Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 98)

3. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG

3.4. Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện đã góp phần làm cho nhu cầu đối với dịch vụ NH ở Việt Nam đang dần tăng lên. Các nỗ lực của Chính phủ trong hội nhập WTO đã giúp hoàn thiện môi trường cho hoạt động NH, tạo điều kiện để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của các dịch vụ NH30

. Sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các NH nước ngoài kể từ sau khi Việt Nam chính thức thực hiện các cam kết WTO đã thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ NH ở Việt Nam. Gia nhập WTO còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đầu tư; đồng thời các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội để thâm nhập và phát triển trên thị trường Việt Nam nên các luồng chu chuyển vốn qua hệ thống NH tăng, yêu cầu về số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng cũng theo đó tăng lên. Các yếu tố trên đã dẫn đến không chỉ các dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn và tín dụng ở Việt Nam tăng trưởng trong thời gian qua, mà các dịch vụ hiện đại như dịch vụ thẻ, Internet Banking31, Home Banking (NH tại nhà)32, Moblie Banking (Ngân hàng di

30 Xem Bảng 13 về việc thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng

31 Cung cấp tự động các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua mạng Internet. Với máy tính kết nối Internet, ở bất cứ đâu hay vào bất cứ thời điểm nào, khách hàng cũng có thể truy cập vào website của ngân hàng để được cung cấp thông tin, thực hiện các giao dịch tài chính. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng

32 là sản phẩm có tính bảo mật cao nhờ hoạt động trên mạng thông tin liên lạc cục bộ giữa ngân hàng và khách hàng (mạng Intranet) cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng mà không cần đến ngân hàng

93

dộng)33, Telephone Banking (NH qua điện thoại)34… đã bước đầu xuất hiện và phát triển ở Việt Nam, đánh dấu sự thay đổi và diện mạo mới của thị trường dịch vụ NH.

Dịch vụ huy động vốn và tín dụng

Tuy có các dịch vụ NH hiện đại ra đời nhưng dịch vụ huy động vốn và tín dụng vẫn là hai hoạt động truyền thống và chủ yếu của các NHTM ở Việt Nam35. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và với sự xuất hiện của các NH nước ngoài, dịch vụ huy động vốn đã được thúc đẩy đa dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho vốn nhàn rỗi của mình. Các NH nước ngoài thường tiên phong trong việc phát triển các dịch vụ NH mới. Điều đó đã có tác động tích cực, làm gia tăng áp lực cạnh tranh và buộc các NH nội địa phải nỗ lực phát triển các loại hình dịch vụ mới. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các NH còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá…Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ huy động vốn vẫn chủ yếu được thực hiện qua việc nhận tiền gửi tiết kiệm (MUTRAP III, 2009a).

Các dịch vụ tín dụng cũng phát triển đa dạng hơn nhưng vẫn chủ yếu thực hiện thông qua dịch vụ cho vay – loại hình dịch vụ hiện nay vẫn đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng ở Việt Nam Dịch vụ cho vay được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng hơn như cho vay mua nhà, mua ô tô, mua laptop, cho vay du học...

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do Việt Nam thực hiện lộ trình nới lỏng các quy định với các tổ chức tín dụng nước ngoài, nhất là cam kết liên quan đến việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi VND, các NHTM Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến phát triển các dịch vụ NH bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động dịch vụ của mình. Các hoạt động dịch vụ NH bán lẻ nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân thay vì khách hàng doanh nghiệp với các dịch vụ 33 sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại di dộng

34 cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại cố định. Khách hàng có thể thực hiện các lệnh chuyển tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ, tìm hiểu các thông tin về tỷ giá hối đoái, giá vàng, giá chứng khoán, các giao dịch gần nhất và số dư tài khoản hiện tại của mình mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính

35 Xem thêm về tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn trong Biểu 3 và Biểu 5 94

chủ yếu ở Việt Nam hiện nay là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ... Thị trường dịch vụ NH bán lẻ ở Việt Nam được đánh giá mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển nên cơ hội cho các NH phát triển dịch vụ này rất lớn. Các nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ NH bán lẻ ở Việt Nam bắt nguồn tự sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thẻ, dịch vụ NH trực tuyến và cho vay tiêu dùng, đặc biệt là dịch vụ thẻ và dịch vụ trực tuyến.

Dịch vụ thẻ

Sau khi gia nhập WTO, dịch vụ thanh toán đã có bước phát triển quan trọng. Các NHTM tiếp tục đưa ra các dịch vụ thanh toán mới, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và mở rộng cung cấp dịch vụ cho các cá nhân, hộ gia đình. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng thanh khoản có xu hướng giảm mạnh: giảm từ 20,3% năm 2004 xuống còn 14,6% năm 2008. Những năm 2009 - 2011 vẫn duy trì được xu hướng tích cực này, tuy nhiên tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán phổ biến. Tài khoản ngân hàng cá nhân đã mở rộng nhanh chóng. Số lượng các tài khoản cá nhân đã tăng từ 135.000 năm 2000 lên khoảng 5 triệu vào năm 2005 và trên 8 triệu vào năm 2008 (MUTRAP III, 2009a). Các yếu tố này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thanh toán ở Việt Nam.

Trong các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn. Năm 2006, một năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn thị trường có gần 5 triệu thẻ được phát hành. Tới tháng 4/2009, có trên 16 triệu thẻ NH được phát hành bởi 41 tổ chức phát hành, phần lớn trong số này là thẻ ghi nợ (thẻ debit) và một phần nhỏ là thẻ credit (MUTRAP III, 2009a). Tính đến cuối năm 2010, cả thị trường Việt Nam có hơn 24 triệu thẻ, tăng gần 5 lần so với mức năm 2006. Sang năm 2011, tổng số thẻ phát hành của toàn hệ thống tăng mạnh với khoảng 40 triệu thẻ, tăng 8 lần so với trước khi gia nhập WTO và gần 1,7 lần so với năm 2010. Năm 2011, có gần 50 ngân hàng phát hành thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau. Như vậy, gần 50% số các ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam đều tham gia phát hành thẻ, thể hiện vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thẻ đối với mục tiêu chiến lược của ngành ngân hàng hiện nay (Đỗ Thị Bích Hồng, 2011; Hồng Anh, 2012; NHNN, 2012a).

Về số lượt giao dịch bằng thẻ: trong năm 2010, Việt Nam đã có tới 825,5 triệu lượt giao dịch bằng thẻ, so với năm 2005 chỉ là 20,2 triệu lượt và 609 triệu lượt năm 2009. Tuy nhiên nếu so sánh với nhiều nước phát triển trong và ngoài khu vực, con số này vẫn còn khá khiêm tốn (NHNN, 2012a).

Số lượng máy ATM tăng lên đáng kể: năm 2005 có 1200 máy, năm 2009 có trên 8000 máy và năm 2010 là 11.137 máy (tăng hơn 9 lần so với năm 2005) (MUTRAP III, 2009a; NHNN, 2012a).

Số máy cà thẻ (POS) tăng 3,7 lần (từ 10.000 POS năm 2005 lên 37.000 POS) (NHNN, 2012a). Các máy POS chủ yếu đặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng mua sắm có đông khách, tuy nhiên nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn do thói quan thanh toán bằng tiền mặt của người dân, do chất lượng dịch vụ của NH và điểm chấp nhận thẻ.

Bảng 36: Số máy ATM, POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia năm 2010

Quốc gia ATM POS Số thẻ/người

Bỉ 15.500 124.900 1,26 Canada 60.200 630.500 1,41 Pháp 53.300 1.376,60 0,88 Đức 79.500 593.000 0,91 Italia 54.700 1.334.500 0,57 Nhật Bản 139.200 1.706.100 2,57 Singapore 2.000 83.900 2,35 Anh 63.900 1.095.000 1,49 Mỹ 406.100 5.175.000 3,34 Việt Nam 11.137 37.000 0,28 Nguồn: Đỗ Thị Bích Hồng (2011)

Bảng 36 cho thấy Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ người sử dụng thẻ thấp trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là khoảng 125% nhưng tỷ lệ thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ ngân hàng chỉ đạt chưa đến 5%. Số

lượng giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ qua hệ thống ATM chiếm đến 70 - 80% số lượng giao dịch thẻ thực hiện. Đa số công nhân viên chức chủ yếu sử dụng thẻ để đến tháng rút tiền lương và ít có giao dịch khác. Những người thỉnh thoảng mới giao dịch là công nhân và sinh viên, là đối tượng mà nhiều ngân hàng đã ồ ạt mời chào mở thẻ miễn phí (Đỗ Thị Bích Hồng, 2011; NHNN, 2012a).

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Song song với việc phát triển mạng lưới ATM, POS, những năm gần đây, nhiều NH đã tích cực nghiên cứu và triển khai dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến qua Internet. Đến hết năm 2011, có khoảng 10 NH cung cấp dịch vụ này, giúp khách hành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến qua Internet bằng thẻ quốc tế cũng như thẻ ghi nợ nội địa một cách thuận lợi.

Năm 2010, ComScore đã tiến hành một cuộc khảo sát ở 6 quốc gia gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore. Kết quả khảo sát cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất về số khách truy cập các trang web ngân hàng, chỉ đứng sau Indonesia với mức tăng là 72%. Kết quả này có được là do các NH hoạt động tại Việt Nam ngày càng đầu tư mạnh vào website và khách hàng đang làm quen với hoạt động thanh toán qua mạng. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến … tại Việt Nam đã tăng 35% từ 710.000 năm 2009 lên 949.000 năm 2010. Tuy nhiên, lưu ý rằng những con số này còn rất thấp so với các nước khác trong khu vực. Ví dụ Malaysia là nước có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng lớn nhất với 2,7 triệu người trong tháng 1/2011. Hồng Kông đứng ở vị trí thứ hai với số người dùng là 1,5 triệu trong năm 2011 (Đỗ Thị Bích Hồng, 2011; NHNN, 2012a).

Tuy nhiên, các dịch vụ NH bán lẻ ở Việt Nam còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao. Phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế và chưa ứng dụng được hình thức thanh toán qua điện thoại di động sử dụng tài khoản ngân hàng. Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như không được sử dụng. Các dịch vụ ngân hàng như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập cao chưa được triển khai rộng (Vietinbank, 2010).

Bên cạnh đó, trong mảng dịch vụ NH bán lẻ, các NH nước ngoài lấn át các NH trong nước. Các NH nước ngoài cung cấp dịch vụ với chất lượng vượt trội, thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn và sản phẩm cung cấp đa dạng hơn hẳn so với các NHTM trong nước. Các NH nước ngoài thường đi trước trong việc phát triển nhiều hình dịch vụ NH bán lẻ. Ví dụ: dịch vụ Home Banking đã được ANZ bắt đầu triển khai từ năm 2008. Các NH nước ngoài đang nhắm tới nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu giao dịch nhiều với nước ngoài như có người thân đang đi du học, người thân đang sinh sống ở các nước và nhóm người có thu nhập cao.

Dịch vụ ngân hàng quốc tế

Với dịch vụ ngân hàng quốc tế, khách hàng sẽ được kết nối với toàn thế giới và truy cập được các tài khoản của mình trên phạm vi toàn cầu. Với xu hướng quốc tế hóa ngày càng lan rộng như ngày nay, việc phát triển và mở rộng các dịch vụ NH quốc tế là xu hướng mà các NH trong nước đang nhắm tới, một mặt cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng khi đi ra nước ngoài hay khách nước ngoài tới Việt Nam, mặt khác còn thúc đẩy tính hệ thống của các NH thông qua các hoạt động hợp tác kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, sự ra đời của công ty cổ phần thẻ thông minh Vi Na (VNBC) đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của NH trong lĩnh vực dịch vụ quốc tế bằng sự hợp tác của các NHTM trong nước (GP-Bank, Đại Á, MHB, Đông Á, Habubank, UOB) và các ngân hàng nước ngoài (Citibank, ANZ, CommonwealthBank).

Một số NH Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là dịch vụ thẻ, như sự liên kết giữa Citibank và ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (EAB), hay giữa Vietcombank và China Union Pay... Các tập đoàn thẻ tín dụng quốc tế, như Master Card, Visa, American Express, ... cũng mở rộng đại lý phát hành và thanh toán thẻ với hàng loạt các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Nhiều công ty chuyển tiền, đặc biệt là Western Union của Mỹ cũng mở rộng đại lý chi trả kiều hối và chuyển tiền với hàng nghìn chi nhánh của các ngân hàng thương mại trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Nguyễn Chiến Thắng, 2010b).

Các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ trên, nhiều loại dịch vụ NH hiện đại khác đã và đang phát triển ở Việt Nam như: dịch vụ tài trợ thương mại, thanh lý tài sản theo di chúc của khách hàng,

dịch vụ ủy thác, dịch vụ quỹ đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, dịch vụ bất động sản, dịch vụ thiết lập và thẩm định dự án, dịch vụ đầu tư, dịch vụ môi giới tiền tệ, dịch vụ quản lý tiền mặt, dịch vụ bảo lãnh chứng khoán...

Tuy nhiên, các dịch vụ NH hiện đại chưa phát triển mạnh hoặc phát triển chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng. Các tiện ích NH vẫn thấp do mức độ áp dụng công nghệ thông tin đối với phát triển sản phẩm còn thấp. Các dịch vụ như: quản lý tài sản, tư vấn tài chính, trung gian tiền tệ, trung gian và hỗ trợ tài chính, trao đổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính chưa được đầu tư đầy đủ nên chưa phát triển mạnh. Dịch vụ quản lý két sắt, quản lý thấu chi... vốn đã phổ biến trên thế giới lại chưa được phát triển rộng rãi ở Việt Nam. Dịch vụ NH đầu tư như thẻ nợ, thẻ tín dụng, Home Banking, Internet Banking, Telephone Banking và kênh phân phối điện tử đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng vẫn còn nhiều tồn tại như tiện ích và hiệu quả kinh tế thấp. Các dịch vụ liên quan đến hoạt động tiền tệ, lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ phái sinh chưa phát triển hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Nói tóm lại, mặc dù Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định sau 5 năm gia nhập WTO về phát triển dịch vụ NH như: các dịch vụ NH đã đa dạng hơn, xuất hiện các

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)