Đánh giá chung

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 50)

Nói tóm lại, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành là khoảng 110 trên tổng số 155 phân ngành theo bảng phân loại dịch vụ của WTO.

Nhìn chung, đối với các ngành dịch vụ Việt Nam cam kết mở cửa, Việt Nam ít hạn chế trong cung ứng theo Mode 1 và 2, đưa ra khá nhiều hạn chế trong Mode 3 và hầu như chưa cam kết với Mode 4.

Duy nhất có dịch vụ xây dựng Việt Nam cam kết 100% số phân ngành. Các ngành dịch vụ như Phân Phối, Tài chính, Thông tin liên lạc, Giáo dục và Môi trường có số phân ngành cam kết khá cao. Các ngành có số phân ngành cam kết thấp nhất là dịch vụ Giải trí, Văn hóa, thể Thao và Vận tải.

Các ngành/phân ngành dịch vụ Việt Nam cam kết mở cửa nhanh nhất, không cần thời ký quá độ bao gồm: Dịch vụ xây dựng, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế (chỉ giới hạn ở các dịch vụ bệnh viện, dịch vụ nha khoa và khám bệnh), dịch vụ du lịch (chỉ giới hạn ở các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch), dịch vụ kinh doanh21. Tính đến nay, Việt Nam đã thực hiện đẩy đủ và bám sát các cam kết WTO, trong đó Chính phủ đặc biệt đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phân ngành/ngành dịch vụ trên tuy có cam kết mức độ mở cửa nhanh nhất nhưng trên thực tế, ngoại trừ phân

21 Xem các phân ngành kinh doanh có mức độ cam kết mở cửa nhanh nhất, không cần thời kỳ quá độ tại Phần 1.1.2.2

44

ngành dịch vụ ngân hàng, các cam kết mở cửa với các ngành/phân ngành dịch vụ còn lại chỉ tương đương với các quy định hiện hành. Vì vậy, có thể nói các cam kết mở cửa ở mức độ cao với các ngành/phân ngành trên có thể sẽ không gây ra những biến động lớn với thị trường dịch vụ nội địa.

Các ngành/phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ bao gồm: dịch vụ kinh doanh22, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ vận tải23. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và bám sát cam kêt WTO. Dịch vụ chứng khoán, dịch vụ phân phối là hai lĩnh vực dịch vụ Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để điều chỉnh theo các cam kết WTO, đặc biệt là dịch vụ phân phối. Tuy nhiên, đối với các ngành/phân ngành dịch vụ trên, các cam kết mở cửa của Việt Nam nhìn chung đều cao hơn các quy định hiện hành (Hoàng Phước Hiệp, 2006) có thể dự kiến các tác động của việc mở cửa các ngành trên, đặc biệt là sau năm 2012, đối với thị trường dịch vụ của Việt Nam có thể sẽ lớn.

Các ngành/phân ngành dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa hạn chế bao gồm: dịch vụ viễn thông; dịch vụ quảng cáo; dịch vụ liên quan đến nông nghiêp, săn bắn, lâm nghiệp; dịch vụ sản xuất, phát hành phim, chiêu phim; dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao; dịch vụ vận tải biển, dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; dịch vụ vận tải đường bộ và dịch vụ vận tải đường sắt. Đây là các ngành dịch vụ có các cam kết liên quan đến tỷ lệ góp vốn khá phức tạp và khắt khe.

Các ngành/phân ngành dịch vụ chưa cam kết mở cửa bao gồm: dịch vụ thú y, dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác (dịch vụ kinh doanh), dịch vụ ghi âm (dịch vụ thông tin liên lạc); dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở .

Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết liên quan đến MFN, minh bạch hóa. Tuy nhiên,Việt Nam cần rà soát thêm các quy định và văn bản pháp lý liên quan đến Mode 4 và Mode 3, đặc biệt là các quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh để có những sửa đổi cho phù hợp với các cam kết WTO.

22 Xem các phân ngành kinh doanh có mức độ cam kết mở cửa nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ ở Bảng 3

23 Xem thêm ở Bảng 3

45

2.ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ SAU KHI GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 50)