Hoạt động của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 88)

3. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG

3.2.Hoạt động của hệ thống ngân hàng

Năm năm gia nhập WTO đã có những tác động tích cực nhất định đến sự hoạt động và phát triển của các NH tại Việt Nam. Tác động tích cực này thể hiện rõ nhất ở năm 2007 - năm Việt Nam gia nhập WTO và năm 2010, sau khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã giảm bớt. Trong những năm 2008 - 2009, cuộc khủng hoảng tài chính đã có những tác động trái chiều không nhỏ đến sự hoạt động của cả các NHTM nước ngoài và trong nước, làm giảm tác động tích cực của việc thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực NH. Bên cạnh đó, các chính sách điều tiết và quản lý của NHNN trong năm 2011 như: yêu cầu điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của năm xuống dưới 20%, thay đổi linh hoạt các mức lãi suất, áp trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và USD, mở rộng diện dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng vào khu vực sản xuất kinh doanh và phi sản xuất, giám sát và xử lí nghiêm các tổ chức tín dụng huy động vốn vượt trần lãi suất, yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu…cũng đã có những tác động quan trọng tới hoạt động của hệ

thống NH Việt Nam.

Về tổng tài sản

Tổng tài sản của các NHTM cả trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2007 - 2011, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tổng tài sản của ngành đã tăng gấp gần 2,5 lần trong giai đoạn 2007 - 2010 (từ 1097 nghìn tỷ VND lên 2690 nghìn tỷ VND) và tăng gấp hơn 4 lần trong giai đoạn 2007 - 2011 (lên khoảng 4713 nghìn tỷ VND năm 2011). Năm 2010, Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành NH nhanh nhất trên thế giới, sau Trung Quốc. Năm 2011, tổng tài sản của toàn ngành tăng 13,5% so với năm 2010 (NHNN, 2011b, 2012a; Quách Thùy Linh, 2011). Ngoài lý do tăng số lượng các NH hoạt động tại Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO, áp lực tăng vốn điều lệ lên tối thiểu theo NĐ 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 và NĐ 10/2011/NĐ-CP ngày 26/1/2011 có thể lý giải cho sự gia tăng tổng tài sản của các NH tại Việt Nam dù trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, quy mô của các NH Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của khối NHTM nước ngoài đạt bình quân 32,85% trong giai đoạn 2007 - 2011 so với 32,81% của khối NHTM trong nước. Năm 2007, năm

Việt Nam gia nhập WTO, tổng tài sản của khối NHTM nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng rất cao là 60% và năm 2010 tăng 46% (NHNN, 2012a). Năm 2008 và 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tổng tài sản của các NHTM nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng thấp là 3% (Biểu 2).

Biểu 2: Tốc độ tăng tổng tài sản của các NHTM hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 (%)

Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ NHNN (2011b, 2012ª) và Quách Thùy Linh (2011).

Khối NHTM quốc doanh vẫn chiếm ưu thế về tổng tài sản nhưng có tốc độ tăng trưởng và thị phần ngày càng giảm (năm 2009 là 47,6%; năm 2010: 41,3% và năm 2011: 39%). Thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối NHTM cổ phần với thị phần tăng dần qua các năm (năm 2009: 41,2%; 2010: 44,3% và năm 2011: 45,4%). Thị phần của các NH nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có sự biến động không lớn trong thời gian qua với tỷ trọng khoảng 11-12% trong giai đoạn 2009 - 2011 so với khoảng 10% vào năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO (MUTRAP III, 2011a; NHNN, 2011b).

Như vậy, xét về tổng tài sản, có thể thấy việc gia nhập WTO và những chính sách của NHNN có những ảnh hưởng tích cực rõ nét trong tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đối với cả NHTM trong nước và nước ngoài, đặc biệt trong năm năm 2007, năm Việt Nam gia nhập WTO và năm 2010, khi nền kinh tế Việt Nam đã có những phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính. Cũng có thể thấy việc hội nhập WTO chưa tạo ra sức ép cạnh tranh quá lớn đối với các NH của Việt Nam vì thị phần vốn của các NH nước ngoài không có sự gia tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO mà trái lại đã tạo ra động lực tích

cực để NHNN đưa ra các yêu cầu về tăng vốn tối thiểu, thúc đẩy các NHTM cổ phần Việt Nam tăng quy mô tổng tài sản để cạnh tranh chủ động hơn với các NH nước ngoài.

Về hoạt động tín dụng

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tín dụng của cả hệ thống NHTM đã tăng với tốc độ rất cao so với những năm trước gia nhập WTO (Biểu 3). Cụ thể: Năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng nhanh đột biến lên đến gần 54%, cao hơn nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2006 (NHNN, 2008). Một trong những nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng đột biến cho năm 2007 là sự gia tăng của mức cung tiền, hệ quả của việc Ngân hàng NN mua ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá trước sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Tốc độ tăng trưởng đột biến này cùng với ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu đã gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô vào khoảng giữa những năm 2008, làm tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2008 tăng lên mức gần 20%. Nhằm hạn chế đà tăng giá vào thời điểm đó, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, còn NHNN có các biện pháp tiền tệ linh hoạt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở. Tâm lý ngại đầu tư bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế vào lúc đó khiến các nhà sản xuất thu hẹp hoạt động, các NH lo ngại nợ xấu nên đã hạn chế cho vay và tích cực thu hồi các khoản nợ khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 đã chậm lại đáng kể (còn 25,4%). Đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trở lại ở mức 37,5%. Tốc độ tăng này là khá cao mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 để vừa tạo điều kiện cho phục hồi tăng trưởng kinh tế, vừa phòng ngừa rủi ro kinh tế vĩ mô. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm so với năm 2009 và đạt 31,2%. Năm 2011, do thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2011 ước đạt 10,9% (BVSC, 2008; CIEM, 2010; Nguyễn Thùy Dương & Trần Hải Yến, 2011, 2012; NHNN, 2011b). Tựu trung lại, tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2002 - 2006 là 29,11%, cao hơn so với mức 28,08% của giai đoạn 2007 - 2011. Ngoài ra, trong giai đoạn 2002 - 2006, tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân cao hơn nhưng lại ổn định hơn so với giai đoạn 2007 - 2011 (Biểu 3). Chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng cao nhất và thấp nhất thời kỳ 2002 - 2006 là khoảng 19% và thời kỳ 2007 – 2011 là gần 43%.

Biểu 3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2002 - 2011 (%)

Nguồn: NHNN (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), CIEM (2010), Nguyễn Thùy

Dương & Trần Hải Yến (2011), NHNN (2011)

Các NHTM quốc doanh hiện nay đang thống lĩnh thị trường cho vay (Biểu 4). Tuy nhiên, thị phần tín dụng sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã và đang chuyển dịch theo hướng giảm dần thị phần của các NHTM quốc doanh trong khi thị phần của các NHTM cổ phần tăng mạnh. Cụ thể: đến cuối năm 2011, NHTM quốc doanh28 nắm giữ khoảng 51% thị phần tín dụng so với mức 67% năm 2006 (1 năm trước khi gia nhập WTO). Số liệu tương ứng cho các NHTM cổ phần29 là khoảng 36% và 24%. Thị phần của khối NH nước ngoài tăng chậm, từ khoảng 9% lên 11% trong giai đoạn 2006 - 2011 (BVSC, 2008; IBM Bỉ, 2009; MUTRAP III, 2009a; Ngọc Tuyên, 2012; NHNN, 2011a, 2011b; Quách Thùy Linh, 2011).

Biểu 4: Thị phần tín dụng giai đoạn 2002 - 2011 (%)

28 Bao gồm cả các NH chính sách xã hội

29 Bao gồm cả Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính)

Sau khi gia nhập WTO Trước khi gia nhập WTO

86

Nguồn: IBM Bỉ (2009), MUTRAP III (2009), NHNN (2011), Quách Thùy Linh (2011) và Ngọc Tuyên (2012)

Các NHTM cổ phần và NH nước ngoài nắm giữ thị phần tín dụng bình quân giai đoạn 2002 - 2006 thấp hơn so với giai đoạn 2007 - 2011 (NHTM cổ phần: khoảng 15% so với 37% ; NH nước ngoài: khoảng 8,9% so với 9,4%). Ngược lại, các NHTM quốc doanh chiếm giữ mức thị phần tín dụng bình quân 5 năm trước khi gia nhập WTO là 75%, cao hơn so với mức 53% 5 năm sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, có sự phân chia thị phần khá rõ nét giữa các nhóm NH. Thông thường, các NHTM quốc doanh tập trung vào hoạt động cho vay các doanh nghiệp nhà nước; các NHTM cổ phần thường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi các NH nước ngoài hướng vào thị trường của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài, các khách hàng cá nhân trong nước có thu nhập cao.

Như vậy, 5 năm sau khi gia nhập WTO (2007 - 2011), tốc độ tăng trưởng tin dụng của hệ thống NH tại Việt Nam thấp hơn so với 5 năm trước khi gia nhập WTO (2002 – 2006) nhưng lại có sự biến động thất thường hơn. Điều này cho thấy việc hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến những rủi ro và biến động đối với hoạt động tín dụng khi hệ thống NH hoạt động trong nước phải gia tăng áp lực khi cọ xát với thị trường tài chính, tiền tệ thế giới. Một điều đáng lưu ý nữa là những khó khăn của thị trường tài chính Việt Nam cũng như thế giới đã cản trở các quyết định đầu tư của nhà cung cấp dịch vụ NH nước ngoài tại Việt Nam, dẫn đến sự thay đổi không nhiều của thị phần tín dụng khối NH nước ngoài. Các NH nước ngoài vẫn giữ thị phần tương đối thấp sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO. Tuy thị phần của các NH nước ngoài có tăng thị phần nhưng chủ yếu là do số lượng các NH nước ngoài tăng hơn 9% trong giai đoạn 2007 - 2011. Điều đó cho thấy: có

Sau khi gia nhập WTO Trước khi gia nhập WTO

thể sức ép cạnh tranh từ các NHTM nước ngoài đối với hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO chưa nhiều và không chủ yếu do việc mở cửa thị trường khi phải thực hiện cam kết WTO, mà chủ yếu là do tình hình kinh tế trong nước và thế giới khó khăn.

Về hoạt động huy động vốn

Huy động vốn của các NH tại Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 2002 - 2011, góp phần tạo ra nguồn tài chính quan trọng cho nền kinh tế. Trong giai đoạn 2002 - 2006, tốc độ tăng trưởng tiền gửi bình quân đạt hơn 27%. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng mạnh lên đến 47,64% và giảm đi trong những năm tiếp theo. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng của hoạt động huy dộng vốn giảm sút rõ rệt và toàn ngành ngân hàng đạt mức tăng trưởng là 9,89% (Biểu 5) (ACB, 2012; BVSC, 2008; MUTRAP III, 2011a; Ngọc Tuyên, 2012; Quách Thùy Linh, 2011). Lý do giảm sút của hoạt động huy động vốn trong năm 2011 bắt nguồn sâu sa từ tăng trưởng tín dụng nóng và kiểm soát chất lượng các khoản vay không tốt trong năm 2010, dẫn đến tình trạng lạm phát và bong bóng tài sản. Vì vậy, năm 2011, NHNN đã có các chính sách hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là với một số ngành có độ rủi ro cao nhằm khắc phục tình trạng trên. Thêm vào đó, từ tháng 10 năm 2011, NHNN đưa ra các thông điệp mạnh mẽ buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm trần lãi suất đã khiến cho công tác huy động vốn của các ngân hàng gặp khó khăn, làm giảm sút đáng kể tốc độ tăng trưởng của hoạt động huy động vốn trong năm 2011. Bình quân giai đoạn 2007- 2011, tốc độ tăng trưởng tiền gửi bình quân là hơn 25%, thấp hơn so với mức 27% của giai đoạn 2002- 2006.. Chênh lệch giữa mức tốc độ tăng trưởng cao nhất và thấp nhất thời kỳ 2002 - 2006 là khoảng 17% và thời kỳ 2007 – 2011 là gần 38%. Như vậy, 5 năm sau khi gia nhập WTO, hoạt động huy động vốn bất ổn định hơn 5 năm trước đó.

Biểu 5: Tốc độ tăng trưởng tiền gửi giai đoạn 2002 - 2011 (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: NHNN (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), BVSC (2008), MUTRAP III (2011) và Ngọc Tuyên (2012)

Thị phần huy động vốn của các NHTM quốc doanh có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2002 - 2011 trong khi thị phần của các NHTM cổ phần tăng nhanh chóng. Thị phần của các NH nước ngoài khá ổn định (Biểu 6). Đến năm 2011, các NHTM quốc doanh chiếm giữ thị phần huy động vốn là 43,8%; NHTM cổ phần 45,2% và NH nước ngoài là 7,5%. 5 năm sau khi gia nhập WTO (2007 - 2011), thị phần bình quân của NHTM cổ phần là hơn 41%, cao hơn nhiều so với mức 14% của 5 năm trước khi gia nhập WTO (2002-2006). Các NH nước ngoài lại chứng kiến sự giảm nhẹ về thị phần với mức 8,8 % giai đoạn 2002 - 2006 và 8,2% giai đoạn 2007 - 2011 mặc dù số lượng NH nước ngoài có sự tăng trưởng nhanh và khá đều đặn. Điều này là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện chặt chẽ các cam kết, các NH nước ngoài phải chịu các quy định và hạn chế đối với việc huy động vốn bằng đồng VND từ khách hàng cá nhân, dẫn đến khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế. Bước sang năm 2011, mặc dù hạn chế về huy động tiền gửi đối với các NH nước ngoài chính thức được xóa bỏ theo cam kết, nhưng thị phần của khối NH nước ngoài vẫn giảm xuống 7,5% so với mức 8,9% năm 2010. Chính sách thắt chặt lãi suất của NHNN và những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn sự giảm sút thị phần này. Bên cạnh đó, sẽ cần một thời gian nhất định cho cách NH bước ngoài có thể thay đổi thị phần huy động vốn do về tương quan qui mô mạng lưới của các NH nước ngoài vẫn còn rất nhỏ so với các NHTM trong nước.

Biểu 6: Thị phần huy động vốn giai đoạn 2002 – 2011 (%)

Sau khi gia nhập WTO Trước khi gia nhập WTO

Nguồn: NHNN (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), BVSC (2008), MUTRAP III (2011) và Ngọc Tuyên (2012)

Như vậy, trải qua 5 năm gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của toàn bộ hệ thống NH giảm so với 5 năm trước khi gia nhập WTO và không ổn định với mức độ dao động lớn. Sự có mặt của các NH nước ngoài trên thị trường Việt Nam chưa thật sự tạo ra sức ép cạnh tranh gay gắt về hoạt động huy động vốn cho các NH trong nước như các lo ngại trước đó. Thị phần của các NH nước ngoài vẫn khá nhỏ bé. Các NHTM trong nước vẫn tiếp tục khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trên sân nhà, đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như điều kiện kinh doanh tại Việt Nam nên vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, khi cam kết giới hạn huy động vốn bằng VND đã bị xóa bỏ và bối cảnh kinh tế trong nước, thế giới thuận lợi hơn trong những năm tới, sức ép cạnh tranh trên thị trường huy động vốn với các NH trong nước có nhiều khả năng sẽ tăng lên.

Nợ xấu

Tín dụng trong nền kinh tế tăng trưởng nóng trong những năm qua nhưng với chất lượng thấp, tốc độ tăng trưởng tín dụng hầu hết cao hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có việc gia tăng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 10/2011, tỷ lệ nợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 88)