Quản lý và sử dụng phí tại tỉnh Thái Nguyên:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và để xuất giải pháp phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 58 - 62)

Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức thu phí nước thải công nghiệp chiếm khoảng 13-14% tổng số phí nước thải công nghiệp thu được.

Bảng 13. Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức thu phí nước thải công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006-2010

STT Năm Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức

thu phí nƣớc thải công nghiệp

2 2007 66.282.376

3 2008 148.065.684

4 2009 87.261.857

5 2010 150.118.249

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên

Ngoài phần kinh phí Sở Tài nguyên và Môi trường được phép giữ lại theo quy định, phần kinh phí còn lại cho đến hết năm 2009 được chuyển vào Kho bạc Nhà nước của tỉnh và chuyển về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

3.2.3. Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

3.2.3.1. Các văn bản liên quan đến thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của tỉnh Thái Nguyên

Căn cứ trên cơ sở các văn bản về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cấp Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các Sở ban ngành có liên quan đã ban hành một số văn bản hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân triển khai chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh cụ thể:

- Chỉ thị số 09/2004-CT-UB ngày 15 tháng 04 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên “về việc triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”

- Quyết định số 2367/QĐ-UB ngày 07 tháng 10 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc mức thu phí, chế độ thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Công văn số 2030/UBND-KTTH ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

- Văn bản số 171/BVG-STC ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Sở Tài chính Thái Nguyên hướng dẫn thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

3.2.3.2. Tình hình chấp hành nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Sau một thời gian triển khai thực hiện thu phí, hầu hết các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những đơn vị chậm nộp tờ khai, chậm nộp phí hoặc có hành vi trốn nộp phí.

Thực tế, có những đơn vị kéo dài thời gian nộp phí, gây ảnh hưởng đến tiến độ thu nộp, một số cơ sở mới còn trì trệ trong việc lập tờ khai theo quy định. Tồn tại hiện trạng, các đơn vị sử dụng nước cấp đầu vào là nước sinh hoạt của Công ty kinh doanh nước sạch Thái Nguyên vào mục đích sản xuất và sinh hoạt nhưng không thực hiện việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với lượng nước sử dụng vào mục đích sinh hoạt, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

3.2.4. Nhận xét chung về tình hình thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại tỉnh Thái Nguyên trường đối với nước thải tại tỉnh Thái Nguyên

Qua khảo sát thực tế và tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu liên quan có thể nhận thấy, công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp địa bàn tỉnh Thái Nguyên tương đối ổn định. Bên cạnh các cơ sở chấp hành nộp phí đầy đủ vẫn còn một số cơ sở nộp chậm, nộp thiếu. Đối với các cơ sở này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tiến hành truy thu nợ. Đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp tại địa phương chủ yếu là: các hộ kinh doanh gia đình; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp.

Nhìn chung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại tỉnh Thái Nguyên tuân thủ tốt việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Sau khi triển khai việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tìm hiểu kỹ và nghiêm chỉnh chấp hành, một số ít các cơ sở

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thờ ơ và không thực hiện kê khai và nộp phí theo quy định. Qua công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho thấy các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã có ý thức tìm hiểu về các vấn đề môi trường và có những hành động bảo vệ môi trường như: thay đổi công nghệ sản xuất nhằm làm giảm lượng phát thải ra môi trường; lắp đặt hệ thống xử lý chất thải...

Ngoài những kết quả đánh khích lệ về thu phí bảo vệ môi trường của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua như: góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; tạo nguồn thu cho hoạt động bảo vệ môi trường; phục vụ cho công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý môi trường và cải thiện môi trường và khuyến khích việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, việc áp dụng thu phí bảo vệ môi trường gặp phải một số những vướng mắc, khó khăn. Cụ thể như sau:

Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải lượng, xác định mức phí

Đối tượng nộp phí quy định chưa được rõ ràng: Theo Điểm I.1 của Thông tư 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT có quy định nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp…tuy nhiên, không nêu rõ nước thải này có bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước chảy bề mặt không hay chỉ là nước thải sản xuất, vì đối tượng nộp phí nước thải sinh hoạt chỉ quy định là trụ sở điều hành, văn phòng, chi nhánh của các tổ chức, cá nhân. Do vậy dẫn đến việc có đối tượng vừa phát sinh nước thải công nghiệp vừa phát sinh nước thải sinh hoạt, gây khó khăn cho việc xác định mức phí.

Việc thống nhất lưu lượng nước thải gặp nhiều khó khăn do trên thực tế phần lớn các đơn vị không lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải.

Cách tính phí dựa vào số lượng 6 thành phần ô nhiễm như hiện nay chưa hợp lý, mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh có những đặc thù ô nhiễm riêng biệt, có những ngành nghề như chế biến thực phẩm chỉ tính phí bảo vệ môi

trường được đối với 02 chỉ tiêu: COD, TSS trong khi theo quy định vấn phải lấy mẫu, thẩm định 6 chỉ tiêu theo đúng quy định.

Khó khăn và bất cập trong quá trình thu, nộp phí

Cách thu phí dựa trên việc tự khai của doanh nghiệp chưa hợp lý do lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải theo thẩm định thực tế có sự sai khác so với kết quả tự kê khai của đơn vị.

Khó khăn và bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng phí

Kinh phí trích để lại cho đơn vị trực tiếp thu phí bảo vệ môi trường quá thấp so với khối lượng công việc thực hiện: thống kê cơ sở, phát phiếu, lấy mẫu phân tích, thẩm định tờ khai,...

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và để xuất giải pháp phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)