trường đối với nước thải tại tỉnh Nam Định
Nhìn chung qua khảo sát thực tế và tổng hợp, phân tích các thông tin có thể nhận thấy, công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp địa
dịch vụ đã chấp hành nộp phí đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở vẫn còn nợ đọng. Đối với các cơ sở nợ đọng, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tiến hành truy thu nợ (Năm 2009, bên cạnh tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được là 514.558.000 đồng/287 cơ sở, số phí thu được từ truy thu nợ là 21.882.000 đồng).
Đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp tại địa phương chủ yếu là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và doanh nghiệp trong khu công nghiệp/khu chế xuất. Các doanh nghiệp tuân thủ tốt việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh Nam Định chủ yếu thuộc các loại hình sở hữu: nhà nước; công ty TNHH; công ty cổ phần; 100% vốn nước ngoài, liên doanh. Sau khi triển khai việc thu phí nước thải, phần lớn doanh nghiệp chấp hành việc nộp phí. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp có hành động nợ đọng hoặc cố tình không chấp hành việc thẩm định tính phí.
Tại tỉnh Nam Định, bên cạnh những kết quả đạt được của việc thực thi Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như: góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; tạo nguồn thu cho hoạt động bảo vệ môi trường; khuyến khích việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả thì việc áp dụng thu phí bảo vệ môi trường gặp phải một số những trở ngại sau:
Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải lượng, xác định mức phí
Công tác hướng dẫn kê khai phí bảo vệ môi trường, thu phiếu kê khai, thẩm định phí nước thải công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn từ các cơ sở do nhận thức chưa đầy đủ về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp dẫn đến một số cơ sở không hợp tác, tránh né việc hướng dẫn kê khai, không nộp phiếu kê khai.
Việc phân định đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT chưa được cụ thể
dẫn tới việc đối với các cơ sở chỉ có nước thải sinh hoạt gặp phải sự thắc mắc của cơ sở.
Khó khăn và bất cập trong quá trình thu, nộp phí
Nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, số phí phải nộp một năm thấp, không bằng số kinh phí phải chi ra phục vụ cho việc thu phí của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Việc triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại một số thị trấn còn gặp nhiều khó khăn. Giá nước sinh hoạt cộng thêm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt làm tăng việc chi trả của nhân dân trong khi mức sống của đại bộ phận nhân dân tỉnh Nam Định chưa cao. Sự so sánh nảy sinh giữa các hộ dân sử dụng nước máy (mới chiếm khoảng 30%) và các hộ dân sử dụng nước từ nguồn khác (giếng khoan, ao, sông,..).
Đối với các cơ sở cố tình không chấp hành việc thẩm định tính phí hoặc trốn tránh không nộp phí, tại các văn bản đã ban hành chưa có quy định cụ thể quyền hạn xử lý cho Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc một cơ quan chuyên trách dẫn đến khó khăn cho công tác thu phí.
Khó khăn và bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng phí:
Việc sử dụng kinh phí được trích lại 20% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được cho đơn vị trực tiếp thu phí sử dụng gặp phải một số vướng mắc:
- 5% chi cho công, vật tư trực tiếp thu phí không đủ chi phí
- 15% chi cho công tác phân tích lần 2: phần kinh phí này đối với công tác phân tích lần 2 không sử dụng hết.
Kinh phí để kiểm tra sự chính xác của số liệu tính toán lúc thẩm định phí thiếu.
3.2. Hiện trạng công tác thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải tại tỉnh Thái Nguyên đối với nƣớc thải tại tỉnh Thái Nguyên