7. Nội dung nghiên cứu
2.1.1.2. Về cơ cấu mặt hàng:
Nhóm các sản phẩm điện tử vẫn giữ tỷ trọng lớn nhất nhưng phần lớn do các doanh nghiệp FDI phụ trách, nhóm hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị đang có xu hướng tăng tỷ trọng.
Nhìn chung các mặt hàng XK chính của Việt Nam như điện thoại các loại và linh kiện, máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng dệt may vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu XK hàng hóa sang thị trường ASEAN trong giai đoạn 20142018. Năm 2018, đã có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu XK các nhóm hàng chính. Theo đó, tỷ trọng của điện thoại các loại và linh kiện và máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm. Ngược lại, tỷ trọng của các mặt hàng như sắt thép, dệt may, phương tiện vận tải phụ tùng tăng nhẹ.
Bảng 1: Tỷ trọng XK một số nhóm mặt hàng công nghiệp chính của Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn 20142018
2014 2015 2016 2017 2018
Tổng KNXK sang ASEAN 19.106,8 18.195,1 17.449,2 21.680,3 24.736,3 (đvt: triệu USD)
Trong đó, tỷ trọng của một số nhóm hàng công nghiệp chính như sau (đvt:%)
Điện thoại các loại và linh kiện 12,95 11,73 12,98 14,42 11,72
Sắt thép các loại 7,93 6,63 5,68 7,90 8,87 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 6,13 7,61 11,66 11,61 9,67 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 6,09 6,65 8,08 7,22 7,20 Hàng dệt may 2,37 3,37 4,04 4,09 4,88 Sản phẩm thủy tinh, gốm sứ 2,39 3,03 3,39 3,12 1,33 Giầy dép 0,80 1,06 1,25 1,23 2,96