Chuyển dịch cơ cấu của ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 56)

2. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ SAU KHI GIA

2.2.Chuyển dịch cơ cấu của ngành dịch vụ

Trong giai đoạn 2002-2011, tỷ trọng trong GDP của ngành dịch vụ không thay đổi đáng kể, xấp xỉ ở mức 38%, cho thấy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam sang nền kinh tế dịch vụ diễn ra còn rất chậm. Thậm chí, nếu so với năm 2007 thì tỷ trọng trong GDP của ngành dịch vụ năm 2011 đã giảm nhẹ (khoảng gần nửa điểm phần trăm).

Bảng 17: Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ giai đoạn 2002-2011

(Theo giá hiện hành)

Năm % GDP 2002 38,48 2003 37,99 2004 37,98 2005 38,01 2006 38,06 2007 38,18 2008 37,95 2009 38,85 2010 38,33 2011 37,72 Bình quân 2002-2006 38,10 Bình quân 2007-2011 38,21 Bình quân 2002-2011 38,16

Khác biệt giai đoạn 2002-2006 -0,42

Khác biệt giai đoạn 2007-2011 -0,46

Khác biệt giai đoạn 2002-2011 -0,76

Khác biệt bình quân giai đoạn 2002-2006 với 2007-2011 0,11

Nguồn:

Tổng cục Thống kê. Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển (1986-2005). NXB Thống kê, Hà Nội; 2009. ---Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. NXB Thống kê, Hà Nội. ---Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 là nâng cao tỷ trọng trong GDP của ngành dịch vụ lên khoảng 42-43% và ngay cả mục tiêu thấp hơn của Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006- 2010 là khoảng 40-41% đã không đạt.

Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á (như Xingapo, Philíppin, Thái land, Malaixia và Inđônêxia) và nhiều nền kinh tế đang phát triển. Năm 2008, tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ của nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp là 45%, của nhóm nước có mức thu nhập trung bình là 53%, còn của nhóm nước có mức thu nhập trung bình cao lên đến 61%. Ngay cả nhóm nước có mức thu nhập thấp, kém phát triển nhất, thì tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ cũng lên đến 46% (năm 2007).

Tuy nhiên, có một thực tế là không giống một số cách phân loại của quốc tế (thí dụ, WTO), Tổng cục Thống kê Việt Nam không xếp phân ngành xây dựng vào ngành dịch vụ, nên mức tỷ trọng tương đối thấp nói trên có thể chưa phản ảnh chính xác quy mô của ngành dịch vụ Việt Nam. Nếu tính thêm cả ngành xây dựng thì tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam đạt khoảng 44,14% năm 2011, đạt bình quân 44,91% trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO, cao hơn một chút so với giai đoạn 5 năm trước đó (44,33%). Song nếu so với năm 2007 thì tỷ trọng trong GDP của ngành dịch vụ năm 2011 theo cách tính này đã giảm tới 1 điểm phần trăm, trong đó tỷ trọng của ngành xây dựng giảm hơn nửa điểm phần trăm, còn của các ngành dịch vụ khác giảm khoảng gần nửa điểm phần trăm.

Bảng 18: Cơ cấu GDP 2002-2011(Theo giá hiện hành, đơn vị %) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2002- 2006 Bình quân 2007- 2011 Bình quân 2002- 2011 Khác 2002- 2006 Khác 2007- 2011 Khác 2002- 2011 Tổng số GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 0 0 0 KV I (Nông nghiệp) 23,03 22,54 21,81 20,97 20,40 20,34 22,21 20,91 20,58 22,02 21,75 21,21 21,48 -2,63 1,68 -1,01 KV II (Công nghiệp) 38,49 39,47 40,21 41,02 41,54 41,48 39,84 40,24 41,10 40,25 40,15 40,58 40,36 3,05 -1,23 1,76

Riêng công nghiệp 32,60 33,42 33,98 34,67 34,92 34,51 33,39 33,59 34,07 33,84 33,92 33,88 33,90 2,32 -0,67 1,24

Xây dựng 5,89 6,05 6,23 6,35 6,62 6,97 6,44 6,65 7,03 6,41 6,23 6,70 6,46 0,73 -0,56 0,52

KV III bao gồm cả

Xây dựng 44,37 44,04 44,21 44,36 44,68 45,15 44,39 45,50 45,35 44,14 44,33 44,91 44,62 0,31 -1,01 -0,23

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bùi Trinh và Dương Mạnh Hùng, 2011

Về tỷ trọng trong GDP toàn nền kinh tế cũng như toàn ngành dịch vụ của các phân ngành dịch vụ,có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, cơ cấu của ngành dịch vụ còn thiên về các ngành dịch vụ truyền thống và tiêu dùng cuối cùng. Ngành dịch vụ thương mại vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là ngành ngành vận tải/bưu điện/du lịch, khách sạn/nhà hàng, và ngành kinh doanh tài sản/dịch vụ tư vấn. Tỷ trọng của ngành vận tải/bưu điện/du lịch mặc dù vẫn chiếm vị trí thứ hai trong giai đoạn 2007-2011 song đã liên tục giảm kể từ năm 2008 và đã thấp hơn tỷ trọng trong GDP của ngành khách sạn-nhà hàng vào năm 2011. Tỷ trọng của ngành dịch vụ kinh doanh tài sản/dịch vụ tư vấn giảm trong những năm gần đây do tình hình trì trệ của thị trường bất động sản và các hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Thứ hai, các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính/tín dụng, khoa học và công nghệ và giáo dục và đào tạo còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, điều này phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế còn chưa cao.

Thứ ba, nếu so với giai đoạn 5 năm trước khi gia nhập WTO, thì tỷ trọng của các ngành dịch vụ thay đổi không đáng kể. Tỷ trọng của các ngành thương mại và khách sạn/nhà hàng tăng nhiều nhất; tỷ trọng của ngành kinh doanh tài sản/dịch vụ tư vấn và ngành giáo dục và đào tạo giảm nhiều nhất. Mặc dù Việt Nam đã thực hiện mở cửa ngành dịch vụ giáo dục và đào tạo theo cam kết với WTO song trên thực tế thị trường giáo dục kể từ năm 2009 đến nay không phát triển sôi động như mong đợi. Tỷ trọng của ngành giáo dục và đào tạo giảm là điều đáng lo ngại về hướng phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn. Tỷ trọng của ngành tài chính/tín dụng không tăng đáng kể mặc dù có vẻ như đã có sự bùng nổ của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO.

Nhìn chung, cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam còn chưa thể bắt kịp cơ cấu ngành dịch vụ của các nước phát triển hơn, ngay cả ở trong khu vực như Xingapo. Thí dụ, ngay từ những năm 1996, các nhóm ngành tài chính/dịch vụ kinh doanh, vận tải/thông tin liên lạc, và thương mại của Xingapo đã chiếm lần lượt 40%; 19% và 26% GDP của khu vực dịch vụ (MAS, 1998). Năm 2000, ba nhóm ngành lớn là tài chính/dịch vụ kinh doanh, vận tải/thông tin liên lạc và thương mại

chiếm của nước này lần lượt 38,9%; 20,4% và 24,2% GDP của khu vực dịch vụ (Sajid và Yin, 2008).

Nếu căn cứ vào chỉ tiêu tỷ trọng trong GDP của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng, việc hướng tới đáp ứng nhiều yêu cầu định tính đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 về phát triển một số ngành dịch vụ đã thụt lùi. Thí dụ, mặc dù Chiến lược yêu cầu “tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”, hay yêu cầu tăng cường tiềm lực “để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước”, thực tế cho thấy, các ngành này lại phát triển chậm lại trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, một số chủ trương lớn như yêu cầu “Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính - tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế…Thực thi chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...” “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng”cũng đã chưa được thực hiện tốt hoặc chỉ mới bắt đầu thực hiện (như cơ cấu lại hệ thống ngân hàng) trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO.

Bảng 19: Tỷ trọng của từng phân ngành dịch vụ trong GDP của toàn nền kinh tế (%) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2002- 2006 Bình quân 2007- 2011 Bình quân 2002- 2011 Khác 2002- 2006 Khác 2007- 2001 Khác 2002- 2011 Khác biệt bình quân 2002-2006 với 2007- 2011 TOÀN NGÀNH 38,48 37,99 37,98 38,01 38,06 38,18 37,95 38,85 38,33 37,72 38,10 38,21 38,16 -0,42 -0,46 -0,76 0,10 1. Thương mại 14,11 13,58 13,56 13,56 13,63 13,66 13,82 14,32 14,59 14,58 13,69 14,29 13,95 -0,48 0,92 0,47 0,60 2. Khách sạn nhà hàng 3,20 3,01 3,15 3,49 3,68 3,93 4,38 4,54 4,08 4,16 3,31 4,18 3,69 0,48 0,23 0,96 0,87 3. Vận tải, bưu điện, du

lịch 3,94 4,03 4,25 4,36 4,5 4,44 4,53 4,45 4,31 3,99 4,22 4,30 4,25 0,56 -0,45 0,05 0,08 4. Tài chính, tín dụng 1,82 1,77 1,78 1,80 1,81 1,81 1,84 1,92 1,89 1,88 1,80 1,88 1,83 -0,01 0,07 0,06 0,08 5. Khoa học và công

nghệ 0,56 0,60 0,60 0,63 0,62 0,62 0,62 0,64 0,62 0,61 0,60 0,62 0,61 0,06 -0,01 0,05 0,02 6. Kinh doanh tài sản và

dịch vụ tư vấn 4,56 4,45 4,38 4,01 3,78 3,80 3,63 3,66 3,58 3,40 4,24 3,61 3,96 -0,78 -0,4 -1,16 -0,63 7. Quản lý nhà nước 2,58 2,72 2,66 2,75 2,74 2,74 2,77 2,86 2,79 2,77 2,69 2,79 2,73 0,16 0,03 0,19 0,10 8. Giáo dục và đào tạo 3,37 3,49 3,26 3,21 3,15 3,04 2,60 2,66 2,55 2,63 3,30 2,72 3,04 -0,22 -0,41 -0,74 -0,58 9. Y tế và hoạt động cứu

trợ xã hội 1,32 1,45 1,52 1,48 1,45 1,41 1,25 1,28 1,20 1,07 1,44 1,24 1,35 0,13 -0,34 -0,25 -0,20 10. Văn hoá và thể thao 0,56 0,55 0,52 0,50 0,47 0,45 0,41 0,41 0,39 0,35 0,52 0,40 0,47 -0,09 -0,1 -0,21 -0,12 11. Đảng, đoàn thể, hiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội 0,13 0,13 0,12 0,13 0,12 0,12 0,13 0,13 0,12 0,12 0,13 0,12 0,12 -0,01 0,00 -0,01 0,00 12. Phục vụ cá nhân và

cộng đồng 2,13 2,04 2,01 1,94 1,93 1,92 1,94 2,06 2,03 2,00 2,01 2,00 2,01 -0,2 0,08 -0,13 -0,01 13. Làm thuê công việc

gia đình trong các hộ tư nhân

0,19 0,18 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,18 0,17 0,17 0,18 0,17 0,17 -0,02 0,00 -0,02 0,00

Nguồn:

Tổng cục Thống kê. Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển (1986-2005). NXB Thống kê, Hà Nội; 2009. ---Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. NXB Thống kê, Hà Nội. ---Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

.

Bảng 20: Tỷ trọng của từng phân ngành dịch vụ trong GDP của ngành dịch vụ (%) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2002- 2006 Bình quân 2007- 2011 Bình quân 2002- 2011 Khác 2002- 2006 Khá c 2007 - 2001 Khá c 2002 - 2011 Khác biệt bình quân 2002-2006 với 2007- 2011 TOÀN NGÀNH 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 0 0 0 1. Thương mại 36,67 35,74 35,70 35,66 35,82 35,83 37,64 36,61 38,08 38,65 35,92 37,36 36,64 -0,85 2,82 1,98 1,44 2. Khách sạn nhà hàng 8,32 7,93 8,29 9,19 9,67 10,31 10,13 11,61 10,64 11,03 8,68 10,74 9,71 1,35 0,72 2,71 2,06 3. Vận tải, bưu điện, du lịch 10,23 10,61 11,19 11,48 11,82 11,64 11,78 11,38 11,25 10,59 11,07 11,33 11,20 1,59 -1,05 0,36 0,26 4. Tài chính, tín dụng 4,74 4,66 4,69 4,72 4,75 4,76 4,83 4,91 4,93 4,97 4,71 4,88 4,80 0,01 0,21 0,23 0,17 5. Khoa học và công nghệ 1,46 1,59 1,59 1,64 1,63 1,62 1,65 1,64 1,62 1,63 1,58 1,63 1,61 0,17 0,01 0,17 0,05 6. Kinh doanh tài sản và

dịch vụ tư vấn 11,86 11,71 11,52 10,54 9,93 9,98 9,54 9,36 9,34 9,01 11,11 9,45 10,28 -1,93 -0,97 -2,85 -1,67 7. Quản lý nhà nước 6,70 7,16 7,02 7,22 7,21 7,18 7,32 7,31 7,27 7,33 7,06 7,28 7,17 0,51 0,15 0,63 0,22 8. Giáo dục và đào tạo 8,76 9,18 8,59 8,45 8,28 7,98 6,79 6,80 6,65 6,97 8,65 7,04 7,85 -0,48 -1,01 -1,79 -1,61 9. Y tế và hoạt động cứu trợ

xã hội 3,42 3,80 3,99 3,89 3,80 3,70 3,40 3,27 3,14 2,83 3,78 3,27 3,52 0,38 -0,87 -0,59 -0,51 10. Văn hoá và thể thao 1,45 1,45 1,36 1,30 1,25 1,19 1,04 1,05 1,03 0,94 1,36 1,05 1,21 -0,2 -0,25 -0,51 -0,31 11. Đảng, đoàn thể, hiệp hội 0,35 0,33 0,33 0,33 0,33 0,33 0,34 0,33 0,31 0,31 0,33 0,32 0,33 -0,02 -0,02 -0,04 -0,01 12. Phục vụ cá nhân và

cộng đồng 5,53 5,36 5,28 5,11 5,07 5,04 5,09 5,27 5,30 5,30 5,27 5,20 5,24 -0,46 0,26 -0,23 -0,07 13. Làm thuê công việc gia

đình trong các hộ tư nhân 0,50 0,48 0,46 0,45 0,44 0,44 0,45 0,46 0,45 0,45 0,47 0,45 0,46 -0,06 0,01 -0,05 -0,02 Nguồn:

Tổng cục Thống kê. Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển (1986-2005). NXB Thống kê, Hà Nội; 2009. ---Niên giám thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. NXB Thống kê, Hà Nội. ---Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 56)