền cho từng người cần phải tương xứng với nhiệm vụ, trình

độ, đảm bảo cho họ có khả năng thực hiện các kết quả mong muốn

4.3 Nguyên tắc bậc thang

Tuyến quyền hạn từ người quản trị cao nhất trong tổ chức đến mỗi vị tríbên dưới càng rõ ràng thì các vị trí trách nhiệm ra quyết định sẽ càng rõ ràng vàcác quá trình thông tin trong tổ chức sẽ càng có hiệu quả

4.4 Nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm

Ta biết rằng quyền hạn từ người quản trị cao nhất trong tổ chức đến mỗi vịtrí bên dưới càng rõ ràng thì các vị trí trách nhiệm ra quyết định sẽ càng rõ ràng

và các quá trình thông tin trong tổ chức sẽ càng có hiệu quả

4.5 Nguyên tắc tính tuyệt đối và trách nhiệm

Cấp dưới phải chịu trách nhiệm trong công việc thực hiện nhiệm vụ trướccấp trên trực tiếp của mình, một khi họ chấp nhận sự phân công, quyền hạn vàthực thi công việc, còn cấp trên không thể lẩn tránh trách nhiệm về các hoạtđộng được thực hiện bởi cấp dưới của mình trước tổ chức

4.6 Nguyên tắc thống nhất trong mệnh lệnh

Mối quan hệ trình báo của từng cấp dưới lên một cấp trên duy nhất càng

Trang 10

hoàn hảo thì mâu thuẫn trong các chỉ thị sẽ càng ít và ý thức trách nhiệm cánhân trước các kết quả cuối cùng càng lớn.

4.7 Quyền hạn theo cấp bậc

Việc duy trì sự phân quyền đã định đòi hỏi các quyết định trong phạm viquyền hạn của ai phải chính người đó đưa ra, từ đó tránh nhiệm của mỗi cá nhân

về quyết định của mình càng lớn, càng có tính chính xác

4.8 Nguyên tắc giá trị thay đổi

Một số tổ chức linh hoạt khi tổ chức đó đưa vào trong cơ cấu và kỹ thuật

dự đoán phản ứng trước những sự thay đổi Ngược lại một tổ chức xây dựngcứng nhắc, với các thủ tục quá phức tạp hay với các tuyến phân chia bộ phậnquá vững chắc đều có nguy cơ đổ vỡ trước thách thức thay đổi và kinh tế, chínhtrị, xã hội, công nghệ và sinh thái Luôn nhạy bén thị trường về những thay đổithường nhật, để nắm bắt kịp thời và đưa ra các biện pháp phù hợp

4.9 Nguyên tắc cân bằng

Việc vận dụng các nguyên tắc hay biện pháp phải cân đối, căn cứ và toàn

bộ kết quả của cơ cấu trong việc đáp ứng mục tiêu của tổ chức

5.Các nhân tố ảnh hưởng cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh khách sạn

5.1 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh

Khi thiết kế cơ cấu tổ chức phải bám lấy mục tiêu và chiến lược kinh doanhbởi cơ cấu tổ chức là một trong những yếu tố để đạt được mục tiêu và chiến lượckinh doanh

Trong quản lý hiện đại chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thểtách rời nhau Bất cứ chiến lực nào cũng lựa chọn trên cơ sở phân tích các cơ hội

và sự đe dọa của môi trường, những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức Trong

đó cơ cấu là một yếu tố quan trọng trong tổ chức cũng phải phù hợp với cơ cấutrong tổ chức và như vậy mới mang lại hiệu quả cao

5.2 Quy mô và sự đa dạng của mô hình kinh doanh

Thông thường, quy mô kinh doanh càng lớn thì cơ cấu tổ chức càng phứctạp, càng đa dạng hóa kinh doanh thì cơ cấu càng cồng kềnh, có khi dẫn đến rắcrối

Trang 11

5.3 Quan điểm của nhà lãnh đạo cấp cao và trình độ, năng lực của đội ngũ công nhân viên.

Thái độ của lãnh đạo cấp cao có thể tác động đến cơ cấu tổ chức các cán bộquản lý theo phương thức truyền thống thường thích sử dụng những hình thức tổchức điển hình như tổ chức theo chức năng với hệ thống thứ bậc khi lựa chọn

mô hình tổ chức cũng cần xem xét đến đội ngũ công nhân viên Nhân lực cótrình độ, kỹ năng cao thường ảnh hưởng tới các mô hình giá trị mở các nhânviên cấp thấp và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thường thích mô hình tổchức tổ đội phân nhóm, bộ phận được chuyên môn hóa như tổ chức theo chứcnăng, vì các mô hình như vậy có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng hơn và tạo cơhội để liên kết những đối tượng có chuyên môn tay nghề tương đồng

5.4 Sự biến động của môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu.

Giữa môi trường và cơ cấu tổ chức có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau nhưmột cơ cấu tổ chức luôn bắt kịp sự biến đổi của môi trường thì chắc chắn tổchức đó hoạt động có hiệu quả trong điều kiện môi trường phong phú về nguồnlực đồng nhất, tập chung và ổn định Tổ chức thường có cơ cấu cơ học, trong đóviệc ra quyết định mang tính tập chung với những chỉ thị nguyên tắc thể lệ cứngrắn vẫn có thể mang lại hiệu quả cao Ngược lại những tổ chức muốn thành côngtrong điều kiện khan hiếm nguồn lực, đa dạng, phân tán và thay đổi nhanhchóng thường phải xây dựng cơ cấu tổ chức với các mối quan hệ hữu cơ, trong

đó việc ra quyết định mang tính chất phi tập chung, với các thể lệ mềm mỏngcác bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau và các tổ đội đa chức năng

5.5 Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ.

Công nghệ bao gồm quá trình sử dụng trí tuệ và máy móc nhằm chuyển cácyếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra phục vụ khách hàng của tổ chức giữacông nghệ và cơ cấu tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Những côngnghệ mang tính thông lệ cao, tức là những công nghệ này dựa rất nhiều vào kiếnthức và hiểu biết của các chuyên gia chuyên ngành và thường gắn với những tổchức trao quyền

Trang 12

5.6 Phạm vi hoạt động và kiểm soát

Phạm vi kiểm soát liên quan tới số nhân viên dưới quyền khi lựa chọn

“phạm vi lựa chọn” thích hợp cho doanh nghiệp phải xem xét một số yếu tố sau:

* Tính tương tự của công việc: Công việc của các bộ phận càng tương đồngbao nhiêu thì phạm vi kiểm soát càng mở rộng bấy nhiêu và các công việc càng

ít giống nhau bao nhiêu thì phạm vi kiểm soát càng thu hẹp bấy nhiêu

* Đào tạo và chuyên nghiệp hóa: nhân viên cấp dưới có tay nghề cao vàđược đào tạo càng nhiều thì phạm vi kiểm soát càng được mở rộng

* Sự ổn định của công việc: Công việc diễn biến theo thường lệ càng ổnđịnh thì tầm kiểm soát càng rộng Nếu công việc còn mơ hồ, không được rõ ràng

và không có tính chất ổn định thì tầm kiểm soát phải hẹp lại

6.Căn cứ hình thành cơ cấu tổ chức

+ Căn cứ vào triết lý kinh doanh: quan điểm chỉ đạo kinh doanh cùng việctạo lập các ê kíp làm việc của nhà quản trị cấp cao Tùy theo triết lý kinh doanhquan điểm chỉ đạo từ trên xuống của mỗi khách sạn mà khách sạn đó có những

cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh cũng khác nhau mang tính riêng biệt đặctrưng cho khách sạn đó

Phụ thuộc vào dung lượng thị trường, đặc điểm của thị trường: Căn cứ và

cơ cấu các mặt hàng kinh doanh, các loại hình dịch vụ mà khách sạn đó đã vàđang sắp xếp tổ chức bán ra, chính những cơ cấu về mặt hàng kinh doanh, loạihình dịch vụ đó chính là những yếu tố cơ bản quyết định phát sinh mở rộng haythu hẹp các đơn vị bộ phận trong cấu trúc tổ chức bộ máy kinh doanh trongkhách sạn

+ Căn cứ và mức độ chuyên môn hóa của công nghệ kinh doanh, quy môcủa khách sạn càng lớn mức độ chuyên môn hóa càng cao, các bộ phận càng cótính tương đối độc lập và ngược lại Những khách sạn có quy mô nhỏ, mức độchuyên môn hóa không cao một bộ phận có thể kiêm nhiệm nhiều công việc củanhững bộ phận khác

+ Căn cứ vào trình độ khả năng điều hành của các nhà quản trị, khả năngkiểm soát, giám sát xu hướng chung thường là trình độ năng lực của các nhà

Trang 13

quản trị gia tăng, khả năng bao quát quản lý rộng, số lượng đơn vị bộ phận cóthể được thu hẹp lại.

+ Căn cứ vào trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghiệp vụ, mức độ chuyên mônhóa của đội ngũ nhân viên trong khách sạn theo hướng năng lực trình độ nghiệp

vụ, mức độ chuyên môn hóa càng cao thì lượng đơn vị, bộ phận có xu hướng thugọn lại đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn

+ Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ kinh doanh: mức độ tiên tiếncủa cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn cùng khả năng khai thác sử dụnglàm chủ cơ sở vật chất công nghệ đó

+ Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trong khách sạn, trên thương trường củakhách sạn: Căn cứ này liên quan tới các đối tác, các đối thủ cạnh tranh, liên quanđến các thị phần của doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác

Đó là những cơ sở khoa học chủ yếu để thiết lập bộ máy kinh doanh củakhách sạn

7.Một số kiểu cơ cấu tổ chức

7.1.Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến

Đây là hình thức tổ chức cổ điển nhất, phổ biến vào thế kỷ XIX Hình thứcnày phù hợp với những doanh nghiệp, khách sạn nhỏ mới thành lập trong cơ cấu

tổ chức trực tuyến, người lãnh đạo ra toàn bộ các quyết định trong hoạt động của

Giám đốc

Phụ trách lễ tân, buồng

Nhân

viên

lễ tân

Nhân viên buồng

Nhân viên dọn

vệ sinh

Phụ trách tổ chức hành chính

Nhân viên

kế toán

Nhân viên hành chính

Nhân viên bảo vệ

Trang 14

doanh nghiệp, khách sạn, các nhân viên chỉ là người thực hiện trực tiếp nhiệm

vụ đó do người lãnh đạo giao cho

+ Ưu điểm:

- Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng

- Thông tin trực tiếp, chính xác và ít biến dạng

- Cơ cấu đơn giản, linh hoạt, chi phí gọi đến thấp

- Trách nhiệm phân công rõ ràng

- Dễ dàng cho nhà quản lý trong điều hành và các nhân viên có mối quan

hệ thân thiết với nhau trong công việc

+ Nhược điểm:

- Đòi hỏi người lãnh đạo phải toàn diện

- Thường dẫn đến sự độc đoán trong công việc

- Không phát huy được tính sáng tạo của toàn doanh nghiệp

- Tính chuyên môn hóa không cao

- Sử dụng các nguồn nhân lực của khách sạn có hiệu quả thấp

7.2.Mô hình tổ chức theo chức năng

Khi doanh nghiệp, khách sạn phát triển các nhà lãnh đạo không còn đủ khảnăng, kỹ năng để thực hiện mọi công việc trong tất cả các lĩnh vực (Kế toán, tàichính…) của hoạt động kinh doanh Nhà lãnh đạo buộc phải thuê đến cácchuyên môn trong từng lĩnh vực, đó là nguyên nhân dẫn đến hình thành cơ cấu

tổ chức theo chức năng, trong đó các chức năng cơ bản của khách sạn được thực

Trang 15

hiện bởi các nhóm chuyên gia trong từng lĩnh vực Phối hợp giữa các chức năng

là yếu tố quan trọng nhất của loại hình cơ cấu tổ chức này, cơ cấu tổ chức nàyđược thực hiện trên những nguyên lý sau:

- Có sự tồn tại của các đơn vị chức năng

- Không theo tuyến

- Các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến, do đó mỗiđơn vị cấp dưới có thể có nhiều cấp trên của mình

+ Ưu điểm:

- Sử dụng những chuyên gia giỏi trong thời gian quản trị và tính sáng tạocủa doanh nghiệp

- Không đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện

- Có khả năng làm tăng hiệu quả quản trị

- Tăng cường sự phát triển chuyên môn hóa

+ Nhược điểm:

- khó thực hiện nguyên tắc thống nhất một chỉ huy

- Khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận

- Các hoạt động thiếu sự ăn khớp nhẹ nhàng làm triệt tiêu động lực củanhau

- Chế độ trách nhiệm không rõ ràng

Hình thức tổ chức theo chức năng phù hợp với các doanh nghiệp sản xuấtvới quy mô lớn một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có nhiều điểm tươngđồng Trong thực tế, người ta đã phát triển mô hình cơ cấu tổ chức theo chứcnăng thành nhiều loại hình tổ chức phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệpkhách sạn Các tập đoàn lớn có cơ cấu thành các khách sạn nhỏ, mỗi khách sạnthường tập chung vào một sản phẩm, một dự án hoặc một thị trường Các kháchsạn có cơ cấu tổ chức theo chức năng thường là các tập đoàn có các bộ máy lãnhđạo phối hợp hoạt động của tất cả các công ty trực thuộc Nếu như trong tậpđoàn có nhiều khách sạn nhỏ người ta thường thành lập thêm một cấp quản lý làcác đơn vị chiến lược kinh doanh SBU (Stratrgic Bussineess Unit) Mỗi một

Trang 16

SBU sẽ quản lý một số các công ty (Division)

7.3Mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp

Cơ cấu tổ chức hỗn hợp được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của những dự

án lớn đòi hỏi sự phối hợp của hầu hết các bộ phận trong khách sạn Cơ cấu nàyđược coi là sự kết hợp giữa hình thức tổ chức theo chức năng với mô hình tổchức theo dự án của khách sạn Trong cơ cấu tổ chức hỗn hợp thường tại hai hệthống quản lý song song trên cùng một cấp quản lý Hệ thống quản lý theo chứcnăng ( theo chiều dọc) và hệ thống quản lý dự án (sản phẩm, thị trường…) Các

bộ phận chức năng cung cấp các chuyên gia trong các lĩnh vực còn bộ phận dự

án xây dựng phương án, thời gian hoạt động, tài chính… Nhằm phối hợp hoạtđộng của các chuyên gia chịu sự lãnh đạo chi phối của giám đốc dự án và giámđốc bộ phận chức năng

+ Ưu điểm:

- Tăng khả năng hợp tác, linh hoạt giữa các bộ phận trong khách sạn

- Sử dụng có hiệu quả hơn năng lực của khách sạn

- Tạo động lực cho các chuyên gia phát triển về mọi mặt

- Việc đưa ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, không đồng hóa

+ Nhược điểm

- Có nhiều khả năng tạo ra mâu thuẫn trong các mối quan hệ nội bộ củakhách sạn

- Tốn nhiều thời gian hơn cho các công việc vì được thực hiện qua nhiều

Trưởng bộ phận kinh doanh ăn uống

Bộ phận thu ngân

Bộ phận hành chính Bộ phận bảo vệ

Phòng Tài chính

kế toán Phòng kinh doanh

Phòng Maketing

Trang 17

nhóm, tổ…

- Quản lý trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là quản lý tài chính

- Đôi khi lãng phí nhân lực và chi phí

7.4 Các dạng mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo quy mô

Trên thực tế việc phân loại mô hình tổ chức quản lý kinh doanh khách sạn theo quy mô thường chỉ mang tính chất tương đối, mô hình tổ chức tiêu biểu và phổ biến trong kinh doanh khách sạn là mô hình trực tuyến chức năng Trong cơ cấu

tổ chức này người lãnh đạo được sự giúp đỡ của các bộ phận chức năng để ra quyết định hướng dẫn và kiểm tra, người lãnh đạo chịu trách nhiệm mọi mặt về công việc và hoàn toàn có quyết định trong phạm vi khách sạn Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến quy định từ thấp đến cao

Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh đối vớinhững người quản lý cấp dưới tại các bộ phận để giải quyết công việc tổ chứcquản lý

Trang 18

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KHÁCH SẠN

PHƯƠNG ANH

1 Khái quát về khách sạn Phương Anh.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn

Khách sạn Phương Anh là một khách sạn ba sao với kiến trúc sang trọng vàđộc đáo, tọa lạc tại 18.1.03-khu đô thị phía tây Nam Cường – Tân Bình - HảiDương Nắm bắt được xu thế hiện nay, khách sạn Phương Anh đã ra đời đểphục vụ khách du lịch lưu trú, vui chơi, giải trí… dưới nhiều hình thức khácnhau với phương châm là uy tín, chất lượng và hiệu quả

Mặc dù mới được xây dựng và đi vào hoạt động cách đây không lâu nhưngkhách sạn Phương Anh đã cho thấy đẳng cấp của mình, với đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp, nhiệt tình, năng động, các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cùngvới một cơ cấu tổ chức hợp lý, khách sạn Phương Anh đã gặt hái được nhiềuthành công trong những bước đầu đi vào hoạt động

Là một khách sạn mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn nênkhách sạn Phương Anh đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự lãnh đạo sángsuốt của ban lãnh đạo, sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên trongkhách sạn mà khách sạn đã tạo được sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng

Vì thế mà lượng khách hàng đến khách sạn ngày một đông và khách sạn đã xâydựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Trang 19

Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện, môi trường cảnh quan sạchđẹp, kiến trúc cùng nội ngoại thất sang trọng, độc đáo, có sân trời, bar và phòng

ăn trong khách sạn Khách sạn Phương Anh đã được đánh giá là một trongnhững khách sạn tốt nhất tại TP.Hải Dương

Với kiến trúc 38 phòng, kiểu dáng sang trọng, nổi bật và gần gũi với thiênnhiên, khách sạn Phương Anh đã tạo được sự hấp dẫn đối với các du khách đếnvới Hải Dương

1.2 Chức năng nhiệm vụ của Khách sạn

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn bao gồm:

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Kinh doanh phụ vụ hội nghị, hội thảo, tiệc cưới

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Kinh doanh về dịch vụ bổ xung, massager, karaoke…

Từ các hoạt động trên khách sạn có những nhiệm vụ sau:

- Khách sạn có nhiệm vụ kinh doanh đúng những ngành nghề đăng ký chịutrách nhiệm trước pháp luật, trước công ty về kết quả hoạt động kinh doanh củamình, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm dịch vụcủa khách sạn

- Khách sạn có nhiệm vụ nhận và sử dụng hiệu quả bảo toàn, phát triểnnguồn vốn được giao (bao gồm vốn đầu tư cho doanh nghiệp khác) nhận sửdụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn nhân lực khác được giao đểthực hiện mục tiêu kinh doanh được giao

- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh đã được ký

- Thực hiện nhiệm vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật laođộng

- Có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về kế toán hạch toán,chế độ kiểm toán và chế độ khác do nhà nước, công ty quy định

- Chịu sự kiểm tra của ban tài chính quản trị công ty, tuân theo quy định vềthanh tra của cơ quan tài và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 20

- Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, an ninh quốcphòng

1.3 Cơ cấu tổ chức của khách sạn

Mô hình quản lý trực tuyến

1.3.1 Giám đốc

Là người đứng đầu nắm toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách sạn, lập kế hoạch công tác, các quy tắc, quyđịnh để đạt được mục tiêu kinh doanh, thực hiện đôn đốc, kiểm tra chỉ đạo các

bộ phận hoàn thành công việc được giao, phối hợp quan hệ và công việc giữacác bộ phận trong khách sạn, giải quyết các công việc hành chính hàng ngày đểđảm bảo cho công việc kinh doanh của khách sạn diễn ra bình thường Ngoài raBan Giám đốc còn là người giải quyết những đề xuất, nguyện vọng của nhânviên làm thế nào để nhân viên có lợi cao nhất

Bộ phận kinh doanh

ăn uống

Bộ phận hành chính

Bộ phận nhân sự bảo trì bảo Bộ phận

dưỡng

Bộ phận tài chính

kế toán

Bộ phận dịch vụ bổ sung

Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên

Trang 21

hàng quý, năm của khách sạn theo yêu cầu của cấp trên.

Tiếp nhận công văn đến, các văn bản, thư điện tử có liên quan đến kháchsạn , trình Ban lãnh đạo xử lý và chuyển đến các đơn vị chức năng liên quan đểgiải quyết Ðặt báo, tạp chí cho các đơn vị Gửi công văn đi của các đơn vị trongkhách sạn

Theo dõi phát hiện và có biện pháp đề xuất với giám đốc chấn chỉnh cácthủ tục hành chính trong khách sạn Thường trực thực hiện áp dụng Hệ thốngquản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Quản lý, sử dụng con dấu và các công văn giấy tờ của khách sạn theo đúngquy định

Quản lý và tổ chức công tác lưu trữ các văn bản, tài liệu theo đúng pháplệnh về công tác lưu trữ

Photocopy các loại văn bản, tài liệu phục vụ cho công tác chung của kháchsạn

Tổ chức phục vụ và thực hiện các chế độ cho giám đốc và các đơn vị trongkhách sạn theo quy định hiện hành

Thực hiện các nhiệm vụ khác do sự phân công của giám đốc

1.3.3 Bộ phận Maketing

- Là cầu nối giữa khách hàng và nhân viên trong khách sạn

- Làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường

- Xác định mức giá bán và điều chỉnh giá cho phù hợp với diễn biến trên thịtrường, với kế hoạch kinh doanh của khách sạn với thời vụ

- Tổ chức và thực hiện việc đăng ký (bán) trước về buồng ngủ, tổ chức cáccuộc gặp gỡ (hội nghị, hội thảo, các loại tiệc), tổ chức và thực hiện hoạt độngxúc tiến (tuyên truyền, quảng cáo, kích thích người tiêu dùng, tiêu thụ)

- Tăng cường quảng cáo hình ảnh khách sạn đến với khách hàng

- Thâm nhập vào thị trường lấy ý kiến cảu khách hàng về sự hài lòng ở cácdịch vụ cung cấp của khách sạn

- Liên kết với các khách sạn, công ty lữ hành để gia tăng thêm khách hàngtiềm năng cho khách sạn mình

1.3.4 Bộ phận tài chính kế toán

- Bộ phận này vừa thực hiện chức năng tham mưu vừa thực hiện chức năng

Trang 22

điều hành.

- Vạch ra và tổ chức chiến lược tài chính và thực hiện kế hoạch tài chínhcủa khách sạn

- Chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính của khách sạn lên giám đốc

- Theo dõi thu, chi, quản lý vốn và các loại tài sản

- Xây dựng kế hoạch phân chia tài chính hiệu quả, đảm bảo cung cấp vốn

ổn định cân bằng thu, chi

1.3.5 Bộ phận dịch vụ ăn uống.

- Chức năng chính là kinh doanh thức ăn, đồ uống

- Bố trí, sắp xếp, chuẩn bị các món ăn, bàn ghế cho phù hợp với bữa tiệc,hội nghị, cũng như các bữa ăn hàng ngày của khách

- Giữ vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm soát toàn bộ trang thiết bị trong bộphận

- Đưa ra các biện pháp kinh doanh ăn uống có hiệu quả để tăng doanh thucho khách sạn

1.3.6 Bộ phận kinh doanh lưu trú

* Bộ phận tiếp tân

- Đón tiếp khách, giúp khách giải quyết những phàn nàn và thắc mắc

- Nhận đặt buồng, bố trí buồng, làm thủ tục đặt buồng

- Cung cấp thông tin và giới thiệu về các dịch vụ trong khách sạn tới khách

- Là cầu nối giữa khách hàng với các bộ phận trong khách sạn

- Cung cấp các thông tin về nguồn khách, cơ cấu khách, tình hình khách,nhu cầu của khách để ban lãnh đạo đề ra những kế hoạch kinh doanh cho kháchsạn

- Có thể nói bộ phận tiếp tân là trung tâm thần kinh của khách sạn

* Bộ phận buồng

- Vệ sinh, chuẩn bị buồng đón khách

- Sắp xếp, bố trí buồng, chỉnh trang và thiết kế theo yêu cầu cho khách

- Đảm bảo vệ sinh giặt là đồ vải và các thiết bị của khách sạn và khách

- Quản lý tình hình thụ buồng, doanh số bán buồng của khách sạn

Trang 23

- Phối hợp với các bộ phận liên quan để phục vụ khách.

1.3.8 Bộ phận bảo trì bảo dưỡng

- Sửa chữa các trang thiết bị trong khách sạn

- Kiểm tra và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, cung cấp các điều kiện kỹthuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch

vụ của khách sạn

- Lập quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới trang thiết bị dândụng điện tử, cấp thoát nước, cơ khí, các phương tiện và đồ dùng, dụng cụ giadụng của toàn bộ khách sạn

- Cải tạo, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật

- Tổ chức bộ máy cơ cấu hoạt động cho khách sạn

- Ký kết hợp đồng lao động, thanh toán các khoản lương, thưởng, giảiquyết đãi ngộ theo quy định của khách sạn

- Quản lý thi đua thành tích, khen thưởng, đề bạt đúng người, đúng việc

- Bố trí, phân công công tác cho đội ngũ nhân viên hợp lý

1.4 Đặc điểm kinh doanh của khách sạn

1.4.1 Đặc điểm về vốn, tài sản

- Tính toán đến năm 2011 thì tổng nguồn vốn của khách sạn là 593 triệuđồng Nguồn vốn của khách sạn được hình thành từ lợi nhuận không chia, các

Trang 24

khoản phải trả, các khoản nộp, vay ngân hàng.

Sau đây là bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của khách sạnPhương Anh:

Bảng số 1: Nguồn vốn kinh doanh của khách sạn Phương Anh

ST (trđ) TL (%) TT (%)

Nợ phải trả tăng 73 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 46.17%

Xét về tỷ trọng ta thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất tăng 3.23%

so với tổng nguồn vốn, nợ phải trả giảm 3.23 %

Nhìn chung cơ cấu và sử dụng nguồn vốn của khách sạn chủ yếu từ vốnchủ sở hữu , đây là một cơ cấu vốn khá an toàn, nhưng nếu doanh nghiệp muốn

mở rộng đầu tư thì cần sử sụng nhiều hơn nữa các hình thức huy động vốn khác.Khách sạn có thể tăng cường sử dụng triệt để tối đa ưu điểm của chiếm dụngvốn để đầu tư nhưng không lên chiếm dụng vốn quá lâu vì như thế sẽ mất uy tíncủa khách sạn trên thương trường, vì thế khi sử dụng nguồn vốn này cần lưu ýchỉ nên đầu tư vào những hình thức kinh doanh có thể thu hồi vốn nhanh

1.4.2 Đặc điểm về sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh của khách sạn

Ngoài kinh doanh dịch vụ buồng ngủ, khách sạn còn kinh doanh thêm cảdịch vụ bổ sung khác như đã biết Sản phẩm của khách sạn là dịch vụ vì thế nómang tính chất vô hình, khách hàng phải tự đến và cảm nhận, khách sạn không

Trang 25

thể mang đến để giới thiệu và quảng cáo Chính vì vậy mà thị trường kinh doanhcủa khách sạn cũng bị thu hẹp vì khách sạn luôn ở trong tư thế bị động Các sảnphẩm dịch vụ của khách sạn luôn là những sản phẩm mang tính cao cấp để đápứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bảng số 2:

Các loại phòng và đơn giá(1đêm/buồng)

Loại phòng Đơn giá (Nghìn đồng)

(nguồn khách sạn Phương Anh)

Ở Hải Dương có rất nhiều khách sạn như khách sạn Hoa Hồng, khách sạnHải Dương, khách sạn Hoàng Nguyên… Đây đều là khách sạn có thâm niên lâunăm trong lĩnh vực kinh doanh khác sạn, vì thế có rất nhiều kinh nghiệm vàkhách hàng quen thuộc Khách sạn Phương Anh là một khách sạn mới bướcchân vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn không lâu, còn nhiều khó khăn và bỡngỡ, thị trường còn nhỏ hẹp Chính vì thế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trìnhtìm kiếm thị trường

Hải Dương nằm trong vùng tam giác kinh tế lớn của miền bắc đó là Hà Nội– Hải Phòng – Quảng Ninh, nằm ngay trên quốc lộ 5A con đường huyết mạchnối liền giữa thủ đô Hà Nội với cảng Hải Phòng Chính vì vậy Hải Dương rấtphát triển về thương mại và công nghiệp Điều này ảnh hưởng rất lớn tới đốitượng khách hàng chủ yếu của khách sạn Phương Anh Vì TP.Hải Dương không

có nhiều điểm du lịch lớn và hấp dẫn nào đáng kể nên khách chủ yếu của kháchsạn là các doanh nhân, những người làm trong lĩnh vực kinh doanh kinh tế

1.4.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương

Bảng số 3:

Cơ cấu lao động trong khách sạn

Trang 26

(nguồn khách sạn Phương Anh)

Do tính chất đặc thù về sản phẩm của khách sạn, chính vì vậy mà kinhdoanh khách sạn đòi hỏi một lượng lao động tương đối lớn, phải làm việc24/24h vì vậy lao động của khách sạn có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Vì sản phẩm của khách sạn là dịch vụ nên lao động chủ yếu là lao độngdịch vụ

- Tính chuyên môn hóa cao dẫn đến khó thay thế lao động

- Khó có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa dẫn đến số lượng lao độngnhiều trong cùng một thời gian và không gian, có nhiều loại chuyên môn, nghềnghiệp làm cho khó khăn trong quản lý và điều hành

- Thời gian làm việc của hầu hết các bộ phận phụ thuộc vào thời gian tiêudùng của khách

- Cường độ lao động không đồng đều mang tính thời điểm cao, đa dạng vàphức tạp

- Những nhân viên trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hầu hết là nhữngngười trẻ tuổi, ưa nhìn, có chuyên môn nghiệp vụ tốt

- Thời gian làm việc chia làm 3 ca

(nguồn khách sạn Phương Anh)

- Lao động được trả với một mức lương khá ổn định, tùy theo đặc điểm về

Trang 27

công việc và chức vụ mà mỗi người có một mức lương khác nhau.

1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn

Mới được thành lập và gặp phải khủng hoảng kinh tế và cơn bão giá cả,chúng đã tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh của khách sạn PhươngAnh Theo thống kê của khách sạn cho thấy kết quả kinh doanh của khách sạntrong những năm gần đây như sau:

Lợi nhuận gộp 3587 3946 359 10 42.29 39.87 Chi phí bán hàng 898 982 84 9.35 10.48 9.92 Chi phí quản lý DN 486 516 30 6.17 5.73 5.21 Lợi nhuận trước thuế 2203 2448 245 11.12 25.97 24.73 Thuế thu nhập DN (25%) 550.75 612 61.25 11.12 6.79 6.48 Lợi nhuận sau thuế 1652.2

5 1836 183.75 11.12 19.48 18.55 (nguồn khách sạn Phương Anh)Qua bảng thống kê trên ta thấy:

Tổng doanh thu của năm 2012 so với năm 2011 tăng 1416 triệu đồng tươngứng với tỷ lệ tăng là 16,69%

Tỷ lệ tăng của giá vốn cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu sẽ ảnh hưởng trựctiếp tới lợi nhuận của năm 2012 Cho thấy việc sử dụng nguyên vật liệu sản xuấtkinh doanh của năm 2012là lãng phí hơn năm 2011 Vì vậy doanh nghiệp cầnxem xét lại về việc sử dụng nguyên vật liệu để sao cho hợp lý Để đánh giá chitiết hơn ta sẽ so sánh tất cả các chỉ tiêu với doanh thu thuần

Giả sử năm 2010 trong 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bánchiếm 57,71 đồng Lợi nhuận gộp lại còn lại là 42,29 đồng Trong đó chi phí bánhàng chiếm 10,48 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 5,73 đồng Do vậy lợi

Ngày đăng: 16/07/2014, 22:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 4: - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Phương Anh
Bảng s ố 4: (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w