Các chính sách về thúc đẩy XK, phân phối, tiêu thụ

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 115 - 118)

7. Nội dung nghiên cứu

3.2.2.Các chính sách về thúc đẩy XK, phân phối, tiêu thụ

a) Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 2020, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐTTg ngày 24 tháng 8 năm 2015)

Đề án này đặt mục tiêu phù hợp với đặc thù và tình hình XK tại mỗi thị trường khu vực, mục tiêu XK cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó thị trường Đông Nam Á đạt khoảng 30 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng XK trung bình 10% giai đoạn 2015 2020 và từ 9% 10% giai đoạn 2020 20 30. Định hướng cụ thể là tiếp tục đẩy mạnh XK sang các thị trường Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, và các thị trường còn nhiều tiềm năng XK là Lào, Campuchia, Myanmar. Về mặt hàng, tăng cường XK nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, nguyên liệu đầu vào là sản phẩm trong nước.

b) Đề án “Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020”

Để hỗ trợ ổn định đầu ra cho DN, Bộ Công thương đang đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020”.

Theo mục tiêu của đề án “Thúc đẩy các DN Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2020” do Bộ Công thương soạn thảo, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành vào cuối năm 2015, đến năm 2020, hàng hóa của Việt Nam được XK trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á; tại các quốc gia đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Cùng với đó, tỷ trọng KNXK trực tiếp của các ngành hàng trong đề án như dệt may, giày dép, nông sản, cà phê, chè, thủy sản tăng thêm 10% 15%. Đồng thời, mở rộng khả năng tiếp cận mạng lưới phân phối thêm 2 3 hệ thống và tỷ trọng KNXK trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài tăng thêm 10% 15% đối với các DN tham gia chương trình.

XK trực tiếp vào các hệ thống phân phối hiện đại được xem là hình thức XK hiệu quả, bền vững, được nhiều DN theo đuổi. Tuy nhiên, nếu từng DN tự lực thì khó có cái nhìn tổng quan cũng như đảm bảo điều kiện để đáp ứng yêu cầu của thị trường và các nhà bán lẻ nước ngoài. Đề án này sẽ tập trung phát triển từ lợi ích của cả 2 phía, trong đó các DN trực tiếp tham gia mạng phân phối nắm bắt tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, tiếp cận phương thức quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo đủ tiêu chuẩn XK cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới và có điều kiện phát triển thương hiệu. Còn đối với các chuỗi phân phối, việc tiếp xúc trực tiếp với các DN Việt Nam giúp phát triển đa dạng thêm nguồn hàng, kiểm soát tốt hơn chất lượng hàng hóa. Thêm vào đó, cả DN và nhà bán lẻ đều có lợi về giá thông qua việc giảm chi phí trung gian.

Hiện Bộ Công thương đang đẩy mạnh các chính sách và chương trình kết nối DN Việt với các nhà bán lẻ nước ngoài, trong đó tập trung chủ yếu các tập đoàn như Central Group (Thái Lan), Aeon mall (Nhật Bản), Auchan (Pháp)... Ngày 13/7/2018, Bộ Công thương đã họp gần 200 DN để bàn giải pháp đưa hàng vào chuỗi cung ứng toàn cần thông qua các hệ thống phân phối nước ngoài. Các DN cho rằng, thời gian qua, các hệ thống phân phối ngoại đã có nhiều nỗ lực để tăng cường sự hiện diện của hàng Việt trong hệ thống. Cụ thể, tập đoàn Aeon mall, Central Group, Auchan… hỗ trợ tập huấn DN hoàn thiện quy trình tiêu chuẩn chất lượng, hình thức sản phẩm, đặc biệt DN nội còn được nhận hỗ trợ vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất, phát triển thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa XK. Qua quá trình thực hiện Đề án, các DN Việt đánh giá cao và rất tích cực ủng hộ phương hướng XK trực tiếp vào hệ thống phân phối nước ngoài, coi đó là hướng đi để thúc đẩy phát triển XK bền vững, mang lại hiệu quả và giá trị gia tăng cao. Ví dụ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã hỗ trợ hơn 30 DN Việt Nam đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị AEON, mang lại cơ hội quảng bá sản phẩm mới trước khi đưa sản phẩm lên kệ hệ thống siêu thị và bán ra thị trường nước ngoài. Một ví dụ khác là trong hai năm vừa qua, Central Group Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan.

Nhiệm vụ, giải pháp khác thực hiện Đề án là thúc đẩy DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối tham gia đầu tư sản xuất để XK hàng hóa vào hệ thống phân phối ở nước ngoài; khuyến khích, tạo điều kiện thành lập kho ngoại quan để cung ứng hàng hóa kịp thời cho các hệ thống phân phối nước ngoài; nâng cao năng lực các DN sản xuất, XK Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài.

Riêng với các nước trong khu vực ASEAN, từ năm 2016 đã có thị trường chung với việc tự do lưu chuyển hàng hóa trong khu vực, trong đó nhiều mặt hàng đã về mức thuế bằng 0%. Việc thuế NK dần được cắt giảm hoàn toàn đã giúp hàng hóa của các nước trong khu vực dễ xâm nhập thị trường của nhau. Trong năm 2017 và 2018, Bộ Công thương tổ chức chuỗi hội thảo, trong đó tập trung đào tạo các kỹ năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và khả năng tiếp cận các hệ thống phân phối nước ngoài. Tại đây, các DN XK Việt Nam cũng được kết nối với các hãng phân phối nước ngoài để tìm hiểu về hệ thống thu mua của đối tác, các tiêu chí quy định đối với nhà cung ứng, cũng như hệ thống tiêu chuẩn riêng của từng hãng phân phối. Mặt khác, Bộ Công thương sẽ kết nối để thúc đẩy các DN phân phối FDI chuyển giao công nghệ, năng lực cho DN Việt Nam có

đủ điều kiện để tham gia cung cứng vào chuỗi phân phối tại các nước. Và chỉ có như vậy, hàng Việt Nam mới có thể rút ngắn các khâu trung gian, cạnh tranh tốt hơn về giá bán.

c) Một số chính sách, chương trình tiêu biểu khác:

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 có nhiều điểm mới khi tập trung hỗ trợ các đề án trọng điểm theo ngành hàng, thị trường, ưu tiên phát triển thương hiệu cho một vài sản phẩm chủ lực theo từng năm. Chương trình đã phê duyệt 11 đề án mang tính trung hạn, tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì và DN chủ động trong việc xây dựng kế hoạch triển khai xúc tiến thương mại cho cả giai đoạn 20182020.

Cùng với nhiều điểm mới trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018, mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 28/2018/NĐCP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương. Mục tiêu nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN; Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; Ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường XK, NK. Nghị định số 28/2018/NĐCP cũng quy định một số biện pháp phát t riển ngoại thương, trong đó, quy định rất rõ về nội dung, nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ… đối với đề án Xúc tiến thương mại quốc gia.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 115 - 118)