7. Nội dung nghiên cứu
3.1.2. Triển vọng từ xu hướng tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường của các nước
nước ASEAN và cộng đồng chung AEC
+ Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ASEAN đã xóa bỏ thuế NK với 96,01% tổng số dòng thuế từ cuối năm 2016. Theo kế hoạch, từ 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế NK của các nước ASEAN6, CLM V và trung bình ASEAN sẽ lần lượt là 99,20%, 97,81% và 98,67%.
Cơ hội từ giảm thuế giúp lượng hàng hóa Việt Nam XK vào ASEAN ngày một tăng lên. Ngoài dầu thô và gạo là các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam vào thị trường ASEAN thì hiện có rất nhiều mặt hàng khác cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường và được người tiêu dùng các nước ASEAN ưa chuộng, như: Dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại…
+ Cùng với sự hình thành AEC, các thành viên ASEAN đã và đang hợp tác thúc đẩy thực hiện tự do hóa trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như cắt giảm thuế quan, tự do hóa dịch vụ, hợp tác về đầu tư, thuận lợi hóa thương mại, và dịch chuyển lao động có tay nghề...
Bên cạnh xóa bỏ hàng rào thuế quan, hiện các nước ASEAN cũng đang tiến hành các biện pháp để xây dựng thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN, như dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, hài hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh hơn các thủ tục hải quan và xuất NK, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuân lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển dòng vốn. Dự kiến bên cạnh thuế quan, các vấn đề như chứng nhận xuất xứ, hay thủ tục hải quan cũng sẽ được thuận lợi và nhanh hơn, các tiêu chuẩn về sản phẩm của các nước ASEAN cũng thống nhất với nhau. Theo đó, hàng hóa có xuất xứ tại ASEAN cũng được luân chuyển trong khu vực này một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, hội nhập theo AEC có thể mang lại thời cơ lớn cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế, tối ưu trong chuỗi sản xuất và phân phối khu vực và toàn cầu. Theo ước tính, AEC có thể giúp GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm 14,5% và việc làm tăng thêm 10,5% đến năm 2025. Tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp sẽ tăng lên 23,5% vào năm 2025. Đặc biệt, gia tăng hoạt động thương mại và vận tải hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế, thậm chí đóng góp tới 41,3% tổng số lượng việc làm.
Kế thừa và phát triển hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS), các nội dung về thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mang lại nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của DN cung ứng dịch vụ tại các nước thành viên, trong đó có dịch vụ phân phối.
Tiếp cận các thị trường kinh doanh rộng lớn ngoài ASEAN:
Không chỉ có triển vọng về thương mại nội khối, do ASEAN được đánh giá tạo ra khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu nên khi
có được chỗ đứng ở thị trường ASEAN, hàng hóa Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận và mở rộng thị trường cho hàng hóa XK Việt Nam sang thị trường khu vực ASEAN, mà còn mở rộng sang các khu vực thị trường đối tác của ASEAN, vì đây là khu vực giao thoa giữa rất nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác ngoại khối như Ấn Độ, Trung Quốc, Ôxtrâylia và Niu Dilân.
Các hiệp định tự do hóa về đầu tư, di chuyển nguồn vốn và quan trọng là các rào cản hạn chế tiếp cận thị trường được dỡ bỏ. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp cho các nhà phân phối VN vươn ra thị trường khu vực và cũng là cơ hội tốt để tăng cường hoạt động kinh doanh sang các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU…
Khối lượng thương mại của ASEAN dự kiến sẽ tăng 130% và sẽ đạt 5.653 tỷ USD vào năm 2023. Sự mở rộng về khối lượng thương mại sẽ chủ yếu do nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ ở Trung Quốc cũng như Ấn Độ và các cơ sở tiêu dùng ngày càng tăng đang thúc đẩy thương mại trong khu vực.
Gia tăng doanh thu cho DN: Việc cắt giảm các loại thuế về mức 0% đã tạo điều kiện cho thương mại nội khối ngày càng phát triển. Lượng hàng hóa XK giữa các quốc gia trong ASEAN ngày càng lớn tạo điều kiện cho DN phân phối VN tăng cường hoạt động. Không những vậy, việc chú trọng xây dựng chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu giúp mở rộng thị trường hoạt động sang các quốc gia phát triển khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ… góp phần tăng doanh thu, đảm bảo ổn định nguồn lực tài chính, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các DN phân phối trong khu vực ASEAN.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: AEC hình thành là điều kiện thuận lợi giúp các DN huy động nguồn lực tài chính một cách hiệu quả. Có rất nhiều phương thức huy động vốn: (1) với việc tự do hóa lưu chuyển nguồn vốn đầu tư, các DN phân phối trong nước có thể tiếp cận được nguồn tài chính dồi dào từ các quốc gia khác mà không bị hạn chế bởi các rào cản đầu tư như trước đây; (2) DN có thể huy động vốn thông qua liên kết, liên doanh với các công ty nước ngoài. Thực tế, VN đang được đánh giá là thị trường có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển dịch vụ phân phối, vì vậy, sẽ có rất nhiều DN nước ngoài muốn được đầu tư. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt thông tin thị trường, cộng thêm chính sách mở cửa còn khá dè dặt của Nhà nước, nhiều DN nước ngoài vẫn chuộng hình thức liên doanh với các công ty trong nước. Hiện nay, AEC đã cho phép các DN nước ngoài được đầu tư tối thiểu 70% vào vốn điều lệ của các DN phân phối nội địa.
Đây sẽ là một cơ hội tốt cho các DN trong ngành thu hút nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các DN bán lẻ.
Tiếp cận công nghệ mới: Một trong những cơ hội lớn mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các quốc gia đang phát triển như VN là cơ hội học tập, tiếp cận với những công nghệ hiện đại, cơ chế quản lý, tổ chức chuyên nghiệp. Trong AEC, có nhiều thành viên có nền kinh tế phát triển như Singapore, Malaysia… mà các DNVN nên tiếp cận để học tập và áp dụng. Khi AEC được thực thi, dịch vụ phân phối được tự do hóa, các DN trong ngành có thể tiếp cận những hệ thống phân phối hiện đại, văn minh cả về cơ sở vật chất lẫn phong cách quản lý thông qua các công ty liên doanh hoặc các công ty đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài. Thông qua đó, các DN phân phối VN có thể học tập để nâng cao dịch vụ của mình.
Có thể thấy việc gia nhập AEC mang lại nhiều cơ hội lớn cho các DN phân phối của VN. Tuy nhiên, có tận dụng được hết các cơ hội kể trên hay không còn tùy thuộc vào cách nhìn và năng lực nội tại của từng DN.