Các doanh nghiệp dịch vụ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 66)

2. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ SAU KHI GIA

2.4. Các doanh nghiệp dịch vụ

Số lượng các doanh nghiệp dịch vụ đã tăng nhanh trong cả giai đoạn 2002-2011. Tỷ trọng số doanh nghiệp dịch vụ trong tổng số doanh nghiệp của toàn nền kinh tế cũng liên tục tăng kể từ năm 2002, trừ năm 2008 do tác động của suy thoái kinh tế. Trong cả hai giai đoạn 5 năm trước và 5 năm sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng của số doanh nghiệp dịch vụ nhanh hơn tốc độ tăng của số doanh nghiệp của toàn nền kinh tế. Tốc độ tăng số lượng của các doanh nghiệp dịch vụ trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO đã nhanh hơn giai đoạn 5 năm trước đó. Trong tổng số doanh nghiệp dịch vụ, năm 2011, các doanh nghiệp thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất (60,69%), tiếp đến là ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (23,31%), ngành vận tải, bưu điện, du lịch (6,61%), ngành khách sạn nhà hàng (5,24%), còn các ngành khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn đã tăng hết sức ấn tượng, thể hiện sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực này. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, khách sạn/nhà hàng cũng tăng mạnh. Tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như khoa học công nghệ, y tế và cứu trợ xã hội tuy cao song số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này còn rất ít so với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ khác. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng sau khi giảm mạnh vào năm 2007 đã tăng liên tục trở lại. Điểm đáng chú ý là năm 2007 lại là năm mà

lĩnh vực tài chính tín dụng đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả giai đoạn 2007- 2011.

Nhìn chung, trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO, mặc dù số doanh nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng, tăng trưởng GDP của ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm. Như vậy, GDP bình quân của một doanh nghiệp dịch vụ có xu hướng giảm. Điều này cũng phản ánh một thực tế là các doanh nghiệp dịch vụ phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, xét cả về quy mô lao động lẫn vốn. Đa số doanh nghiệp có ít hơn 9 lao động và quy mô vốn nhỏ hơn 5 tỷ đồng. Rất ít doanh nghiệp có hơn 200 lao động.

Bảng 21: Số lượng doanh nghiệp trong ngành dịch vụ 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thay đổi 2006- 2002 (%) Thay đổi 2011- 2007 (%) Thay đổi 2011- 2002 (%) Toàn nền kinh tế 62908 72012 91756 112950 131318 155771 205689 248842 307933 386467 108,75 148,10 514,34 Tỷ lệ số doanh nghiệp dịch vụ trong tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế (%)

56,95 57,89 58,72 59,82 61,19 62,11 60,81 62,40 63,23 64,05 4,24 1,95 7,10

Toàn ngành dịch vụ 35826 41690 53880 67568 80350 96742 125074 155275 194707 247545 124,28 155,88 590,96 Thương nghiệp 24794 28396 36090 44656 52505 61525 81169 97706 120179 150229 111,76 144,18 505,91 Khách sạn, nhà hàng 2843 3287 3957 4730 5116 6062 7084 8914 10726 12973 79,95 114,01 356,31 Vận tải, bưu điện, du lịch 3242 3976 5351 6754 7695 9858 9568 12317 14408 16351 137,35 65,87 404,35 Tài chính, tín dụng 1043 1054 1129 1139 1741 1494 1635 1859 1900 2059 66,92 37,82 97,41 Khoa học và công nghệ 12 18 16 24 33 54 150 147 242 399 175,00 638,89 3225,00 Kinh doanh tài sản và

dịch vụ tư vấn 3235 4132 6173 8674 11050 15219 21996 29734 41357 57713 241,58 279,22 1684,02 Giáo dục và đào tạo 124 187 296 393 785 721 1034 1360 1633 2145 533,06 197,50 1629,84 Y tế và cứu trợ xã hội 81 90 137 206 256 344 471 665 914 1266 216,05 268,02 1462,96 Văn hoá và thể thao 183 222 268 397 491 584 813 1050 1353 1790 168,31 206,51 878,14 Phục vụ, làm thuê 269 328 463 595 678 881 1154 1523 1995 2620 152,04 197,39 873,98 Nguồn:

Tổng cục Thống kê.Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển (1986-2005). NXB Thống kê, Hà Nội; 2009. ---Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. NXB Thống kê, Hà Nội. ---Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

Bảng 22: Tỷ lệ số công ty, xét theo quy mô vốn năm 2011 (%) Ngành Quy mô vốn (tỷ đồng) 0,5 < 0,5-1,0 1,0 – 5,0 5,0-10,0 > 10,0 Tổng số 1. Thương mại 7,51 10,22 43,24 17,58 21,45 100,00 2. Khách sạn nhà hàng 4,11 9,24 44,89 21,85 19,91 100,00

3. Vận tải, bưu điện, du lịch 15,47 16,92 42,44 13,98 11,19 100,00

4. Tài chính, tín dụng 13,94 12,14 42,69 13,21 18,02 100,00

5. Khoa học và công nghệ 13,53 5,26 8,27 13,28 59,65 100,00

6. Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 7,48 19,73 62,59 6,12 4,08 100,00

7. Giáo dục và đào tạo 11,00 13,89 45,22 10,91 18,97 100,00

8. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 16,11 13,59 50,16 11,77 8,37 100,00

9. Văn hoá và thể thao 9,50 11,90 54,08 9,50 15,03 100,00

10. Phục vụ cá nhân và cộng đồng, làm

thuê 14,85 12,18 42,18 11,56 19,16 100,00

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

Bảng 23: Tỷ lệ số công ty, xét theo quy mô lao động năm 2011 (%)

Ngành

Quy mô số lao động (người)

5 < 5-9 10-49 50-199 > 200 Tổng số

1. Thương mại 31,69 43,14 22,59 2,20 0,37 100,00

2. Khách sạn nhà hàng 22,56 36,85 34,00 5,30 1,28 100,00

3. Vận tải, bưu điện, du lịch 18,34 26,89 43,24 8,66 2,87 100,00

4. Tài chính, tín dụng 16,61 35,50 35,99 7,43 4,47 100,00

5. Khoa học và công nghệ 24,56 45,36 26,57 2,76 0,75 100,00

6. Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 26,94 45,59 23,14 3,52 0,81 100,00

7. Giáo dục và đào tạo 24,01 41,31 28,76 4,62 1,31 100,00

8. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 15,01 27,33 44,39 10,98 2,29 100,00

9. Văn hoá và thể thao 25,42 42,01 22,85 6,65 3,07 100,00

10. Phục vụ cá nhân và cộng đồng, làm

thuê 21,30 43,09 25,57 4,85 5,19 100,00

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)