Nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và để xuất giải pháp phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 65 - 72)

phạm pháp luật liên quan đến thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Với những thông tin tổng hợp từ các địa phương cùng quá trình khảo sát thực tế tại địa bàn tỉnh Nam Định và Thái Nguyên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần đề xuất giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc, bất cập và tồn tại trong việc thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Trong khuôn khổ luận văn tập trung vào đề xuất giải pháp quản lý, cụ thể là sửa đổi, bổ sung một số điểm không phù hợp với thực tế của các văn bản quy phạm pháp luật về thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Bên cạnh đó, đề xuất một số giải pháp khác hỗ trợ cho giải pháp quản lý trong quá trình thực hiện. Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một Nghị định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho phù hợp với thực tế hiện nay:

+ Hợp nhất 03 Nghị định liên quan về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Nghị định 26/2010/ND-CP ngày 23 tháng 3

67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

+ Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp cho phù hợp với các quy định hiện hành về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

+ Nghiên cứu hợp nhất 03 Thông tư 125/2003/TTLT-BTC-TNMT, 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT và 107/2010/TTLT-BTC-BTNMT. Tránh tình trạng một văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều lần, gây mâu thuẫn giữa các văn bản với nhau.

- Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn hệ thống tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đảm bảo phù hợp với thực tế và dễ triển khai:

Mục tiêu chính của việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải nhằm (1) Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, (2) sử dụng tiết kiệm nước sạch và (3) tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường. Trong 3 mục tiêu trên, thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm là mục tiêu quan trọng nhất, tiếp đến là tạo nguồn thu cho công tác bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy mục tiêu tạo nguồn thu đôi khi còn lấn át các mục tiêu khác.

Hệ thống phí hiện hành của nước ta hiện nay được xây dựng giống như hệ thống phí ô nhiễm không có phí cố định bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 đưa ra mức phí tối đa và mức phí tối thiểu đối với các chất ô nhiễm qui định. Hai mục tiêu hạn chế ô nhiễm và tạo nguồn thu rất khó đạt được với hệ thống phí hiện hành. Để đạt được hai mục tiêu trên hệ thống phí 2 nấc sẽ giúp giải quyết những tồn tại của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP.

Một số nước trên thế giới và khu vực như Philippines và Malaysia đều rất thành công với việc áp dụng hệ thống phí 2 nấc. Việt Nam cần nghiên cứu áp mô hình này. Nấc thứ nhất là phí cố định tương tự phí hành chính, bắt buộc cho

mọi đối tượng phát sinh nước thải công nghiệp nhằm tạo nguồn thu cho công tác quản lý. Nấc thứ hai là phí ô nhiễm đồng nhất đánh theo mức phát thải vượt tiêu chuẩn.

Để giảm nhẹ số lượng các doanh nghiệp phải giám sát, các cơ quan quản lý nên áp dụng phí cố định đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn sẽ phải chịu đồng thời 2 mức phí trên. Việc phân loại doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể theo cách phân loại thông thường về vốn và lao động1 hoặc theo khối lượng nước thải trên cơ sở kinh nghiệm của Philippines2

- Rà soát các đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải để tránh xảy ra tình trạng không rõ ràng cho doanh nghiệp hay các hộ gia đình khi thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường và gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện thu phí. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cần được áp dụng theo ngành, đặc biệt là các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước cao. Cần quy định rõ các ngành gây ô nhiễm khác nhau có mức thu phí bảo vệ môi trường khác nhau. Ví dụ, mức phí nước thải của ngành giấy, ngành hóa chất, thuộc da, cao-su..., có độ ô nhiễm cao nên phải trả phí nước thải cao hơn ngành khác.

- Thực tế việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại các tỉnh/thành phố cho thấy phần lớn số phí thu được từ 3 chỉ tiêu BOD, COD và TSS. Các chỉ tiêu này thường được các doanh nghiệp kê khai, tương đối dễ dàng trong việc kiểm tra và chi phí phân tích tương đối thấp. Mặt khác, năng lực của các cơ quan quản lý tại nước ta trong việc kiểm soát kim loại nặng là rất hạn chế và chi phí cho việc phân tích là tương đối lớn. Vì vậy cần nghiên cứu việc áp dụng phí BVMT cho chỉ tiêu ô nhiễm COD. Các chỉ tiêu khác (nếu có) nên qui đổi về COD tương đương theo kinh nghiệm của Trung Quốc. Với trình độ phát triển, trình độ công nghệ và điều kiện kinh tế xã hội tương đồng, kinh nghiệm

của Trung Quốc tương đối phù hợp với Việt Nam.

- Có quy định cụ thể đối với trường hợp các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc giải thể.

- Đưa ra được định mức thu phí hợp lý, giải quyết vấn đề khó khăn trong quá trình thẩm định phí và có căn cứ cho việc thực hiện thu phí một cách toàn diện hơn; đồng thời khả thi, phù hợp với năng lực của các địa phương và đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng chịu phí. Mức phí cao có thể tạo động lực mạnh cho các doanh nghiệp cắt giảm ô nhiễm nhưng hiệu quả về nguồn thu thường không đạt được. Các doanh nghiệp sẽ có xu hướng xử lý ô nhiễm để trách phải trả phí cao. Mặt khác, mức phí thấp có thể ít tạo áp lực về chi phí cho các doanh nghiệp tại nước ta (thuộc nhóm các nước đang phát triển ) nhưng có thể thất bại trong việc cải thiện chất lượng môi trường. Các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Philippines và Malaysia đều đang áp dụng mức phí ô nhiễm cao hơn nhiều so với nước ta.

Với trình độ phát triển kinh tế như Việt Nam hiện nay mức phí thích hợp là khoảng 2000 đồng/kg COD (tương đương với mức phí của Trung Quốc). Mức phí này cũng cần điều chỉnh tăng dần sau mỗi chu kì năm năm. Thực tế đã cho thấy mức độ lạm phát thường làm mất đi giá trị thực của phí. Tuy vậy, điều chỉnh thường xuyên mức phí do ảnh hưởng của lạm phát là việc làm không khả thi. Do đó áp dụng hệ thống tự điều chỉnh hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng là việc cần làm ngay nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả của công cụ.

- Quy trình kê khai, thẩm định thu và nộp phí cần được đơn giản hóa để giảm bớt phức tạp trong quá trình thực hiện. Việc thu phí cần tiếp tục duy trì trên cơ sở tự kê khai của doanh nghiệp và có sự thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Việc thu phí nên tiến hành theo năm hoặc 6 tháng để giảm chi phí hành chính và đi lại của các cán bộ thu phí. Thời gian lập tự kê khai, thẩm định kết quả, thông báo khoản tiền phải nộp và nộp phí nên kéo dài trong vòng 01 tháng để đảm bảo tính khả thi.

- Cần nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp không tự giác kê khai và nộp phí đúng thời hạn, góp phần hỗ trợ cho việc tăng cường hiệu lực của các văn bản quy định về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp không trả phí là việc cần làm ngay. Thực tế qui định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT được áp dụng nhưng mức phạt còn rất khiêm tốn chưa đủ khả năng răn đe. Mức phạt đối với những hành vi không tuân thủ phải cao hơn từ 5 đến 10 lần mức phí phải nộp để tạo động cơ thay đổi hành vi của các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu biện pháp hỗ trợ thu phí như: phong tỏa tài khoản, buộc ngừng sản xuất, cắt điện, nước và không cấp lại giấy phép kinh doanh nếu doanh nghiệp cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp phí môi trường.

- Sử dụng nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường:

Theo quan điểm kinh tế, một đồng từ „thu nhập môi trường‟ nên được sử dụng vào mục đích có thể mang lại lợi ích xã hội lớn nhất. Mặc dù ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp môi trường thực hiện theo đúng chủ trương trên 1% mức chi ngân sách Nhà nước và thực tế mức chi cao hơn3 nhưng nhìn chung tổng mức chi còn thấp, không đáp ứng yêu cầu; thiếu sự phối hợp lồng ghép chi sự nghiệp bảo vệ môi trường với các mục chi khác, dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót, dàn trải, lãng phí. Kinh phí chi sự nghiệp môi trường ở các bộ, ngành, địa phương chưa được bố trí đủ, đúng với nội dung chi, tập trung vào các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm (hầu hết các địa phương đã bố trí từ 80%- 90% tổng chi sự nghiệp môi trường cho thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt), dẫn tới việc không còn kinh phí để thực hiện các nội dung quản lý môi trường khác theo quy định. Báo cáo của Bộ TN&MT cho biết chi cho sự

3 Theo dự toán, tổng chi Ngân sách bảo vệ môi trường năm 2010 là 6.230 tỷ đồng, trong đó có 5.250 tỷ đồng chi cho các địa phương, 980 tỷ đồng chi các Bô, ngành Trung ương.Nhưng trên thực tế, mức chi sự nghiệp môi trường ước 7.645 tỷ, bằng 127% dự toán và nhiều hơn mức chi năm 2009 là 1.859 tỷ đồng (Báo cáo đánh giá thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2010

nghiệp môi trường ở Việt Nam mới đạt 1% tổng chi ngân sách từ năm 2006, trong khi Trung Quốc và các nước ASEAN đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm chiếm 1% GDP; ở các nước đang phát triển chiếm từ 3%– 4%. Bộ TN&MT đang đề nghị Quốc hội tăng chi ngân sách bảo vệ môi trường lên 1,5 - 2% Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.

Để đảm bảo nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, cần sửa đổi qui định sử dụng nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường theo hướng tập trung cho mục tiêu cải thiện môi trường nước thông qua quĩ bảo vệ môi trường Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, các khoản thu này nên được dành riêng để đầu tư trở lại cho môi trường: cho các hoạt động chống ô nhiễm của bản thân các cơ sở đã nộp phí, hay tài trợ các hoạt động công cộng khác (ví dụ xây dựng nhà máy xử lý nước thải) hay để nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý môi trường.

Chính vì vậy, Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện cần có sự phù hợp với tính đặc thù của công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là: kinh phí thu được ở địa phương có thể được chuyển một phần về Trung ương để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; giải quyết các vấn đề môi trường mang tính liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia; cải thiện môi trường nước thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Nghiên cứu đề xuất ban hành danh mục các phòng thí nghiệm đạt chuẩn phân tích nồng độ ô nhiễm; nâng cấp các phòng thí nghiệm, thiết bị quan trắc đảm bảo đạt tiêu chuẩn để thực hiện hiệu quả công tác xác định chỉ số ô nhiễm của nước thải, nâng cao chất lượng các dữ liệu về môi trường. Việc này giúp các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tự báo cáo và giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý trong việc thẩm tra, đánh giá. Danh sách các phòng thí nghiệm đạt chuẩn cần công bố rộng rãi. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực hoạt động này cần được hoan nghênh để mở rộng dịch vụ và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân tích môi trường

và cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó cần tăng cường đội ngũ cán bộ có chuyên môn phân tích cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Chính quyền các địa phương cần phải chủ động hơn nữa trong việc thực hiện Nghị định. Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh cần có chủ trương hỗ trợ để công tác thu phí nước thải đạt hiệu quả.

- Việc áp dụng NĐ 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên thực tế cho thấy có sự trùng lặp và thiếu rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc thu phí. Mặt khác mục tiêu đầu tiên của việc áp dụng các công cụ kinh tế là quản lý ô nhiễm. Do vậy cơ quan chịu trách nhiệm chính phải là Sở TN&MT. Việc triển khai công cụ phí phải nằm trong hệ thống kiểm tra giám sát thường xuyên. Do việc thu phí và quản lý phí là trách nhiệm của Sở TN&MT, nên nhất thiết phải có một bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Kiểm soát ô nhiễm bằng các công cụ kinh tế đòi hỏi kinh nghiệm quản lý cùng các kiến thức về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên hệ thống quản lý môi trường còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Tính chung trên cả nước tỷ lệ cán bộ quản lý môi trường là 15 người trên 1 triệu dân, trong khi đó tại các nước lân cận tỷ lệ này cao hơn nhiều lần, ví dụ như Trung Quốc 20 người/1 triệu dân, Thái Lan – 30 người, Campuchia – 100 người. Các Sở TN&MT cần xây dựng chiến lược về cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện các chức năng của mình.

- Đối với nước thải công nghiệp, các Sở Tài nguyên và Môi trường cần chủ động triển khai thu phí thông qua các hoạt động kiểm tra, đôn đốc, vận động các cơ sở công nghiệp kê khai và nộp phí. Thực tế cho thấy một số địa phương với quyết tâm và phương pháp thực hiện triệt để, sáng tạo, công tác thu phí đã đạt kết quả tốt.

- Các Sở Tài nguyên và Môi trường có thể vận dụng linh hoạt các cơ chế quản lý tài nguyên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương mình, để yêu

phải nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn về việc kê

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và để xuất giải pháp phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)