1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực

152 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Bản Đồ Trong Dạy Học Địa Lí Lớp 11 Theo Hướng Phát Triển Năng Lực
Tác giả Nguyễn Thị Hà Phương
Người hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 46,52 MB

Nội dung

Ở nước ta, sau hơn 30 năm đôi mới đất nước, nhiệm vụ đôi mới giáo dục đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu, cụ the Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT Tông thê 2018 có nêu r

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA DIA LÍ

NGUYEN THI HA PHUONG

SU DUNG BAN DO TRONG DAY HOC DIA LI LOP 11

THEO HUONG PHAT TRIEN NANG LUC

Chuyén nganh: Phuong phap day hoc

Thanh phố Hồ Chi Minh, năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA DIA LÍ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Phương

Người hướng dẫn khoa học: ThS Đỗ Thị Thu Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Dé hoan thành khóa luận nay, em xin gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy Cô Khoa

Dia li, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo cơ hội cho được học tập, rén luyện

và tích ly kiến thức, kỹ năng đẻ thực hiện khóa luận.

Em chân thành cảm ơn cô giáo - Th§ Đỗ Thị Thu Hà, người đã hướng dẫn cho

em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận với những định hướng giúp cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dao sức

khoẻ.

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế va thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nộidung khóa luận khó tránh những thiểu sót Em rat mong nhận sự góp ý, chỉ day thêm

từ Quý Thây cô

Em xin cam đoan dé tài: “Sứ dung bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 theo

hướng phát triển năng lực” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của tác giả khác Dé tai là sản phẩm của quá trình ban thân em nỗ lực nghiên

cứu, học tập tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM Trong quá trình viết bài có sựtham khảo của một số tài liệu có nguồn gốc rõ rang, uy tin, dưới sự hướng dẫn của cô

Th.S Đỗ Thị Thu Hà Em xin cam đoan đề tài chưa được công bố dưới bat kì hình

thức nào và nếu có van dé gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Cuối cùng, em xin chúc Quý Thay Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc.

Trân trọng.

TP Hỗ Chi Minh, ngày 13 tháng 0S năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hà Phương

Trang 4

MỤC LỤC

EOII GỖ MO Go ekeeieeiiettceeeceeitccecctiCESGG12162232163G15132056326303380839036332G6382033238323833512333683028

MUG BGC Hgnaneiritoroitoittiititttitttittttitttitt10540510010010018003000G5EH16018398838085

DANHEMUCVIET TAD scsscsscssccssscssccsssssssssessssanasecsssssnssssamieisatienmannniens DANH MỤC BẰNG BER W sisissssssssssscsssssssscssssssssassassnscassinssnsssissnsssassnsssasoasanssssaasasossoas DANH MUCHINH ANH Gan ggg gioi tduitanoooaooano

MỜ ĐÃ cceeceeeieeiiieottiitG1010115111101011131G1301333513051303631583338333333833334338331363538338868888 1

Lý 85 CB gaa để ĐÃ sccscciszccsncsssssancssancssessanssesasssnes esscssnaesoissenassecssneneeamnnencataenses 1

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU « «<< << x Họ Họ Họ Họ Hi g0 2

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - «- << s«xxesvseEvservservserssersserke 2

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu se sesse5ssesvsesssessesse 3

5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài DƯỚC c« «nen nỲS Hee nsee 7

6, aT eye a |, | ee a re H CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIỀN VIỆC SỬ DỤNG BAN DO TRONG DAY HQC ĐỊA LÍ LỚP 11 TẠI TRUONG TRUNG HỌC PHO

THONG THEO HƯỚNG PHÁT TRIEN NANG LỰC NGƯỜI HỌC 13

1.1 Những định hướng đối mới trong day học địa lí ở trường phô thông 13

1.1.1 Định hướng đổi mới mục tiêu, phương pháp trong day học địa lí ở trường phd (HN B liitiiistii2i0221102111221021115231531155813933823533565295853818359593389353853858358538335373558358328385557E27852335335 13 1.1.2 Định hướng đôi mới đánh giá kết quá học tập và giáo duc trong day học địa lí GimfiinnpiDIiHDHB acc cõẽễŸäŸẽŸẼŸẼŸ SŠ 6n ẽỶẽŸõ nen 15 1.2 Một số van đề về sử dung phương tiện trực quan trong day học địa lí 16

1.2.1 Cơ sở lí luận về phương tiện trực quan trong dạy học địa lï 16

1.2.2 Cơ sở lí luận về phương pháp day học trực quan trong địa lí 19

1.3 Một số van đề về sir dụng ban đồ trong day học địa lí 20

1.3.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của bản đồ trong dạy học địa lí 20 1.3.2 Một số hình loại ban 46 trong day học địa lí lớp 1 -5- 55255552 26

1.4 Năng lực ia lÍ c cọ HH TH TH TH TH HH 00100 30

1.5 Mục tiêu, đặc điểm chương trình địa lí lớp I1 -.5-‹«c‹«5s<<se<+ 33

1.5.1 Mục tiêu chương trình địa lí lớp lÌ -Ă Ăn Hs, 33

Trang 5

1.5.2 Đặc điểm chương trình môn Địa lí lớp 1 - .: .:=-c=sc=-. .- 33

1.6 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 11 -.sss 36 1.6.1 Đặc điểm ve tâm lí của học sinh lớp 11 -2-2-2272zsczxeccxeecrsecrrscee 36

1.6.2 Trinh độ nhận thức, trí tuệ của học sinh lớp l] ¿5 5<:52<x22<+2 37

1.7 Hiện trạng sử dụng bản đồ trong day học Địa lí lớp 11 ở trường phô thông

46490406644086400409149441400401644460401609669340409060164408040464406438640304016444808016440038649508038440808046040602844962 39

7100100000000 2a 777 ŸäẽễẴẴõẴẼỀÏäẴ nga 39

1.7.2 DOi VOI NOC SIMD cece ccceeeseccescceeecsscseeeseeecsseeesesssvevercevevesvavencersccusevaneasevereeceneees 49

CHUONG 2 QUY TRINH VA BIEN PHAP SU DUNG BAN DO TRONG DAYHOC DIA Li LOP 11 TAI TRUONG THPT THEO HUONG PHAT TRIENNANG DU CO NGU ODEO C ssiinnsncunnmunsncnmunaiannnannaumn 562.1 Nguyén tắc và yêu cầu của việc sử dụng ban đồ trong day học dia lí lớp 11

ãệE9Ã3640386101503344359351892753835645565356393363863018639930334435505146353353383563835639536356301365893635930336544995503133 56

2.1.1 Nguyên tắc của việc sử dụng bản đồ trong day học địa lí lớp 11 SÕ

2.1.2 Yêu cầu, lưu ý của việc sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp II 62

2.2 Quy trình sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp Í ‹.«‹« 64

2.2.1 Các bước chuẩn bị cho KHBD sử dụng bản đồ theo hướng phát triển năng lực

2.3.1 Sử dung bản đồ phối hop với các phương pháp vả kĩ thuật day học tích cuc75

2.3.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sử dụng bản đỏ §2

2.3.3 Kết hợp với các công cụ kiểm tra đánh giá, bảng tiêu chí đánh giá 86

CHƯƠNG 3 THUC NGHIEM SU PHAM cccssssssssssesessesssssseseseenssenssssesnenssenes 90

3.1 Mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp thực nghiệm sư phạm 90

3.1.1 Mục tiêu thực nghiệm sư phạm - - Ác HH HH, 90

3.1.2 Nguyên tắc thực nghiệm sư phạm 22-22222222 2Sx S22 cEEcrkcsrrrsrrcee 90

3.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Su uea 94

Trang 6

3:2 Quy trình tổ chức thực RgHÌỆHã sicssscssncssusscsccssavssesssnssossesecssnscsosssnsessssssscssosssass 94 3.2.1 Các bước chuẩn bị thực HỆ HHIỆTH L42:2212212181815413122152512213443922314814152142336143122812248:330 95 3.2.2 To chức thực HGhÏỆNM:::::::::::2cz:z2i:221232122331231122115331231123355331392g593 518353533583 82338 5358 95

3:3 0La8á (he RONAN gungggggtgidibgbiittiiikdiiiditidiiigosiiiiai0sgsgsn8) 96

3.3.1 Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra 2© 2©2ze22zc2zzcczzccrcee 96

3.3.2 Danh giá kết quả thông qua tiêu chí đánh giá của lớp thực nghiệm 90KETHUẬNVÀAKIENNGHieeiaaaaanaoieooooararoenooiea 103TAT EIEUTHAM KH cogaỹ-iỷiiiiỷiiniiairaiaaanarnaneaaaiyaaa-i-nýa 105

0008/22 4444

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

Tên việt tắt Tên day đủ

Công nghệ thông tin

Chương trình

Chương trình giáo dục phô thông

Giáo viên Học sinh

Kế hoạch bài dạy

Kinh tê - xã hội Liên bang Nga

Phương pháp dạy học

Phương tiện trực quan

Sách giáo khoa

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 1.1 Tông hợp các bản đồ trong mỗi bai học của sách giáo khoa Dia lí lớp 11

"ĐK 34

Bảng 1.2 Cách thức sử dụng bản đỗ trong day học môn Địa lí của GV 43

Bang 1.3 Mức độ tan thành của GV với các nội dung về VIỆC SỬ dụng bản đỗ trong

Gaye ĐỊ HH lÏ¿sszssssisnisasiisiiiasiisatiisittaisitsitigiitagiiäi1015111251151516814558188135581951955578553 46

Bang 1.4 Mức độ HS đạt được khi sử dụng bản đồ trong quá trình học tập địa lí 47

Bảng 1.5 Mức độ hứng thú của HS khi kết hợp ban đồ với các hoạt động học tập 53Bảng 2.1: Đặc điểm và ảnh hưởng của vị tri, tự nhiên đến khu vực Đông Nam Á 76

Bang 3.1 Tiêu chí đánh giá năng lực địa lí của HS lớp thực nghiệm 92

Bảng 3.2: Các chữ viết tắt trong kết quả kiêm định thông kê mô tả Paired — Samples

Bảng 3.9 Thông số thong kê cơ bản về năng lực địa lí trước và sau TN 90

Bảng 3.10 Kiếm định mối tương quan về năng lực địa lí trước và sau TN 100

Bảng 3.11 Kiểm định giả thuyết về năng lực địa lí trước và sau TN 101

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.2 Tan suất sử dụng bản đồ của GV trong day học Dia lĩ 40

Hình 1.3 GV đánh giá kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí của bản thân 40

Hinh 1.4 Những loại bản đỏ, Atlat GV thường sử dụng trong day học Địa lí lớp II

39521392313883132395533833128391539903112831463983546839354303518828338385853835359938585081388833859581883532399824888318839883ể 41

Hình 1.5 Những hình thức học GV thường str dung kết hợp với bản đồ 42

Hình 1.6 Những phương pháp dạy học GV thường sử dụng kết hop với ban d6 42Hình 1.7, Những hoạt động học GV thường sử dụng kết hợp với ban đồ 43Hình 1.8 Những khó khăn ma GV gặp phải của việc sử dung bản đồ trong quá trình

ay HOC Gia lDDIÍossssssssssioesiipiiiptiitstirtiti501001102315031843316138431631388318858588588385843883538858 45

Hinh 1.9, Tan suat HS str dung ban đồ trong quá trình học tập môn Địa lí 49

Hình 1.10 Những loại bản đồ HS thường xuyên sử dụng trong quá trình học tập môn

Hình 1.11 Những hoạt động học tập liên quan đến bản đồ do GV tô chức 51 Hình 1.12 Thời điểm sử dung bản đồ trong quá trình học tập môn Địa lí của HS 51 Hình 1.13 Vai trò của việc sử dụng bản đồ trong học tập môn Dia lí 52 Hình 1.14 HS mong muốn khai thác những kiến thức trên bản đồ 33Hình 2.1 Sơ dé sử dụng bản đỗ theo hướng phát trién nang lực người học trong day

học Địalíilớp11 WPT isssssssisccssscssessscssssasssasssasssasssasssssessassseasseassaasscasacsvesaszeaaasaszsaas 64

Hình 2.2 Bản đồ nhiệt độ trung bình của Trung QuỐc 20 su se cce $3 Hình 2.3 Hình ảnh lãnh thé Alaska (Hoa Kỳ) năm 1984 và năm 2022 85 Hình 3.1 Biểu đô thé hiện kết qua bai kiểm tra thực nghiệm :-52¿ 97

Trang 10

MO DAU

1 Lý do chon đề tài

Trong bỗi cảnh thế giới đang chứng kiến những biến đôi sâu sắc về mọi mặt,

những thay đôi từ các cuộc cách mạng công nghiệp, nên kinh tế tri thức đã đem lại

nhiều cơ hội phát triên vượt bậc đối với các quốc gia, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có

vô vàn những thành thức đặt ra Dé đảm bảo được sự phát triển bền vững, vượt bậc

đòi hỏi mỗi quốc gia không ngừng đôi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực và điều đó cũng đã trở thành nhu cầu cấp thiết, xu thể mang tính toàn câu Ở nước

ta, sau hơn 30 năm đôi mới đất nước, nhiệm vụ đôi mới giáo dục đã trở thành một

trong những mục tiêu hàng đầu, cụ the Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) Tông thê 2018 có nêu rõ: “Cương trình giáo duc trung học phô thông giúp học sinh

tiếp tục phát triển những phẩm chat, năng lực can thiết đối với người lao déng ”Thông qua những chủ trương đổi mới giáo dục có thé thấy trong các môn học nóichung và môn Địa lí nói riêng không chỉ cung cấp cho người học nội dung bai học

mà còn hướng người học tới việc phát triển năng lực, phẩm chat của một người công

dân đáp ứng được những thay đôi về phát triển, nhu cầu hội nhập của đất nước Mục

tiêu của môn Địa lí là giúp học sinh (HS) hình thành, phát triển năng lực địa lí, tính

tự chủ, tự học, chủ động, sáng tạo Qua đó hình thành những phẩm chất, thái độ ứng

xử đúng din với môi trường tự nhiên, xã hội, tình yêu quê hương đất nước.

Trong day và học Địa lí có rất nhiều những phương tiện trực quan (PTTQ) khác

nhau, tuy nhiên gần gũi và quen thuộc nhất đối với các em HS là bản đồ — một trong

những PTTQ vô củng quan trọng Khi nói vẻ vai trò, ý nghĩa của ban đồ địa lí, trong cuốn Bản đồ học đại cương của tac giả Lâm Quang Dốc dé cập đến “Nếu như trước kia cho rằng nhiệm vụ của bản đồ học chỉ giới hạn trong việc thành lập bản do, thi ngày nay đã rõ rang rằng van dé sử dụng bản đô cũng không kém phan quan trọng

va cấp thiết” (Lâm Quang Déc, 2005) như vay, tác giả cuốn sách đã dé cao vai tròcủa việc sử dụng ban đỏ, nhắn mạnh việc sử dụng bản đồ phải mang tinh ứng dụng,tác giá không chỉ nói về việc nâng cao các kiến thức lí luận ma còn trình bày rat sâu

sắc, cụ thể các phương pháp mang tính truyền thống và tiếp cận các phương pháp và phương tiện hiện đại giúp giáo viên (GV) đôi mới phương pháp dạy học (PPDH).

Còn đối với HS cấp Trung học phé thông (THPT) bản đồ là phương tiện dé các em

Trang 11

học tập, ghi nhớ kiến thức một cách trực quan bởi có nhiều nội dung kiến thức và kỳ

năng địa lí được thê hiện chủ yêu thông qua bản 46, từ đó phát triển khả năng tư duy,

sáng tạo, vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu việc sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí, tác giả

nhận thay ban đô là nguồn tri thức giúp HS phát triển tư duy không gian, lãnh thô va

hình thành biểu tượng địa lí về các quốc gia và khu vực trên thé giới Đối với chương

trình Địa lí lớp 11 nội dung xoay quanh van dé về địa lí Thể giới bao gồm nhiều lĩnhvực như các khu vực, quốc gia tiêu biểu và các vấn đề mang tính toàn cầu Đây là

những van đề liên quan tới Kinh tẾ - xã hội (KT-XH) của các quốc gia, có tính thực

tiễn cao Đây đều là những van dé quan trọng nhằm giúp HS nâng cao hiểu biết cá

nhân về các quốc gia, khu vực trên thế giới, chính vì vậy, một trong những vai trò

quan trong của GV địa lí là cần phải tô chức hướng dẫn va tạo điều kiện dé HS tim

tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ bản đồ Việc này sẽ tạo điều kiện

cho các em khắc sâu tri thức dựa trên ban đỏ, từ đó hình thành các năng lực địa lí Từ

những lí do trên, cùng với mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực người hoc, tác giá đã lựa chọn đề tài mang tên: “Sử dung ban dé trong day học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng luc”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của dé tai là xây dựng quy trình va biện pháp sử dụng ban đồ trong day học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực người học nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng bản đồ cho GV và HS

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của dé tài là xây dựng quy trình và biện pháp sử dụng

bản đồ trong day học địa lí lớp 11 theo hướng phát triển năng lực của người học

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc xây dựng quy trình

sử dụng vả biện pháp nâng cao hiệu quả của bản đồ cho HS trong dạy học địa lí lớp

11 theo hướng phát trién năng lực địa lí của người học.

- Vé phạm vi thời gian: Thực hiện nghiên cứu trong năm học 2023 — 2024, cụ thé từ tháng 9/2023 — 4/2024.

Trang 12

4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1 Quan điểm nghiên cứu

4.1.1 Quan điểm lịch sử viên cảnh

Quan điểm lịch sử viễn cảnh là quan điểm nhằm chỉ thời gian, các yếu tế lịch

sử nghiên cứu về sự phát triển, cụ thê là việc sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí, mặt

khác giúp tác giả phát hiện ra quy luật tat yêu của sự phát triển đôi tượng, giúp tác

giả tránh được những sai lâm không đáng có Việc đưa quan điểm lịch sử viễn cảnhvào trong nghiên cứu sử dụng bản đỏ giúp chúng ta có cái nhìn tông quan hơn về sự

thay đôi PPDH qua các thời kì, làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lý

sư phạm hay kết quả của các công trình nghiên cứu.

Trong đè tài, tác giả vận dụng quan điểm nhằm sưu tầm các tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu liên quan đến dé tải nhằm có cai nhìn tông quan nhất về sự thay đôi của việc sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí Từ đó rút ra những cải tiềnnhăm xây dựng quy trình sử dụng ban đô theo hướng phát trién năng lực người học

4.1.2 Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu sự vật hiện tượng, quá trình của thé giới phải xem xét một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ liên hệ trong trạng thái vận động và phát triển với việc phân tích những điều kiện nhất định đề tìm ra bản chat và quy luật vận

động của đối tượng Quan điểm hệ thông là quan điểm xuyên suốt trong đề tài, bởi

đây là quan điểm nhằm nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn điện, nhiều mặt, dựavào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thé Trong qua trinhday học, hệ thông bao gồm nội dung, mục đích, phương pháp, phương tiện, nhà giáo

dục, người giáo đục, người được giáo dục và các cơ quan nghiên cứu khoa học vềgiáo dục và dạy học Việc xác định moi quan hệ hữu co giữa các yếu tổ của hệ thông

là nhằm tìm ra quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thông giáo đục và tìm

môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục Từ đó trình bay kết quả giáo dục rõ

ràng, khúc chiết, theo một hệ thông chặt chẽ có tính lôgic cao.

Trong đề tài, tac giả sử dụng quan điềm hệ thống, dựa theo CTGDPT tông thé

và CTGDPT môn Dia lí và hệ thong lí luận của các nhà nghiên cứu nhằm nghiên cứu mục tiêu một cách toàn điện, từ đó đưa ra quy trình và biện pháp sử dụng bản đồ trong day học Địa lí lớp 11 theo hướng phát trién nang lực người học.

Trang 13

4.1.3 Quan điểm tiếp cận thực tién

Thực tiễn giáo dục là nguôn gốc, là động lực, là tiêu chuân và là mục đích của

quá trình nghiên cứu khoa học Quan điểm tiếp cận thực tiễn là nghiên cứu khám phácác hiện thực giáo dục, tìm ra bản chất, quy luật vận động và sự phát trién của chúng,

nhằm cải tạo thực tiễn giáo dục Phân tích sâu sắc những van dé của thực tiễn giáo

dục: Hiện trạng, nguyên nhân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu đẻ từ đó dé ra phương

hướng, biện pháp phù hợp với giáo dục.

Theo quan điểm này, trong dé tài, tác giả khảo sát thực trạng, tiến hành thực

nghiệm (TN) sư phạm, phân tích những van dé xoay quanh việc sử dung bản đồ trong

day học Dia li dé từ đó đánh giả van dé, những mat can phat huy, những mat can hanchế và đưa ra các biện pháp tối ưu hóa việc sử dụng bản đỗ trong đạy học Địa lí lớp

11 theo hướng phát trién năng lực người học.

4.1.4 Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được hình thành trên các khái nệm

vẻ năng lực, phát triển năng lực và định hướng phát triển năng lực Theo đó, day học theo định hướng phát triển năng lực là một mô hình day học hướng tới sự phát triển tôi đa về pham chất va năng lực của người học thông qua việc tô chức các hoạt động học tập học tập độc lập, tích cực, sáng tạo cho HS dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của

GV, đặc biệt quan điểm chú trọng tới việc gắn liền hoạt động học tập lí thuyết với

hoạt động thực hành, thực tiễn Thay vì học dé hiểu, dé thi thì day học phát triển năng

lực lấy mục tiêu là học dé biết, học đề làm, học dé chung sông Như vậy, việc kiểm

tra đánh giá không chú trọng vào việc học thuộc một cách máy móc, tái hiện lại nội

dung kiến thức đã học mà chú trọng vào khả năng sáng tạo tri thức trong những tình

huống thực tế khác nhau Trong dé tải, tac giả vận dụng quan điểm trên trong việc thiết kế các KHBD theo hướng phát triển năng lực người học, sử dụng các phương

pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giúp HS được thực hiện học tập trên ban đô,

khai thác các tri thức từ bản đồ nhằm hình thành kiến thức thông qua các biéu tượng,

tư đuy không gian và gắn liền các kiến thức về địa lí vào thực tiễn cuộc sống

4.1.5 Quan điểm day học tích cực Quan điểm day học tích cực có thé phát huy kha năng sáng tạo, sự chủ động va

tỉnh thần ham học hỏi của HS Theo quan điểm này, dé việc học tập đạt kết quả tốt

Trang 14

nhất, HS cần là người chủ động tham gia, phát huy được những khả năng, sự sáng tạo

của bản thân GV sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, người giúp đỡ HS của mình trong việc rèn luyện kỹ năng, tạo hứng thú trong việc học và giúp HS biết cách dé ứng dụng những kiến thức trên sách vở vào thực tế.

Theo quan điểm trên, trong quá trình thực hiện đề tai, tác giả tiến hành áp dung

các phương pháp và kĩ thuật day học tích cực, xây dựng các biện pháp nhằm phát huy

tính tích cực của HS, nâng cao năng lực nhận thức khoa học địa lí Thông qua đó, HSphát huy sự sáng tạo, sự chủ động của mình trong việc xử lý các vấn đẻ của bản thân,cũng như sẽ nhận thấy được “sy làm chủ” của mình

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1, Phương pháp thu thập tai liệu

Trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu của đề tải, việc thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện Thu thập tài liệu giúp

tác giá có định hướng rõ ràng cho các nhiệm vụ của đề tài, tránh mắc phải những sai

lam trong nghiên cứu Trong dé tài này, tác giả sử dụng phương pháp thu thập tải liệu

từ các nguôn uy tín như sách báo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến van dé sử dụng bản dé trong day học Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học Ngoài ra, nhằm hiểu rõ thêm về các ảnh hưởng, những khác biệt trong

độ tuôi có ảnh hướng như thé nào đến qua trình học của đối tượng nghiên cứu là HS

lớp 11, tác giả đã thu thập một số tài liệu về tâm lí học đại cương, tâm lí học lứa tuôi.

4.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp Nội dung, phương pháp và các phương tiện dạy học là một hệ thông hoàn chỉnh

tạo nên một cầu trúc chặt chẽ của quá trình dạy học địa lí với sự tham gia của GV và

HS Vì vậy các đối tượng cần phải nghiên cứu, phân tích trong một hệ thống hoàn

chính Trong đẻ tài, sau khi thu thập được tài liệu cần phải tiến hành xử lí thông tin thông qua phương pháp phân tích tông hợp theo dòng thời gian, phân tách thành các

bộ phận đẻ hiéu về vai trò, tam quan trọng của việc sử dụng bản đô trong day học địa

lí một cách day đủ va toàn điện nhất, từ đó chat lọc các thông tin can thiết cho dé tai

4.2.3 Phương pháp điều tra khảo sát

Đây là phương pháp nghiên cứu mà thông tin được thu thập từ mẫu nghiên cứu

bang cách sử dụng mẫu phiêu khảo sat dé điều tra một nhóm đổi tượng trên điện rộng

Trang 15

nhằm tìm ra những đặc điểm chung về mặt định tính và định lượng của đối tượng

nghiên cứu Phương pháp nảy là cơ sở thực tiễn, là những thông tin quan trọng trong

quá trình nghiên cứu, tác giả căn cứ vào những dữ liệu này nhằm đẻ ra những giải

pháp khoa học Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm điều tra thực tế

quá trình dạy va học trên hai đối tượng là GV va HS dé biết về thực trạng sử dụngbản đô trong day học địa lí 11 theo hướng phát triển năng lực

4.2.4 Phương pháp ban đồ

Phương pháp bản dé là phương pháp đặc trưng của khoa học bản dé nhằm ghi

nhận, mô tả, phân tích, tông hợp và nhận thức các hiện tượng thông qua việc thành

lập và sử dụng bản đồ Phương pháp bản đồ như một phương pháp nhận thức, thê

hiện ở ba hình thái: 1) Thành lập bản đồ cơ sở như những mô hình không gian của

thế giới vật chat; 2) Thanh lập ban đồ dẫn xuất từ các bản đồ cơ sở với quá trình biến

đôi hình biểu thị của bản đồ và tổng quát hoá ban đổ; 3) Sử dụng ban đồ dé mô tả,

phân tích tông hợp vả nhận thức không gian Trong đề tài, phương pháp này nhằm

giúp tác giả nhận thức về một không gian, lãnh thô cụ thê Đặc biệt, tác giả chú trọng

sử dụng kiến thức bản đồ trong việc hình thành nguồn tri thức địa lí, từ đó nâng cao

năng lực cho người học.

4.2.3 Phương pháp thực nghiệm

TN khoa học là phương pháp đặc biệt quan trọng nhằm thu nhận những phản

hỏi của đối tượng được người nghiên cứu tác động giáo duc sau đó kiểm chứng về sự

thay đôi của chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục Việc

TN sư phạm là yếu tố cần thiết nhằm quyết định sự thành công của một bài nghiêncứu khoa học.

Ở dé tai này, tác giả tiễn hành giảng day TN 04 tiết trên hai đối tượng 1a một lớpđối chứng (ĐC) và một lớp TN tại trường Trung học thực hành Đại học Sư phạmThanh phố Hồ Chi Minh dé từ đó rút ra những nhận xét can thiết liên quan đến việc

phát triển năng lực nhận thức khoa học địa lí của HS và các biện pháp dé xuất trong

dé tải Đồng thời kết quả TN cũng chính là cơ sở dé tác giả kiếm chứng tính khả thicủa đề tài.

Trang 16

4.2.6 Phương pháp thong ké toán họcĐây là một trong những phương pháp sử dụng các lí thuyết xác suất và thông

kê toán học dé phân tích, xử lí số liệu của kết quả đo tác giả TN sư phạm Cụ thé, sau

quá trình TN sư phạm tác giả tiễn hành sử dụng phan mem IBM SPSS và khai thácthông tin địa li (Internet) nhằm làm rõ kết quả về sự khác biệt giữa lớp DC va lớp TN

5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

5.1 Ở ngoài nước

Tính trực quan trong quá trình day học địa lí là yếu to không thé thiếu, bởi đây

là phương tiện quan trọng, giúp người học kết nối giữa kiến thức bài học vào thựctiễn, dé đàng ghi nhớ Vì vậy, việc sử dụng bản dé trong day học dia lí đã sớm đượccác nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà giáo trong và ngoài nước quan tâm nhằm nângcao hiệu quả Trên thé giới đã có rất nhiều nha khoa học nghiên cứu cơ sở lí luận,

phương pháp xây dựng bản đô, Atlat.

Trong cuốn sách Không gian và Địa điểm: Cam nang Dia lí dành cho GV

(Kemball, 1995), tác giả có giải thích bản chất của địa lí giúp HS phát triển các kỹ năng địa lí quan trọng, hình thành kiến thức địa lí nhằm quan sát các mô hình, mối liên hệ và trật tự không gian Có nhiều kỹ năng mà HS nên thành thạo liên quan đến việc học cách sử dụng các công cụ là một phan của quá trình tìm hiểu địa lí Bản đồ

là công cụ thiết yêu nhất của địa lí vì bản đồ cho phép chúng ta hình dung các mô

hình và mỗi quan hệ trong không gian.

Trong cuốn Dạy và học Địa lí (Tilbury & Williams, 2002) đã cung cấp cho người

đọc một cái nhìn tổng quan rõ ràng về tư duy hiện nay về việc đạy và học địa lí Nội

dung chủ yếu tập trung vào việc day va học địa lí thông qua việc sử dụng ban 46,

nghiên cứu trên thực địa, cách sử dụng CNTT trong day học địa lí và nguyên lí của

đánh giá, cách GV đánh giá kết quả học tập của HS.

Cuốn Day địa lí ở trường trung học cơ sở (Smith, 2005) đã trình bảy các chiếnlược dạy học; phân biệt giữa dạy và học địa lí; sử dụng CNTT trong dạy học địa lí;day học trên thực tế, thực địa Tác giả đã nhấn mạnh việc sử dụng đánh giá đẻ giúp

đỡ người học, đây cũng là một trong những vẫn dé quan trọng trong day học theo

định hướng phát trién năng lực của HS.

Trang 17

Trong cuốn Dạy va học bằng bản đồ (2006) của Andrew J.Milson (Andrew,2007) đã nhân mạnh đến việc phát triển năng lực sử dụng ban đồ cho HS: “HS học

nhự thé nào với bản đồ; sử dụng ban đồ để tim đường; sứ dung bản đồ chuyên đề và

bán do địa hình; sử dung bản đồ thể giới, quả địa cau và Atlat thông qua việc trang

bị các kiến thức và kỳ năng sử dụng bản dé trong cuộc sống hang ngày ” Sử dungbản đồ nhằm giúp HS biết về nơi mình đang sống, biết về trái dat và hơn tat cả là sửdụng bản đồ dé ứng dụng vao trong thực tế cuộc sống

Trong đề tài “Ứng dụng viên thám trong rèn luyện năng lực nhận thức khônggian địa lỉ của học sinh THCS” (Wu & Peng, 2014) có nhân mạnh việc hình thành

và phát triển nang lực nhận thức không gian địa lí là một nội dung quan trọng trong

việc rèn luyện năng lực địa lí cho HS trung học cơ sở, bởi những năng lực này có ý

nghĩa sống con trong việc giải quyết các van dé liên quan đến địa lí và nghiên cứu địa lí của các em Nhóm tác giả đề tài coi trọng việc sử dụng viễn thám trong day học

địa lí bởi nó rất nhiều lợi thé so với các khóa dao tạo khác về khả năng nhận thức

không gian địa lí.

Trong đề tài nghiên cứu “Doc và hoàn thành ban đồ cơ ban trong tìm hiểu địa

lí khu vực để nâng cao năng lực học sinh” (Khafid, 2016) tác giả đề tài đã trình bay

về một dy án nghiên cứu hoạt động trong lớp học nhằm nâng cao chất lượng học tập

địa lí của HS tại một trường phỏ thông trong đó, HS được tiếp xúc với việc học tập

bản đồ thường xuyên hơn, được yêu cầu hoàn thành bản đô cơ bản trên bang tính và

được trình bay tác phầm của bản thân Cùng với việc tự hoàn thành ban đồ, nhiều HS

đã thé hiện sự hiểu biết tốt hơn về điều kiện địa lí của một quốc gia nhất định, từ đónâng cao thành tích và sự hứng thú của HS trong việc đọc hiểu về địa lí các quốc gia,địa lí khu vực Đề tài đã cho thây việc đọc và điền vào bản đồ cơ bản là một kỹ thuật

tốt dé nâng cao năng lực hiểu biết về điều kiện địa lí của HS.

Trong đề tài nghiên cứu “Hiéu qua ctia chương trình ứng dụng địa li số trong

việc phát triển tư duy thị giác - không gian cho học sinh trung học phố thong” (Eid,

2021) tác giả của nghiên cứu đã tìm ra tính hiệu quả của chương trình dựa trên ứngdụng địa lí số (Google Maps) tận dụng ứng dụng Google Maps đề đạt được mục tiêu

học tập mới, tạo môi trưởng tương tác và khám phá từ đó góp phần phát triển kỹ năng

tư duy không gian - hình anh cho HS trung học Nghiên cứu cũng trình bày một

Trang 18

phương pháp giảng dạy mới có thê mang lại lợi ích cho GV địa lí, những chuyên gia,

những người quan tâm đến phương pháp giảng day nói chung và phương pháp giáng

đạy môn địa lí nói riêng.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo quý giá đốivới tác giả, chủ yêu các sách bao, công trình nghiên cứu đều chi ra vai trỏ, tam quan

trọng của bản đô, Atlat đôi với việc dạy và học địa lí Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa

đề cập sâu tới việc thiết kế quy trình sử dụng bản đỗ như thé nào đề tỏ chức các hoạt

động nhận thức cho HS theo hướng phát trién năng lực Không chi vậy, các biện pháp

được đưa ra chưa dé cập đến các kỹ năng can thiết đối với GV khi sử dụng bản 46trong day học tại trường phô thông mà đa phan đều dé cập đến kỹ năng sử dung bản

đò cho HS

5.2 Ở trong nước

Ở Việt Nam, việc sử dụng bản đồ trong quá trình day và học địa lí luôn là yêu

tô được các nhà nghiên cứu, các GV quan tâm hàng đầu, bởi bản đồ là yếu tô quan

trọng, cốt lõi trong việc học địa lí Trong cuốn sách Lí luận day học dia lí của tác giả Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc có nhắn mạnh việc học tập địa lí của HS luôn phải gắn với bản đồ bởi tat cả các công việc học tập địa lí đều có liên quan đến bản

đò, HS nên khắc phục cách học “chay” và GV cần xây dựng cho HS một thói quen

khi học địa lí là “hoc tới dau chí ngay trên ban đồ tới đó `

Trong dé tài: “Những van dé chung về xây dựng và sử dụng hệ thong bản đồ

giáo khoa theo tinh than đổi mới phương pháp day học địa lí ở các trường phổ thông”(Lâm Quang Dốc, 2008) tác giả cho thấy một thực tế là những van dé chung về xâydựng một hệ thông bản đồ hoàn chỉnh có chất lượng cao và sử dung chúng có hiệu

quả là thực sự thiết thực dé nâng cao công tác giảng day Địa lí các trường học, nêu

rõ vai trò của năm loại bản 46 giáo khoa dùng trong day học địa lí, dé tài đã chỉ rõcác vấn đề và đưa ra giải pháp, lưu ý trong quả trình sử dụng bản đô nhằm dat được

hiệu quả cao nhất Đặc biệt, tác giả nhân mạnh “si dụng bản đỗ cần phải có kiến

thức ban dé toi thiểu” Nghĩa là người GV trong quá trình giảng dạy phải thườngxuyên tích hợp kiến thức dia lí và bản đồ, nhất thé hóa kiến thức địa lí và bản đồ, phốihợp có chọn lọc các loại hình bản đỏ, linh hoạt các PPDH dé hình thành kiến thức địa

lí cho HS

Trang 19

nghiên cứu khảo sat, phỏng van, nhóm tác giá dé tài đã đưa ra các nguyên nhân sử

dụng thường xuyên và không thường xuyên các loại bản đồ, đánh giá mặt thuận lợi,

khó khăn khi sử dụng bản đồ trong day học địa lí 11 Từ đó đề xuất giải pháp nhằmkhắc phục thực trạng của việc sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 11

Trong đề tài “Phương pháp sử dụng ban dé theo hướng phát huy tính tích cựccủa học sinh trong dạy học địa lí” (Nguyễn Văn Luyện, 2015) theo tác giả đề tài,

phương pháp sử dụng bản đồ theo hướng phát huy tính tích cực của HS sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí Một trong những biện pháp đề phát huy tính tích cực của HS là sử dụng bản đỗ tô chức các hoạt động dạy học, đưa HS tham gia các hoạt động và tích cực xây dựng kiến thức nhằm giải quyết những nhiệm

vụ dé ra Trong để tài, tác giả đã hướng dẫn GV thiết kế hoạt động học tập sử dụng

ban đồ có ý nghĩa nhằm phát huy tính tích cực của HS

Trong đề tài “#èn luyện kp năng sử dụng Atlat địa lí Kiệt Nam trong day học địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực” (Nguyễn Thị Phương Nam,

2017) tác giả dé tài đã đưa ra cơ sở lí luận về van dé rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat

địa lí Việt Nam trong đạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực.

Đề ra một số kỹ năng sứ dụng Atlat đối với HS như kỹ năng sử dụng các bản đô Atlat,

kỹ năng khai thác lát cắt địa hình, kỹ năng khai thác biéu đồ trong Atlat theo định

hướng năng lực.

Trong đề tai “Str dung bản do trong day học dia li 6 ở trường THCS theo hướng

phát triển năng lực học sinh” (Kiều Văn Hoan & Hoàng Thị Thanh Giang, 2022)

nhóm tác gia đề tài đã cho thấy việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng ban đỗ sẽ giúp

HS dan hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn địa lí,

có khả năng sử dụng bản đồ trong cuộc sông hằng ngày như xác định phương hướng,

vị trí trên bản dé, tìm các địa điểm khảo sát Dé phát triển các năng lực chung, năng

lực đặc thù của môn địa lí, GV kết hợp sử dụng PPDHH tích cực (thảo luận nhóm, dạy học dự án, lớp học đảo ngược ) dé tô chức cho HS tìm kiếm thông tin, trao đôi, thảo

Trang 20

luận và rèn luyện kỹ năng ban đồ, sử dung ban đồ giải quyết các van dé trong cuộc

sông hằng ngảy, góp phan phát trién các năng lực của HS

Những năm qua ở nước ta cũng có nhiều các sách, giáo trình và các bài báo khoa học dé cập đến việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bản đỗ ở trường phd

thông Tiêu biểu là Ban dé học của Ngô Dat Tam va cộng sự (1983), Ban dé học

chuyên dé của Lê Huỳnh - Lê Ngọc Nam (2001), Adas Địa li Việt Nam của Lê Huỳnh

va cộng sự (2009), Bán đô giáo khoa của Lâm Quang Dốc (2009), Hanh trang kiến

thức bản đồ của hoe sinh lớp 6, trung học cơ sở trong chương trình địa lí định hướngphát triển năng lực học sinh - thực trang va giải pháp của Lâm Quang Déc (2022).

Các nghiên cứu trên đều hướng tới việc sử dung ban dé trong day hoc môn địa

lí ở các mức độ khác nhau và đã có những thành tựu nhất định trong quá trình nâng

cao kha năng sứ dụng bản đồ đối với người học Tuy nhiên các công trình vẫn chưa

đi sâu đến các thức sử dụng, các biện pháp nhằm áp dụng ban dé trong dạy học địa lí

lớp 11 một cách hiệu quả theo hướng phát triển năng lực Các tác giá cũng chưa đề

cập đến các kỹ năng sử dụng bản đồ cần thiết của GV trong khi đó nhiều GV chưa kết nối được nội dung bài học với ban đồ khiến việc học địa lí của HS trở nên rời rac, chưa vận dụng tối đa được các chức năng của bản đồ.

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà giáo dục trong và ngoài nước,

tác giả nhận thấy cần phải có cái nhìn tông thê về chức năng vai trò của bản đồ và

quy trình sử dung ban đỗ trong quá trình day học bộ môn địa lí ở trường phô thông,

từ đó giúp HS giảm bớt việc học lí thuyết mà không hiểu ban chat, phát triển các nănglực người học Ngoài ra, cần chú trọng kết hợp với các biện pháp sử dụng bản đồ, cácPPDH tích cực nhằm nâng cao hiệu quá sử dụng, gắn liền việc sử đụng bản đồ đối

với việc học tập địa lí Từ đó rèn luyện cho HS năng lực tư duy, khả nang phân tích,

giải thích mối quan hệ, chủ động, sáng tạo trong học tập Với mong muốn trên tác giả

đã chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dung bản dé trong day học địa li lớp I1 theo hướng

phát triển năng lực ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.

6 Cau trúc khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phan mở dau, kết luận và kiến nghị cau trúc đề tài bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ nm sở lý luận và thực tiễn việc sử dung ban đồ trong day học địa lí lớp

11 tại trường trung học phô thông theo hướng phát trién nang lực người học.

Trang 21

Chương 2: Quy trình và biện pháp sử dung ban đỗ trong day học địa lí lớp II tại

trường trung học phé thông theo hướng phát triển năng lực người học.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Trang 22

CHƯƠNG 1 CƠ SO LÝ LUẬN VA THUC TIEN

VIỆC SỬ DUNG BAN DO TRONG DAY HỌC DIA LÍ LỚP 11

TAI TRUONG TRUNG HOC PHO THONG THEO HUONG PHAT TRIEN NANG LỰC NGƯỜI HỌC

1.1 Những định hướng đổi mới trong day hoc địa lí ở trường pho thông

1.1.1 Định hướng đôi mới mục tiêu, phương pháp trong dạy học địa lí ở trường phổ thông

Giáo dục, đảo tạo là quốc sách hang dau, là động lực then chót đề phát trién đấtnước Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nước nhà những nămqua, Đại hội Dại biéu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định tiếp tục: “Đổi mới

căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo, nâng cao chat lượng nguồn nhân lực, phát

triển con người” Mục tiêu của CTGDPT trong đổi mới giáo dục là nhằm giúp HS

làm chủ kiến thức phô thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống, có khả năng học tập Mục tiêu của môn địa lí là nhằm giúp HS hình thành,

phát trién năng lực địa lí - một biéu hiện của năng lực khoa hoc; đồng thời tích hợp

trong dạy học địa lí và hoạt động giáo dục khác phát triển ở HS các phẩm chất và

năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tìnhyêu quê hương, đất nước, để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào

sự nghiệp xây đựng và bảo vệ Tô quốc.

Đôi mới PPDH của giáo dục nước ta hiện nay đang từng bước chuyên từ chương

trình giáo đục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, lấy người học làm

trung tâm Việc đổi mới PPDH doi hỏi mỗi GV với kinh nghiệm riêng của mình cần

xác định những biện pháp riêng dé cải tiền PPDH phù hợp với thực tiễn, phù hợp với

đối tượng HS Giảm việc day học một chiều, tăng cường việc học tập theo nhóm, thảo

luận, báo cáo để HS chủ động hơn trong học tập, tăng cường phát triển mỗi quan

hệ giữa HS — HS, HS — GV theo hướng cộng tác, những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tô chức day học, điều kiện về tô chức va quản lý lớp học Đây

là định hướng quan trọng trong đôi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và

sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.

Trang 23

(Bộ giáo dục và Dao tạo, 2018) Trong môn Địa lí, những đổi mới về PPDH được thé

hiện cụ thé qua 5 đặc trưng sau:

- Cần tích cực hoá hoạt động của HS, trong đó vai trò của GV là người thiết kế,

tô chức, hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập thân thiện cho HS Giúp

HS tăng cưởng tinh thần học tập chủ động, tích cực, sang tao

- Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm cho HS, vận dụng kiến thức địa

lí được học vào thực tiễn địa phương, đất nước, thế giới, vận dụng kiến thức vào việcgiải quyết các van đề về môi trường, KT-XH tai địa phương, từ đó phát triển nhậnthức, kỹ năng, hình thành phâm chất, năng lực đặc thù và năng lực chung

- GV cần đa dạng hóa các PPDH, kết hợp linh hoạt các PPDH tích cực, các

PPDH đặc thù của môn địa lí như: sử dụng bản 46, sơ đò, , biểu đô, tranh ảnh, mô hình, quan sát thực địa Cần cải tiền và sử dụng các PPDH truyền thống như: giảng giải, giảng thuật, hỏi đáp, thuyết trinh, theo hướng phát huy tính tích cực.

- Da dạng, linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện các hình thức tô chức dạy

học, kết hợp các hình thức day học cá nhân, dạy học theo nhóm, day học theo lớp; đạy học trên lớp, đạy học ngoài trời, đạy học trong thực tế, thực địa; tham quan, khảo sát địa phương, hệ thông hoá thông tin, trưng bay, trién lãm, trò chơi học tập

- Tổ chức, hướng dan, tạo điều kiện dé HS tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm

lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như: ban đô, atlat, tranh anh, mô

hình Khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho HS khai thác thông tin từ Internet để phục vụ học tap; rén luyện cho HS ky năng xử li,

trình bay thông tin dia lí bằng CNTT và truyền thông ; tăng cường tự làm các thiết

bị day học với việc ứng dụng CNTT và truyền thông (lập các trang website học tap,xây dựng hệ thống bài học, bài tập, thực hanh, bài kiểm tra bằng các phần mém thôngdung và thích hợp, xây dựng các video clip giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí ).

Như vậy, trong CTGDPT môn địa lí đã định hướng rõ cần phải phát huy tính

tích cực của HS, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều sang

đạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỳ năng, hình thành năng lực và

phẩm chất Việc tăng cường khả năng học tập trong nhóm, đôi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh

việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cân bô

Trang 24

sung các chủ dé học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các

vấn đề phức hợp Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã phô biến và chỉ đạo

áp dụng nhiều phương pháp giáo duc mới về day học kết hợp như mô hình trường học mới, phương pháp ban tay nặn bột, giáo dục STEAM, Do đó, hau hết GV các

cap học đã được làm quen, nhiều GV đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo

dục mới HS tiếp thu kiến thức dé phát triển năng lực, phẩm chat (qua hoạt động học

va vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn) bằng hình thức tự học là chủ yếu Với

các PPDH tích cực như tô chức các hoạt động học tập (hoạt động nhóm, đóng vai,

giải quyết van đề, ), chú trọng tô chức hoạt động học nhăm hình thành và phát triển

năng lực tự học cho HS, thực hiện phương cham “Học gua lam” Ngoài hình thức tự

học trên, HS cũng có thé tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức thông qua các trang Online,

Internet Tuy nhiên dù sử dụng bat kỳ phương pháp nào cũng phải dam bảo được

nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức tự chiếm lĩnh kiến thức với sự tô chức, hướng dan của giáo viên ”.

1.1.2 Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập và giáo duc trong day học địa lí ở trường phố thông

Trong CTGDPT môn Địa lí 2018, đã chỉ rõ các định hướng vẻ đánh giá kết qua giáo dục được thé hiện rd như sau:

- Về mục đích đánh giá: Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Địa lí nhằm

cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu can đạt

(YCCD) của chương trình và sự tiền bộ của HS dé hướng dẫn hoạt động học tập

- Về căn cứ đánh giá: Căn cứ dé đánh giá kết quả giáo dục của HS là các YCCD

về phẩm chat và năng lực được quy định trong CTGDPT tổng thé và môn Địa lí

- Về nội dung đánh giá: Bên cạnh đánh giá kiến thức, cần tăng cường đánh giá các kỹ năng của HS như: làm việc với bản đô, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh

anh, quan sat, thu thập, xử li và hệ thông hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập

ngoai trời, sử dụng CNTT trong học tập, Chú trọng đánh giá kha năng vận dụng tri

thức vào thực té, những tình huống cụ thé, giải quyết van đề

- Về hình thức đánh giá: Da dang hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tat cả HS băng các hình thức khác nhau Kết hợp việc đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS Sử dụng các công cụ đánh

Trang 25

gia như bang tiêu chi, bang kiểm, rubric, va kết quả thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu

đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, khách quan, có giá trị kịp thời về mức độ

can đạt về phẩm chất, năng lực của HS dé hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnhcác hoạt động day học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của

từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục

- Về sử dụng kết quả đánh giá: Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình

thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đótông hợp kết quả đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiền bộ của HS

- Phạm vi đánh giá: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và

chuyên dé học tập lựa chọn và môn học tự chọn Coi trọng đánh giá sự tiễn bộ của

mỗi HS, không so sánh HS với nhau; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khỏ trong học tập, rèn luyện, giúp HS phát huy năng khiếu

cá nhân; đảm bảo đánh giá kịp thời, công bằng, khách quan.

Với CTGDPT tông thé, CTGDPT môn Địa lí đã chuyền từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ, kiểm tra cuối kì, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo duc và tổng kết cuối kì, cuỗi năm học dé hướng tới phát triển năng lực của HS Như vậy, đánh giá là một quá trình, không phải là một khâu hay là giai đoạn cuối của quá trình day học.

Đánh giá tập trung vào phát huy điểm mạnh va hạn chế điểm yếu Phương pháp đánhgiá phải khích lệ và tạo động lực cho HS, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo, rènluyện phương pháp tự học HS không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mả còn ở ngoàilớp, ở gia đình, tại các di tích, , Đánh giá HS không chi dựa trên kiến thức các emhọc được bao nhiêu mà là việc vận dung kiến thức đó vào thực tế như thế nao, Kết

hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số, nhận xét sự tiến bộ vẻ thái độ, hành vi, kếtquả thực hiện nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực Coi

trọng đánh giả kết qua học tập vả giáo dục dé giúp đỡ HS về phương pháp học tập

động viên sự cỗ gắng, hứng thú học tập của HS trong quá trình day học.

1.2 Một số vấn đề về sử dụng phương tiện trực quan trong đạy học địa lí

1.2.1 Cơ sở lí luận về phương tiện trực quan trong dạy học địa líTrong day học địa lí, phương tiện day học đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa

to lớn bởi nó chứa đựng nguồn tri thức cụ thê giúp HS hình thành được hình anh, biêu

Trang 26

tượng địa lí một cách chỉ tiết, dé dàng ghi nhớ kiến thức thông qua quá trình tái hiện

hình anh Ngoài ra, PTTQ còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức tô chức day

học như cá nhân, nhóm Theo từ điền tiếng Việt:

“Phuong tiện” là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó.

“Truc quan” la ding những vật cụ thê hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho HS có được hình ánh cụ thẻ về những điều được học.

Theo Nguyễn Dược: “Các thiết bị và phương tiện dạy học có vai tro và ý nghĩarất lớn trong quả trình day học ở trường pho thông Các thiết bị và phương tiện day

học có khá nhiều loại, truyền thống cũng như hiện đại, tạo điều kiện cho việc giảng

day môn học nh: phòng bộ môn Địa lí, vườn dia li, các may móc, dụng cu, và các

đồ dùng dạy học, như: bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, đầu video, máy vi tính

uv ” (Nguyễn Dược & Nguyễn Trọng Phúc 2010)

Theo Lê Văn Nhương: “Phương tiện trực quan trong day học địa lí gom tat cả

các phương tiện mà GV và HS có thể tri giác trực tiếp được bằng các giác quan;

những phương tiện nay có thé sử dụng trước, trong và sau khi triển khai nội dung mới, trong khi ôn tập, củng cố, hệ thông hóa và kiểm tra kiến thức, kỳ năng Phương tiện trực quan thường được sử dụng kết hợp trong các phương pháp như nêu van de,

làm việc nhóm, tranh luận, " (Lê Văn Nhuong, 2020)

Như vậy, trong dạy học địa lí, PTTQ là bản đỏ, hình anh, video ma GV sử

dụng nhằm hình thành biểu tượng địa lí và từ biểu tượng dé đi đến hình thành khái

niệm Hơn nữa, trong đôi mới giáo dục, đôi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích

cực, chủ động và sang tạo của HS, PT TQ càng trở nên quan trọng hơn vi day là cơ sở

dé GV thiết kế, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học, hoạt động nhóm Tính

trực quan, sinh động trong phương tiện dạy học địa lí giúp HS có được cái nhìn tông

quát, chân thực nhất về các sự vật, hiện tượng được quan sát Tuy nhiên bat kì sự trígiác thực sự nảo cũng không thẻ diễn ra ngoài điều kiện tư duy tích cực Trong dạy

học địa lí, việc sử dụng PTTQ ở bat cứ hoạt động học nao cũng thông nhất với tư duy

trừu tượng, như vậy việc giảng day bằng PTTQ sé dẫn tới khái quát hóa, quy nap

PTTQ là nén tang cho hoạt động tư duy, nhằm giúp HS phát triển tư duy, hình thành tri thức một cách lâu dai Theo quan điểm day học lay người học làm trung tâm,

PTTQ là một nguồn kiến thức quan trọng giúp GV thiết kế, tô chức HS khai thác tìm

Trang 27

hiéu những tri thức can thiết, liên kết các sự vat, hiện tượng đề tìm ra mỗi quan hệ,

các khái niệm, quy luật trong địa lí Từ đó có thê thấy, việc sử dung PTTQ không chi

đóng vai trò là hình anh minh họa mà nó còn là nguồn tri thức đồi dao, trực quan đối

với việc day và học địa lí.

Các PTTQ thường được sử dụng trong dạy học địa lí là: Bản đỏ, tập bản đồ,

bảng số liệu thông kê, biểu đỏ, tranh anh, video, sơ đô, hình vẽ, các mô hình, mẫu

vật, các bộ sưu tập với chủ dé địa lí Mỗi PTTQ đều có những tính chất riêng, vì vậy có thé chia PTTQ theo nhiều nhóm như:

- Theo Nguyễn Dược trong cuốn Li lận day học Địa li, dé cho việc sử dụngcác phương tiện dạy học địa lí được hợp lí và đúng đắn, người ta thường phân ra làm

bồn loại như sau:

+ Các vật thực: Gồm có các mẫu vật được thu thập trong thiên nhiên như mẫu

khoáng sản, các mẫu đất, các mẫu đá, các sản vật địa phương

+ Các phương tiện mô phỏng các sự vật, hiện tượng địa lí như các mô hình,

tranh ảnh vẻ các sự vật và hiện tượng địa li,

+ Các tài liệu mô ta, biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí bằng lời, bằng số

liệu, Ví dụ như: Sách giáo khoa (SGK) sách tham khảo, các ban đồ các số liệu,

biểu đỏ, hình vẽ,

+ Các dụng cụ dé đo đạc, vẽ bản 46, biểu dién các hiện tượng địa li,

- Theo Lê Văn Nhương trong cuỗn hương pháp day học địa lí cho rằng PTTQ

được chia thành hai nhóm bao gồm:

+ Nhóm trực quan tạo hình (tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, video, infographic) dùng

để tạo những biểu tượng cụ thé về kiến thức, từ đó giúp HS tự phát hiện kiến thức

mới hoặc khắc sâu kiên thức trong quá trình học tập.

+ Nhóm trực quan quy ước (bản đò, tập bản 46) dùng dé xác lập các mối liên hệ

về vị trí và không gian, đặc biệt là sự phân bố của các sự vật hiện tượng trên một lãnh thô nhất định.

Ngoài ra, nhiều tác giá khác cũng chia PTTQ thành hai nhóm truyền thông va

hiện đạt:

+ Nhóm phương tiện truyền thống thông dụng trong đạy học địa lí lớp 11 là:

tranh ảnh, biêu đỏ, bản đồ, sơ d6, hình vẽ, phiếu học tập SGK, Đặc điểm chính

Trang 28

+ Nhóm các phương tiện kĩ thuật hiện đại bao gồm nhưng phương tiện như

video, mô phỏng hiện tượng địa lí, bản đồ điện tử, phan mem day học trực tuyến,

trang web học tập, Day la những phương tiện can sử dụng khâu trung gian như

máy vi tính, thiết bị trình chiếu dé sử dụng nhóm phương tiện này phù hợp với

định hướng day học phát triển năng lực người học, tạo được sự hứng thú đối với HS

Tuy nhiên, cách phân loại truyền thống và hiện đại gây nhiều tranh cãi bởi địa

lí là môn học cần tính trực quan và kỹ năng thực hành, việc phân loại này chưa phản

ảnh được hết công dụng của các PTTQ Ngoài ra, cũng chưa có cơ sở chặt chẽ nào

đề phân loại phương tiện hiện đại vì có thẻ đối với chúng ta đây là những phương tiện

mới, hiện đại nhưng đối với các nơi khác, quốc gia khác đã sử dụng cách đây rất lâu

thì không thẻ gọi là phương tiện hiện đại.

Như vậy, có thé thấy có nhiều cách chia các phương tiện dạy học khác nhau thành nhiều nhóm, phụ thuộc vào các đặc điểm, tính chất, tuy nhiên mục đích cuối

cùng của việc sử dụng PTTQ là nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển năng

lực địa lí cho HS Vi vậy, GV nên căn cứ vào những đặc điểm kĩ thuật của từng loại

dé xác định cách sử dụng và kết hợp chúng một cách tốt nhất.

1.2.2 Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học trực quan trong địa lí

Theo ý kiến của M.V.Xtuđênikin, PTTQ bao giờ cũng có hai chức năng là

phương tiện minh họa va nguồn trí thức PPDH trực quan lay PTTQ làm nén tang dé

HS khai thác kiến thức trong quá trình học nhằm phát triển các kỹ năng, năng lực thì việc sử dụng này được xem như một PPDH Trong khi đó, đối với các PPDH có khai

thác PTTQ như thuyết trình với tranh ảnh minh họa, trình bay két qua lam việc nhóm

có sử dung ban đồ, bảng số liệu, thì PTTQ ở đây như một công cụ hỗ trợ, minh họa

cho các nội dung thuyết trình

Phân loại các PPDH trực quan, dựa theo nội dung quan sát mà phân loại PPDH trực quan như sau:

Trang 29

+ Phương pháp quan sát mẫu vật là phương pháp HS hoạt động, thực hiện dưới

sự tô chức, hướng dan của GV dé HS năm được đặc điểm về hình đáng, kích thước,

màu sắc của mẫu vật.

+ Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp HS hoạt động, thực hiện

dưới sự tô chức, hướng dẫn của GV dé HS nắm được đặc điềm về hình dang, kích

thước, màu sắc của mẫu vật một cách có mục đích, từ đó rút ra những kết luận cần

thiết cho một bai kĩ thuật

+ Phương pháp diễn trình là PPDH trong đó GV trình bày các thao tác với đồ

dùng day học và lời nói ngắn gọn dé HS trực tiếp quan sát nhằm nhận thức đúng đắn

sự vật, hiện tượng, các thí nghiệm, hoặc các thao thác thuộc kỹ năng, kĩ xảo nghé nghiệp Người học có thẻ học thông qua sự hướng dan của GV nhưng cũng có thé

học qua việc quan sát và bắt chước hành vi của người khác

Doi với PPDH trực quan, GV bộ môn dia lí sử dụng các PTTQ dé tô chức hoạt

động học tập nhằm hình thành các biéu tượng cụ thé về sự vật, hiện tượng địa lí, hình

thành khái niệm địa lí thông qua quá trình tri giác trực tiếp của người học Từ đó, HS

có thé hình thành tri thức về các khái niệm, các sự vật, hiện tượng địa lí nhờ mối quan

hệ nhân quả địa lí một cách chính xác và day đủ Cu thé có hai hình thức sử dụng

1.3 Một số vấn đề về sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí

1.3.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của bản dé trong day học địa lí

1.3.1.1 Khải niệm bản đồ và bản đồ giáo khoa

Trong dạy học Địa li, bản đồ là một trong những loại PTTQ và cũng là nguồn

tri thức quan trong Sử dung bản đỏ giúp HS có thé nhìn bao quát các khu vực lãnh

thổ rộng lớn, các vùng lãnh thé xa xôi trên bề mặt Trái Dat mà họ chưa

Trang 30

có thé đến tận nơi quan sát Từ xưa đến nay, bản đồ luôn là phương tiện được nhiều

GV sử dụng trong quá trình day học, bản đồ cũng đã được nhiều nha nghiên cứu trong

va ngoài nước định nghĩa khác nhau, như:

Theo K.A.Xalisev “Ban đồ là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các

đối tượng hiện tượng tự nhiên và xã hội được thu nhỏ, được tổng hợp hóa, theo

một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và moi tương quan

của các đối tượng, hiện tượng và ca những biển đổi của chúng theo thời gian dé thỏamãn mục đích, vêu cầu đã định trước " (Hồ Thị Thu Hồ & Lê Văn Nhương, 2014)

Theo từ điền bách khoa Việt Nam: “Ban đồ là hình vẽ biểu thị bề mặt trai đất,các thiên thé hoặc khoáng không vũ trụ trên mặt phẳng theo những quy tắc toán học

xác định, được thu nhỏ theo quy tức và khái quát hoá để phản ánh sự phân bổ, trạngthái và những mồi liên hệ của các đổi tượng, hiện tượng tự nhiên, xã hội được chọnlọc và thé hiện bằng hệ thông ký: hiệu và màu sắc Có thể coi bản đồ là mô hình ký

hiệu tượng hình nham tái tạo thực tại (đứng hơn là một phan nao đó của thực tai)

Bản đồ dùng phản ánh trực quan những tri thức đã tích luy được cũng như nhận biết những tri thức mới” (Theo Từ điền bách khoa Việt Nam, tập I, NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội 1995).

Bản đồ giáo khoa là bộ phận không thé tách rời môn học Địa lí trong giáo dục

ở tất cả các cấp, lớp Bởi vì môn Địa lí trong nhà trường chọn lọc và trình bày những

tri thức Địa lí bằng ngôn ngữ tự nhiên, còn bản đồ giáo khoa phan ánh chúng bằng

ngôn ngữ bản đồ Sự phối hợp giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ bản đô làm choviệc phản ánh thực tế địa lí sinh động hơn, đầy đủ hơn, giúp cho việc nhận thức thực

tế địa lí dé đảng hơn Ban đồ giáo khoa cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong va

ngoài nước định nghĩa khác nhau, như:

U.C.Bilich và A.C Vasmue đã định nghĩa: “Ban đồ giáo khoa là những ban dé

sử dụng trong mục đích giáo duc, chúng can thiết cho việc giảng day và học tập ở tat

cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thông giáo duc cho tất cả

các tang lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia Những bản đỗ đócũng được sử dung trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử ” (Tríchdan theo Lam Quang Déc, 2003)

Trang 31

Theo Lâm Quang Dốc: “Bán do giáo khoa là biêu hiện thu nhỏ bê mặt Trái Dat

lên mặt phbẳng dựa trên cơ sở toán học Bằng ngôn ngữ ban đô, phương tiện (đồ

họa) phản ánh sự phân bo, trạng thái, mối liên hệ tương hỗ của khách thể - tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học trên những nguyên tắc chặt

chẽ của tổng quát hóa bản đô: phù hợp với trình độ phát triển trí 6c của lứa tuổi học

sinh, có xét đến cả yêu cau giáo duc thâm mĩ và vệ sinh học đường” (Lâm Quang

Déc, 2003)

Các định nghĩa trên đã khái quát rõ về bản chất của bản đồ giáo khoa trong dạy

học địa lí, phản ánh đầy đủ những thuộc tính của một bản đồ địa lí Nhìn chung cóthé thay rằng ban đồ giáo khoa là sự biéu hiện thu nhỏ của bề mặt dat trên mặt phăng,theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ họa (ngôn ngữ bản đồ), Ban

đô giáo khoa có kha nang phản ánh sự phân bố, mối quan hệ của các đối tượng địa lí một cách cụ thé, trực quan nhất, phù hợp với đối tượng HS, giúp người học ghi nhớ

thông tin, rèn luyện kỹ năng phát triển năng lực địa lí và tái hiện lại thông tin bản đồ

trong quá trình học tập Trong quá trình day học địa lí, bản đồ không chi là phương tiện minh họa cho nội dung bai học mà nó còn là nguồn tri thức, thông tin địa lí đưới dạng PTTQ dé GV và HS khai thác, tìm hiéu từ đó phát trién tư duy không gian, hình thành các khái niệm, biểu tượng địa lí, ghi nhớ thông tin và vận dụng kiến thức địa lí

vào thực tiến.

Về ban chat, bản dé và bản đồ giáo khoa có những đặc điểm khác nhau bởi ban

a6 giáo khoa phục vụ mục dich dạy học nên nó con mang trong minh những nét đặctrưng của ban đô trong nhà trường Những nét đặc trưng này thé hiện rõ ở tính khoahọc và cơ sở toán bản đồ ở ngôn ngữ bản 46 và tong quát hóa ban đồ giáo khoa Đối

với bản dé sẽ có lượng thông tin khoa học càng nhiều, thé hiện càng chính xác, tính khoa học càng cao, vì đối tượng biểu hiện của nó là thực tế địa lí Bản đồ giáo khoa

thì lượng thông tin không nhiêu vì sự thé hiện còn phụ thuộc vảo tài liệu giáo khoa,

phụ thuộc vào từng lứa tuổi người học Cở sở toán học dùng đẻ thành lập bản đồ giáo

khoa có liên quan chặt chẽ đến nội dung địa lí và khả năng nhận thức của từng lứatuôi HS Ngôn ngữ bản dé sử dụng ngôn ngữ bản đồ phô thông nhằm phổ biến vănhóa ban đồ, tông quát hóa ban đồ theo nội dung SGK dùng cho các cấp học, bậc học

Trang 32

1.3.1.2 Chức năng của bản đồ trong dạy học địa lí

Từ lâu việc học tập địa lí đã luôn gắn liền với việc sứ dụng ban đồ bởi nó khôngchỉ là PTTQ đơn thuần minh họa cho bài giảng của GV mà còn là một nguồn tri thức,

một nguồn tài liệu khoa học và là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí Mỗi

loại bản đỗ trong dạy học địa lí đều có khả năng tạo ra các hình ảnh trực quan về đốitượng nhận thức ở các góc độ va khía cạnh khác nhau Trong đó, các chức năng chínhcủa bản đỏ bao gồm:

*Chức năng minh họa của ban đồ là GV có thé sử dụng bản đồ dé minh họa

hoặc giảng giải cho nội dung bai học.

Ví dụ: Trong quá trình giảng dạy Bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ, SGK Địa lí 11 (Chân

trời sáng tạo), GV có thẻ sử dụng bản đồ hình 18.3: Phân bố một số trung tâm công

nghiệp vả ngành công nghiệp ở Hoa Kỷ, năm 2020 giúp HS xác định các trung tâm

công nghiệp và ngành công nghiệp của Hoa Ky bằng những câu hỏi minh họa kiến

thức như: Trên bản đô thẻ hiện các đối tượng địa lí nào? Các trung tâm công nghiệp

của Hoa Kỳ chủ yếu phân bố ở đâu?

*Chức năng nguôn tri thức là chức năng quan trọng nhất của việc sử đụng ban

đỗ trong dạy học địa lí bởi GV sử dụng bản đỗ kết hợp với các PPDH tích cực nhằm giúp HS chủ động phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng va hiện tượng nghiên cứu theo thời gian va theo không gian Từ đó các

em lĩnh hội trí thức địa lí một các chủ động thông qua việc sử dụng bản đồ Cụ thể

chức năng nguồn tri thức có các yếu tố như sau:

- Về mặt kiến thức:

+ Ban đồ có khả năng phản ánh sự phân bố, tình trạng và những mối liên hệ củacác đối tượng, hiện tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thẻ, sinh động nhất

Với kha năng chứa đựng nhiều thông tin và tri thức địa lí, kết hợp kênh chữ ngắn gon

tạo nên sự hoản chỉnh về nội dung khoa học va kiến thức địa lí Qua sử dụng và khai

thác các bản đô địa lí, HS vừa có the phát hiện và lĩnh hội được nhiều kiến thức mới,

mở rộng được sự hiểu biết về khoa học địa lí, nắm chắc và nắm sâu hơn kiến thức,

lại vừa có điều kiện rèn luyện các thao tác tư duy, kỹ năng, năng lực địa lí, phát triên

tư duy không gian cho bản thân, kích thích sự hứng thú trong lao động khoa học.

Trang 33

Ví dụ: Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đân cư và xã hội Nhật Bản, SGK

Địa lí 11 (Chân trời sáng tao), GV hướng dẫn HS sử dụng ca hai bản đồ Tự nhiên

Nhật Ban và ban đồ Phân bố dân cư và một số đô thị ở Nhật Ban, nam 2020 đề so

sánh, phân tích được sự phân bố din cư Nhật Bản, những nhân tô như Địa hình, khíhậu, biên ảnh hưởng như thé nào đến sự phân bố dân cư cũng như lí giải được vì saodan cư tập trung đông ở đảo Hôn — su.

+ Trong thực tiễn, bản dé địa lí được sử dụng một cách rộng rãi dé giải quyếtnhiều nhiệm vụ khác nhau, gắn liền với sự khai thác và sử dụng lãnh thé hợp lí Trongday học địa lí 11, ban đồ còn được coi là một phương tiện có hiệu quả dé phỏ biếncác tri thức, biéu tượng về khu vực vả quốc gia, những van đề nôi bật về KT-XH

Ví dụ: Dựa vào Hình 25.3: Phân bố dan cư và một số đô thị ở Trung Quốc, năm

2020, Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư vả xã hội Trung Quốc, SGK Địa

lí 11 (Chân trời sáng tạo), kết hợp bản đô với bộ câu hỏi như sau:

1 Tại sao dân cư Trung Quốc tập trung chú yếu ở miễn Đông?

2 So sánh sự khác biệt về phân bố dân cw giữa miền Tay và miền Đông Trung Quốc.

3 Xác định vị trí các siêu đô thị của Trung Quốc.

4 Phân tích tác động của đặc điểm dân cư ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH Trung Quóc?

- Về mặt phương pháp:

+ Bản đồ là PTTQ đặc trưng trong dạy học địa lí, đây vừa là PTTQ và vừa là

nguồn tri thức vô cùng quan trọng giúp HS khai thức kiến thức, rèn luyện kỹ năng và

phát triển tư duy địa lí Việc thường xuyên sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí một

mặt sẽ rèn luyện cho HS phương pháp tư duy kiến thức thông qua hệ thong bản 46,

mặt khác cũng sẽ góp phan thay đôi PPDH của GV.

+ Sử dụng bản đồ kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có

khả năng tăng hiệu quả của các giờ học, giúp HS hứng tha hơn trong việc hình thành

tri thức, phát huy kha năng tư duy, sang tạo.

Chức năng trên được thực hiện một cách hiệu quả khi người GV tô chức các

hoạt động nhận thức cho HS biết phát huy tính trực quan của mỗi loại bản đỗ sao cho tạo ra hình ảnh trực quan nhất về đối tượng nhận thức.

Trang 34

Ví dụ: Dựa vào Hình 25.1 Tự nhiên Trung Quốc và hình 25.3 Phân bố dân cư

và một số đô thị ở Trung Quốc, năm 2020, SGK Dia lí 11 (Chân trời sang tạo), GV

có thé hướng dẫn HS khai thác những ảnh hưởng của tự nhiên đến sự phân bố dân cư

ở Trung Quốc như sau:

Bước |: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 — 5 thành viên) sử dụng

kĩ thuật khăn trải bàn:

Nhiệm vụ cá nhân: Dựa vao 02 ban đô vẻ tự nhiên và din cư Trung Quốc, em

hãy đưa ra những đặc điểm của tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố dan cư của Trung

Quốc (Thời gian: 3 phút)

Sau quá trình làm việc cá nhân, các nhóm tiền hành thảo luận và thống nhất đưa

ý kiến chung của cả nhóm và khăn trải bàn ở chính giữa (Thời gian: 3 phú).

Bước 2: Hai nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện cá nhân và trao đôi với các thành viên trong nhóm GV có vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thựchiện (nếu can)

Bước 3: Cac nhóm HS tiền hành trình bay, chia sẻ nội dung của nhóm mình, các nhóm khác lăng nghe, bỗ sung và nhận xét cho bài làm của nhóm bạn.

Bước 4: GV nhận xét, kết luận và chuẩn hóa kiến thức.

Như vậy, dựa vào bản đồ trên, HS trình bày van đề chiếm lĩnh tri thức mới: Phan

tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đến sự phân bố dân cư Trung Quốc lí

giải được nguyên nhân vì sao phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông

và miễn Tây Trung Quốc Thông thường trong quá trình day học, GV sẽ sử dụng đồngthời cả hai chức năng của bản đồ, tuy nhiên, GV cần chú trọng sử dụng chức năngnguôn trí thức nhiều hơn nhằm nâng cao chất lượng đạy học và phát huy tối đa các

năng lực địa lí của HS.

1.3.1.3 Vai trò của bản đồ trong day học địa lí lớp I1

Khi nói về vai tro của bản đô địa lí, nha địa lí học của Liên Xô trước đây đã

từng nói: “Nếu như các nhà sinh vật học để nghiên cứu những vật thể nhỏ bé, trước

hết phải quan tâm thu nhận sự biểu hiện phóng đại cúa chúng qua kính hiển vi Ngượclại, các nhà địa lí phải nghĩ có được sự biểu hiện thu nhỏ bê mặt Trái Đất - cái đóchính là ban đồ” Vì vay có thé thay ban đồ có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong

thực tiền, trong nghiên cứu khoa hoc, quá trình day va học địa lí Việc xác định rõ vai

Trang 35

trò của bản đỏ, hiệu quả của việc sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 là van dé

GV cần chú ý dé có thé thiết kế và tổ chức các hoạt động học cho HS Cụ thé, bản đồ

có vai trò quan trọng trong việc phát trién năng lực địa lí của người học như sau:

Qua ban đồ, HS có thé nhìn bao quát khu vực lãnh thé rộng lớn, những vinglãnh thô xa xôi ở trên bề mặt Trái Đất mà các em chưa có điều kiện đến khảo sát Việc

phối hợp giữa dạy học kiến thức va bản đồ giúp phản ánh thực tế địa lí của bản đồ

giáo khoa sinh động va day đú hơn, việc nhận thức địa lí của HS trở nên dé dang hơn,các em có thé nhanh chóng ghi nhớ kiến thức và khả năng tái hiện kiến thức cao hơn

Phan lớn các kiến thức déu được thé hiện trên ban đô, vì vậy HS có thé học tập

bằng việc khai thác tri thức từ bản đồ, bằng các phân tích các tư liệu, số liệu trong bài

học kết hợp với các nội dung được thé hiện trên bản đồ nhằm sâu chuỗi các kiến thức,

phân tích các mối quan hệ địa li, kết hợp bản đồ tự nhiên với bản đồ dân cư, KT-XH

dé tìm ra quy luật, sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Từ đó giải thích được các hiện

tượng địa lí và vận dụng kiến thức bài học vảo thực tiễn cuộc sông.

Ngày nay, bản đồ còn được coi là một phương tiện có hiệu quả dé phô biến các tri thức, nâng cao trình độ văn hóa chung cho mọi người, cung cấp những hiểu biết

về đất nước và các quốc gia trên thế giới, giáo dục lòng yêu nước, bảo vệ môi trường

và thiên nhiên, bảo vệ chủ quyên lãnh thê,

Tóm lại, tác giả nhận thấy sử dụng bản đồ có vai trò quan trọng trong việc hình

thành trong HS tư duy không gian, lãnh thô, hình thành các biểu tượng địa lí, quy luật

phân bố các đối tượng địa lí, quy luật phân bố lực lượng sản xuất của một vùng trongnước hoặc của một quốc gia, khu vực, quy luật phân công lao động theo lãnh thé,việc hoàn thiện sự phân công lao động xã hội giữa các vùng kinh tế, Vì vậy, bản đồ

là phương tiện hữu ích trong việc phát triển năng lực dia lí trong quá trình học tập đôi mới chương trình, đôi mới phương pháp dạy và học môn Địa lí.

1.3.2 Một sé hình loại ban đồ trong day học địa lí lớp 11

Với sự phát triển của CNTT, hiện nay bản đồ đã trở nên đa dạng, phong phú

hơn rất nhiều Mỗi loại ban đồ đều có những ưu, nhược điểm với chức năng hình

thành kiến thức địa lí riêng, không thê thay thế cho nhau, vì vậy mức độ hiệu quả và

phương pháp sử dụng trong quá trình dạy và học địa lí cũng khác nhau Việc sử dụngkết hợp các loại bản đồ trong quá trình dạy học sẽ giúp việc hình thành kiến thức

Trang 36

được toàn điện, đầy đủ và vững chắc hơn Từ đó nâng cao mức độ hiệu, giúp HS tiếp

thu nguôn tri thức và phát triển năng lực địa lí một cách tốt nhất Căn cứ vao các

nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả thay rang hệ thông bản dé dùng ở trường phô thông bao gồm năm loại hình cơ bản: Ban đồ trong SGK, bản đỏ giáo khoa treo tường,

Atlat giáo khoa, bản đồ trông, bản đồ giáo khoa điện tử

1.3.2.1 Bản đồ trong sách giáo khoa

Ban đồ địa lí trong SGK là loại bản đồ quen thuộc đối với GV và HS bởi đây làloại bản đồ hoặc lược dé in trong SGK từ cấp Tiểu học đến cấp Pho thông Ban đồnày thường đùng để minh họa cho nội dung kiến thức bài học Tuy nhiên, do những

hạn chế nhất định về khuôn khô của SGK nên các bản đồ này thường có tỉ lệ nhỏ, nội

dung đơn giản, thường phục vụ một số YCCD của bài học, đôi khi trên bản đỗ chỉ

biêu hiện một số biêu tượng địa lí đơn giản dé HS kết nói với bai học và bai giảng của GV Song đây là loại ban đồ có tính chat phân tích, giúp HS dé đọc, dễ tiếp thu,

tư duy địa lí gắn liên với lãnh thô Trong điều kiện không thẻ đáp ứng day đủ bản đồ

treo tường, atlat cho HS thì bản đồ trong SGK là bản đồ duy nhất dé HS học tap, tu

duy, hình thành kiến thức địa lí Trong điều kiện có thể đáp ứng thêm các loại bản đồ

có tính tông hợp về nội dung như ban dé giáo khoa treo tường, atlat giáo khoa, GV nên phối hợp chặt chẽ các loại bản đồ trên với nhau bởi có như thé thì kiến thức của

HS mới day đủ hiệu quả, kết nỗi các kiến thức bai học vào thực tiễn cuộc sông vanâng cao nang lực địa lí của người học Hiện nay, trong SGK Địa lí lớp 11 theo khungCTGDPT 2018 đã có trang bị từng bản đô địa lí của các khu vực, quốc gia khác nhau,được cập nhật sé liệu mới phù hợp với YCCD dé GV và HS có thể khai thác trong

quá trình day va học một các dé dang, phù hợp với nội dung kiến thức bai học.

1.3.2.2 Ban đô giáo khoa treo tường Đây là loại bản đồ dùng trong quá trình dạy học trên lớp, bản đồ này được GV

sử dụng giảng day những kiến thức địa lí, HS lắng nghe, quan sát trên bản đỗ và ghi

chép các kiến thức do GV giảng giải Mục đích của bản đô địa lí giáo khoa treo tường

trước hết chi phối các vẽ mạng lưới kinh tuyến, vĩ tuyến, các yếu tô nội dung và cácđặc diém khác, thé hiện được nội dung địa lí trong các mối quan hệ và cấu trúc khônggian, đảm bảo được tinh logic, tính khoa học của van dé Loại ban đồ nay có ưu điểm

ở lượng thông tin khoa học tương đỗi day đủ, các đối tượng địa lí trên bản dé được

Trang 37

khái quá cao Vì có như vậy HS mới thấy được những đặc điểm chính, chủ yếu của

lãnh thé, nội dung của bản đồ phải phù hợp với chương trình từng lớp và tâm lí lứatuôi HS Các kí hiệu, biêu tượng sinh động gần gũi với đối tượng thực tế giúp người

học dé dàng ghi nhớ, hứng thú trong quá trình học tập và lĩnh hội tri thức Tuy nhiên,

việc xây dựng bản đô treo tưởng đòi hỏi nhiều nguyên tắc yêu cầu khác nhau về nội

dung, bảng chú giải, màu sắc, hình đạng bên cạnh đó kích thước của bản đồ khá

lớn, gây trở ngại nhiều trong việc bảo quản cũng như khó khăn trong việc đem lênlớp học của GV, vì vậy hiện nay loại bản đồ này thường ít được GV sử dụng hơn sovới các loại bản đồ khác

1.3.2.3 Atlat giáo khoa

Atlat địa lí giáo khoa hay còn gọi là tập bản đồ giáo khoa địa lí, là một tập hợp

các bản đô địa lí được sắp xếp theo một logic chặt chẽ, hệ thống nhằm mục đích phục

vụ cho việc dạy học địa lí Atlat địa lí giáo khoa có tính thông nhất cao về cơ sở toán

học, nội dung và bố cục bản đô Atlat không đơn giản là một tập hợp các bản đô địa

lí khác nhau ở dạng một cudn sách mà nó chứa đựng một hệ thông các ban đồ liên kết với nhau, được xây đựng theo một phương pháp chung và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bô sung cho nhau Đòi hỏi một số nguyên tắc, yêu cầu về tính day đủ

của nội dung atlat, tính cụ thể và chỉ tiết về mặt địa lí, tính thống nhất nội tại Điềunày giúp GV và HS có thê nhanh chóng nhìn thấy ngay tất cả các nội dung bài giảng

trên bản đỏ, từ đó dé dàng so sánh, đối chiều chúng với nhau theo phương pháp chồng

khít Trong quá trình tự học bai, HS có thé bắt đầu học bằng Atlat dé tìm các đối tượngđịa lí phân bố trên bản đồ và ôn tập lại nội dung bài học Không chỉ vậy, Atlat cònđược dùng tra cứu các kiến thức địa lí, phân tích các mỗi quan hệ dé tìm ra những

kiến thức mới, lí giải cho nhiều quy luật địa lí khác nhau Với các đặc điểm nêu trên, atlat thực sự là một công trình, một tác phẩm khoa học Trong chương trình địa lí lớp

11 hiện nay cô rất nhiều loại atlat khác nhau được GV sử dụng như: Tập bản đồ Địa

lí tự nhiên đại cương, tập bản đồ thé giới và các châu lục, tập bản đồ địa lí 11,

1.3.2.4 Ban đồ trống

Bản đồ trồng hay còn gọi là bản đồ công tua, bản đồ câm là những bản đồ chưa

có nội dung, thông thường chỉ có các lưới bản 46, đường ranh giới của các lãnh thỏ,

mạng lưới thủy văn, hệ thong đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng Trên

Trang 38

bản đồ thường không ghi địa danh hoặc chỉ ghi chữ cái đầu của địa danh Bản đồ

trong thường có tỉ lệ lớn hơn được GV dùng trong các giờ học, hướng dan HS điền

các thông tin, nội dung bai học phù hợp lên ban đỗ, hoặc GV có thé sử dụng các loại

ban đồ này dé tự vẽ các bản đồ chuyên dé, Ngoài ra còn có bản đồ câm có kích thướcnhỏ dé HS sử dụng trong quá trình học, luyện tập Loại bản đỏ này thường được sử

dụng nhiều trong nhiều khâu từ mở dau, hình thành kiến thức đến luyện tập, vận dụng

và kiểm tra kiến thức của HS Diều nay giúp HS tự tay xây dựng khi theo dõi bài

giảng và tái hiện lại kiến thức bài học một cách tự giác Trong dạy học địa lí lớp 11,

việc sử dung bản đồ câm sẽ củng cố cho HS nền tảng vững chắc kiến thức đã biết vềđôi tượng địa lí của các khu vực, quốc gia trên bản đồ, đồng thời buộc HS suy nghĩ,

giải thích, tư duy về đối tượng địa lí, tập trung tìm kiếm, đánh dau và xác định chuẩn

vị trí đối tượng va các cơ sở dé đặt chúng vào vị trí tương ứng trên bản đồ câm.

1.3.2.5 Bản do giáo khoa điện tử, atlat điện tứ

Bản đồ giáo khoa điện tử, atlat điện tử là loại bản đồ địa lí dang số, được trực

quan hóa và sử dụng trên màn hình, tiếp cận các phần mềm xây dựng bản đồ hiện địa

như QGIS, Mapinfo, và sử dung kỹ thuật đa phương tiện, có kha năng phân tích và

truy xuất dữ liệu không gian Sự khác nhau chính giữa bản đồ điện tử và bản dé giấy

là những phân tích được thực hiện trực tiếp trên bộ dữ liệu, đữ liệu đầu vào, thay vì

phân tích truyền thông được thực hiện trong sản pham cuối cùng là các bản đồ in trên

giấy Lợi thé lớn của ban dé giáo khoa điện tử là nó đem lại hiệu quả cao hơn trong

việc tái hiện, mô phỏng các quá trình thời gian và không gian bằng cách sử dụng hìnhanh động, khi được phân phối trên Internet chúng có thé được chuyên giao nhanh hơnnhiều so với ban đồ giấy, chúng hiện đại hơn và làm thay đôi cách sử dụng không

hoàn toàn giống như bản đồ truyền thống.

Ban đồ giáo khoa điện tử đảm bao tính khoa học, tính trực quan, giúp GV thuận

tiện hơn trong việc thiết kế KHBD và hướng dẫn HS các kỹ năng vẻ bản đỏ Ngoài

ra, với lợi the vẻ yếu tô thâm mi, có màu sắc khá hai hòa, kí hiệu trên bản đồ hợp lí,

giúp HS phát triển óc thầm mi, tao sự hứng thú trong quá trình hoc tập va lĩnh hội

kiến thức Khi GV sử dụng bản dé giáo khoa điện tử kích thích sự tập trung chú ý của

HS vào đối tượng cụ thẻ trên ban đồ, điều này giúp quá trình hình thành tri thức của

Trang 39

điện từ, tủy chỉnh bản đỏ và cập nhật số liệu mới cho bản đô đối với HS, khi sử dụng

loại bản đô này HS sẽ hứng thú hơn trong việc học tập bởi yếu tố trực quan, sinh động

của bản đô Tuy nhiên, bản đồ này cũng có một số bất lợi và phụ thuộc nhiều vào cácphương tiện trình chiếu, cơ sở vật chất của trường phô thông Đối với lớp 11, việc sửdụng bản 46 giáo khoa điện tứ có nhiều ưu thé bởi GV có thé tự thiết kế hoặc timkiểm nhiều loại bản đồ, kết hợp hướng dẫn HS tự tìm các nguồn cung cap bản dé từcác nguồn uy tín của các khu vực, quốc gia khác nhau

Các loại bản đồ nêu trên không thé thay thé cho nhau bởi mỗi loại ban đồ dam nhiệm một phương diện hình thành kiến thức địa lí, trong dạy học địa lí phô thông thì

càng không thẻ bỏ qua một loại hình nào, hơn nữa cần phải chú ý đến tính đầy đủ và

đồng bộ của chúng Trong một tiết học, GV và HS cũng có thé sử dụng nhiều loại bản

đồ khác nhau nhưng cần phối hợp nhịp nhàng, bố trợ cho nhau, tránh gây quá tải đối

với người học Muốn sử dụng được các loại bản đỗ nêu trên có hiệu quả, GV có vai trò là người hướng dẫn HS sử dụng bản đồ trong quá trình học bởi nêu HS không biết

cách sử dụng bản đồ trong việc học tập địa lí thì quả thực việc học trở nên rất khó vì

các em phải học nội dung lí thuyết mà không hiểu bản chất của sự việc, không hiểu

ý nghĩa về sự phân bố và mỗi quan hệ của các đối tượng địa lí Vì vậy, GV cần phải

có quy trình sử dung bản đồ nhằm giúp HS học tập, sử dụng tôi đa các kiến thức đượcthé hiện trên ban 46, vận dụng vốn kiến thức sẵn có dé hình thành tri thức mới, từ đó

vận dụng các kỹ nang, năng lực địa lí dé giải quyết một số van dé thực tiến.

1.4 Năng lực địa lí

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực la day học dam bao chat luong dau

ra, với mục tiêu: Đảm bao chat lượng đầu ra của việc đạy học Nhằm thực hiện mục

tiêu phát triển toàn diện các phâm chất nhận cách Chú trọng năng lực vận dụng tri

thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huồng của cuộc sống và nghề nghiệp Như vậy, quá trình day và học

môn Địa lí đã tối ưu hóa việc tô chức day học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm,

Trang 40

Dạy học phát trién thành phân năng lực nhận thức khoa học địa lí có định hướng

phương pháp hình thành, phát triển thành phần như sau:

- Nhận thức thé giới quan theo quan điểm không gian, GV tạo cho HS cơ hội

huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có đề tham gia hình thành kiến thức mới

Chú ý tô chức các hoạt động học sử dụng bản đồ nhằm xác định được vị trí của một

sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ, lí giải được sự phân bồ các đối tượng địa lí, tiếp cận sự vật Từ đó phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát triển

KT-XH, an ninh quốc phòng So sánh được sự phân bố các đối tượng địa lí ở một số

khu vực và quốc gia trên thé giới, giải thích được sự phân bố dan cư, kinh tế của một

số quốc gia và khu vực trên thé giới Sử dụng ban đồ để trình bày về mỗi quan hệ,

hiện tượng địa lí theo mối quan hệ không gian - thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản như: Cái gì, ở đâu, như thé nào, Phát hiện, chon lọc, tông hợp và trình bày được đặc trưng dia lí của một địa phương hoặc một khu vực Từ đó hình thành y niệm về bản sắc dân tộc, nhận biết được các đặc điểm, so sánh được sự khác nhau giữa các lãnh

thô trong quốc gia hoặc giữa các khu vực khác nhau

- Giải thích các hiện tượng và quá trình địa Ii, GV rèn luyện cho HS kỹ nang

phân tích các mỗi liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình hình

thành va phát triển của một số yếu tố hoặc thanh phan địa lí tự nhiên, phát hiện va

giải thích được một số hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên trong thực tế địa phương.

Giải thích được các sự vật, hiện tượng, sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về

KT-XH ở mỗi quốc gia, khu vực trên the giới Giải thích được các sự vật, hiện tượng,

quá trình địa lí XH cũng như giữa hệ thống địa lí tự nhiên và hệ thong địa lí

KT-XH Sử dụng ban dé đề trình bảy vẻ một chủ dé dia li hay dac điểm tự nhiên, dân cu, KT-XH của quốc gia, môi trường, trình bảy được một số đặc điểm về môi trường tựnhiên, dân cư, kinh tế của một quốc gia, hình thành được tư duy so sánh.

Ngày đăng: 04/02/2025, 14:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w