1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh dạy học tiết thực hành môn lịch sử 11 theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hứng thú và năng lực tự học của học sinh ở trường trung học phổ thông chu văn an

17 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

TRƯỜNG THPT CHU VĂN ANSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀIDẠY HỌC TIẾT THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ 11THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM NÂNGCAO HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINHỞ TRƯỜNG TRUNG

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI DẠY HỌC TIẾT THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ 11

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

`MỤC LỤC

MỤC LỤC NỘI DUNG Trang

1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1-2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Những điểm mới của SKKN 2

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2- 12 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề 2- 3 2.2 Thực trạng của vấn đề 3- 4 2.3 Các giải pháp thực hiện 4-11 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10- 12

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12- 13

Trang 3

ĐỀ TÀI DẠY HỌC TIẾT THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 THEO

VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Năm học 2022-2023, học sinh trung học phổ thông trên cả nước đã học tập theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018, quan điểm đổi mới dạy học môn Lịch sử thể hiện ở phương pháp dạy học có sự tương tác giữa thầy và trò sẽ chuyển từ việc nhồi nhét kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc

Vì vậy Chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chú trọng phát triển năng lực tự học

cho học sinh thông qua việc tăng cường tổ chức các tiết thực hành Các tiết

thực hành chiếm 20% thời lượng chương trình Đây là điểm vừa mới vừa khó

so với chương trình cũ

Với nhiệm vụ, mục tiêu ngành giáo dục đề ra, bản thân tôi đã thực nghiệm nhiều giải pháp để học sinh luôn hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận nội dung bài học

Từ những mong muốn đó, tôi chọn đề tài: “Dạy học tiết thực hành môn Lịch sử lớp 11 theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hứng thú và năng lực tự học của học sinh ở Trường trung học phổ thông Chu Văn An”

để nghiên cứu

1.2 Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài “Dạy học tiết thực hành Lịch sử lớp 11 theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hứng thú và năng lực tự học của học sinh ở Trường trung học phổ thông Chu Văn An ” để nghiên cứu, tôi muốn tìm tòi

những giải pháp mới, có tính hiệu quả cao giúp tiết học lịch sử, đặc biệt là những tiết thực hành, ôn tập trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, góp phần nâng cao hứng thú và chất lượng học tập bộ môn của học sinh Gắn học đi đôi với hành Tạo cơ hội để học sinh phát hiện, phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp trong tương lai

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu các biện pháp cụ thể để

tổ chức dạy học các tiết thực hành ở trường trung học phổ, trước hết là các tiết thực hành (Lịch sử lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức lịch sử với cuộc sống) trong

Trang 4

chương trình giáo dục phổ thông mới, nhằm giúp học sinh nâng cao hứng thú

và năng lực tự học của học sinh trong việc học tập môn Lịch sử

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu, phương pháp hướng dẫn thực hành hướng nghiệp, phương pháp thực nghiệm

1.5 Những điểm mới của SKKN

Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hứng thú và năng lực tự học của học sinh trong việc học tập môn Lịch sử để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi từ mục tiêu tiếp cận kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực là một vấn đề được rất nhiều giáo viên quan tâm trăn trở Bởi vậy, trước đây đã có rất nhiều

đề tài nghiên cứu của đồng nghiệp trên cả nước đề cập tới vấn đề này

Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về đổi mới giành riêng cho các tiết học thực hành lịch Đề tài của tôi tập trung giải quyết vấn đề đó

Trong khuôn khổ đề tài của mình, tôi tập trung nghiên cứu, sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc trưng riêng của tiết học thực hành lịch sử như:

- Chia nhóm, giao nhiệm vụ thực hành sớm

- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm.

- Linh hoạt, đa dạng hóa không gian học tập.

- Sân khấu hóa tiết thực hành lịch sử…

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề

Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (Ban hành kèm theo thông tư số 13/ 2022/ TT-BGDT) của Bộ giáo dục và đào tạo đã khẳng định:

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh

Chương trình tăng cường thời lượng thực hành; đa dạng hoá các loại hình thực hành thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như hoạt động nhóm,

cá nhân tự học; học ở trên lớp, bảo tàng, thực địa; học qua dự án, di sản…

Trong dạy học môn Lịch sử, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung thông qua các nội dung học tập và hoạt động thực hành, thực tế như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo…

Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chú trọng việc phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan (hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử, ) Giáo viên giúp học sinh biết cách tìm tòi, khai thác các nguồn

Trang 5

sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự mình rút

ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá,

xã hội Việt Nam và thế giới

Các hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử bao gồm các hoạt động dạy học ở trong và ngoài lớp học Giáo viên cần tăng cường mở rộng không gian dạy học trên thực địa (di tích lịch sử, di sản văn hoá, bảo tàng, triển lãm, ), kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực

tế Thông qua việc kết hợp các hình thức hoạt động đa dạng như thảo luận nhóm, làm việc nhóm, làm việc cá nhân, giáo viên giúp học sinh trở thành

“người đóng vai lịch sử” để khám phá lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.[4]

Những quan điểm trên cho thấy trong chương trình giáo dục phổ thông mới rất coi trọng các tiết học thực hành lịch sử Thực hành lịch sử đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh Thực hiện chủ trương chung của Đảng, nhà nước trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, mỗi giáo viên ở trường Trung học phổ thông Chu Văn An chúng tôi đang ra sức thi đua, khắc phục những khó khăn, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao hứng thú và chất lượng học tập bộ môn của học sinh

2.2 Thực trạng của vấn đề

Trong chương trình cũ đang hiện hành, thực hành trong dạy học Lịch sử

ở trường trung học phổ thông chưa được chú trọng Chỉ có một số tiết ôn tập, bài tập lịch sử Thực trạng này đã tăng áp lực, hạn chế hiệu quả chất lượng học tập bộ môn của học sinh Thực trạng này đã đi ngược lại với tính chất và nguyên lí của giáo dục hiện đại: Học đi đôi với hành là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng

Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (Ban hành kèm theo thông tư số 13/ 2022/ TT-BGDT) của Bộ giáo dục và đào tạo đã tăng thời lượng các tiết thực hành lịch sử lên tới 20% so với toàn bộ thời lượng chương trình Điều này đã khắc phục được tình trạng quá coi trọng lí thuyết mà xem nhẹ thực hành Đảm bảo yếu tố chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực Tạo cơ hội để học sinh phát hiện, phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp trong tương lai

Ở trường THPT Chu Văn An, đa số các em học sinh còn thụ động, thiếu động cơ, hứng thú học tập bộ môn Vì vậy việc giảng dạy với mục tiêu tiếp cận kiến thức đã khó, chuyển sang mục tiêu phát triển năng lực còn khó hơn nhiều Quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt là đối với việc giảng dạy các tiêt học thực hành Nhiều tiết học

đã chấp nhận cho học sinh “học chay”, để học sinh làm bài tập trong các tiết thực hành khá phổ biến Thực trạng này chưa gây được hứng thú và làm giảm chất lượng học tập của học sinh

Xuất phát từ thực trạng đó, bản thân tôi luôn trăn trở: Làm sao để nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của học sinh trong dạy học lịch sử nói

Trang 6

chung và trong các tiết thực hành lịch sử nói riêng? Tôi lên mạng tìm tòi, học hỏi thêm đồng nghiệp, trao đổi cởi mở với phụ huynh, học sinh để tìm giải pháp Tôi nhận thấy: Khi được động viên, định hướng và trao cho cái quyền chủ động tiếp cận kiến thức, học sinh sẽ rất hứng thú, sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong các tiết học lịch sử đặc biệt là các tiết thực hành

Từ những nỗ lực và trải nghiệm của bản thân và học sinh, tôi mạnh dạn

viết “Dạy học tiết thực hành Lịch sử lớp 11 theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hứng thú và năng lực tự học của học sinh ở Trường trung học phổ thông Chu văn An” với mong muốn nhận được thêm nhiều sự quan

tâm, góp ý của các đồng nghiệp có năng lực và uy tín của bộ môn để tôi có thể hoàn thành mục tiêu giảng dạy bộ môn

Trong khuôn khổ đề tài này, tôi tập trung vào việc liệt kê một số hoạt động mà bản thân đã áp dụng đối với học sinh của mình trong các tiết thực hành lịch sử Chú trọng đến yếu tố phát huy cao nhất khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận và tái hiện kiến thức lịch sử Từ đó, giúp học sinh nâng cao hứng thú và năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn

2.3 Các giải pháp thực hiện

Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên sẽ thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong học tập lịch sử, trở thành “người đóng vai lịch sử” hay

“người làm lịch sử” để khám phá kiến thức lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào học tập và thực tiễn cuộc sống” Giáo viên cần đầu tư chuyên môn, nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp từng đối tượng trong mỗi tiết học Ví dụ: Chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ từng bài cho học sinh trước, thuyết trình bằng nhiều loại hình: PPT, poster, tạp chí, bản tin (video có lồng tiếng, ghi hình), sơ đồ tư duy, vẽ tranh tùy theo khả năng.[2]

2.3.1 Xác định mục tiêu cần đạt ở các tiết học thực hành.

Mỗi tiết thực hành lịch sử đều có những mục tiêu cần đạt về kiến thức, năng lực và phẩm chất khác nhau Nhưng về cơ bản đều có những mục tiêu cơ bản chung như sau:

* Về kiến thức: Các tiết thực hành lịch sử đều được bố trí học vào tiết

cuối của mỗi chủ đề lịch sử Bởi vậy, yêu cầu cần đạt về kiến thức đều giống nhau đó là cần hệ thống hóa được nội dung kiến thức cơ bản, phát triển, liên hệ được nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề lịch sử đã học

* Về năng lực: Thực hành lịch sử là tiết học đặc trưng yêu cầu người

học cần phải đạt được những năng lực cơ bản như:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn

đề

- Năng lực riêng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, trình

bày, giải thích, phân tích sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới

Trang 7

* Về phẩm chất: Học lịch sử nói chung và thực hành lịch sử nói riêng

luôn đặt ra mục tiêu hình thành, phát triển các phẩm chất cho người học như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử

2.3.2 Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của tiết thực hành lịch sử.

Các tiết thực hành lịch sử đều được bố trí học vào tiết cuối của mỗi chủ

đề lịch sử Bởi vậy, việc giáo viên nhắc lại kiến thức hay yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức bài học theo kiểu ôn tập, làm bài tập lịch sử truyền thống sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hứng thú, tâm lí “biết rồi khổ lắm nói mãi” của học sinh

Để gây được hứng thú, lôi kéo được học sinh với tâm thái sẵn sàng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc hệ thống, khắc sâu kiến thức cũ là một việc không dễ Điều này đòi hỏi chính bản thân người giáo viên phải luôn luôn linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức, chuyển giao nhiệm vụ học tập đối với học sinh Người giáo viên phải là người quản trò linh hoạt, người truyền lửa nhiệt huyết, người dẫn đường có tâm, người thầy nghiêm khắc, người bạn cởi mở… đối với học trò

Trong quá trình giảng dạy thực hành lịch sử, tôi luôn học hỏi đồng nghiệp từ nhóm giáo viên giáo viên lịch sử Thanh Hóa, Team giáo viên sử Trung học phổ thông toàn quốc…

Tôi hiểu rằng: Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực.Vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học Chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.[5]

Từ đó tôi đã rút ra cho bản thân một số phương pháp dạy học phù hợp với tiết học lịch sử nói chung và thực hành lịch sử nói riêng cụ thể như sau:

* Chia nhóm, giao nhiệm vụ thực hành cụ thể cho học sinh từ trước.

Để phát huy tối đa năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết thực hành, tôi thường chủ động chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các

em vào đầu mỗi chủ đề học tập Ví dụ như: Khi đến chủ đề 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á, tôi sẽ giới thiệu cụ thể với các em chủ

đề này gồm có 2 bài ( bài 5 và bài 6) Trong đó 03 tiết học kiến thức mới và 1 tiết thực hành Để chuẩn bị cho tiết học thực hành đó, cô yêu cầu các em như sau: Vẫn theo phương án cũ, chúng ta chia lớp thành 4 nhóm Nhiệm vụ của mỗi nhóm cụ thể như sau:

Trang 8

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu, trình bày quá trình xâm lược của thực dân

phương tây ở Đông Nam á Mỗi nhóm cử 1 đại diện để thuyết trình về quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với Đông Nam Á hải Đảo và Đông Nam

Á lục địa

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam

Á Những chính sách cai trị của thực dân phương Tây về Chính Trị, Kinh tế, Văn hóa- xã hội có tác động như thế nào đối với các nước trong khu vực ?Mỗi nhóm cử ít nhất 1 đại diện thuyết trình về vấn đề trên

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu và nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh

chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á Mỗi nhóm cử 1 đại diện để thuyết trình Bài thuyết trình cần làm rõ quan điểm, đánh giá và nhận xét về vấn

đề đặt ra

Chia nhóm, đồng hành cùng học sinh trong quá trình các em thực hiện nhiệm vụ

học tập

Kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy: Khi giáo viên giao nhiệm vụ trước, ấn định thời gian diễn ra tiết thực hành, một mặt sẽ giúp học sinh có thời gian chuẩn bị, chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ Mặt khác sẽ tăng khả năng tập trung, nghiêm túc học tập của các em đối với các tiết học thuộc chủ đề đó trước khi tiết thực hành diễn ra Bởi nghiêm túc học các tiết học trước thuộc chủ đề cũng là một cách tiếp cận kiến thức, chuẩn

bị cho tiết thực hành

Hơn nữa, việc chia nhóm, giao cùng một nhiệm vụ học tập cho các nhóm khác nhau trong lớp sẽ tạo ra động lực thúc đẩy các em thi đua trong quá trình

Trang 9

tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ Đó là một trong những phương pháp giúp nâng cao hứng thú học tập và năng lực tự học của học sinh cũng như chất lượng học tập bộ môn của học sinh

Khi học sinh hai nhóm cùng tham gia một nhiệm vụ học tập

* Tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong các tiết học thực hành lịch sử

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Trong khi đó, nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử Bởi vậy, trải nghiệm trong các tiết thực hành lịch sử là một trong những phương pháp giúp học sinh dễ dàng nhận thức và nhận thức đúng đắn hơn về các vấn

đề lịch sử

Trong quá trình giảng dạy các tiết thực hành tôi luôn chú trọng đến tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua việc trình chiếu các hình ảnh, xem phim tư liệu, video …về các khu di tích lịch sử Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc), Đền Đồng Cổ (Đa Nê, Yên Định, Thanh Hóa), Chùa Màu (Diệu Sơn Cổ tự ở Cẩm Vân, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) Nghè của làng Cẩm Hoàng (Vĩnh Quang, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) Trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh dự án, làm người dẫn chương trình (MC)…

Kinh nghiệm từ thực tế tôi nhận thấy : Học sinh rất háo hức với các hoạt động trải nghiệm trong các tiết thực hành lịch sử Qua các hoạt động trải nghiệm này, các em không chỉ dễ dàng chạm được, khắc sâu được kiến thức đã học mà qua đó còn giúp các em có những trải nghiệm về một số nghề nghiệp trong tương lai Góp phần giúp các em tự lựa chọn, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai của mình

Trang 10

* Đa dạng hóa các không gian học tập.

Tiết học thực hành không nhất thiết phải diễn ra trong lớp học, không nhất thiết phải có bảng đen, phấn trắng, máy chiếu, Ti vi hay các thiết bị công nghệ khác

Tiết học thực hành cần đa dạng hóa các hình thức và không gian học tập Ví như: Học tập tại thư viện, tại di tích lịch sử, học tập tại sân khấu của trường, nhà đa năng, phòng truyền thống, sân vận động…

Học tại thư viện của trường Học tại nhà đa năng của trường

Với sự linh hoạt, đa dạng về hình thức và không gian học tập sẽ tạo nên

sự mới mẻ, hứng khởi, tò mò…của học sinh trong quá trình tiếp cận kiến thức tăng khả năng nhận thức và chất lượng học tập bộ môn

Tuy nhiên, để có thể đa dạng hóa các hình thức và không gian học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải luôn chủ động, linh hoạt, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt Đặc biệt là cần phải có được sự đồng thuận của học sinh, phụ huynh, đồng ý của tổ bộ môn và ban giám hiện nhà trường

* Sân khấu hóa tiết thực hành lịch sử.

Đối với các tiết thực hành lịch sử, lồng ghép tổ chức theo hình thức sân khấu hóa Mô phỏng theo các cuộc thi: “Âm vang xứ Thanh”, “Ai là triệu phú”, Tổ chức cuộc thi em hát điệu dân ca, thiết kế thời trang, vẽ tranh cổ động…

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w