Để khắc phục những tồn tại của công tác này, các giải pháp về kinh tế là một yếu tố quan trọng để đạt được mục đích trên.
Hiện nay, mức phí nước thải công nghiệp còn thấp nên doanh nghiệp chấp nhận nộp phí. Do đó, công cụ phí chưa có tính răn đe cao để doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý, giảm thải. Vì vậy, Chính phủ phải nâng mức phí nước thải, đặc biệt là phí nước thải công nghiệp thì mới khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư giảm thải.
Bổ sung thêm kinh phí cho Ngân sách địa phương để việc phòng chống, khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường,… tiến hành hiệu quả cao hơn.
Đưa ra biện pháp cảnh cáo, xử phạt hành chính và công khai danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh không chịu nộp phí hoặc còn nợ phí trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình không nộp thì sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc nộp phí. Đồng thời cũng tiến hành khen thưởng những cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nộp phí đủ và đúng thời gian quy định.
Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn, khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp theo phương thức “Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm”.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Trên cơ sở khảo sát thực tế, trao đổi và tìm hiểu thông tin về việc thực hiện công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại tỉnh Nam Định và Thái Nguyên, học viên nhận định trong chính sách hiện hành còn tồn tại một số bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí, tính toán thải lượng, xác định mức phí; quá trình thu, nộp phí; quản lý và sử dụng phí. Quá trình khảo sát tại Nam Định và Thái Nguyên cùng với việc tổng hợp thông tin từ một số tỉnh, với những bất cập trong công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải xác định được, học viên đã đề xuất một số giải pháp trong việc thu, quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Thực tế, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là chính sách mới ở nước ta, nhưng sau một số năm tổ chức thực hiện đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn, bất cập cần phải giải quyết, tháo gỡ, song điều đó chứng tỏ chúng ta đã đi đúng hướng và có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Thời gian tới, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư hướng dẫn tính toán khối lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, chắc chắn việc thu phí sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
Thực hiện thành công việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thu các loại hình phí bảo vệ môi trường khác như phí khí thải, phí chất thải rắn,…góp phần kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường ở nước ta. Chúng ta hy vọng rằng cùng với việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, công tác thu phí ở các địa phương trong thời gian tới sẽ được thực hiện thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
Kiến nghị:
- Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một Nghị định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho phù hợp với thực tế hiện nay.
- Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp cho phù hợp với các quy định hiện hành về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thống nhất hóa với quy định chung của pháp luật hiện hành (Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện).
Bên cạnh đó, để hiện thực hoá tất cả những đề xuất/khuyến nghị trên, cần xây dựng lộ trình cụ thể và minh bạch cho việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm. Để làm được điều đó, cần đặc biệt quan tâm tới (i) mục tiêu cải thiện môi trường vì lợi ích của người dân (ii) các chỉ tiêu ô nhiễm, loại hình doanh nghiệp, ngành sản xuất cần điều chỉnh (iii) xây dựng các cơ sở tiền đề cho việc áp dụng chính sách (iv) thông báo rộng rãi về lộ trình áp dụng công cụ cho các đối tượng liên quan nhằm giảm thiểu chi phí chuyển giao (v) tăng cường áp dụng hệ thống quản lý môi trường doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp phải định kỳ công bố các hoạt động xả thải của mình, nhằm tăng tính minh bạch và tính chính xác của số liệu khai báo và (vi) thường xuyên đánh giá, điều chỉnh cách thu phí. Ngoài ra, điều đặc biệt quan trọng là tất cả các chính sách phải hết sức minh bạch và công bằng cho các đối tượng.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban khoa giáo trung ương, 2003. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1997. Dự án thử nghiệm VIE/97/007. Môi trường và kế hoạch hoá đầu tư. Báo cáo nội bộ, Hà Nội, Việt Nam
3. Nguyễn Thế Chinh, N.T, 2003. Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất Bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam
4. Hoàng Xuân Cơ, 2005.Giáo trình kinh tế môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tài liệu tiếng Anh
5. Laplante, B. and P. Rilstone. Environmental inspections and emissions of the pulp and paper industry in Québec. Journal of Environmental Economics and Management, Vol. 31, No.1, 1996, 19-36.
6. Magat, A and K. Viscusi. 1990. Effectiveness of EPA’s regulatory enforcement: The case of industrial effluent standards. J. Law Economics. 33, 331-360
7. O‟Connor, D. Applying economic instruments in developing countries: From theory to implementation. OECD Development Center, May 1999.
8. SEPA (Swedish Environmental Protection Agency). 2000. The Swedish Charge on Nitrogen Oxides. Report. Stockholm, Sweden: SEPA.
9. Sterner T. Policy Instruments for Environmental and Natural Resource Management, 2003.
10. UNDP. Incorporating environmental consideration into investment decision- making in Vietnam. United Nations Development Programme. Hanoi, 1995. 11. US EPA (Environmental Protection Agency). Partner for the Environment:
12. US EPA. International Experience with Economic Incentives for Protecting the Environment. Washington DC, 2004.
13. Vincent J. and Farrow S. “A Survey of Pollution Charge Systems and Key Issues in Policy Design,” In: Bluffstone R., Larson B. (eds.) Controlling Pollution in Transition Economies, Edward Elgar, Cheltenham, 1997.
Phụ lục 1
Kết quả thu phí BVMT đối với NTCN của các tỉnh năm 2005
Tỉnh Phí nƣớc thải Công nghiệp (triệu đồng) % (Trên tổng số) Tỉnh Phí nƣớc thải Công nghiệp (triệu đồng) % (trên tổng số) An Giang 128,93 0,69 Khánh Hòa 163,15 0,88
Bạc Liêu 37,65 0,20 Kiên Giang 17,69 0,09
Bắc Ninh 107,90 0,58 Kon Tum 20,68 0,11
Bắc Giang 13,53 0,07 Lai Châu 0,00
Bắc Kạn 0,00 Lạng Sơn 43,10 0,23
Bà Rịa Vũng
Tàu 502,79 2,70 Lào Cai 0,00
Bình Dương 1.731,51 9,29 Long An 66,12 0,35
Bình Phước 586,04 3,15 Lâm Đồng 0,00
Bình Định 126,88 0,68 Nam Định 589,00 3,16
Bến Tre 0,00 Nghệ An 0,00
Bình Thuận 33,08 0,18 Ninh Bình 0,00
Cao Bằng 0,00 Ninh Thuận 1,35 0,01
Đà Nẵng 0,00 Quảng Bình 14,04 0,08 Đồng Nai 3.582,98 19,23 Quảng Ngãi 305,89 1,64
Đồng Tháp 0,00 Quảng Ninh 1.886,86 10,13
Đắk Lăk 15,72 0,08 Quảng Nam 22,50 0,12
Đăk Nông 35,59 0,19 Quảng Trị 196,60 1,06
Điện Biên 0,00 Sóc Trăng 178,25 0,96
Gia Lai 238,10 1,28 Sơn La 4,40 0,02
Hà Giang 16,16 0,09 Tây Ninh 159,26 0,85
Hà Nội 430,00 2,31 Thái Bình 10,00 0,05
Hà Nam 2,17 0,01 Thái Nguyên 600,00 3,22
Hà Tĩnh 423,50 2,27 Thanh Hóa 220,00 1,18
Hải Dương 0,00
Thừa Thiên
Huế 0,00
Hà Tây 0,00 Tuyên Quang 0,00
Hải Phòng 0,00 Tiền Giang 0,00
Hậu Giang 32,87 0,18 Trà Vinh 112,73 0,60
TP, Hồ Chí
Minh 4.716,46 25,31 Vĩnh Long 35,20 0,19
Hòa Bình 40,00 0,21 Vĩnh Phúc 216,70 1,16