Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Tiến Thành, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy cho khách sạn.”

63 2.5K 13
Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Tiến Thành, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy cho khách sạn.”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài11.1. Lý do khách quan11.2. Lý do chủ quan22. Mục đích nghiên cứu23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu33.1. Đối tượng nghiên cứu33.2 Phạm vi nghiên cứu34. Nhiệm vụ nghiên cứu35. Phương pháp nghiên cứu4PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH KHÁCH SẠN1. Một số vấn đề về kinh doanh khách sạn51.1. Khách sạn51.2. Kinh doanh khách sạn51.3. Đặc điểm kinh doanh khách sạn61.3.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch61.3.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn71.3.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn71.3.4. Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật82. Tổ chức và cơ cấu tổ chức82.1. Tổ chức82.1.1. Khái niệm TC82.1.2. Chức năng của tổ chức92.1.3. Khái niệm Tổ chức bộ máy kinh doanh92.1.4. Yêu cầu của tổ chức bộ máy92.2. Cơ cấu tổ chức102.2.1. khái niệm cơ cấu tổ chức102.2.2. Các nguyên tắc của cơ cấu tổ chức102.2.2.1. Nguyên tắc xác định theo chức năng102.2.2.2. Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn112.2.2.3. Nguyên tắc bậc thang112.2.2.4. Nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm112.2.2.5. Nguyên tắc tính tuyệt đối và trách nhiệm112.2.2.6. Nguyên tắc thống nhất trong mệnh lệnh112.2.2.7. Quyền hạn theo cấp bậc112.2.2.8. Nguyên tắc giá trị thay đổi112.2.2.9. Nguyên tắc cân bằng122.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức122.2.3.1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh122.2.3.2. Quy mô và sự đa dạng của mô hình kinh doanh122.2.3.3. Quan điểm của nhà lãnh đạo cấp cao và trình độ, năng lực của đội ngũ công nhân viên.122.2.3.4. Sự biến động của môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu.132.2.3.5. Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ.132.2.3.6. Phạm vi hoạt động và kiểm soát132.2.4. Các căn cứ hình thành cơ cấu tổ chức kinh doanh trong khách sạn142.2.5. Cơ chế vận hành của bộ máy tổ chức152.2.6. Các kiểu mô hình tổ chức bộ máy162.2.6.1. Các kiểu mô hình tổ chức bộ máy cơ bản162.2.6.2. Các dạng mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo quy mô192.2.7. Sự cần thiết phải nghiên cứu cơ cấu tổ chức trong khách sạn.202.2.7.1. Do sự cạnh tranh trên thị trường.202.2.7.2. Do khủng hoảng kinh tế.212.2.8. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức bô máy kinh doanh222.2.8.1. Nguồn nhân lực222.2.8.2. Công nghệ232.2.8.3. Chiến lược kinh doanh232.2.8.4. Quy mô khách sạn242.2.8.5. Môi trường kinh doanh242.2.8.6. Quan hệ bên trong tổ chức242.2.8.7. Thái độ của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân lực252.2.8.8. Vị trí địa lý25CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN TIẾN THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TIẾN THÀNH1. Khái quát về khách sạn Tiến Thành261.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn261.2. Chức năng nhiệm vụ của Khách sạn271.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn281.3.1. Ban Giám đốc281.3.2. Phòng hành chính281.3.3. Bộ phận Maketing291.3.4. Phòng tài chính kế toán301.3.5. Bộ phận dịch vụ ăn uống.301.3.6. Bộ phận kinh doanh lưu trú301.3.7. Bộ phận dịch vụ bổ sung.311.3.8. Bộ phận bảo trì bảo dưỡng311.3.9. Bộ phận nhân sự311.4. Đặc điểm kinh doanh của khách sạn311.4.1. Đặc điểm về vốn, tài sản321.4.2. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh của khách sạn331.4.3. Đặc điểm về lao động và tiền lương341.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn352. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn Tiến Thành362.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn362.1.1. Sự chuyển hóa của các bộ phận372.1.2.1. Bộ phận kinh doanh ăn uống372.1.1.2. Bộ phận kinh doanh lưu trú392.1.1.3. Bộ phận dịch vụ bổ sung402.1.2. Tổ chức theo sự phân công quyền lực402.1.3. Tầm kiểm soát412.1.4. Các phương pháp điều phối432.2. Đánh giá thực trạng tình hình tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn Tiến Thành432.2.1. Những thành quả432.2.2. Một số tồn tại452.2.3. Những nguyên nhân của tồn tại trên46CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN TIẾN THÀNH1. Mục tiêu, phương hướng kinh doanh của khách sạn Tiến Thành trong thời gian tới471.1. Mục tiêu471.2. Phương hướng kinh doanh của khách sạn từ năm 20102015482. Mục tiêu phương hướng chung hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh493. Một số giải pháp nhằm cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh cho khách sạn Tiến Thành.503.1. Tổ chức lại bộ máy hoạt động của khách sạn.503.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.523.3. Hoàn thiện tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động543.4. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.553.5. Các giải pháp đồng bộ khác.56PHẦN KẾT LUẬN1. Kết luận.582. Những kiến nghị.592.1. Những kiến nghị với tổng cục du lịch.592.2. Một số kiến nghị với khách sạn Tiến Thành.593. Lời cảm ơn.60

Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khách quan Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh được ví như “gà đẻ trứng vàng”, vì lợi nhuận nó mang lại là khá lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào lợi ích của đất nước, chính vì thế nó đã trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn luôn được nhà nước quan tâm chú trọng và phát triển. Trên thế giới những dấu hiệu đầu tiên về cơ sở lưu trú đã được tìm thấy ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở miền Đông cổ đại và muộn hơn ở khu vực Địa Trung Hải. Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là thời kì nổi tiếng được gọi là “kỉ nguyên vàng” trong lịch sử phát triển của kinh doanh khách sạn, đây có thể được coi là bước ngoặt của hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn mang đúng nghĩa hiện đại của nó. Do sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là sự phát triển về công nghiệp với giao thông thuận tiện, cùng các trung tâm kinh tế lớn mọc lên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú. Từ những năm 1990 đến nay kinh doanh khách sạn ở Việt Nam phát triển nhanh. Hoạt động khách sạn (cho ở nhờ, nghỉ nhờ) mang mục đích xã hội ở VN ra đời tương đối sớm, nhưng nó thực sự trở thành ngành kinh doanh mới chỉ gần đây, từ sau thời kỳ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế. So với lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn trên thế giới thì ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Thực tế lúc này đặt ra cho các nhà quản trị kinh doanh làm thế nào để đưa khách sạn mình đứng vững và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế: hội nhập, toàn cầu hóa, thị trường khách sạn có sự cạnh tranh khốc liệt và có sự ảnh hưởng của các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới. Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch Muốn làm được điều đó thì mỗi khách sạn phải không ngừng tìm hiểu và bổ sung những kiến thức chuyên sâu về kinh doanh khách sạn, xây dựng tính chuyên nghiệp trong quản lý và điều hành. Thực tế kinh doanh đã cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn và mối quan hệ giữa các bộ phận chính của khách sạn chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. Chúng ta có thể so sánh giữa hai khách sạn có cùng điều kiện như sau: Vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất… thì ở khách sạn có cơ cấu bộ máy kinh doanh hợp lý khoa học và hiệu quả thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Lý do chủ quan Từ nhận thức và thực tế trên, là một sinh viên cùng với những kiến thức đã tích lũy được ở nhà trường sau 3 năm học tập và nghiên cứu về chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn, em cảm thấy xây dựng cơ cấu tổ chức của một khách sạn là một trong những yếu tố quan trọng đối với nhà quản trị. Nó đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một khách sạn. Nó là một yếu tố luôn luôn biến đổi không ngừng đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mình của nước ta hiện nay. Việc xây dựng và lựa chọn cơ cấu tổ chức phù hợp cho khách sạn mình là yếu tố mấu chốt để đi đến kết quả cuối cùng cần đạt được của mục tiêu kinh doanh. Chính vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Tiến Thành, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy cho khách sạn.” Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh và giảng viên Nguyễn Thị Liên cùng với các anh chị nhân viên thuộc các bộ phận phòng ban ở khách sạn Tiến Thành đã giúp đỡ em hoàn thành đề cương này. 2. Mục đích nghiên cứu Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn Tiến Thành. Mục đích của việc đánh giá thực trạng này là để đánh giá xem thực tế việc xây dựng và sử dụng cơ cấu tổ chức của khách sạn đã hợp lý hay chưa? Đâu là thế mạnh cần được phát huy nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách sạn? Đâu là điểm yếu cần khắc phục? Để khách sạn ngày càng hoàn thiện hơn nữa và có thể tạo niềm tin, ấn tượng đồng thời thu hút được đông đảo lượng du khách đến với khách sạn. Từ việc đánh giá thực trạng trên, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động của cơ cấu tổ chức trong khách sạn, các giải pháp này nhất định phải là các giải pháp thực tế có tính khả thi, phù hợp với năng lực tài chính, khoa học kỹ thuật, đặc điểm kinh doanh của khách sạn. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn giúp tăng thêm hiểu biết của bản thân và trao đổi kiến thức, đồng thời bản thân được cọ sát với thực tế, áp dụng lý thuyết vào thực tế. Từ đó đưa ra phương hướng giải quyết đổi mới những mặt tồn tại, hạn chế của khách sạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Tiến Thành. Địa chỉ: 364 Nguyễn Lương Bằng – TP Hải Dương – Tỉnh Hải Dương 3.2 Phạm vi nghiên cứu Khách sạn Tiến Thành 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở khoa học về hoạt động xây dựng cơ cấu tổ chức trong khách sạn chính là cơ sở khoa học của việc lựa chọn cơ cấu tổ chức của các nhà quản trị - Đánh giá thực trạng về hoạt động của cơ cấu tổ chức trong khách sạn mặc dù có cơ sở khoa học, lý luận, đường lối chỉ đạo song để chuyển chúng thành Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch thực tế kinh doanh không phải việc đơn giản, bằng không lý thuyết sẽ mãi chỉ là lý thuyết. Việc đánh giá thực trạng của cơ cấu tổ chức phản ánh trình độ, tính linh hoạt, khôn khéo… của các nhà quản trị. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổ chức, với điều kiện các giải pháp đó phải có tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn, phù hợp với điều kiện của khách sạn. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài ứng dụng các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích và so sánh - Phương pháp thực tiễn Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH KHÁCH SẠN 1. Một số vấn đề về kinh doanh khách sạn 1.1. Khách sạn Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn nhưng trong phạm trù của bài viết xin đưa ra quan điểm như sau: Khách sạn là loại hình cơ sở kinh doanh tổng hợp nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau phục vụ nhu cầu nghỉ, ở, ăn uống, thư giãn, vui chơi, giải trí cho khách hàng trong thời gian lưu trú. Khách sạn là một dạng, một loại tiêu biểu của cơ sở kinh doanh lưu trú nhưng luôn có dây truyền công nghệ kinh doanh mang tính chất chuyên nghiệp cao, cơ sở vật chất kỹ thuật tiện nghi, đội ngũ nhân viên được tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa ở mức cao theo từng chức danh công tác, từng vị trí làm việc cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng giao tiếp ứng xử. 1.2. Kinh doanh khách sạn khái niệm kinh doanh khách sạn lúc đầu dùng để chỉ hoạt động cung cấp chỗ ngủ cho khách trong khách sạn và quán trọ. Sau đó cùng với những đòi hỏi thương mại nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách sạn nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách, dần dần khách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống, phục vụ nhu cầu của khách. Từ đó các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng 2 khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi ăn uống cho khách. Theo nghĩa hẹp: Kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch Có rất nhiều khái niệm khác nhau về kinh doanh khách sạn dù là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì người ta vẫn thừa nhận hai khái niệm này, nhưng trên phương diện chung nhất thì có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đính có lãi. 1.3. Đặc điểm kinh doanh khách sạn 1.3.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch, nơi đó không thể có khách du lịch tới, mà như trên đã trình bày thì đối tượng khách hàng quan trọng nhất của một khách sạn chính là khách du lịch. Qua đây có thể thấy tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh doanh của khách sạn. Mặt khác khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của các khách sạn trong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch còn có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn. Chính vì thế khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh khách sạn nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như những nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn tới các điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư, xây dựng và thiết kế. Ngoài ra khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn tại các điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch. Chính vì vậy khi muốn đầu tư, xây dựng một khách sạn tại điểm du lịch thì các nhà đầu tư nên tính toán và Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch có biện pháp duy trì, gìn giữ và phát triển tài nguyên du lịch đó. Chỉ có như vậy thì kinh doanh khách sạn mới có thể phát triển và đứng vững được. 1.3.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng rao của sản phẩm khách sạn, như đã biết sản phẩm của khách sạn là dịch vụ, khách hàng đến đây đều là khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thường. Vì thế yêu cầu đòi hỏi của họ về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong thời gian đi du lịch là rất cao, khách sạn muốn tồn tại và phát triển được không còn cách nào khác mà phải luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, tức là chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải cao có nghĩa là các trang thiết bị, cơ sở vật chất của khách sạn phải là trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, để có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao. Ngoài ra khách sạn đòi hỏi phải có một khoảng đất rộng để tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên thì khách hàng tới nghỉ ngơi tại đây. Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy chi phí ban đầu của khách sạn lên cao. 1.3.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao. Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm này, các nhà quản lý khách sạn luôn phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí này mà không ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khăn cả trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công, bố trí nguồn nhân lực của mình. Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ các Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch nhà quản lý khách sạn thường coi việc giảm thiểu chi phí lao dộng một cách hợp lý là một thách thức lớn đối với họ. 1.3.4. Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào một số nhân tố mà các nhân tố này lại hoạt động theo một số quy luật như: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý của con người Chẳng hạn, sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết, khí hậu trong năm luôn tạo ra những thay đổi theo những quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch. Từ đó tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch biển hay nghỉ núi. Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì điều đó cũng gây ra những tác động tiêu cực và tích cực đối với kinh doanh khách sạn. Vấn đề đặt ra cho các khách sạn là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách sạn để từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn có hiệu quả. Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm của khách sạn có chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với khách là công việc không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao. 2. Tổ chức và cơ cấu tổ chức 2.1. Tổ chức 2.1.1. Khái niệm TC Theo Chesteriniving Banard - Nhà quản lý kinh tế người Mỹ (1886 – 1961) thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của cả hai hay nhiều Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch người được kết hợp với nhau một các có ý thức. Nói cách khác khi người ta cùng nhau hợp tác và thỏa thuận một cách chính thức để phối hợp với những nỗ lực của họ nhằm hoàn thành những mục tiêu chung thì một tổ chức được hình thành. 2.1.2. Chức năng của tổ chức Chức năng của tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức. Công tác tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược của tổ chức. Sau đó là xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu, phân chia tổ chức thành các bộ phận và cá nhân trông đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền và trách nhiệm của từng bộ phận, đảm bảo nguồn nhân lực cho các hoạt động của tổ chức. Với chức năng tạo khuôn khổ cơ cấu và nhân lực cho quá trình triển khai các kế hoạch, công tác tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn sự thành bại của tổ chức. Một tổ chức làm công tác tổ chức tốt sẽ hoạt động có hiệu quả trong mọi tình huống phức tạp. 2.1.3. Khái niệm Tổ chức bộ máy kinh doanh Tổ chức bộ máy kinh doanh là quá trình xác định lại chức năng, các bộ phận tạo thành một bộ máy kinh doanh nhằm thực hiện được các chức năng quản trị. Một trong những nhiệm vụ chính của khách sạn là tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực thành từng bộ phận mang tính độc lập tương đối, tạo ra tính “trồi” trong hệ thống để đạt được mục tiêu của khách sạn. Việc sắp xếp nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn nhân lực khác thành từng bộ phận được gọi là thiết lập mô hình tổ chức bộ máy trong kinh doanh khách sạn. 2.1.4. Yêu cầu của tổ chức bộ máy Thứ nhất: Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ toàn diện các chức năng quản trị của doanh nghiệp mình. Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch Thứ hai: Đảm bảo nguyên tắc chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong doanh nghiệp mình. Thứ ba: Phải phù hợp với khối lượng công việc, thích wngs với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cơ sở vật chất cảu khách sạn mình. Thứ tư: Đảm bảo tổ chức bộ máy chuyên sinh gọn nhẹ và có những hiệu lực khi số cấp quản trị và số bộ phận trng bộ máy quản trị là ít nhất vẫn hoàn thành được chức năng nhiệm vụ được giao. 2.2. Cơ cấu tổ chức 2.2.1. khái niệm cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau và có mối liên hệ qua lại lẫn nhau được chuyên môn hóa, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa những con người trong tổ chức. Sự phân biệt giữa hai mối quan hệ đó làm xuất hiện hai dạng cơ cấu tổ chức là: Cơ cấu tổ chức chính thức và cơ cấu tổ chức phi chính thức. Cơ cấu tổ chức chính thức là tổng hợp các bộ phận có mối liên hệ và quan hệ phục thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa có những nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm nhất đình, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới mục tiêu đã xác định. Cơ cấu phi chính thức là tùy thuộc và đặc điểm các tổ chức khác nhau mà tạo ra các mục tiêu, yêu cầu khác nhau, do đó ta không nghiên cứu đi sâu được. 2.2.2. Các nguyên tắc của cơ cấu tổ chức 2.2.2.1. Nguyên tắc xác định theo chức năng Một vị trí công tác hay một bộ phận được định nghĩa càng rõ ràng theo các kết quả mong đợi, các hoạt động cần tiến hành, các quyền hạn được giao và các mối liên hệ thông tin với các tổ công tác hay bộ phận khác thì những người có trách nhiệm càng có thể đóng góp xứng đáng hơn cho việc hoàn thành mục tiêu [...]... 2009 Cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn năm 2010 so với năm 2009 là chưa tốt Khách sạn cần có những biện pháp khắc phục hiệu quả 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn Tiến Thành 2.1 Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của khách sạn Khách sạn Tiến Thành được chia ra thành nhiều bộ phận khác nhau Mỗi bộ phận đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nhưng các bộ phận... nhiều yếu tố khác Đó là những cơ sở khoa học chủ yếu để thiết lập bộ máy kinh doanh của khách sạn 2.2.5 Cơ chế vận hành của bộ máy tổ chức Cơ chế vận hành bộ máy tổ chức là tổng thể các yếu tố, các mối quan hệ, động lực và quy luật chi phối sự vận động của bộ máy tổ chức nhằm đạt được mục đích của khách sạn Cơ chế vận hành của bộ máy tổ chức phải đảm bảo được tính thang bậc, tính thống nhất, tính ủy... hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp Cơ cấu tổ chức hỗn hợp được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của những dự Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch án lớn đòi hỏi sự phối hợp của hầu hết các bộ phận trong khách sạn Cơ cấu này được coi là sự kết hợp giữa hình thức tổ chức theo chức năng với mô hình tổ chức theo dự án của khách sạn Trong cơ cấu tổ chức hỗn hợp thường tại hai hệ thống quản lý song song trên. .. Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN TIẾN THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TIẾN THÀNH 1 Khái quát về khách sạn Tiến Thành 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Khách sạn Tiến Thành là một khách sạn ba sao với kiến trúc sang trọng và độc đáo, tọa lạc tại 364 Nguyễn Lương Bằng, TP.Hải Dương Khách sạn nằm gần quảng trường phía tây, trên trục... vụ trong khách sạn tới khách - Là cầu nối giữa khách hàng với các bộ phận trong khách sạn - Cung cấp các thông tin về nguồn khách, cơ cấu khách, tình hình khách, nhu cầu của khách để ban lãnh đạo đề ra những kế hoạch kinh doanh cho khách sạn - Có thể nói bộ phận tiếp tân là trung tâm thần kinh của khách sạn * Bộ phận buồng - Vệ sinh, chuẩn bị buồng đón khách Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du... cơ cấu tổ chức theo chức năng, trong đó các chức năng cơ bản của khách sạn được thực hiện bởi các nhóm chuyên gia trong từng lĩnh vực Phối hợp giữa các chức năng là yếu tố quan trọng nhất của loại hình cơ cấu tổ chức này, cơ cấu tổ chức này được thực hiện trên những nguyên lý sau: Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch - Có sự tồn tại của các đơn vị chức năng - Không theo tuyến - Các đơn vị chức. .. và đồ dùng, dụng cụ gia dụng của toàn bộ khách sạn - Cải tạo, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật 1.3.9 Bộ phận nhân sự - Chịu trách nhiệm tuyển dụng và bổ xung, đãi ngộ nhân sự cho các bộ phận - Tham mưu cho ban quản lý khách sạn về chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân bộ phận Từ đó bố trí cá nhân vào làm việc phù hợp với khả năng - Tổ chức bộ máy cơ cấu hoạt động cho khách sạn - Ký kết hợp đồng lao động,... cho khách sạn đó Phụ thuộc vào dung lượng thị trường, đặc điểm của thị trường: Căn cứ và cơ cấu các mặt hàng kinh doanh, các loại hình dịch vụ mà khách sạn đó đã và đang sắp xếp tổ chức bán ra, chính những cơ cấu về mặt hàng kinh doanh, loại hình dịch vụ đó chính là những yếu tố cơ bản quyết định phát sinh mở rộng hay thu hẹp các đơn vị bộ phận trong cấu trúc tổ chức bộ máy kinh doanh trong khách sạn. .. cơ cấu tổ chức hợp lý, khách sạn Tiến Thành đã gặt hái được nhiều thành công trong những bước đầu đi vào hoạt động Là một khách sạn mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn nên khách sạn Tiến Thành đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Khách Sạn & Du Lịch khách sạn mà khách sạn. .. cho khách sạn không phát triển được mà còn đi xuống 2.2.8.4 Quy mô khách sạn Trong việc phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh thì quy mô khách sạn được coi là một yếu tố thay đổi và quy mô ảnh hưởng đến một vài yếu tố kết cấu của khách sạn Khi quy mô của khách sạn thay đổi dẫn đến đầu mối trực thuộc thay đổi và có khả năng vượt quá mức kiểm soát của người lãnh đạo Ngoài ra nó cũng tạo ra một bộ

Ngày đăng: 25/07/2014, 11:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan