Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam khẳng định thực hiện cam kết WTO là ưu tiên của Chính phủ và đồng thời của Quốc hội trong hoạt động lập pháp. Vì thế, Việt Nam đã tích cực sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các Luật, Pháp lệnh… sau khi gia nhập WTO theo hướng phù hợp với các cam kết và quy định của WTO. Phần dưới đây sẽ rà soát lại tình hình thực hiện cam kết WTO trong một số ngành/phân ngành dịch vụ có tính lan tỏa cao và một số ngành/phân ngành là trọng tâm của thay đổi chinh sách về dịch vụ của Việt Nam trong những năm qua.
1.3.2.1. Dịch vụ phân phối
Nhìn chung, hệ thống pháp lý hiện hành của Việt Nam tương đối đầy đủ và phù hợp với cam kết WTO. Các chính sách của Chính phủ không chỉ áp dụng cho các nhà phân phối Việt Nam mà còn cho cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài, thể hiện Việt Nam đang từng bước xóa bỏ khoảng cách trong quản lý hoạt động phân phối để tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng hơn. Tiến bộ chủ yếu là việc sáp nhập luật đầu tư trong nước và nước ngoài, đơn giản hóa hệ thống cáp phép kinh doanh và cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn được thành lập ở Việt Nam trong lĩnh vực phân phối (Lakatos và cộng sự, 2010).
Tuy nhiên, hệ thống pháp lý hiện nay đối với dịch vụ phân phối còn nhiều điểm thiếu nhất quán về điều kiện gia nhập thị trường phân phối của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, để bắt kịp với sự phát triển của nhiều loại hình phân phối hiện đại như siêu thị hiện đại, cửa hàng tiện lợi…, Việt Nam cần nghiên cứu và ban hành thêm các văn bản pháp lý để điều chỉnh các loại hình phân phối mới. Đặc biệt, Việt Nam cần xem xét để ban hành minh bạch hơn các quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT.
Bảng 12: Các văn bản pháp lý liên quan đến thực hiện các cam kết WTO về dịch vụ phân phối
Tiêu chí Cam kết WTO Các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện cam kết Đánh giá
Phạm vi sản
phẩm các nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép phân phối
- Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được phép phân phối một số loại sản phẩm tại Việt Nam, gồm: sản phẩm hạn chế dài hạn và sản phẩm hạn chế theo từng giai đoạn.
• Các sản phẩm hạn chế dài hạn (được loại trừ ra khỏi phạm vi cam kết) bao gồm: thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải.
• Các sản phẩm hạn chế theo từng giai đoạn bao gồm: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón.
- Kể từ 11/1/2010, danh sách sản phẩm hạn chế theo từng giao đoạn bị bãi bỏ. Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được phép phân phối các sản phẩm này.
- Luật Thương mại
- Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động trực tiếp liên quan đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Điều 4 về Điều điện để doanh nghiệp FDI được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam)
- Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định 23/3007/NĐ-CP
- Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 về lộ trình thực hiện các cam kết WTO về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. (Phụ lục 01 về Hình thức đầu tư và Phụ lục 04 về Danh mục hàng hóa thực hiện quyền phân phối: hàng háo phân phối theo lộ trình và hàng hóa không được quyền phân phối)
Bám sát cam kết
- Thông tư 05/2008/TT-BTC ngày 14/4/2008
Hiện diện thương mại (Mode 3)
- Được phép thành lập liên doanh ngay khi Việt Nam gia nhập với vốn góp không quá 49% ngay khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% bị bãi bỏ. - Kể từ ngày 1/1/2009, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài được phép thành lập.
- Luật Đầu tư
- Luật Thương mại
- Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 (Điều 4)
- Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007
- Thông tư 05/2008/TT-BTC ngày 14/4/2008 - Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 - Nghị định 90/2007/NĐ-CP Bám sát cam kết Quy định hạn chế số lượng cơ sở bán lẻ (Mode 3)
- Việc lập cơ sở bán lẻ thứ hai sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
- Các tiêu chí ENT bao gồm nhưng không hạn chế ở: số lượng nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý…
- Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007
- Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 - Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 Bám sát cam kết. Tuy nhiên, còn thiếu các quy định minh bạch về ENT
Nguồn: Trịnh Minh Anh (2009); Nguyễn Chiến Thắng (2010); Lakatos và cộng sự (2009); Luật Việt nam (2012)
1.3.2.2. Dịch vụ ngân hàng
Để các cam kết WTO về dịch vụ ngân hàng thực hiện theo đúng nguyên tắc minh bạch hóa và đúng lộ trình cam kết cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn bản chính sách để hướng dẫn thực hiện cam kết (Bảng 12). Các văn bản đã bám khá sát các cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và phù hợp với định hướng phát triển của ngành.
Trong các cam kết của Việt Nam về dịch vụ ngân hàng, cam kết thu hút nhiều sự chú ý của giới ngân hàng nhất và tác động trực tiếp nhất đến thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam là những cam kết liên quan đến việc cho phép các ngân hàng nước ngoài thiết lập các hiện diện thương mại tại Việt Nam. Một năm sau khi cam kết GATS, AFAS và ACFTA cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đã có 5 ngân hàng được cấp phép là HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan và Leong Bank Berhad vào năm 2008 với thời hạn hoạt động 99 năm (Linh, 2008; Phước Hà, 2008). Ngoài ra, đã có 6 ngân hàng liên doanh và 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được thiết lập ở Việt Nam (BIDV, 2009). Sự xuất hiện của các ngân hàng có vốn nước ngoài tại Việt Nam là cột mốc quan trọng, là một tín hiệu rõ ràng thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Bảng 13: Các văn bản pháp lý liên quan đến thực hiện các cam kết WTO về dịch vụ ngân hàng của Việt Nam
Tiêu chí Cam kết WTO Các văn bản pháp lý Đánh giá
Hiện diện
thương mại
- Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thiết lập hiện diện thương mại dưới các hình thức:
• Văn phòng đại diện
• Chi nhánh
• Ngân hàng liên doanh
• Ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ 1/4/2007
• Công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài
• Công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2004
- Nghị định 22/2006/NĐ-CP
ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
Điều 3 về hình thức tổ chức
- Thông tư 03/2007/TT-NHNN
ngày 5/6/2007 Hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ số 22/2006/NĐ-CP
Điều 53 về tỷ lệ, phương thức góp vốn điều lệ
- Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần của ngân hàng ngoại thương Việt Nam
- Bám sát cam kết.
- Tuy nhiên, hiện nay, việc cấp phép đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ ngân hàng được thực hiện trên cơ sở nhu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế với các tiêu chí như: sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, số tổ chức tín dụng hiện đang hoạt động trên thị trường, phạm vi hoạt động của các tổ chức này cũng như tác động đến nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng, việc cấp phép hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào nhu cầu đối với hoạt động ngân hàng theo địa phương cụ thể.
Cần rà soát sự phù hợp của quy định ENT này với Điều XVI (tiếp cận thị trường) của GATS và xem xét ban hành một bộ các tiêu chí rõ ràng và minh bạch hơn cho việc cấp phép.
Đối xử quốc gia - Điều kiện để thành lập
hiện diện
thương mại
- Điều kiện thành lập chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam:
• Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
- Điều kiện để thành lập ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài:
• Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
- Nghị định 22/2006/NĐ-CP
Điều 8 khoản 2 và 3 về điều kiện cấp phép
- Thông tư 03/2007/TT-NHNN
Điều 5 về điều kiện cấp phép
- Bám sát cam kết.
Kinh doanh đồng nội tệ
- Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau
• Ngày 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp
- Công văn số 1210/NHNN – CNH của ngân hàng Nhà nước gủi cho các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam về việc nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các chi nhánh ngân hàng này và theo lộ trình cụ thể như sau • Ngày 1/1/2007: 650% vốn được cấp • Ngày 1/1/2008: 800% vốn được cấp Bám sát cam kết 34
• Ngày 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp • Ngày 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp • Ngày 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp • Ngày 1/1/2011: Đối xử quốc gia đầy đủ. • Ngày 1/1/2009: 900% vốn được cấp • Ngày 1/1/2010: 1000% vốn được cấp
• Ngày 1/1/2011: đối xử quốc gia đầy đủ Tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần - Tổng số cổ phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Nghị định số 69/2007/NĐ-CP
ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam - Thông tư số 07/2007/TT- NHNN ngày 29/11/2007 hướng dẫn thi hành NĐ 69. Bám sát cam kết Hiện diện thể nhân
- Chưa cam kết, chỉ tuân thủ cam kết chung
- Thông tư 03/2007/TT-NHNN
Điều 47 về Hội đồng quản trị, mục c quy định tối thiểu một nửa số thành viên Hội đồng quản trị phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Bám sát cam kết
Nguồn: BIDV (2009); Barth, (2007); Luật Việt nam (2012)
Ngoài ra, bám rất sát các cam kết trong dịch vụ ngân hàng, chính phủ Việt Nam cũng yêu cấu các ngân hàng nước ngoài và có yếu tố nước ngoài trong quá trình hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điển hình là Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, quy định về hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, quy định về thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tương đối khắt khe, trong đó điều kiện tiên quyết là Ngân hàng Trung ương của nước xin thành lập phải ký cam kết về hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tóm lại, có thể thấy rằng về cơ bản, Việt Nam đã tuân thủ chặt chẽ các cam kết quốc tế về dịch vụ ngân hàng, thể hiện nỗ lực của Chình phủ, ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng trong quá trình xây dựng hệ thống chính sách minh bạch, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của ngân hàng trong tiến trình hội nhập và thực hiện các cam kết.
1.3.2.3. Dịch vụ giáo dục
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ giáo dục còn khá ít. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc rà soát và sửa đổi hệ thống pháp luật về giáo dục để phù hợp hơn với các cam kết quốc tế này (Bảng 13).
Các quy định chung nhất về dịch vụ giáo dục về cơ bản được coi là phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế đã cam kết, ví dụ quy định cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam hay quy định cho phép người Việt Nam sang nước ngoài học tập. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn các văn bản pháp luật của Việt Nam lại cho thấy một số văn bản chưa theo sát những biến đổi thực tiễn của đất nước, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO và có các cam kết khá rộng trong lĩnh vực này. Vì thế, Luật giáo dục năm 2005 qua 3 năm thực hiện lại tiếp tục đứng trước nguy cơ phải sửa đổi. Một số quy định trong các văn bản pháp luật chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, ví dụ thông tư 14/2005/TTLT-BGD&ĐT - BKH&ĐT, chương II, mục 4e quy định giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo trình độ cao đẳng, đại học: phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học, cao đẳng ít nhất 3 năm trong khi cam kết của Việt Nam với GATS đòi hỏi phải có 5 năm kinh nghiệm. Các quy định liên quan đến điều kiện cấp phép và thành lập các hiện diện thuơng
mại nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nhìn chung khá khắt khe và không phù hợp với nguyên tắc NT, nhất là Thông tư 14. Điều này đỏi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng sửa đổi hoặc ban hành các luật mới cho phù hợp với các cam kết của mình, đảm bảo đối xử công bằng giữa các cơ sở đào tạo trong nước và cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài.
Việt Nam cam kết cho phép học sinh - sinh viên Việt Nam được tự do du học ở nước ngoài không hạn chế (Mode 2).Để hỗ trợ cho việc thực hiện cam kết này, chính phủ Việt Nam đã liên kết với các trường đại học và tổ chức quốc tế để cung cấp học bổng cho học sinh và sinh viên đi học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản… Nhiều trung tâm tư vấn du học đã được khuyến khích thành lập. Các trung tâm này đã tổ chức các hoạt động PR khá sôi nổi cũng như các buổi tư vấn dưới nhiều hình thức