1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh phát huy năng lực tự học và sáng tạo mạch nội dung đọc nhạc môn nghệ thuật nội dung âm nhạc lớp 6 tại trường thcs công liêm

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Phải chăng những giờ học âm nhạc còn mang tính hình thức, chủ yếu dạy lý thuyết mà không tạo ra môi trường học tập sôi nổi để các em tiếp cận một cách dễ dàng cũng như hào hứng hơn đối v

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Âm nhạc là một “món ăn tinh thần’’ không thể thiếu của loài người, là ngôn ngữ âm thanh đặc biệt do con người sáng tạo ra để thể hiện những tình cảm trong lao động cũng như trong cuộc sống

Chúng ta đều biết rằng: môn nghệ thuật Âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những ca sĩ hay những nhạc sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản thân các em phải thực sự được tham gia ca hát, được nghe nhạc, chứ không phải lúc nào cũng được nghe bài giảng lí thuyết khô cứng xoay quanh những ký hiệu âm nhạc đơn thuần

Chính vì những tác dụng to lớn mà âm nhạc mang lại, nên chưa bao giờ

bộ môn âm nhạc lại được quan tâm đến thế trong các trường học phổ thông ngày nay Tuy nhiên vì nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan mà các em học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với việc học tập cũng như những tác động của âm nhạc mang lại Các em có thể thích xem ca nhạc, thần tượng các ca sĩ nhưng đối với môn âm nhạc trong trường học lại không mấy hứng thú và quan tâm Phải chăng những giờ học âm nhạc còn mang tính hình thức, chủ yếu dạy lý thuyết mà không tạo ra môi trường học tập sôi nổi để các em tiếp cận một cách dễ dàng cũng như hào hứng hơn đối với bộ môn âm nhạc?

Là giáo viên giảng dạy bộ môn nghệ thuật Âm nhạc tôi nhận thấy đây là môn năng khiếu, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh Các mạch nội dung trong bộ môn âm nhạc đa số đòi hỏi người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn nghệ thuật âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên

Dạy ở trường THCS Công Liêm bản thân tôi nhận thấy mạch nội dung tập đọc nhạc là một mạch nội dung tương đối khó đối với học sinh lớp 6 việc tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê Âm nhạc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tập đọc nhạc đối với học sinh đầu cấp

Vì lý do này nên tôi đã tìm hiểu dựa trên một số ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu âm nhạc và mạnh dạn áp dụng một số phương pháp vào mạch nội dung đọc nhạc, từ đó giúp các em học sinh thêm yêu thích và có nhiều

hứng thú hơn trong các giờ học âm nhạc qua đề tài “Phát huy năng lực tự học

và sáng tạo mạch nội dung Đọc nhạc môn Nghê thuật nội dung - Âm nhạc lớp 6 tại trường THCS Công Liêm”.

Trang 2

2 Mục đích nghiêm cứu.

Nghiên cứu đề tài “Phát huy năng lực tự học và sáng tạo mạch nội dung

Đọc nhạc môn Nghê thuật nội dung - Âm nhạc lớp 6 tại trường THCS Công Liêm” Nhằm mục đích.

Đối với học sinh:

- Học sinh hiểu được bản chất của bài đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bài hát

- Giúp học sinh nắm được kiến thức nhạc lý cơ bản

- Học sinh phát huy được hết năng lực của bản thân

- Học sinh đọc đúng cao độ trường độ các bài đọc nhạc và hát lời ca

- Biết cách sử dụng các các loại nhạc nhạc cụ gõ phách gõ tiết tấu vào bài tập đọc nhạc

- biết sáng tác lời ca uqa giai điệu của bài đọc nhạc

- Ngoài ra còn giáo đục xây dựng khả năng hoạt động âm nhạc, phát triển tai nghe cũng như phát triển trí tuệ của học sinh Phát huy năng lực cảu từng học sinh Giáo dục tình cảo đạo đức trong sáng lành mạnh làm phong phú đời sống tinh thần cho các em

Đối với giáo viên:

- Luôn tìm tòi sáng tạo đưa ra phương pháp phù hợp với từng dối tượng học sinh

- Sử sụng các phương pháp linh hoạt để học sinh phát huy được hết năng lực của mình trong từng lĩnh vực

-Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, biểu diễn các động tác, vận đọng cơ thể hiệu quả trong dạy học

- Trao đổi cùng đồng nghiệm tìm tòi các phương pháp hiệu quả cho viec dạy và học

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh THCS

Phạm vi nghiên cứu:

- Học sinh lớp 6 trường THCS Công Liêm

Thời gian nghiên cứu:

-Từ tháng 10 năm 2023 đến 20 tháng 3 năm 2024

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như

-Phân tích lý thuyết , điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm và sử dụng một

số phương pháp, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

-Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, các video giảng dạy cảu các đồng nghiệp, áp dụng những phương pháp dổi mới tích cực vào bài học

- Những kinh nghiệm được rút ra từ bản thân trong quá trình dạy học -ÁP dụng đề tài vào chương trình giảng dạy đối với học sinh trong toàn nhà trường

-Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ một số đồng nghiệp

Trang 3

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã đưa ra đề tài:

“Phát huy năng lực tự học và sáng tạo mạch nội dung Đọc nhạc môn Nghê thuật nội dung - Âm nhạc lớp 6 tại trường THCS Công Liêm”.

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Như ở phần đặt vấn đề ta đã khẳng định môn nghệ thuật âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng tất cả các yếu tố của âm thanh về cao độ, trường độ, tiết tấu, âm sắc, hòa thanh sự cộng hưởng của các yếu tố ấy tạo nên cộng hưởng để biểu đạt tâm tư, tình cảm của con người về cuộc sống

Âm nhạc không thể thiếu được đối với tuổi trẻ nhất là lứa tuổi học sinh bậc Tiểu học và THCS Bởi lẻ âm nhạc là bộ môn nghệ thuật được phối hợp một cách nhuần nhuyễn sự kết hợp âm nhạc với ngôn ngữ văn học thông qua giọng con người để biểu hiện tâm tư tình cảm và mang lại cho người hát kể cả người nghe những hứng thú và niềm xúc động mạnh mẽ sâu xa

Âm nhạc ở trường THCS chủ yếu gồm bốn nội dung đó là hát, đọc nhạc, nghe nhạc vì vậy đòi hỏi phải biểu hiện bài hát, bài đọc nhạc một cách giàu tình cảm bằng giọng hát tự nhiên của mình dưới sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp của thầy cô giáo Ca hát là con đường dẫn các em vào thế giới của những cảm xúc tràn đầy vui sướng, hồi hộp đồng thời mở ra cho các em hiểu biết về âm nhạc, từ

đó ảnh hưởng một cách toàn diện lên nhân cách của các em

Ta hiểu rằng nhiệm vụ giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không phải đào tạo chuyên gia Âm nhạc mà làm cho thế giới tinh thần của học sinh phong phú hơn lên bằng phương tiện âm nhạc, hoàn thiện và nâng cao tâm hồn của các em, bồi dưỡng cho các em những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hình thành ở các em cơ sở tình cảm của thái độ nhân đạo đối với thế giới và mọi người, tạo nên ở các em văn hóa âm nhạc, đời sống âm nhạc

Như vậy, trong nhiệm vụ cơ bản của giáo dục âm nhạc cho học sinh, yếu tố giáo dục tư tưởng, đạo đức và giáo dục thẩm mỹ kết hợp với nhau, tạo nên một thể thống nhất

Vì thế, Âm nhạc đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của các em, xuất phát không chỉ từ khả năng giáo dục to lớn chứa đựng trong đó mà chính là đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em

Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn âm nhạc là phải phát triển được sự ham thích, sự hưởng ứng và lòng say mê đối với âm nhạc để được nghe

và thực hiện được nó

Qua giảng dạy môm âm nhạc, nhằm phát triển thính giác nhạy cảm của các

em, phát triển những kỹ năng và thói quen về ca hát phổ thông: nhằm phát triển tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu lành mạnh, trong sáng và những cơ sở hình thành nhân cách con người

2 Thực trạng vấn đề trước khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm.

“Phát huy năng lực tự học và sáng tạo mạch nội dung Đọc nhạc môn Nghê thuật nội dung - Âm nhạc lớp 6 tại trường THCS Công Liêm”.

Trang 4

a.Thuận lợi

- Các em học sinh rất ngoan ngoãn, lễ phép, thật thà hợp tác với giáo viên

- Cơ sở vật chất của nhà trường như: Có phòng học bộ môn riêng, thanh phách, nhạc cụ đàn ocgan, ti vi tranh ảnh tương đối đầy đủ

- Nhà trường và ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tới chất lượng dạy

và học của giáo viên và học sinh

- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS, việc dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm Kết quả bộ môn là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học

Bản thân giáo viên đã được tham gia nhiều lớp tập huấn của sở GD&ĐT

tổ chức, vốn yêu nghê, say sưa với công tác giảng dạy, đầu tư cho chuyên môn, tìm mọi biện pháp để có giờ dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tìm cách truyền đạt cho học sinh cảm hứng trong giờ học hay nói cách khác là thổi hồn vào trong giờ học cho học sinh

b.Khó khăn:

Ngoài những điều kiện thuận lợi ra vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định

Do đối tượng là học sinh đại trà nên năng khuyến các em không đồng đều

Là học sinh khu vực nông thôn nên các em còn nói giọng địa phương điều này cũng có những ảnh hưởng đến môn học

Các em là học sinh lớp 6 nên còn rụt rè thiếu tự tin

Do quan điểm sai lệch về “ môn chính” và “môn phụ”, coi trọng các môn

tự nhiên, xem nhẹ các môn không chấm điểm Đồng thời tình trạng “ Thực dụng” trong học sinh còn tồn tại khá nặng nề, thể hiện ở quan niệm rằng “ thi gì học nấy”

Vì để tạo ra giờ học âm nhạc chất lượng được nâng cao và tạo hứng thú cho học sinh tôi xin đã sử dụng một số biện pháp được trình bày cụ thể như sau:

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

- Sử dụng hình ảnh trực quan.

- Phát huy năng lực cá nhân và hoạt động nhóm.

- Phát huy tính sáng tạo.

- Tổ chức trò chơi

3.1 Sử dụng hình ảnh trực quan

- Hình ảnh trực quan là biện pháp giúp học sinh ghi nhớ thông tin qua hình ảnh

- Đối với mạch nội dung Đọc nhạc muốn học sinh học thực hiện được thì đầu tiên học sinh phải biết nốt nhạc, phải ghi nhớ vị trí nốt nhạc trên khuông, phải biết hình nốt nhạc và nhớ các kí hiệu âm nhạc

- Vì vậy ở phòng học bộ môn thay vì trang trí những hình ảnh sinh động cho đẹp mắt thì tôi treo các khí hiệu âm nhạc để nhắc nhở các em nghi nhớ hàng ngày

-Mỗi đầu tiết học sau khi cho học sinh khởi động tôi sẻ cho học sinh đọc nốt nhạc để các em ghi nhớ

Trang 5

Tôi có thăm quan một số trường ở trong huyện thường các phòng học bộ môn hình ảnh này được treo ở cuối lớp hoặc bên hông, nhưng trong phòng học

âm nhạc của nhà trường tôi đã cho treo khuông nhạc có kí hình nốt nhạc và các

kí hiệu trường độ ngay bên trên bảng có chú thích, để mỗi lần các em vào lớp đều có thể nhìn thấy và ghi nhớ

Tranh ảnh trực quan

3.2 Phát huy năng lực cá nhân và hoạt động nhóm.

-Như chúng ta đã biết môn nghệ thuật âm nhạc là môn năng khiếu, tuy nhiên với đối tượng là học sinh THCS thì trong các lớp học không phải học sinh nào cũng có năng khiếu hát hay tập đọc nhạc Vì vậy nếu với những học sinh không có năng khiếu về hát hay đọc nhạc mà giáo viên cứ bắt buộc học sinh phải thực thực hiện nội dung một cách cứng nhắc thì sẻ dẫn đến học sinh không thích và không muốn học

- Vì vậy giáo viên viên cần nắm bắt được đối tượng học sinh để có phát huy năng lực của từng học sinh để có thể lôi cuốn tất cả học sinh vào tiết học của mình

-Đối với mạch nội dung đọc nhạc ngoài việc đọc nốt nhạc, hát lời ca thì việc học sinh gõ được tiết tấu là bước vô cùng quan trọng Vì các em muốn đọc được đúng giai điệu của bài tập đọc nhạc thì các em phải nắm được phách và tiết tấu của bài Vì vậy để phát huy được năng lực của học sinh giáo viên để học sinh tự tìm tòi ra nguyên lý và ghi nhớ lâu, thay vì phương pháp truyền thống trước đây giáo viên gõ trước học sinh thực lại sau thì tôi chọn biện pháp

- Học sinh đã biết hết hình nốt nhạc tôi sẻ yêu cầu học sinh đọc hình nốt nhạc có trong bài theo giáo viên chỉ định Sau khi học sinh đọc được hình nốt nhuần nhuyễn giáo viên yêu cầu học sinh đọc hình nốt kết hợp vỗ tay theo

- Khi học sinh thực hiện được yêu cầu từ đó giáo viên giới thiệu với học sinh như vậy là chúng ta vừa thực hiện việc gõ tiết tấu của bài tập đọc nhạc và

Trang 6

giải thích thế nào là gõ tiết tấu ( Gõ tiết tấu là gõ lên tất cả các nốt nhạc mà chúng ta đọc)

- Sau khi học sinh đã đọc hình nốt vừa gõ tiết tấu bằng tay thì giáo viên có thể cho đưa thêm nhạc cụ gõ như thanh phách vào cho học sinh thực hiện

- Để phát huy năng lực cảu từng học sinh giáo viên có thể chia học sinh theo nhóm năng lực Nhóm đọc nhạc, nhóm hát lời, nhóm gõ tiết

- phương này sẻ lôi cuốn được tất cả học sinh vào tiết học, sẻ giúp học sinh ghi nhớ lâu, và tạo thành lối mòn trong tiềm thức của học sinh, từ đó học sinh dễ dàng áp dụng vào các bài tập đọc nhạc sau và tạo hứng thú cho tất cả học sinh trong lớp

Ví dụ: bài tập đọc nhạc số 1:

Học sinh tự đọc hình nốt theo hướng dẫn của giáo viên, vừa đọc hình nốt vừa vỗ tay Sau khi cho học sinh đọc bài và chia theo nhóm năng lực để học sinh thực hiện

Hình ảnh học sinh đọc nốt nhạc và vỗ tay

- Ngoài ra với mạch nội dung tập đọc nhạc ngoài việc gõ được tiết tấu học sinh cần gõ được phách của bài theo tính chất số chỉ nhịp

- Sau khi học sinh được tiết tấu giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhạc và

gõ phách sau đó yêu cầu học sinh chỉ ra sự khác nhau giữa gõ phách và gõ tiết tâu.( gõ phách là gõ theo tích chất nhịp ví dụ như nhịp 2/4 thì mỗi nốt đen các

em sẻ gõ một cái) gõ phách là gõ đều nhau

Trang 7

Ví dụ: bài tập đọc nhạc số 1 Giáo viên sẻ yêu cầu học sinh gõ phách theo đúng tính chất một mạnh, hai nhẹ

Hướng đã học sinh đánh nhịp 2/4

Trang 8

Hình ảnh: Học sinh đánh nhịp.

- Sau khi học sinh đã thực hiện được cả ba nội dung giáo viên có thể chia học sinh hình thành các nhóm để thực hiện

- Yêu cầu thực hiện cả ba cách hòa vào với giai điệu bài tập đọc nhạc

- Để phát huy năng lực từng học sinh giáo viên cho học sinh chia theo nhóm năng lực của các em như nhóm gõ tiết tấu, nhóm đọc nhạc, nhóm chỉ huy

Hình ảnh: Học sinh kết hợp gõ phách, gõ tiết tấu và đánh nhịp kết hợp

Trang 9

- Sạu khi thực hiện cả lớp giáo viên có thể gọi học sinh lên bảng theo nhóm năng lực để kiểm tra nhận xét cho điểm

Hình ảnh kiểm tra học sinh theo nhóm năng lực

Cách học này không những làm giờ học đạt hiệu quả cao, không khí lớp sôi nỗi mà học sinh còn thi đua với nhau để thực hiện tốt phần nhiệm vụ của mình Vì các em được làm đúng năng lực sở thích cá nhân nên từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh

3.3 Phát huy tính sáng tạo.

- Ngoài ra như chúng ta thấy mạch nội dung Đọc nhạc ở chương trình sách giáo khoa 6 sách kết nối trí thức hầu hết các bài đọc nhạc không có lời ca

- Vì vậy để phát huy tính sáng tạo trong học sinh đối với mạch nội dung đọc nhạc tôi hướng dẫn học sinh viết lời ca cho bài tập đọc nhạc

- Sau khi học sinh đọc nhuần nhuyển giai điệu của bài tập đọc giáo viên hướng dẫn học sinh viết lời như sau

- Gắn với từng chủ đề trong chương trình sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh viết theo chủ đề như

+ giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo chủ đề như quê hương đất nước , thầy cô, mái trường

- ví dụ như bài tập đọc nhạc số 3 ở chủ đề 5 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết về chủ đề ca ngợi quê hương đất nước

Học sinh đặt lời cho bài tập đọc nhạc số 3

Trang 10

hướng dẫn học sinh cách gieo vần khi đặt lời cho bài tập đọc nhạc như: Cách gieo vần ở các nốt cao thì các em nên dùng thanh trắc( gồm những chữ có dấu sắc, dấu hỏi dấu ngã, ở những âm thấp thì các nên dùng thanh bằng ( là những chữ có dấu huyền hoặc không dấu)

Các em học sinh đã đặt lời mới cho bài tập đọc nhạc số 5

- Có thể lời ca học sinh đặt chưa hay, nhưng với học sinh đây có thể là một khám phá mới, khi học sinh đặt được lời cho một bài đọc cô giáo hát lên hoặc cho cả lớp hát lên học sinh rất thích thú, hào hứng Trước tiên để khích lệ động viên học sinh giáo viên sẻ khen các em và sau đó góp ý để sữa những câu

từ phù hợp cho những bài sau hay hơn có ý nghĩa hơn

Ngoài ra để phát huy tính sáng tạo cho học sinh giáo viên còn hướng dẫn

và yêu cầu học tự lầm ra các loại nhạc cụ gõ để phục phụ cho tiết học được tốt hơn Như thanh phách, nhạc cụ gõ

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w