Đối với thị trường Thái Lan:

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 126 - 129)

7. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.1.Đối với thị trường Thái Lan:

a) Xác định nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng mạng lưới phân phối

Tại thị trường Thái Lan, nhóm hàng chế biến, chế tạo như điện thoại và linh kiện, máy tính và sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị và phụ tùng sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng XK của Việt Nam. Trong số mặt hàng thuộc nhóm này, cần tập trung vào mạng lưới phân phối cho các mặt hàng máy móc, thiết bị, linh kiện dùng trong công nghiệp chế tạo ô tô…, đồng thời thúc đẩy XK chính các mặt hàng có cùng thế mạnh với Thái Lan như thực phẩm, hàng tiêu dùng, thông qua mạng lưới phân phối của các tập đoàn phân phối của Thái Lan.

Chính phủ cần tăng cường hoạt động thông tin, phổ biến các cơ hội tiếp cận thị trường Thái Lan có được từ việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN và việc thực thị Hiệp định ATIGA; Hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả sử dụng Chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D khi XK sang Thái Lan.

Đối với các DN, từ các phân tích thực tiễn trong chương II, nếu DN XK các sản phẩm giá trị cao, nên lựa chọn khu vực thị trường miền Nam Thái Lan bởi đây là khu vực phát triển du lịch tốt nhất Thái Lan. Nếu DN có sản phẩm ở phân khúc thấp thì nên phát triển ở khu vực Đông Bắc, vì đây là khu vực đông dân, lại giáp Lào, Campuchia và Việt Nam.

Trường hợp XK và phân phối gián tiếp :

Thái Lan đã thiết lập kênh phân phối vững chắc tại ASEAN nên Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nhà phân phối này để hỗ trợ giới thiệu, bán, tiêu thụ các sản phẩm của Việt Nam. Việc lựa chọn các kênh phân phối gián tiếp thông qua các nhà phân phối của Thái Lan tại thị trường này và các thị trường ASEAN khác có thể giúp các DN Việt Nam giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm kinh phí và thời gian trong giai đầu mới thâm nhập thị trường.

Khi lựa chọn và chỉ định nhà phân phối, DN XK cần lưu ý một nhà phân phối của Thái Lan sẽ trực tiếp bán những sản phẩm NK và sẽ quản lý những hoạt động mua và bán sản phẩm đó trên thị trường Thái. Do đó, DN XK của Việt Nam sẽ chỉ cần cung cấp sản phẩm của mình tới họ theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, đôi khi DN XK cũng sẽ bị yêu cầu hỗ trợ, về mặt kỹ thuật hoặc bằng tiền để đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm của công ty ra thị trường. Những điều khoản liên quan đến thanh toán sẽ được thỏa thuận giữa DN của Việt Nam và đối tác. Tại Thái Lan, một sản phẩm có thể được đăng ký với Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm bởi một vài nhà NK khác nhau, trừ khi DN XK có được thỏa thuận độc quyền sản phẩm.

Trường hợp XK và phân phối trực tiếp :

+ Hợp tác các tập đoàn phân phối bán lẻ của Thái Lan (Central Group, TCC) đưa hàng Việt Nam trực tiếp vào các hệ thống phân phối của Thái Lan.

Hợp tác với MM Mega Market để XK hàng sang Thái Lan thông qua việc chủ động tận dung cơ hội từ các các chuyến đi thực tế cho đội ngũ thu mua từ Thái Lan sang Việt Nam để giới thiệu các vùng nguyên liệu, quy trình nuôi trồng, sản xuất, quá trình kiểm soát chất lượng…, giúp họ có đầy đủ thông tin về nguồn hàng tại Việt Nam. MM Mega Market vừa được cấp phép XK hàng hóa, đây là một cột mốc lớn giúp MM Mega Market có thể hỗ trợ đẩy mạnh đưa hàng Việt sang thị trường Thái Lan cũng như các quốc gia mà tập đoàn đang có mặt. DN có các sản phẩm có nhu cầu XK đi Thái Lan có thể tìm đến MM Mega Market để XK qua các kênh phân phối, hoặc đến để tìm kiếm thông tin về cơ hội, giải pháp tăng XK sang thị trường Thái Lan.

+ Hợp tác và tận dụng cơ hội từ cộng đồng kiều bào sống tại Thái Lan để đưa hàng Việt trực tiếp vào các kênh phân phối này. Hiện có khoảng 100.000 Việt kiều tại Thái Lan, sống tập trung tại trên 20 địa phương, nhất là các tỉnh vùng Đông Bắc như Udon Thani, Nakhon Phanom, Sakon Nakhon và Nong Khai.

+ Ứng dụng thương mại điện tử để XK trực tiếp, ứng dụng những những mô hình bán hàng mới để thu hút khách hàng và quảng cáo sản phẩm của DN Việt Nam, tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ ở các thành phố và các điểm du lịch của Thái Lan.

+ Đăng ký mở chi nhánh của công ty tại Thái Lan để trực tiếp phân phối hàng hóa Trong trường hợp này DN Việt Nam cần lưu ý các công ty nước ngoài đăng ký chi nhánh để làm kinh doanh ở Thái Lan không phải tuân theo những yêu cầu đặc biệt. Tuy nhiên, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hoặc trước hoặc sau khi hoạt động phải thực hiện một số quy định đăng ký. Khi thành lập chi nhánh phải tuân theo một quy trình nhất định, điều này rất quan trọng để cơ quan thuế tính đúng thu nhập chịu thuế bởi vì cơ quan thuế Thái Lan coi tổng thu nhập của công ty nước ngoài thu được ở Thái Lan đều là diện chịu thuế. Một chi nhánh nước ngoài muốn có giấy phép kinh doanh phải có vốn lưu động tối thiểu là 5 triệu bạt theo tỷ giá tương đương trong vòng 4 năm. Thông thường chi nhánh được phép hoạt động trong 5 năm và có thể gia hạn thời gian kinh doanh nếu thỏa mãn điều kiện về vốn lưu động mang vào Thái Lan.

Thành lập một công ty đại diện tại Thái Lan là một quá trình thực sự tốn nhiều thời gian và phải hoàn tất những thủ tục và giấy tờ quan trọng, do đó DN nên liên lạc với những hãng tư vấn pháp luật để có được những lời khuyên và chỉ dẫn. Một trong những cách đơn giản hơn để thành lập một văn phòng đại diện đó là phương pháp liên doanh với một đối tác kinh doanh bản địa.

+ Mở văn phòng đại diện của công ty tại Thái Lan. Thái Lan cho phép mở các văn phòng đại diện nhưng chỉ hạn chế trong các hoạt động phi thương mại như tìm nguồn hàng và dịch vụ ở Thái Lan cho hãng hay kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá mà hãng mua ở Thái Lan và những hoạt động khác như quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới của hãng, lập các báo cáo về tình hình kinh doanh địa phương.

Tóm lại, dù DN XK trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường Thái Lan, đều phải chú ý xây dựng thương hiệu ngay khi thâm nhập thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi thâm nhập thị trường Thái Lan bởi theo Trung tâm khảo sát khách hàng của BCG4, người dân Thái Lan đều là những người tiêu dùng có ý thức thương hiệu và trung thành nhất trong khu vực Đông Nam Á và họ trung thành với thương hiệu trong nhiều danh mục hàng hóa khác nhau. DN XK của Việt Nam cần nắm được đặc điểm này của người tiêu dùng Thái Lan để thể xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường, xây dựng mạng lưới phân phối và tận dụng vốn sở hữu thương hiệu để tạo sự hấp dẫn và tận dụng lòng trung

4

thành của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để được người tiêu dùng trung thành với sản phẩm thì thương hiệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải đứng thứ nhất hoặc nhì trong nhóm sản phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường.

Một phần của tài liệu 1810219 (Trang 126 - 129)