3. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG
3.1. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài
Với việc thực hiện đầy đủ cam kết WTO về hiện diện thương mại trong lĩnh vực NH, tính đến thời điểm hiện nay, sau 5 năm gia nhập WTO, số lượng các NHTM nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên khá nhanh (Bảng 32).
Bảng 32: Số lượng các ngân hàng thương mại hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam27
Loại Ngân hàng Trước khi gia nhập WTO Sau khi gia nhập WTO
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NHTM nhà nước 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 NHTM cổ phần 36 36 36 37 36 34 40 39 38 37 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 26 26 28 31 34 41 45 45 48 50 NHTM liên doanh 4 4 4 5 5 5 5 5 5 4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 0 0 0 0 5 5 5 5 Tổng 71 71 73 78 80 85 100 99 101 101
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam qua các năm, NHNN (2012b),
Lakatos và cộng sự (2009), Quách Thùy Linh (2011), BVSC (2008).
Sau 5 năm gia nhập WTO, đến năm 2011, số lượng chi nhánh NH nước ngoài đã tăng từ 34 năm 2006 lên 50; NH 100% vốn nước ngoài đã tăng từ 0 lên 5; số lượng các NHTM liên doanh giảm từ 5 xuống 4 do NH liên doanh Shinhan Vina Bank sáp nhập vào NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Vietnam Bank. Số lượng các NH có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã tăng thêm 20 ngân hàng, từ 39 năm 2006 lên 59 vào năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân của số lượng các NH có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2006 là 5,4%, thấp hơn so với mức 8,6% trong giai đoạn 2007 - 2011. Điều đó cho thấy việc thực hiện cam kết WTO đã có tác động tích cực đến sự xuất hiện của các NH có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (NHNN, 2012a).
4 NHTM liên doanh hiện nay đang hoạt động ở Việt Nam được thể hiện trong Bảng 33.
Bảng 33: 4 NHTM liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam tính đến hết 31/12/2011
27 Không tính các tổ chức tín dụng khác như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Công ty Tài chính và Công ty cho thuê tài chính
80
STT Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép
Vốn điều lệ (triệu USD)
1 INDOVINA BANK LIMITTED 135/GP-SCCI ngày
21/11/1990 165
2 VID PUBLIC BANK 01/NH-GP ngày
25/03/1992 62.5
3 VINASIAM BANK (Việt Thái) 19/NH-GP ngày
20/04/1995 61
4 NH Việt-Nga
(VietNam-Ruissia Joint Venture Bank)
11/GP-NHNN ngày
30/10/2006 168.5
Nguồn: NHNN (2012c)
Về NH 100% vốn nước ngoài: 5 NH 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều được cấp phép ngay trong năm 2008, một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trong đó có một số NH đã từng có mặt tại Việt Nam từ rất lâu như HSBC và Standard Charter (Bảng 34).
Bảng 34: Các NH 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam tính đến 31/12/2011
STT Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ (tỷ VND)
1 Ngân hàng TNHH 1 thành viên HSBC
(Việt Nam) 235/GP-NHNN ngày 8/9/2008 3.000
2 Ngân hàng TNHH 1 thành Standard
Chartered (Việt Nam) 236/GP-NHNN Ngày 8/9/2008 3.000
3 Ngân hàng TNHH 1 Thành viên ANZ (Việt Nam) 268/GP-NHNN 9/10/2008 3.000
4 Ngân hàng TNHH 1 thành viên
Shinhan (Việt Nam) 341/GP-NHNN 29/12/2008 7.547,1
5 Ngân hàng TNHH 1 Thành viên Hong 342/GP-NHNN ngày 3.000 81
Leong (Việt Nam) 29/12/2008
Nguồn: NHNN (2012c)
Ngoài ra, hệ thống NH trong nước còn chứng kiến sự gia tăng số lượng các văn phòng đại diện của NH nước ngoài tại Việt Nam. Tới cuối năm 2011, số văn phòng đại diện đã lên tới 51, tăng từ mức 30 văn phòng đại diện năm 2006, thời điểm trước khi gia nhập WTO (NHNN, 2012a).
Biểu 1: Số lượng các văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 2001 - 2011
Nguồn: NHNN (2012a)
Như vậy, sau khi gia nhập WTO, tác động rõ ràng nhất là lĩnh vực NH Việt Nam đã có một bộ mặt mới khi tham gia vào hệ thống thương mại đa phương, với sự hiện diện của các NH dưới đầy đủ loại hình và sự gia tăng của các NH có yếu tố nước ngoài, góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh hơn. Sau 5 năm gia nhập WTO, số lượng các NH hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, từ 80 năm 2006 lên 101 năm 2011, chủ yếu là do sự gia tăng của khối các NH nước ngoài, đặc biệt là các NH có 100% vốn đầu tư nước ngoài và các chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng môi trường cạnh tranh gia tăng và sự mở rộng của hệ thống NH sẽ đặt ra các thách thức cho việc giám sát của NHNN nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phát triển ổn định của toàn hệ thống.