Tăng trưởng của ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 52)

2. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ SAU KHI GIA

2.1.Tăng trưởng của ngành dịch vụ

Trong một thập kỷ gần đây, trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, ngành dịch vụ của Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, song cũng trải qua nhiều biến động và bộc lộ sự phát triển thiếu bền vững, đồng thời cũng chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dịch vụ giai đoạn 2002- 2011 là 7,40% cao hơn so với mức 7,15% của toàn nền kinh tế (Bảng 15). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực dịch vụ trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO (2007-2011) không thay đổi so với giai đoạn 5 năm trước đó, 2002-2006 ( 7,40%). Tuy nhiên, trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO, tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dịch vụ đã cao hơn tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn nền kinh tế (7,40% so với 6,53%).

Trong thời kỳ ngay trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2005-2007), tăng trưởng ngành dịch vụ đã tăng tốc, đạt bình quân 8,48%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế và của ngành công nghiệp-xây dựng. Trong thời kỳ 2008-2011, ngành dịch vụ đã tăng trưởng chậm lại, mặc dù vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Bảng 15: Tăng trưởng GDP (%) của ngành dịch vụ giai đoạn trước và sau khi gia nhập

WTO, 2002-2011

Năm Tăng trưởng của ngành dịch vụ toàn bộ nền kinh tế Tăng trưởng của

Đóng góp của ngành dịch vụ cho tăng trưởng của nền kinh tế (điểm %) 2002 6,54 7,08 2,89 2003 6,45 7,35 2,97 2004 7,26 7,80 3,14 2005 8,48 8,44 3,4 2006 8,29 8,23 3,32 2007 8,68 8,47 3,42 2008 7,18 6,18 2,55 2009 6,63 5,32 2,23 46

2010 7,52 6,78 2,82 2011 6,99 5,89 2,48 Bình quân 2002-2006 7,40 7,78 3,14 Bình quân 2007-2011 7,40 6,53 2,70 Bình quân 2002-2011 7,40 7,15 2,92 Nguồn:

Tổng cục Thống kê. Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển (1986-2005). NXB Thống kê, Hà Nội; 2009. ---Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. NXB Thống kê, Hà Nội. ---Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

Trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các ngành dịch vụ chủ chốt (hoặc có chiếm tỷ trọng lớn trong ngành dịch vụ, hoặc có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng phát triển của nền kinh tế) như thương mại, khách sạn/nhà hàng, vận tải/bưu điện/du lịch, tài chính/tín dụng, giáo dục và đào tạo vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá (cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành dịch vụ). Tuy nhiên, trừ vận tải/bưu điện/du lịch, các ngành thương mại, khách sạn/nhà hàng, tài chính/tín dụng, khoa học và công nghệ, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn và giáo dục và đào tạo đều tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn 5 năm trước khi gia nhập.

Tăng trưởng của ngành thương mại chậm lại là lý do quan trọng khiến cho tăng trưởng của toàn ngành dịch vụ chậm lại vì ngành dịch vụ thương mại chiếm khoảng 37-38% tổng GDP của toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 2007-2011. Năm 2008, tăng trưởng của ngành thương mại chỉ đạt 6,34%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, do tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát cao khiến tiêu dùng giảm sút. Ngành thương mại vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá kể từ sau đợt sụt giảm vào năm 2008 đến nay (2011) là do chính phủ đã liên tục có các chính sách kích cầu tiêu dùng trong nước (thông qua gói kích cầu năm 2008-2009, miễn giảm thuế

Bảng 16: Tốc độ tăng trưởng GDP của các phân ngành dịch vụ (%) Các phân ngành dịch vụ 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2002- 2006 Bình quân 2007- 2011 Bìnhh quân 2002- 2011 Khác biệt bình quân 2002-2006 với 2007- 2011 1. Thương mại 7,25 6,83 7,82 8,34 8,55 8,67 6,34 7,67 8,09 7,82 7,76 7,72 7,74 -0,04 2. Khách sạn nhà hàng 7,05 5,15 8,13 17,04 12,42 12,72 8,54 2,29 8,69 7,42 9,96 7,93 8,95 -2,03

3. Vận tải, bưu điện, du lịch 7,09 5,49 8,12 9,61 10,13 10,42 13,84 8,48 8,74 7,13 8,09 9,72 8,91 1,63

4. Tài chính, tín dụng 6,98 7,95 8,07 9,37 8,18 8,82 6,63 8,7 8,34 7,25 8,11 7,95 8,03 -0,16

5. Khoa học và công nghệ 9,15 7,07 7,44 7,83 7,38 7,67 6,14 6,4 6,79 6,24 7,77 6,65 7,21 -1,12

6. Kinh doanh tài sản và dịch vụ

tư vấn 3,76 5,26 4,35 2,92 2,94 4,07 2,49 2,54 2,62 1,83 3,85 2,71 3,28 -1,14

7. Quản lý nhà nước 3,9 5,25 5,91 7,2 7,57 8,22 6,38 7,27 7,47 7,09 5,97 7,29 6,63 1,32

8. Giáo dục và đào tạo 8,13 7,49 7,68 8,26 8,42 8,68 8,04 6,56 6,95 7,15 8,00 7,48 7,74 -0,52

9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã

hội 7,54 8,71 7,85 7,76 7,84 7,99 7,67 6,73 6,97 7,28 7,94 7,33 7,63 -0,61

10. Văn hoá và thể thao 3,52 8,85 7,54 8,31 7,68 7,98 7,83 7,2 7,89 6,93 7,18 7,57 7,37 0,39

11. Đảng, đoàn thể, hiệp hội 5,69 5,38 6,18 7,09 7,42 8,05 6,92 6,72 6,79 6,19 6,35 6,93 6,64 0,58

12. Phục vụ cá nhân và cộng đồng 5,43 6,14 5,9 7,2 7,25 7,91 6,31 5,9 6,45 6,24 6,38 6,56 6,47 0,18

13. Làm thuê công việc gia đình

trong các hộ tư nhân 1,03 3,57 3,61 6,01 7,45 8,49 7,94 6,28 6,83 6,29 4,33 7,17 5,75 2,84

Nguồn:

Tổng cục Thống kê. Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển (1986-2005). NXB Thống kê, Hà Nội; 2009. ---Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. NXB Thống kê, Hà Nội. ---Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

thu nhập cá nhân năm 2009, 2010, 2011 v.v…) Ngành dịch vụ tài chính, tín dụng cũng gặp khó khăn trong năm 2008 do tác động của cộng hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt và khủng hoảng tài chính.

Đặc biệt, kể từ năm 2008 cho đến nay (2011), ngành kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn trở nên sa sút, rơi xuống điểm đáy trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO vào năm 2011. Dự tính xu hướng này tiếp tục trong một, hai năm tới vì thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán chưa thể phục hồi sớm, ngoài ra hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn tái cấu trúc mạnh nên việc cho vay bất động sản cũng sẽ trở nên thận trọng hơn trước.

Ngành dịch vụ khách sạn nhà hàng cũng tăng trưởng chậm lại so với thời kỳ ngay trước khi gia nhập WTO, rơi xuống điểm đáy trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO vào năm 2009. Điều này là hệ quả của tình hình kinh tế khó khăn, đặc biệt là sự đi xuống của các ngành tạo “cầu” đối với dịch vụ khách sạn nhà hàng phát triển là bất động sản và chứng khoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành vận tải/bưu điện/du lịch sau một thời kỳ bùng nổ (2006-2008) đã phát triển chậm lại kể từ năm 2009. Nguyên nhân chính là do ngành vận tải giảm sút trước tình hình sản xuất trong nước khó khăn, giá xăng dầu tăng cao, hoạt động vận tải biển cũng gặp khó khăn do thương mại thế giới giảm mạnh và do việc cơ cấu lại các tập đoàn vận tải lớn như Vinashin và Vinalines. Ngành du lịch sau khi giảm mạnh vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi trở lại. Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2010 đã đạt 5 triệu lượt người và đạt 6 triệu vào năm 2011. Mặc dù vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001–2010 nhằm đón khoảng 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2010 đã không đạt được.

Ngành dịch vụ quản lý nhà nước tăng trưởng bình quân mạnh hơn trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO so với giai đoạn 5 năm trước đó. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng này cũng chưa bền vững do chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ, đặc biệt vào các năm 2008 và 2011, khi tình hình kinh tế khó khăn.

Nhìn chung, trong cả giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO, chỉ có năm 2007, còn trong cả giai đoạn 5 năm trước và 5 năm sau khi gia nhập WTO, chỉ có giai đoạn ngay trước và ngay sau khi gia nhập (2005-2007) là ngành dịch vụ của Việt Nam phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên, mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 là duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ khoảng 7-8%/năm đã đạt được.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 52)