3. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG
3.3. Làn sóng các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam
Nam
Theo cam kết của Việt Nam với WTO, các nhà cung cấp dịch vụ NH nước ngoài được tham gia mua cổ phần của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam được phép hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các NHTM quốc doanh. Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi NHTM cổ phần Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của NH.
Việt Nam đã thực hiện tốt cam kết này, góp phần làm cho làn sóng các tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam diễn ra khá sôi nổi. Việc các NH, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quá trình cạnh tranh và hợp tác. Mua cổ phần là cách để các NH nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào thị trường tài chính Việt Nam mà không tốn kém các chi phí để mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và số lượng khách hàng đông đảo tại các NHTM Việt Nam. Đồng thời, những rào cản thị trường trong những năm đầu hội nhập WTO cũng khiến các tổ chức tín dụng nước ngoài áp dụng chiến lược tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết với các NH và tổ chức tài chính trong nước.
Ngược lại, các NHTM Việt Nam nâng cao được năng lực tài chính, có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ, đổi mới quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... (ĐH Ngân hàng TPHCM, 2008). Các NH Việt Nam đã chủ động ký kết hợp tác với những NH và tổ chức tín dụng nước ngoài thông qua các hình thức đa dạng như: Bán lại cổ phần đề cùng quản lý kinh doanh, hợp tác trao đổi kỹ năng trong lĩnh vực dịch vụ NH, trợ giúp kỹ thuật hiện đại hóa công nghệ NH, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực NH...
Các NH nước ngoài và các NHTM cổ phần trong nước đã cùng nhau đầu tư, chia sẻ cơ hội hợp tác với mức tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các NH nước ngoài ở mức khá cao. Hai NHTM cổ phần của Việt Nam là Sacombank và ACB có mức cổ phần do các NH và tập đoàn tài chính nước ngoài nắm giữ ở mức cao nhất được phép là 30% (Bảng 35) (BIDV, 2009; Nguyễn Chiến Thắng, 2010b; Quách Thùy Linh, 2011).
Bảng 35:Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của một số NH nước ngoài tại các NHTM trong nước
NH trong nước NH nước ngoài nắm giữ Tỷ lệ nắm giữ hiện tại
ACB
Standard Chartered 8,56%
Connaught Investor (thuộc Jardine
Mutheson Group), Công ty tài chính quốc tế (IFC), Dragon Financila Holdings, J.P Morgan...
21,44%
Sacombank
ANZ 10%
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Dragon
Financial Holdings 20%
Eximbank Sumitomo Mitsui 15%
Techcombank HSBC 20%
SEABank Societe Generale 20%
NH Phương
Nam UOB 19.99%
NH Phương
Đông (OCB) BNP Paribas 20%
VIB Common Wealth 20%
Habubank Deutsche Bank 10%
ABBank Malayan Banking 20%
VP Bank OCBC (Ngân hàng Hoa Kiều ở Singapore) 10%
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ BIDV (2009), Nguyễn Chiến Thắng (2010) và Quách Thùy
Linh (2011)