Thực hiện các cam kết chung của Việt Nam về dịch vụ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 30)

1.1.2.5. Thực hiện nguyên tắc MFN

Đối xử MFN ở Việt Nam được quy định tại Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về đối xử Tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Ngoài ra, nguyên tắc MFN còn được quy định ở Luật đầu tư của Việt Nam và một số các văn bản pháp lý khác liên quan đến các ngành dịch vụ cụ thể. Quy định về MFN của Việt Nam tại Pháp lệnh MFN và đối xử quốc gia về cơ bản tuân thủ với quy định của GATS. Tuy nhiên, Pháp lệnh này chưa đủ chi tiết, do đó có thể dẫn tới một số điểm khác biệt so với nghĩa vụ MFN tại Hiệp định GATS. Điều này tạo nên một sự không rõ ràng về mặt pháp lý đối với các nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài và có thể ngăn cản họ không đầu tư và hoạt động tại Việt Nam (Barth, Lakatos, Dordi, & Minh, 2007).

1.1.2.6. Thực hiện nguyên tắc minh bạch hóa

Rất nhiều văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan tới các vấn đề minh bạch hoá. Đó là: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005; Luật Ban hành văn bản

quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi năm 2002 và các văn bản pháp lý thực thi18. Mới đây nhất, ngày 3/6/2008, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới, có hiệu lực từ 1/1/2009, trong đó có bổ sung nguyên tắc “bảo đảm tính công khai và minh bạch trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, thể hiện rất rõ việc thực hiện cam kết minh bạch hóa của Việt Nam. Cụ thể hơn, cam kết minh bạch hóa được thực hiện chủ yếu trên 3 khía cạnh sau:

Lấy ý kiến của công chúng đối với các dự thảo văn bản pháp luật liên quan đến TMDV. Thực hiện các cam kết về minh bạch hoá của Việt Nam phần nào đi xa hơn cả các quy định của WTO ở khía cạnh này. Về cơ bản, không có nghĩa vụ nào trong WTO yêu cầu một Thành viên phải lấy ý kiến công chúng trong quá trình xây dựng luật, quy định và các biện pháp áp dụng chung, ngoại trừ các biện pháp TBT. Tuy nhiên, Việt Nam thực hiện quy định này rất chặt chẽ, theo đó bất kỳ luật, quy định hoặc các biện pháp nào có liên quan tới WTO do Quốc hội và Chính phủ ban hành, kể từ ngày gia nhập (11/01/2007) phải có ít nhất 60 ngày để lấy ý kiến công chúng vả ý kiến của công chúng phải được nghiên cứu và xem xét để sửa đổi dự thảo. Việt Nam đã công bố các dự thảo văn bản pháp lý trên các tạp chí và trang điện tử để công chúng bình luận và góp ý (Bảng 9).

Công bố luật là một nghĩa vụ minh bạch hóa trong WTO mà bất kỳ thành viên nào cũng phải thực hiện. Việt Nam cũng đã công bố một danh mục các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc điều chỉnh các hoạt động dịch vụ trong từng ngành dịch vụ (Bảng 10). Việt Nam cũng đã công bố các thủ tục và điều kiện cấp phép hiện hành (Barth, Lakatos, Dordi, & Minh, 2007).

Thành lập các điểm thông báo và hỏi đáp GATS để trả lời các yêu cầu của các nước thành viên khác liên quan tới cơ chế TMDV của Việt Nam. Riêng đối với khía cạnh này, Việt Nam thực hiện chưa được như cam kết (Dũng, Hùng, Linh, & Minh, 2007b). Dự án hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP II

18 Nghị định 104/2004/NĐ-CP ngày 23/03/2004, Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

23

và III đã và đang tích cực trợ giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc và giúp Việt Nam xây dựng quy trình thành lập các điểm hỏi đáp (MUTRAP III, 2009c).

Bảng 9: Danh sách các website công bố các Luật và quy định liên quan đến cam kết GATS

STT Tên cơ quan

Nhà nước Địa chỉ Website Loại luật và quy định được công bố

1 Văn phòng Quốc hội www.na.gov.vn Các văn bản pháp lý do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua. 2 Văn phòng Chính phủ www.chinhphu.vn Các văn bản pháp lý do các Cơ quan

chính phủ ban hành 3 Bộ Kế hoạch và Đầu

www.mpi.gov.vn Các văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư

4 Bộ Tài chính www.mof.gov.vn Các văn bản pháp lý liên quan đến các vấn đề tài chính và thuế

5 Bộ Thương mại www.mot.gov.vn Các văn bản pháp lý liên quan đến thương mại, trong đó có TMDV 6 Bộ tư pháp www.moj.gov.vn Các văn bản pháp lý dịch vụ pháp lý 7 Bộ Bưu chính Viễn

Thông

www.mpt.gov.vn Các văn bản pháp lý liên quan đến dịch vụ bưu chính và viễn thông

8 Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn Các văn bản pháp lý liên quan đến các dịch vụ ngân hàng

9 Bộ Khoa học và Công nghệ

www.most.gov.vn Các văn bản pháp lý liên quan đến các dịch vụ Khoa học Công nghệ

10 Bộ Công nghiệp www.moi.gov.vn Các văn bản pháp lý về các dịch vụ liên quan đến công nghiệp

11 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

www.mard.gov.vn Các văn bản pháp lý về các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp

Nguồn: Dũng, & cộng sự (2007a)

Bảng 10: Danh sách các cơ quan chính phủ các cấp liên quan tới TMDV Lĩnh vực/Phân ngành dịch vụ Cơ quan chịu trách nhiệm I. CÁC CAM KẾT CHUNG

Phương thức 3 Phương thức 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB và XH

II. CÁC CAM KẾT CỤ THỂ 1. Các dịch vụ kinh doanh

A. Các dịch vụ chuyên nghiệp (a) Dịch vụ pháp lý

(b) Dịch vụ kế toán, kiểm toán (c) Dịch vụ thuế

(d) Dịch vụ kiến trúc (e) Dịch vụ kỹ thuật

(f) Dịch vụ kỹ thuật đồng bộ (g) Dịch vụ quy hoạch đô thị (i) Dịch vụ thú y Bộ Tư pháp Bộ Tài chính Bộ Tài chính Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng Bộ Nông nghiệp và PTNT B. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan Bộ Thông tin và Truyền thông C. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển Bộ Khoa học và Công nghệ E. Dịch vụ cho thuê không kèm người điểu

khiển

(a) Dịch vụ cho thuê máy bay

(b) Dịch vụ cho thuê máy móc và các thiết bị khác

Cục Hàng không dân dụng/Bộ Giao thông vận tải/Bộ Công thương/Bộ Xây dựng

F. Các dịch vụ kinh doanh khác Bộ Công thương/Bộ Thông tin và Truyền thông/Bộ Tư pháp/Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ tài nguyên và Môi trường

2. Các dịch vụ thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông

3. Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan Bộ Xây dựng

4. Dịch vụ phân phối Bộ Công Thương

5. Dịch vụ giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo

6. Dịch vụ môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường

7. Dịch vụ tài chính A. Dịch vụ bảo hiểm B. Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác C. Dịch vụ chứng khoán Bộ Tài Chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ủy ban chứng khoán Nhà nước/Bộ tài chính

8. Dịch vụ y tế và xã hội Bộ Y tế

9. Dịch vụ du lịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10. Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

11. Dịch vụ vận tải Cục đường biển/Bộ Giao thông vận tải/Cục đường thủy nội địa

Nguồn: Dũng và cộng sự (2007a)

Nhìn chung, về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện khá tốt cam kết về mình bạch hóa, đẩy mạnh công khai và minh bạch các quy trình chính sách.

1.1.2.7. Thực hiện các cam kết WTO liên quan đến Mode 3- hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

Theo cam kết với WTO, hiện nay Việt Nam đã cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thiết lập các hiện diện thương mại dưới các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,văn phòng đại diện. Để phù hợp với cam kết trên, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi một số Luật liên quan như Luật đầu tư, Luật Thương mại, Luật doanh nghiệp và ban hành nhiều Nghị định, văn bản hướng dẫn các Luật này. Nhìn chung, các Luật sửa đổi và các văn bản hướng dẫn bám khá sát luật Việt Nam nhưng đồng thời cũng phù hợp với các cam kết chung của Việt Nam về các hình thức hiện diện thương mại. Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2005 được áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, giúp Việt Nam có thể thực hiện tốt nguyên tắc NT.

Với các cam kết liên quan đến góp vốn cổ phần của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, Luật đầu tư sửa đổi 2005 và Điều 10.2 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư cũng quy định rất rõ “các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu và góp vốn theo các điều kiện quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia”. Có thể nói đây là quy định khá mở và linh hoạt, giúp Việt Nam có thể thực hiện đúng cam kết TMDV với các tổ chức khác nhau. Mặt khác, do quá chung chung nên quy định này lại gây khó khăn khi thực hiện đối với từng ngành dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể thấy Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc sửa đổi luật pháp để phù hợp với các cam kết chung về TMDV.

Liên quan đến các quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam: hiện nay, Nghị định 72/2006/NĐ-CP và Thông tư 11/2006/TT-BTM về văn phòng đại diện và chi nhánh của các công ty thương mại nước ngoài tại Việt Nam hiện có nhiều bất cập. Thứ nhất, Nghị định 722006/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với các công ty thương mại. Đối với các chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty nước ngoài trong các lĩnh vực khác (trừ các lĩnh vực chuyên ngành đã có quy định luật cụ thể, chẳng hạn

như lĩnh vực tài chính), Việt Nam hiện chưa có luật hoặc quy định để thực hiện các cam kết WTO. Thứ hai, Nghị định 72 thay thế Nghị định 45/2000/NĐ-CP năm 2006 trong khi Nghị định 45 có phạm vi áp dụng rộng hơn, cụ thể là có phạm vi điều chỉnh rộng hơn các chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty thương mại. Trước 6 tháng từ ngày Nghị định 72 năm 2006 có hiệu lực, tất cả các chi nhánh và văn phòng đại diện đã được cấp phép theo Nghị định 45 phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép mới theo Nghị định 72. Các thủ tục gần như tự động, vì thế giấy phép được cấp lại thậm chí cho các văn phòng đại diện và chi nhánh đang hoạt động tại thời điểm đó. Điều này làm phát sinh một loại chi nhánh được cấp phép theo Nghị định 72 nhưng không tham gia các hoạt động thương mại, và do đó không bắt buộc phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của Nghị định 72 (cụ thể là các chi nhánh không phân phối sản phẩm trên thị trường Việt Nam). Thứ ba, phí thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh tại Việt Nam hiện vẫn được quy định tại Quyết định 53/1999/QĐ-TTg. Quyết định này không phản ánh tình hình kinh tế và thị trường hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, việc quản lý và giám sát văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến nhiều Bộ khác và hiện nay chưa có thủ tục để điều phối hoạt động của các cơ quan chính phủ liên quan (Downes, Phạm Sỹ Chung, & Phạm Đình Thưởng, 2011). Vì vậy, việc rà soát, điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán của văn bản pháp lý trong nước với các cam kết WTO liên quan đến Mode 3 là cấp thiết hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2.8. Thực hiện các cam kết WTO liên quan đến Mode 4 - di chuyển của thể nhân để cung cấp dịch vụ

Các văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến di chuyển của thể nhân cung cấp dịch vụ được thể hiện ở Bảng 11.

Bảng 11: Văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến Mode 4 Đối tượng

di chuyển Văn bản pháp lý Nội dung chủ yếu

1. Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

- Luật Đầu tư 2005 - Pháp lệnh về Xuất, Nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài ở Việt

- Luật Đầu tư 2005 quy định “Nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư và các chuyên gia, các kỹ sư là cá nhân nước ngoài làm việc thường xuyên cho dự án đầu tư ở 27

2. Nhân sự khác 3. Người cháo bán dịch vụ

4. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại 5. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng

Nam

- Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động

Việt Nam và các thành viên trong gia đình sẽ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị nhiều lần. Thời hạn tối đa của thị thực

là 5 năm đối với mỗi lần cấp thị thực.

- Pháp lệnh

+ Người nước ngoài cư trú tạm thời trong vòng 1 năm hoặc hơn 1 năm sẽ được cấp thẻ cư trú tạm thời bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an. Thẻ cư trú tạm thời có giá trị 1-3 năm.

Nguồn: Barth và cộng sự (2007); Bộ Công Thương & MUTRAP III (2009); Luật Việt nam (2011)

Cũng giống như các nước thành viên WTO khác, Việt Nam hầu như không cam kết đối với Mode 4. Do đó, trong khi Việt Nam tích cực rà soát và sửa đổi các văn bản pháp luật của Việt Nam theo hướng chú trọng đến việc thực hiện cam kết trong Mode 3, thì các cam kết chung trong Mode 4 dường như bị bỏ qua. Có thể thấy các quy định của Pháp lệnh cũng như Luật đầu tư nhìn chung không đáp ứng cam kết của Việt Nam liên quan đến Mode 4. Cũng theo phản ánh từ giới doanh nghiệp, thị trường lao động của Việt Nam tiếp tục được quy định chặt chẽ và một số quy định có thể không phù hợp với cam kết về Mode 4 của Việt Nam. Ví dụ, có những vấn đề liên quan đến quy định của Việt Nam về tỷ lệ thuê lao động nước ngoài. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tiến hành sửa đổi Pháp lệnh cũng như các văn bản liên quan khác về lao động để đảm bảo tuân thủ cam kết của Việt Nam trong GATS cũng như các cam kết quốc tế khác về dịch vụ liên quan đến Mode 4.

Nói tóm lại, để thực hiện các cam kết chung về TMDV, chính phủ Việt Nam đã tập trung nhiều công sức để rà soát lại và sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến TMDV. Việt Nam đã thực hiện khá tốt nghĩa vụ MFN và nghĩa vụ minh bạch hóa. Tuy nhiên, Việt Nam còn phải nỗ lực hơn trong việc thực hiện cam kết mở các điểm hỏi đáp GATS và các cam kết liên quan đến Mode 3, Mode 4.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 30)