Một trong những công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng đối với nước thải ở nước ta là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Lê Thị Minh Thuần
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, 2011
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Lê Thị Minh Thuần
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Trần Thế Loãn
Hà Nội, 2011
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN 8
MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
1.1 Công cụ kinh tế và thuế/phí liên quan đến bảo vệ môi trường 12
1.1.1 Về công cụ kinh tế 12
1.1.2 Phân loại công cụ kinh tế 14
1.1.3 Thuế/phí ô nhiễm (Thuế/phí Pigou) 15
1.2 Khái niệm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 17
1.3 Lợi ích về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 17
1.3.1 Lợi ích về kinh tế 17
1.3.2.Lợi ích về môi trường 17
1.4 Tổng quan kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 18
1.5 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Việt Nam 28
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 2.1 Đối tượng nghiên cứu 44
2.2 Nội dung nghiên cứu 45
2.3 Phương pháp nghiên cứu 45
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1 Hiện trạng công tác thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tỉnh Nam Định 48
3.1.1 Hiện trạng công tác thu phí nước thải 48
3.1.2 Quản lý và sử dụng phí: 52
3.1.3 Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 53
3.1.4 Nhận xét chung về tình hình thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại tỉnh Nam Định 54
Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải lượng, xác định mức phí 55
3.2 Hiện trạng công tác thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại tỉnh Thái Nguyên 57
3.2.1 Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại tỉnh Thái Nguyên 57
Trang 43.2.3 Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu, quản lý và sử dụng
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 60
3.2.4 Nhận xét chung về tình hình thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại tỉnh Thái Nguyên 61
Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải lượng, xác định mức phí 62
3.3 Các vướng mắc và khó khăn trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 63
3.3.1 Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải lượng, xác định mức phí 63
3.3.2 Khó khăn và bất cập trong quá trình thu, nộp phí 64
3.3.3 Khó khăn và bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng phí: 65
3.4 Đề xuất một số giải pháp trong việc thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho phù hợp với điều kiện Việt Nam: 66
3.4.1 Nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 66 3.4.2 Giải pháp về kỹ thuật: 73
3.4.3 Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: 73
3.3.4 Giải pháp kinh tế: 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 766
Kết luận 766
Kiến nghị 777
Tài liệu tham khảo 788
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Phí nước thải tại các nước OECD 19Bảng 2 Mức phí ô nhiễm tại Pháp, 1993 21Bảng 3 Mức phí gốc đánh vào một số chất gây ô nhiễm nước tại Liên Bang Nga năm 1993 23Bảng 4 Hệ số qui đổi chất ô nhiễm sang COD tương đương tại Trung Quốc 26Bảng 5: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ năm 2006-2008 34Bảng 6 Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp từ năm 2006 -
2008 37Bảng 7 Kinh phí thu được chuyển về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam 40Bảng 8 Số phí thu được trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ tháng
10 năm 2004 đến hết năm 2005 50Bảng 9 Thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp từ năm 2006-2010 51Bảng 10 Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức thu phí nước thải công nghiệp của tỉnh Nam Định từ năm 2006-2010 52Bảng 11 Số phí thu được trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2004-2005 58Bảng 12 Thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp từ 2006-2010 58Bảng 13 Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức thu phí nước thải công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006-2010 59
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Mục tiêu áp dụng các công cụ kinh tế 13
Hình 2 Mức thuế ô nhiễm tính trên mỗi đơn vị sản phẩm 16
Hình 3 Hiện trạng thu phí năm 2005 (%) 33
Hình 4 Qui trình thu và nộp phí 36
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
COD Nhu cầu ô xy hóa hóa học
BOD Nhu cầu ô xy sinh hoá
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
VAT Thuế giá trị gia tăng
TPD lượng thải cho phép tạm thời
MPD Phí đánh vào lượng phát thải dưới
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
TNMT Tài nguyên Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
UBND Ủy Ban Nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NTCN Nước thải công nghiệp
Trang 8MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng khích lệ về tăng trưởng kinh tế, trong năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái, nhưng Việt Nam vẫn chứng tỏ khả năng vượt qua khó khăn
và thách thức với mức tăng trưởng GDP đạt 6,78% Tuy nhiên, cùng với nhịp
độ tăng trường kinh tế cao và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ngày một nhanh, Việt Nam đã và đang phải đối đầu với với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm do chất thải rắn… do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ra
Để đảm bảo phát triển bền vững đất nước, Đảng, Chính phủ Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách, luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong đó có việc ban hành các công cụ kinh tế về bảo vệ môi trường theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (Polluter Pay Principle-PPP)
Một trong những công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng đối với nước thải ở nước ta là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (viết tắt là Nghị định), Nghị định đã chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm
2004 và được triển khai thực hiện tại tất cả địa phương trên cả nước Việc
triển khai thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã mang lại những thành
công nhất định Trước hết, phải kể đến ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, của các nhà sản xuất với môi trường được nâng lên; năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc triển khai áp dụng một công cụ kinh tế được tăng cường; kinh phí cho công tác xử lý chất thải, cải thiện môi trường cấp Trung ương và địa phương được bổ sung
Trang 9Cùng với việc ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, các Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung khoản 2, điều 8 của Nghị định số 67/2003/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và các Thông tư hướng dẫn về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã liên tục được nghiên cứu, xây dựng và ban hành vừa góp phần hài hòa giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, bên cạnh
đó, trong quá trình thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
Vì vậy, để tiếp tục hoàn thiện công cụ kinh tế quan trọng này trong hệ
thống các công cụ kinh tế trong lĩnh vực BVMT, đề tài “Nghiên cứu hiện
trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam” được đặt ra để nghiên cứu Đề tài này
tập trung vào đánh giá thực trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải với các mục đích sau:
- Đánh giá được hiện trạng công tác thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Việt Nam
- Đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Việt Nam
- Đánh giá những bất cập, thiếu hụt về chính sách, pháp luật trong thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải làm cơ sở đề xuất các giải pháp hữu ích liên quan đến công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải phù
Trang 10hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, khả thi của pháp luật bảo vệ môi trường
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Công cụ kinh tế và thuế/phí liên quan đến bảo vệ môi trường
- Mục đích thứ nhất là điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và các nhà sản xuất Các công cụ được áp dụng trong trường hợp này thường được gọi là các công cụ khuyến khích Mục đích này thường đạt được thông qua việc thay đổi giá cả do người tiêu dùng và người sản xuất giao dịch trên thị trường thông qua việc áp dụng các hệ thống thuế và phí môi trường
- Mục đích thứ hai là tìm ra các nguồn tài chính cho sản xuất hàng hoá hay dịch vụ công cộng Mục đích này còn được gọi là mục đích bồi hoàn chi phí Các công cụ kinh tế áp dụng để đạt được mục đích này là thuế hay phí đánh vào người sử dụng dịch vụ Đây là loại phí mà các hộ gia đình hay các doanh nghiệp phải chi trả khi sử dụng một loại hàng hoá hay một loại dịch vụ
cụ thể Các loại thuế/phí liên quan đến môi trường nếu được áp dụng sẽ cho phép tăng nguồn thu cho ngân sách ở mức độ nhất định với những chi phí thấp
Trang 12Hình 1 Mục tiêu áp dụng các công cụ kinh tế
Một số quan điểm cho rằng, các loại thuế liên quan đến môi trường đưa lại đồng thời 2 lợi ích (lợi ích kép) Một là, chúng có tác dụng làm giảm chi phí xã hội về phòng ngừa những thiệt hại về môi trường Hai là, chúng cho phép giảm bớt chi phí xã hội của các loại thuế khác bằng cách góp phần vào việc giảm bớt tổng chi phí xã hội của cả một hệ thống thuế Mục tiêu về môi trường đã đạt được do nâng thuế suất đánh vào sự phát thải cho đến khi chi phí xã hội cận biên do sử dụng các nguồn lực của môi trường tương đương với lợi ích xã hội cận biên của việc sử dụng đó Từ mục tiêu viễn cảnh về nguồn thu, chúng ta có thể đặt ra mức thuế suất tại một điểm mà các phương
án đánh thuế khác nhau có mức chi phí xã hội cận biên (do đánh thuế) tương đương nhau Sự hấp dẫn của nguồn thu “lợi ích kép”, của việc giảm bớt thiệt hại môi trường và tăng nguồn thu ngân sách trong khi không phải chi phí xã hội do đánh thuế môi trường nhất thiết phải được đánh giá đúng mức, đã có rất nhiều báo cáo đánh giá ở Hoa Kỳ cho rằng chi phí phúc lợi biên của việc đánh thuế ở vào khoảng 1/3 hoặc cao hơn Vì vậy, những loại thuế/phí môi trường (ví dụ như thuế Carbon) với cơ sở và phạm vi đánh thuế tương đối
Công cụ kinh tế
Kiểm soát ô nhiễm Quản lý tài nguyên
Thuế/phí môi trường Phí người sử dụng Thuế/phí tài nguyên Phí người sử dụng
Trang 13rộng, có thể cải thiện một cách đáng kể tính hiệu quả thông qua việc tăng nguồn thu [8]
1.1.2 Phân loại công cụ kinh tế
Việc phân loại các công cụ kinh tế có thể thực hiện bằng cách xác định cách thức áp dụng công cụ [4] Ví dụ, các công cụ được áp dụng trực tiếp đối với chất thải ô nhiễm (thuế/phí ô nhiễm dựa trên khối lượng chất ô nhiễm hoặc phí chất thải đánh vào khối lượng chất thải phát sinh) hay gián tiếp thông qua các sản phẩm sản xuất ra hay các đầu vào (thuế/phí môi trường đánh vào các sản phẩm như bao bì, lốp, ắc qui hay các đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu )
Thuế là khoản thu cho ngân sách, dùng để chi cho mọi hoạt động của nhà nước Thuế môi trường nói chung hay thuế ô nhiễm môi trường nói riêng đều do nhà nước định ra, thu về cho ngân sách, dùng để chi chung, không chỉ chi riêng cho công tác bảo vệ môi trường
Phí là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên đối với công tác quản lý, điều phối hoạt động của người nộp phí Như vậy, khác với thuế môi trường, phần lớn kinh phí thu phí ô nhiễm sẽ được sử dụng, điều phối lại cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra
Thuế/phí ô nhiễm được áp dụng trực tiếp hay gián tiếp thường phụ thuộc vào thực trạng hệ thống thể chế hiện hành và mức độ đơn giản hoá về mặt hành chính trong khi áp dụng hệ thống phí Thông thường thuế/phí gián tiếp
dễ áp dụng hơn vì chúng thường được tính gộp vào các khoản thuế/phí hiện
có Do đó công tác thu thuế/phí cũng thường đơn giản hơn
Việc sử dụng các công cụ tài chính liên quan đến môi trường có xu
Trang 14nghiệp phát triển Từ nhiều hướng dẫn khác nhau, xu thế chung trong những năm gần đây cho thấy thuế/phí liên quan đến môi trường được triển khai áp dụng thông qua các cuộc cải cách thuế với mục tiêu xây dựng hệ thống thuế trung lập, mở rộng căn cứ tính thuế Các loại thuế/phí liên quan đến môi trường khi áp dụng có xu hướng làm thay đổi giá cả hàng hoá là đầu vào của sản xuất kinh doanh hoặc hàng hoá tiêu dùng liên quan đến thiệt hại về môi trường
1.1.3 Thuế/phí ô nhiễm (Thuế/phí Pigou)
Nhằm đạt được mức hoạt động Q*, nhà kinh tế học Pigou người Anh (Pigou 1877 – 1959) đã đề xuất một công cụ kiểm soát khi có ô nhiễm xảy ra nhằm làm cho chi phí cá nhân bằng chi phí xã hội bằng thuế ô nhiễm hay còn gọi là thuế/phí Pigou Nguyên tắc tính thuế/phí Pigou là ai gây ô nhiễm người
đó phải chịu thuế Thuế/phí Pigou tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí bên ngoài (MEC) do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức hoạt động tối ưu Q*
Hình vẽ 2 mô tả cơ chế của công cụ này Mục tiêu của người sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận ròng cá nhân Sau khi đánh thuế/phí Pigou là t*, đường lợi nhuận ròng cá nhân biên mới là MNPB – t* nằm dưới đường MNPB cũ Khi chưa bị đánh thuế/phí, người gây ô nhiễm sẽ quyết định sản xuất ở mức QP để
có lợi nhuận cực đại Khi đánh thuế t* sẽ quyết định mức sản xuất ở mức Q* [5]
Trang 15Hình 2 Mức thuế ô nhiễm tính trên mỗi đơn vị sản phẩm
Khi đánh thuế nếu sản xuất ở QP thì giá trị thuế bằng diện tích hình 0aeQP , tổng lợi nhuận là diện tích 0bQP, lợi nhuận ròng được tính bằng diện tích abd trừ diện tích deQP Khi sản xuất ở Q*, giá trị thuế là diện tích 0adQ*, lợi nhuận là diện tích hình 0bdQ*, lợi nhuận ròng là diện tích abd Như vậy, khi bị đánh thuế t*, người sản xuất sẽ điều chỉnh về mức hoạt động sản xuất Q*
Có thể nói thuế đánh vào nguồn phát thải gồm rất nhiều mức thuế chi tiết đánh vào các đơn vị phát thải hoặc thiệt hại do mỗi một hoạt động cụ thể gây nên Mức thuế đối với mỗi đơn vị được xác định tại điểm mà tổng chi phí
xã hội ngoại biên của một hoạt động bằng với (=) lợi ích biên thu được từ hoạt động đó Do đó, mức thuế/phí (thuế suất) được quy định bằng một số tiền cụ thể, không tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá cả hàng hoá Thuế/phí Pigou thường được đánh giá là một công cụ hiệu quả nhất để giải quyết vấn
đề môi trường vì có tác động cải thiện các hoạt động kinh tế, chi phí quản lý thấp, khuyến khích việc giảm thiểu thiệt hại môi trường So với công cụ về chính sách thể chế, thuế/phí Pigou có nhiều ưu điểm hơn về định hướng giảm
Trang 16thiểu ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng, thay đổi cấu trúc và quy mô của hoạt động, thay đổi công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tạo động lực để các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường
1.2 Khái niệm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể được hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được hưởng một dịch vụ về môi trường Có thể nói đây là một công cụ quản lí cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lí nhằm đạt được các mục tiêu môi trường Và đây cũng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo vệ môi trường
1.3 Lợi ích về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
1.3.1 Lợi ích về kinh tế
Lợi ích về kinh tế trong việc áp dụng thu phí BVMT đối với nước thải nhằm tạo nguồn kinh phí cho công tác xử lý chất thải, khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường; tạo thêm nguồn vốn cho Quỹ Bảo
vệ môi trường
1.3.2.Lợi ích về môi trường
Lợi ích về môi trường của việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải nhằm (1) hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, (2) sử dụng tiết kiệm nước sạch nhằm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
Trang 171.4 Tổng quan kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển như: ở Phần Lan áp dụng năm 1961, ở Thụy Điển từ năm 1970, ở Đức từ năm 1980…, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm
do nước thải gây ra ở các nước này [7]
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) phí ô nhiễm nước được ghi nhận tại 10 quốc gia được thể hiện ở Bảng 1 Phần lớn các quốc gia đều có mức phí khác biệt tùy thuộc vào khối lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải Hệ thống phí ô nhiễm của Bỉ, Cộng hoà liên bang Đức và Hàn Quốc đều đặt mục tiêu tạo khuyến khích và thay đổi hành
vi của người gây ô nhiễm, trong khi tại các quốc gia khác mục tiêu chính là tạo nguồn thu
Trang 18Bảng 1 Phí nước thải tại các nước OECD
Khuyến khích
Bỉ (Flanders) Số lượng và mức độ ô nhiễm BEF 980 cho 1 đơn vị ô
nhiễm
(cùng với phí nước thải)
Tài trợ cho các chính sách môi trường
Canađa (Quebec) Khối lượng phát thải một số
chất ô nhiễm hàng năm
CAN$ 2/1 tấn * trọng số từ 1-1 000
- + Nil (scheme
effective only recently)
Chuyển vào quĩ môi trường quốc gia
của các doanh nghiệp
Tùy thuộc vào cơ quan quản
lý nước, khu vực thải và loại chất ô nhiễm
Trang 19Quốc gia Cơ sở đánh phí Mức phí
Khuyến khích
nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép
Chi phí xử lý khối lượng ô nhiễm vượt tiêu chuẩn
+ - US$ 8.5 triệu
(1996) (cùng với phí khí thải)
Bộ Môi trường
Mê-xi- cô Nồng độ COD and TSS vượt
tiêu chuẩn cho phép
tài nguyên nước của Quốc gia
Trang 20Tiến hành phân tích hệ thống thu phí của một số nước nhằm làm nổi bật
kinh nghiệm thu phí của các nước đó như sau:
1.4.1 Cộng hòa Pháp
Phí ô nhiễm nước được áp dụng tại Pháp từ hơn 20 năm nay
Nước Pháp được chia ra thành 6 lưu vực sông, và tùy theo mỗi lưu vực,
các cơ quan chức năng quyết định mức phí và quản lý chương trình thu
phí ô nhiễm cũng như sử dụng tiền thu được từ các phí này
Mức phí thay đổi tùy theo các chất gây ô nhiễm và mức phí theo từng lưu
SM: Chất lơ lửng: OM chất có thể bị ô xi hóa; NR: Nito; P: Tổng lượng Photpho;
SS: các muối hòa tan; MET: Kim loại và các chất độc
Nhận xét chung về việc thu phí ô nhiễm tại Cộng Hoà Pháp
Việc thu phí tại Pháp dựa trên các chất phát thải ra chứ không dựa vào
lượng nước thải ra
Trang 21 Tiền thu được sử dụng để đầu tư chống ô nhiễm của ngành, và xây dựng
nhà máy xử lý nước thải đô thị
Giai đoạn từ 1982 đến 1991, các cơ quan chức năng đã đóng góp khoảng
6 tỷ US$ cho việc đầu tư như vậy
1.4.2 Liên Bang Nga
- Từ năm 1988 đến 1991, hơn 50 khu vực ở Liên Bang Nga đã thử nghiệm
chế độ phí ô nhiễm, đến năm 1991 phí ô nhiễm đã được áp dụng trên khắp Cộng
hòa Liên Bang Nga
- Phí ô nhiễm đã được áp dụng có sự phối hợp với hệ thống các tiêu chuẩn
- Luật bảo vệ môi trường của Liên Bang Nga xác định 2 loại hình tiêu
chuẩn phát thải: (1) lượng thải cho phép tối đa (MPD) và (2) lượng thải cho
phép tạm thời (TPD) dựa trên điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại Phí ô
nhiễm được áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp
- Ba loại hình thu phí ô nhiễm bao gồm:
- Năm 1993, Liên Bang Nga đã có 217 mức phí gốc đối với ô nhiễm không
khí và 198 đối với ô nhiễm nước Đây là nỗ lực lớn thể hiện cố gắng gắn kết
mức thu phí với những thiệt hại về môi trường [13]
- Các hệ số cũng được áp dụng để ghi nhớ đặc tính môi trường và kinh tế
xã hội của mỗi vùng Những hệ số này do Bộ Môi trường xác định và chính
quyền địa phương cũng có thể miễn áp dụng đối với một số bên gây ô nhiễm
nhất định
gốc
Trang 22- Phí đánh vào lượng phát thải dưới MPD được trả từ thu nhập trước thuế
Phí đánh vào lượng phát thải trên MPD được trả từ thu nhập sau thuế
- 10% tổng số thu từ phí ô nhiễm được nộp vào ngân sách Liên Bang Nga
và 90% được chuyển vào các quỹ sinh thái khu vực và địa phương
Bảng 3 Mức phí gốc đánh vào một số chất gây ô nhiễm nước tại Liên Bang Nga
Nhận xét chung về việc thu phí của Liên Bang Nga
- Tỷ lệ lạm phát cao tại LB Nga làm giảm giá trị thực của phí thu được Vào
năm 1992, mức thu đã tăng lên 500%, và 2500% vào đầu năm 1993
Cơ cấu của hệ thống phí quá phức tạp
Thiếu trầm trọng các thiết bị quan trắc, nhân lực và chuyên môn
Số tiền thực tế thu được thấp hơn nhiều so với dự kiến Chính quyền địa
phương đã hạ thấp mức phí mà người gây ô nhiễm phải trả Người gây ô
Trang 23nhiễm thường né tránh việc trả phí ô nhiễm vì lý do điều kiện kinh tế khó
khăn
Do có quy định về thu phí, cả người gây ô nhiễm và chính quyền địa
phương đều quan tâm nhiều hơn đến hoạt động giám sát các nguồn gây ô
nhiễm
Qua chương trình thu phí, người gây ô nhiễm chú ý nhiều hơn đến các chỉ
tiêu phát thải ô nhiễm và có ý thức tốt hơn
Khả năng giám sát của chính quyền địa phương đã tăng lên rất nhiều
1.4.3 Trung Quốc
Việc áp dụng phí ô nhiễm của Trung quốc có thể chia thành 2 giai đoạn
[13]:
Giai đoạn trước năm 2003
Tất cả các doanh nghiệp nếu có mức phát thải vượt quá tiêu chuẩn quy
định đều phải nộp phí
Các tiêu chuẩn môi trường do Cục Bảo vệ môi trường Quốc gia Trung
Quốc (NEPA) quy định thay đổi tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp,
và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ô nhiễm
Các địa phương (các tỉnh, hạt, đô thị) có thể đưa ra các tiêu chuẩn dưới
mức tiêu chuẩn quốc gia và có thể đưa ra mức phí cao hơn quy định trong
các tiêu chuẩn quốc gia
Phí nước thải được tính như sau: Tất cả các thông số ô nhiễm trong nước
thải đều được đo kiểm, sau đó sắp xếp các thông số ô nhiễm theo mức độ
ô nhiễm cao nhất đến thấp nhất Việc tính phí dựa trên thông số có mức ô
nhiễm cao nhất
Li = MAX [ Li1, Li2,…,Lij
Trang 24 13 chất ô nhiễm là đối tượng chịu phí ô nhiễm, nhưng việc thu phí chỉ áp
dụng đối với chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép lớn nhất
Với thông số có mức ô nhiễm cao nhất, phí được tính dựa trên nồng độ
vượt quá tiêu chuẩn
Li = Fj*Wi*
ij C
ij C Cij
*
*
Trong đó:
Fj: Là mức tính cho 1 đơn vị chất gây ô nhiễm j
Cij: Là nồng độ chất gây ô nhiễm j do cơ sở i gây ra
C*ij: Là nồng độ chất gây ô nhiễm j cơ sở i được phép phát thải
Wi: Là khối lượng nước thải do cơ sở i thải ra
Giai đoạn sau năm 2003
Hệ thống tính phí của Trung Quốc đã có một số thay đổi như sau:
Phí được tính với tất cả các đơn vị ô nhiễm (cả đơn vị trên và dưới tiêu
chuẩn cho phép)
Phí được áp dụng cho hơn 100 thông số ô nhiễm trong nước thải, các tiêu
chuẩn do Bộ Môi trường quy định thay đổi tùy thuộc vào từng ngành
công nghiệp, và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ô nhiễm Ngoài
ra, các địa phương có thể đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn
quốc gia và có thể đưa ra mức phí cao hơn mức phí do Bộ Môi trường quy
Với E i là mức COD qui đổi; Q i là tổng lượng phát thải của chất ô nhiễm i
(tính bằng kg), e i là hệ số qui đổi Hệ số qui đổi từ COD sang COD là 1 Các
Trang 25chất ô nhiễm càng độc hại sẽ có hệ số qui đổi e i càng thấp và mức COD phát
thải tương đương càng cao Bảng 4 minh họa một số hệ số qui đổi áp dụng tại
Với E là tổng của 3 chất ô nhiễm có mức độ COD qui đổi lớn nhất R là mức
phí cho 1 đơn vị COD qui đổi, tương đương với 0.7 NDT Đối với lượng chất thải
trong tiêu chuẩn mức phí áp dụng là 0.7 NDT Đối với lượng thải vượt quá tiêu
chuẩn, mức phí áp dụng là 1.4 NDT
Nhận xét chung về việc thu phí bảo vệ môi trường của Trung Quốc
Các vấn đề nảy sinh:
- Việc tính phí dựa vào nồng độ chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép
được Trung Quốc áp dụng trước 2003 đã bộc lộ một số bất cập Thứ nhất, chỉ
dựa vào nồng độ đã khiến các doanh nghiệp đối phó bằng cách pha loãng nước
thải Thứ hai, Việc chỉ tính phí dựa trên phần nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cũng
khiến doanh nghiệp đối phó sao cho nồng độ chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn chứ
không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xử lý để hạn chế ô nhiễm trong điều
Trang 26nhiễm ở các thông số khác Để khắc phục bất cập này, năm 2003 Trung Quốc đã
điều chỉnh hệ thống tính phí
Nghiên cứu ban đầu về kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng phí
nước thải có một số đặc điểm sau:
- Phí nước thải là một trong số các công cụ kinh tế được áp dụng tại các
quốc gia trên thế giới
- Phí nước thải thường áp dụng phối hợp với công cụ mệnh lệnh kiểm soát
- Việc áp dụng phí nước thải không gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phí nước thải góp phần đáng kể làm giảm ô nhiễm nước và tạo nguồn thu
cho công tác bảo vệ môi trường Tuy nhiên, mức độ thành công có khác nhau
tùy thuộc vào các cơ chế thu khác nhau Cụ thể là tỷ lệ thành công cao hơn với
các nước có:
+ Cơ chế thu đơn giản
+ Áp dụng quy mô thí điểm trước khi áp dụng rộng rãi
+ Áp dụng việc đánh phí với tất cả các đơn vị ô nhiễm (cả đơn vị vượt tiêu
chuẩn và không vượt tiêu chuẩn)
+ Tách riêng phí cố định và phí biến đối
- Đa số các nước sử dụng phí nước thải để tái đầu tư vào các hoạt động bảo
vệ môi trường
- Để nâng cao hiệu quả của việc thu phí cần thiết lập hệ thống kiểm tra,
giám sát, xử phạt nghiêm minh những đơn vị không đóng phí Bên cạnh đó, việc
xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp để tăng tính công
khai, minh bạch của các số liệu xả thải cũng là việc làm cần thiết
Trang 271.5 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thu, quản lý và sử
dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường, cụ
thể như sau:
- Luật Bảo vệ môi trường
- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020‟ đã được Chính phủ phê duyệt ngày 02 tháng 12 năm 2003
- Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004
về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12
năm 2003 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT
ngày 18 tháng 12 năm 2003, trường hợp nước thải công nghiệp của một đối
tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm thì số phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải Phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô
Trang 28Số phí bảo vệ Hàm lượng Mức thu phí
môi trường đối Tổng lượng chất gây ô bảo vệ môi
với nước thải = nước thải x nhiễm có x 10-3 trường đối với
công nghiệp thải ra (m3) trong nước nước thải công
phải nộp (đồng) thải (mg/l) nghiệp của chất
gây ô nhiễm
thải ra môi trường
tiếp nhận tương ứng (đ/kg)
Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều
chất gây ô nhiễm thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải
nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải
- Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng
06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, cụ thể
như sau:
a Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau:
“2 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo
từng chất gây ô nhiễm được quy định như sau:
Trang 29b Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 như sau:
“1 Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để
trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích
nước thải đối với nước thải công nghiệp phục vụ cho việc thu phí hoặc điều
chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm”
c Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9 Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố định mức phát thải của
chất gây ô nhiễm làm căn cứ tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm trong nước
thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp; định kỳ khảo sát, xác định chất
gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp
Đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền đo đạc, lấy mẫu
phân tích nước thải thì căn cứ vào kết quả đo đạc, phân tích đó để tính toán, xác
định số phí phải nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đánh giá, lấy
mẫu phân tích nước thải công nghiệp trong trường hợp này”
- Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06 tháng 09
năm 2007 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung
cho Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường số
125/2003/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003
Trang 30Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào cách xác định phí nước thải công
nghiệp đối với từng chất gây ô nhiễm; vấn đề kê khai, thẩm định và nộp phí;
công tác quản lý và sử dụng phí
- Nghị định 26/2010/ND-CP ngày 23 tháng 3 năm 2010 Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung khoản 2 điều 8 của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6
năm 2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
(1) Phần còn lại nộp 100% vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc
bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống
thoát nước tại địa phương, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường
của địa phương, trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự án thoát nước
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
- Thông tư liên tịch 107/2010/TTLT-BTC-TNMT ngày 26 tháng 7 năm
2010 liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi Thông tư liên
tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT và Thông tư liên tịch
106/2007/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nội dung của Thông tư mới về cơ bản không thay đổi trừ một số điểm sau:
Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT về
sử dụng khoản phí thu được, cụ thể là chuyển 100% về ngân sách địa phương
sau khi trích 20% cho Sở TN&MT để trang trải chi phí thu phí
Quản lý, sử du ̣ng tiền phí thu được: Thông tư 107/2010/TTLT-BTC-TNMT
ngày 26 tháng 7 năm 2010 liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về
sửa đổi Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT và Thông tư liên tịch
106 nêu rõ 20% trên tổng số tiền phí bảo vê ̣ môi trường đối với nước thải công
nghiê ̣p thu được ch uyển cho Sở TN &MT để trang trải chi phí cho viê ̣c thu phí
và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c kiểm tra đi ̣nh
kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi Trong đó:
Trang 315% trên tổng số tiền phí bảo vê ̣ môi trường đối với nước thải công nghiê ̣p
được sử du ̣ng để trang trải chi phí cho viê ̣c thu phí
15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá , lấy mẫu phân tích
nước thải phu ̣c vu ̣ cho vi ệc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải
công nghiê ̣p từ lần thứ hai trở đi
Phần còn lại nộp 100% vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc bảo
vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát
nước tại địa phương, bảo vệ chất lượng nước các nguồn nước (trong đó có chất
lượng nước của các công trình thuỷ lợi), bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ
môi trường của địa phương (nếu đã thành lập), trả nợ vay đối với các khoản vay
của các dự án thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT các
khoản 4, 5, 6 về thời hạn nộp phí, trách nhiệm của cơ quản quản lý môi trường
và cách sử dụng nguồn thu
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước, về nước thải của
một số ngành công nghiệp:
+ QCVN 01:2009/BYT- Chất lượng nước ăn uống
+ QCVN 02:2009/BYT- Chất lượng nước sinh hoạt
+ QCVN 08:2008/BTNMT- Chất lượng nước mặt
+ QCVN 09:2008/BTNMT- Chất lượng nước ngầm
+ QCVN 01:2008/BTNMT- Nước thải chế biến mủ cao su
+ QCVN 11:2008/BTNMT- Nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
+ QCVN 12:2008/BTNMT- Nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
Trang 32+ QCVN 24:2009/BTNMT- Nước thải công nghiệp
+ QCVN 29:2010/BTNMT- Nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu
Ngoài ra tại các địa phương của Việt Nam, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều văn bản
liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải
1.5.1 Tổng quan chung về tình hình thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải tại Việt Nam
Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2004, tổng
số phí thu được xấp xỉ 75.426 tỷ đồng, trong đó 91% là phí nước thải sinh hoạt
và chỉ có 9% (tương đương 6.828 tỷ) là phí thu được từ các ngành công nghiệp
Năm 2005, cả nước đã thu được 160.429.000.000 đồng (đạt gấp đôi năm
2004) trong đó phí nước thải công nghiệp là 18.633.800.000 đồng (chiếm 11%
trong tổng số) và nước thải sinh hoạt khoảng 141.795.200.000 đồng Số phí thu
được tập trung tại 4 tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh (25,31%), Đồng Nai (19,23%),
Quảng Ninh (10,13%) và Bình Dương (9,29%) thể hiện ở Hình 3, (phụ lục 1)
19.23 10.13
9.29
Hồ Chí Minh Đồng Nai Quảng Ninh Bình Dương Các tỉnh còn lại
Hình 3 Hiện trạng thu phí năm 2005 (%)
Có thể thấy bước đầu công tác thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải
đã có những kết quả nhất định Đặc biệt là sự thay đổi khá lớn trong năm 2005
Trang 33so với năm 2004, song nhìn chung kết quả đạt được vẫn đang ở mức khởi động
trong thời gian đầu thực hiện
Thực tế, công tác thu phí BVMT đối với nước thải cũng góp phần tích cực
vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do quá trình xả thải từ sinh hoạt và
hoạt động sản xuât, kinh doanh gây ra Song vấn đề đặt ra ở đây là cần phải tổ
chức công tác thu phí một cách triệt để hơn nữa để ý thức BVMT đối với việc xả
thải của mỗi công dân phải thật sự nghiêm túc và xuất phát từ sự tự nguyện
1.5.1.1 Tổng quan chung về thu phí nước thải sinh hoạt
Theo quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm
2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, mức thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm
(%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá
10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia
tăng Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác
nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch),
thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng
nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá
cung cấp 1m3 nước sạch trung bình tại địa phương
Theo báo cáo của 23 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương của Việt Nam về kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải sinh hoạt trong giai đoạn từ năm 2006-2008 (bảng 5) cho thấy số phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được trong giai đoạn 2006-2008 tại 23
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là 409.265.016.163 đồng
Bảng 5: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ năm
2006-2008
Trang 35Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2009
1.5.1.2 Tổng quan chung về thu phí nước thải công nghiệp:
Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã được quy
định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính
phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT
ngày 18 tháng 12 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, cụ thể việc thu phí bảo vệ môi
trường hiện nay tại Việt Nam theo quy trình tại Hình 4
Hình 4.Qui trình thu và nộp phí
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệ p có
nghĩa vụ kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở TN &MT nơi thải nước theo
đúng quy đi ̣nh trong vòng 5 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm tính chính
Q 2
Q 3
Q 4
Q 1
1 0
2 0
1 0
2 0
1 0
2 0
1 0
2 0
1 0
2 0
• Các đ n vị trả phí phải nộ to n
b số phí trong vòng 1 ng y của quí
t ếp theo.
Trang 36Sở TN&MT có nhiê ̣m vu ̣ thẩm đi ̣nh t ờ khai phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiê ̣p , ra thông báo số phí phải nô ̣p và thời ha ̣n nô ̣p tiền vào
ngân sách nhà nước trong vòng 10 ngày của quý tiếp theo
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công ngh iê ̣p có
nghĩa vụ nộp đủ , đúng ha ̣n số tiền phí phải nô ̣p vào t ài khoản phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải ta ̣i Kho ba ̣c nhà nước đi ̣a phương theo thông báo của
Sở TN&MT, nhưng châ ̣m nhất không quá ngày 15 của quý tiếp theo
Theo báo cáo của 47 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương của Việt Nam về kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp trong giai đoạn từ năm 2006-2008 (bảng 6) cho thấy đối
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được trong giai đoạn
2006-2008 tại 47 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là 373.407.063.595
Trang 38Số phí thu được theo Thông tư hướng dẫn 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT
quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường được phép giữ lại 20% để sử dụng
cho công tác thu phí, 40% để sử dụng cho công tác duy tu, nạo vét kênh mương
và các dự án xử lý nước thải, còn lại 40% phải chuyển về Quỹ Bảo vệ Môi
Trang 39trường Việt Nam Tuy nhiên, tại thời điểm này lại có sự ra đời của Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định “Phần nộp
ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan,
đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ”
thuộc các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% gây mâu thuẫn trong
việc phân bổ, quản lý phí Một số tỉnh đã thực hiện sự phân bổ, quản lý theo
Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn
125/2003/TTLT/BTC-BTNMT song tại một số tỉnh thì số phí thu được nộp lại cho Kho bạc nhà nước
và đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng vì chưa có hướng dẫn cụ thể Điều này
cũng cản trở rất nhiều trong việc phát huy lợi ích sử dụng từ nguồn phí như một
trong những mục đích của việc thu phí đã đề ra là tạo nguồn thu ngân sách để
phục vụ cho việc cải tạo và bảo vệ môi trường
Mặc dù với số phí thu được là tương đối lớn song số phí được chuyển về
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong năm 2004 còn rất khiêm tốn với chỉ
1.496.312.000 đồng tương đương 2% số phí thu được trong khi theo quy định là
40%
Theo thống kê, cho đến nay tổng số phí đã chuyển về Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam là 240.235.330.573 đồng
Bảng 7 Kinh phí thu được chuyển về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Năm
Số phí chuyển về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Trang 40Nguồn: Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam, năm 2011
1.5.3 Tình hình tổ chức triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
theo quy định của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP
Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các địa phương, sự tham gia có ý thức
trách nhiệm của các doanh nghiệp và cộng đồng, đến nay sau một số năm thực
hiện, Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu về thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải như sau:
1.5.3.1 Đối với cơ quan trung ương:
Để hướng dẫn thực hiện Nghị định, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng
phối hợp với Bộ Tài chính soạn thảo, lấy ý kiến các bộ ngành, các địa phương,
các doanh nghiệp và ban hành thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18
tháng 12 năm 2003 Thông tư được ban hành trước thời điểm Nghị định có hiệu
lực đã góp phần giúp các địa phương, các Sở ban ngành liên quan có thể áp
dụng thực hiện ngay trong năm đầu tiên
Ngay sau khi Nghị định và Thông tư được ban hành, mặc dù Bộ Tài
nguyên và Môi trường mới được thành lập, vẫn còn thiếu và yếu về nhân lực và
phương tiện, song Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính đã
tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân, tổ chức các lớp tập
huấn cho các Sở Tài nguyên và Môi trường trên khắp cả nước và kịp thời hướng
dẫn các vướng mắc để có thể triển khai thực hiện Nghị định ở tất cả các địa
phương trên cả nước
Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã soạn thảo Dự thảo Thông tư
hướng dẫn tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm nước thải công nghiệp, đang
lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, các Tổng công ty, các bộ ngành để
hoàn thiện và gấp rút ban hành trong thời gian tới Thông tư này có ý nghĩa quan
trọng trong việc hỗ trợ các Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định Tờ khai nộp
phí của các doanh nghiệp cũng như giúp các doanh nghiệp có thể tự kê khai
1.5.3.2 Đối với các địa phương