1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh bồi dưỡng năng lực tự học vật li cho học sinh các lớp chuyên tự nhiên

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 373,5 KB

Nội dung

Trong khi làm bài tập, do phải tự mình phân tích các điềukiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kếtluận mà bản thân rút ra được nên tư duy HS được phát

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC VẬT LÝ CHO HỌC SINH CÁC LỚP CHUYÊN TỰ NHIÊN

(Thông qua việc giải bài tập phần Động học và Động lực học chất điểm)

Người thực hiện: Lương Viết Mạnh Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Lam Sơn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo là cung cấp nguồnnhân lực cao đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Sản phẩmcủa ngành giáo dục thời kì này phải là những con người năng động, sáng tạo,chủ động tiếp cận để nắm bắt những công nghệ tiên tiến trên thế giới và áp dụngvào nước ta, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời phát

triển khoa học công nghệ nước nhà vươn lên ngang tầm với khu vực và thế giới

Năng lực tự học (NLTH) của mỗi người cần được hình thành ở mọi lứatuổi và ở nhiều cấp độ Ở lứa tuổi trung học phổ thông (THPT), năng lực tự họccủa HS cần được bồi dưỡng nhiều hơn vì học sinh (HS) ở giai đoạn này đangdần hoàn thiện về nhân cách và lối sống Hơn nữa, đây là giai đoạn quan trọng

để mỗi người lựa chọn nghề nghiệp riêng cho mình sau này Vì vậy, việc dạyhọc các môn học nói chung, môn Vật lí nói riêng ở bậc THPT và đặc biệt là họcsinh trường chuyên, cần đề cao yêu cầu bồi dưỡng khả năng tự học của HS Mônvật lí ở trường phổ thông có lợi thế là hệ thống bài tập đa dạng và liên hệ nhiềuvới thực tế Đặc biệt, các bài tập phần Cơ học thường gắn với kinh nghiệm củachính bản thân HS Trong khi làm bài tập, do phải tự mình phân tích các điềukiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kếtluận mà bản thân rút ra được nên tư duy HS được phát triển, năng lực làm việc

tự lực của họ được nâng cao, tính kiên trì được phát triển

Đối với học sinh các lớp chuyên khối khoa học tự nhiên ở trường THPTChuyên Lam Sơn, thì việc dạy học hướng cho học sinh hiểu rõ bản chất của hiệntượng nói chung và Vật lí nói riêng là rất cần thiết Vì thế, trong qúa trình hướngdẫn HS giải bài tập vật lí, giáo viên (GV) có thể tổ chức cho HS rèn luyện các kĩnăng tự học, qua đó dần dần bồi dưỡng năng lực tự học cho các em, giúp giảmbớt sự phụ thuộc của các em vào GV

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn vấn đề viết SKKN để trao đổi là:

“Bồi dưỡng năng lực tự học cho HS các lớp chuyên Tự nhiên thông qua việc giải bài tập phần Động học và Động lực học chất điểm”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc giải bài tập phần Động học và Động lực học, theo hướngphát triển năng lực tự học của học sinh, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượngdạy học vật lí ở trường THPT chuyên Lam Sơn

Trang 3

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức dạy học và bồi dưỡng năng lực tự họccho học sinh trong dạy học vật lí

- Khảo sát thực trạng tổ chức dạy học và bồi dưỡng năng lực tự học chohọc sinh trong dạy học vật lí ở lớp chuyên tự nhiên, trường THPT chuyên LamSơn

- Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học và bồi dưỡng năng lực tự học chohọc sinh trong dạy học vật lí

- Thiết kế và tổ chức dạy học một số kiến thức phần Động học và Động lựchọc chất điểm

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả củaviệc tổ chức dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu các tài liệu nhằm hệ thống hoá

cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học Vật lí theo hướng bồi dưỡng NLTH chohọc sinh

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá thực trạng bồi dưỡng NLTH

trong dạy học môn Vật lí cho HS

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để

đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất

- Phương pháp thống kê toán học: Phân tích, xử lý các số liệu thu được

qua thực nghiệm

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.1 Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hướng vào việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

a Khái niệm phát triển bài tập vật lí

Vấn đề phát triển bài tập vật lí liên quan đến hai khái niệm:

- Bài tập cơ bản: Là bài tập mà khi giải chỉ sử dụng một đơn vị kiến thức cơbản (một khái niệm hoặc một định luật vật lí), có sơ đồ cấu trúc như sau:

- Bài tập tổng hợp: Là bài tập mà khi giải cần phải sử dụng từ hai đơn vịkiến thức cơ bản trở lên Như vậy bài tập tổng hợp là tổ hợp của các bài tập cơbản Thực chất việc giải bài tập tổng hợp là việc nhận ra các bài tập cơ bản cótrong bài tập tổng hợp đó

- Phát triển bài tập vật lí: Là biến đổi một bài tập cơ bản thành các bài tậptổng hợp theo các phương án khác nhau

b Phát triển bài tập vật lí

Việc phát triển bài tập vật lí cần trải qua các hoạt động: Chọn bài tập cơbản; phân tích cấu trúc của bài tập cơ bản; mô hình hóa bài tập cơ bản Từ đóphát triển bài tập từ bài tập cơ bản theo các phương án khác nhau

Chọn bài tập cơ bản là hành động có tính quyết định cho việc củng cố kiếnthức, kĩ năng nào Hành động này bao gồm việc: xác định mục tiêu (Cần củng

cố kiến thức cơ bản nào? Nội dung của kiến thức đó là gì? Phương trình liên hệcác đại lượng, công thức biển diễn … có dạng nào?); chọn hoặc đặt đề bài tập;xác định dữ kiện, ẩn số; mô hình hóa đề bài và hướng giải

Từ bài tập cơ bản, có thể phát triển thành những bài tập tổng hợp muônhình muôn vẻ Về mặt lí luận có thể khái quát thành 5 phương án phát triển bàitập như sau:

- Hoán vị giả thuyết và kết luận của bài tập cơ bản để được bài tập khác có

Trang 5

Loại bài tập Giả thuyết Phương trình

Việc phát triển bài tập theo phương án này có các tác dụng sau:

+ Về mặt giáo dưỡng: HS nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản;

+ Về mặt phát triển năng lực tư duy: HS quen dần với lối tư duy hai chiềuthuận nghịch (tư duy biện chứng);

+ Có thể dùng để tạo các bài tập tập dượt cho HS sau khi dạy xong mộtkiến thức cơ bản nào đó, các HS khác nhau nhận được bài tập tương đương về

độ khó, vẫn dùng một kiến thức cơ bản, song suy luận toán học và logic khácnhau, yêu cầu HS phải hiểu thì mới giải được và hạn chế được sự quay cóp củacác HS ngồi gần nhau

- Phát triển giả thuyết bài tập cơ bản

Dữ kiện bài toán không liên hệ trực tiếp với ẩn số bằng phương trình biểudiễn kiến thức cơ bản mà liên hệ gián tiếp thông qua cái chưa biết trung gian a,

b, … nhờ phương trình biểu diễn kiến thức cơ bản khác Phát triển giả thuyết bàitoán cơ bản là thay giả thuyết của bài toán đó bằng một số bài toán cơ bản khácbuộc phải tìm các đại lượng trung gian là cái chưa biết liên hệ dữ kiện với ẩn số(là cái phải tìm)

Sơ đồ mô hình hóa phát triển giả thuyết:

Mức độ phức tạp của bài tập mở rộng phụ thuộc vào số bài toán trung gian(hay số cái chưa biết) Tùy thuộc vào đối tượng HS mà có thể tăng hoặc giảm sốbài toán trung gian

- Phát triển kết luận bài tập cơ bản

Dữ kiện a1, a2 KTCB a Cái chưa biết a

fa(a1, a2, a)

Dữ kiện b1, b2 KTCB b Cái chưa biết b

fa(a1, a2, a)

KTCB (a, b,x) Cái phải

tìm x

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ mô hình hóa việc phát triển giả thuyết bài tập cơ bản

Sơ đồ 2.2 Sơđồ biểu diễn việc hoán vị giả thuyết và kết luận

bài tập cơ bản

Trang 6

Giả thuyết

a, b, c

Cái chưa biết a

a1, a2

Cái chưa biết ax

ax1, ax2

Cái chưa biết b

Cái chưa

biết bx

bx1, bx2

Cái chưa biết c

c

1 , c

2

Cái chưa biết cx

c

x1 , c

x2

Kết luận x

Cái cần tìm (ẩn số) không liên hệ trực tiếp với dữ kiện bằng một kiến thức

cơ bản mà thông qua các ẩn số trung gian Phát triển kết luận là thay kết luậncủa bài toán cơ bản bằng một số bài toán cơ bản trung gian X, Y, … liên kết dữliệu a, b, c … và các ẩn số x1, y1, …

Sơ đồ mô hình hóa phát triển kết luận:

Mức độ phức tạp của bài tập mở rộng phụ thuộc vào số bài toán trung gian(số ẩn số bài toán trung gian)

- Đồng thời phát triển giả thuyết và kết luận của bài tập cơ bản

Sơ đồ mô hình hóa:

Trong sơ đồ trên, các gạch nối là những kiến thức cơ bản, chiều mũi tên làhướng phát triển bài toán

- Đồng thời phát triển giả thuyết, kết luận và hoán vị giả thuyết, kết luận

Từ những bài toán đã được đồng thời phát triển giả thuyết và kết luận theophương án trên, tiếp tục hoán vị giả thuyết và kết luận để được những bài toánkhác có độ khó tương đương

Phát triển bài tập vật lí vừa thực hiện tốt chức năng giáo dưỡng (ôn tập,củng cố, hệ thống hóa kiến thức) vừa góp phần phát triển năng lực tư duy logic,

Dữ kiện a, b, c

Ẩn số trung gian X

Ẩn số trung gian Y

f(X,x1) KTCB x1

Ẩn số

x1f(Y,y1)

Trang 7

tư duy biện chứng, tư duy sáng tạo, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, viếtcho HS Việc yêu cầu HS tự đặt các đề bài tập để phát triển bài tập vật lí (sángtạo các bài tập mới trên cơ sở bài tập cơ bản) là biện pháp biến HS từ thụ độnggiải bài tập thành chủ động giải bài tập và hệ thống hóa bài tập; tức là biến họcthành tự học Vì thế, có thể nói rằng một hệ thống bài tập được xây dựng theohướng phát triển bài tập vật lí nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần bồi dưỡngnăng lực tự học cho HS

2.1.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

Quy trình xây dựng hệ thống bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực

tự học cho HS trải qua các bước sau:

- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản của chương và xây dựng hệthống bài tập định tính liên quan đến các kiến thức cơ bản này

- Xác định hệ thống bài tập tính toán cơ bản của chương: xác định kiếnthức cơ bản, các phương trình biểu diễn; lựa chọn bài tập cơ bản, mô hình hóabài tập

- Khái quát hóa phương pháp giải bài tập cơ bản và phân tích bài tập: Các

dữ kiện a, b, c, … liên hệ với x bằng phương trình kiến thức cơ bản f(a, b, c, x)

= f Nắm được phương trình này sẽ giải quyết được hàng loạt bài tập khác

- Phát triển bài toán bằng cách hoán vị giả thuyết và kết luận của bài tập cơbản để được bài tập cơ bản khác có độ khó tương đương

- Phát triển bài tập cơ bản theo cách phát triển giả thuyết bài tập cơ bảnhoặc phát triển kết luận bài tập cơ bản

- Tiếp tục phát triển bài tập theo hai hướng cuối đã nêu trên Lúc này, độkhó và tính phức tạp của các bài tập đã được nâng lên mức độ cao hơn nhiều sovới bài tập cơ bản ban đầu

Khi phát triển bài tập vật lí từ bài tập cơ bản, GV cố gắng đưa vào các bàitập có liên quan đến đồ thị, bài tập thí nghiệm để đảm bảo tính đa dạng của hệthống bài tập, cũng như góp phần thực hiện mục tiêu môn học và mục tiêu rènluyện các kĩ năng tự học cho HS

2.1.3 Tăng cường sử dụng bài tập vật lí trong quá trình dạy học

Trong dạy học từng đề tài cụ thể, GV phải dự kiến chi tiết kế hoạch sửdụng hệ thống bài tập đã lựa chọn Trong đó, cần tăng cường sử dụng bài tập ởcác khâu khác nhau của quá trình dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến thứcmới, củng cố, hệ thống hóa, kiểm tra và đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS

Trang 8

- Tăng cường sử dụng bài tập ở khâu nêu vấn đề

GV nên chọn những câu hỏi hay bài tập chứa đựng tình huống có vấn đề.Câu hỏi nêu vấn đề là những câu hỏi gây ra cho HS những khó khăn về nhậnthức mà không thể dùng những kiến thức cũ để trả lời, đồng thời câu hỏi phảivừa sức để HS có thể trả lời được Các câu hỏi phải đảm bảo điều kiện gây được

sự ngạc nhiên, gây hứng thú đầu tiên về nhận thức, phải thể hiện được mối liên

hệ giữa câu hỏi với kiến thức cũ và kiến thức cần tìm Còn bài tập nêu vấn đề lànhững bài tập mà nội dung của nó chứa đựng những vấn đề cần giải quyết trongtiết học GV nên tìm cách liên hệ những vấn đề này với thực tiễn và đưa vào bàitập vì những bài tập có nội dung thực tế như vậy thường dễ dàng kích thíchđược không khí học tập sôi nổi, hào hứng của HS

Như vậy, với việc đặt câu hỏi hay bài tập chứa đựng tình huống có vấn đề

từ đầu bài và gợi ý, hướng dẫn HS lần lượt giải quyết những vấn đề đặt ra ở đầutiết học, GV có thể làm cho HS hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa vật lí của hiện tượng,đồng thời rèn luyện cho họ năng lực tự làm việc một cách sáng tạo, chuẩn bị cho

họ khả năng giải các bài tập có tính sáng tạo ở mức cao hơn

- Tăng cường sử dụng bài tập ở khâu hình thành kiến thức mới

Ở khâu nghiên cứu kiến thức mới thì BT được sử dụng chủ yếu là các BTnhằm định hướng cho việc hình thành kiến thức mới Khi tổ chức nghiên cứukiến thức mới, có thể tăng cường sử dụng BT theo hướng bồi dưỡng NLTH cho

HS bằng cách chia nội dung kiến thức cần nghiên cứu thành những đơn vị kiếnthức nhỏ Để HS có thể chiếm lĩnh được những đơn vị kiến thức đó, GV đặt các

đề bài tập tương ứng và yêu cầu HS giải quyết Trong các bài tập này, ngoàimục tiêu về kiến thức, GV còn phải hướng đến mục tiêu rèn luyện các kĩ năng tựhọc cho các em

- Tăng cường sử dụng bài tập ở khâu vận dụng, củng cố

Sau khi hình thành kiến thức mới cho HS, GV có thể sử dụng ngay các bàitập định tính hay những bài tập tính toán tập dượt để cho HS có điều kiện vậndụng kiến thức vừa học Những bài tập được lựa chọn phải là những bài tập cơbản, đặc trưng cho kiến thức đó GV tổ chức cho HS tự lực tìm tòi giải quyếtvấn đề đặt ra trong bài tập và lưu ý đến những HS yếu, kém để đưa ra những gợi

ý, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo cho phần lớn HS trong lớp biết cách giải bài tập

cơ bản Việc giải bài tập cơ bản vừa có tác dụng tập dượt và ghi nhớ kiến thức

cơ bản, vừa là nền tảng để HS giải được những bài tập mở rộng hơn liên quanđến cùng kiến thức đó

Trang 9

Do nhiều nguyên nhân, việc củng cố kiến thức nội dung bài học đa số là do

GV tranh thủ thời gian ít ỏi còn lại của tiết học để trình bày, HS thụ động nghegiảng và ghi chép Nhưng để góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, GVcần tính toán thời gian hợp lí để dành thời gian cho việc củng cố kiến thức vàcông việc này nên để HS tham gia thực hiện GV có thể nêu ra các bài tập củng

cố mà những câu hỏi đặt ra trong đó chính là những vấn đề đã được đặt ra từ đầubài học HS phải vận dụng những kiến thức vừa nghiên cứu cùng những kiếnthức cũ liên quan để giải quyết

2.1.4 Tổ chức hoạt động giải bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

Để hoạt động giải bài tập trên lớp có hiệu quả cần phối hợp chặt chẽ hoạt động của thầy và trò Quy trình đó có thể tóm tắt như sau:

• Tạo tình huống để HS tiếp cận

và rõ vấn đề đặt ra trong đề bài tập,

nhận thấy được công việc phải làm

• Tiếp cận và tích cực tìm hiểu đểnhận biết những hiện tượng được mô

tả trong đề bài tập, xác định đượcnhững vấn đề cần giải quyết

• Đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ

hiểu đề bài của HS đạt đến đâu Từ đó

đưa ra những gợi ý và có sự định

hướng phù hợp (Ở giai đoạn này, GV

cần hướng dẫn HS lập được sơ đồ

diễn tả tiến trình giải bài tập đang xét)

• Trả lời các câu hỏi của GV theomức độ hiểu biết của mình; lắng nghenhững gợi ý và định hướng của GV để

đề ra những công việc phải làm để giảiđược bài tập

• Giao nhiệm vụ học tập: chia bài

tập ra thành nhiều vấn đề nhỏ và giao

việc cho các nhóm HS giải quyết (Cần

chú ý đến khả năng của các HS trong

mỗi nhóm để giao việc tương xứng)

Phương tiện hỗ trợ là các phiếu học

tập

• Tiếp nhận nhiệm vụ qua phiếuhọc tập GV giao cho

• Hướng dẫn HS hoạt động: Đọc

sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu

tham khảo, tổ chức thảo luận nhóm

để giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể,

qua đó dần dần giải được bài tập

• Đọc sách giáo khoa, tái hiện,suy nghĩ, sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảoluận để tìm hướng giải và tiến hànhgiải bài tập

• Theo dõi sự tự học của các em, • Phát huy tính tích cực, sự nỗ lực

Trang 10

giải đáp thắc mắc và đặt các câu hỏi

bổ sung khi cần thiết

sáng tạo, trao đổi với bạn bè, hỏi GV

để giải quyết các nhiệm vụ học tập

• Phân tích, bổ sung, khẳng định

những điểm đúng, phê phán những

thiếu sót, sai lầm, hướng dẫn các kĩ

năng, thủ thuật giúp cho việc giải bài

tập nhanh hơn và hiệu quả hơn

• Sửa chữa, hoàn thiện bài giải,

hệ thống hóa phương pháp giải các bàitập cùng dạng

Muốn tổ chức tốt các hoạt động giải bài tập vật lí cho HS thì GV phải vậndụng có hiệu quả các phương pháp dạy học Trong quá trình chuẩn bị giáo án,

GV đã dự kiến các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức được sửdụng trong giờ học Khi đứng lớp phải làm sao thể hiện được những điều đãchuẩn bị một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo

Nhìn chung, trong thực tiễn dạy học, các phương pháp luôn luôn được sửdụng trong dạng phối hợp với nhau, tùy theo nghệ thuật sư phạm của ngườithầy Để giúp các em tự học tốt, GV có thể sử dụng phối hợp có hiệu quả cácphương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm và thực hành

Mặt khác, các hình thức tổ chức dạy học, các dạng hoạt động cũng cần

được phối hợp một cách hợp lý Kết hợp hình thức bài lớp với hình thức học tập

theo nhóm tại lớp, phối hợp dạng hoạt động chung có tính chất tập thể, toàn lớp,với hoạt động cá nhân và hoạt động tổ nhóm Điều đó vừa phát huy được tínhtích cực, tự lực cá nhân, vừa giúp đỡ, phối hợp với nhau trong học tập, thỏa mãnnhu cầu giao tiếp của mỗi HS làm cho họ vui vẻ, hứng thú Trong điều kiện đó,

GV sẽ có dịp đi sát các em hơn và giúp đỡ họ học tập có hiệu quả hơn

2.1.5 Cải tiến kĩ thuật giao bài tập về nhà

Bài tập về nhà là một phần của bài học dùng để nhắc nhở HS phải làm gìsau giờ học và giúp HS hiểu kĩ hơn những gì đã được học trên lớp Bài tập lànhững nhiệm vụ cụ thể mà HS phải hoàn thành trong một khoảng thời gian chophép

Đa số HS không làm bài hoặc ngại làm bài tập được giao có thể chỉ vì bàitập không được hiểu đúng Sau đây là vài điểm hữu ích có thể giúp GV cải tiến

kĩ thuật giao bài tập về nhà cho HS

- Bài tập nên rõ ràng và cụ thể

Mức độ làm bài tập chăm chỉ của HS phụ thuộc vào sự hiểu biết của HSđối với nhiệm vụ mà các em được giao Vì thế, cần giải thích bài tập một cáchcặn kẽ và rành mạch bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu Cần hướng dẫn đầy đủ

Trang 11

cho HS với các câu hỏi gợi ý, với những nguồn thông tin chính xác và lờikhuyên nên làm thế nào để HS có thể hoàn thành bài tập.

- Cần có sự liên hệ mật thiết giữa bài tập và bài học mà HS đang học

Bài tập cần được phát triển từ bài học trước hoặc bài học hiện tại, thể hiệntính logic khoa học và phù hợp với những hoạt động của bài học Bài tập khôngliên quan gì với những điều mà HS đang làm ở trên lớp có thể bị HS coi làkhông thích hợp và lãng phí thời gian Do đó, nên làm cho HS nhận thức đượcgiá trị cũng như mục đích của bài tập mà chúng phải làm

Hệ thống bài tập về nhà mà GV giao cho HS nên là những bài tập đượcphát triển (mở rộng) từ bài tập cơ bản đã được giải trên lớp HS có thể phát huynhững kĩ năng đã được rèn luyện khi giải bài tập cơ bản và kết hợp vỡi những kĩnăng sẵn có của bản thân để lần lượt giải quyết các bài tập này

- Bài tập phải phù hợp, tương xứng với khả năng của HS

Điều cấp thiết là sự sẵn sàng làm bài tập của HS phải được đánh giá Bàitập quá đơn giản và quá dễ sẽ không khuyến khích được HS Bài tập quá khó sẽlàm cho HS trở nên chán nản hoặc có thể sẽ nhờ người khác làm hộ

Một hệ thống bài tập được xây dựng bằng việc phát triển BTVL từ các bàitập cơ bản bao gồm các bài tập được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơngiản đến phức tạp Vì thế, mức độ tương xứng với khả năng của HS khá cao.Năng lực giải bài tập vật lí của HS cũng có thể được đánh giá thông qua sốlượng bài tập các em giải được trong hệ thống bài tập này

- Bài tập cần hấp dẫn và thú vị

Bài tập hấp dẫn và thú vị sẽ là những bài tập thách thức sự sáng tạo và suynghĩ thông minh của HS Do đó, các hoạt động đòi hỏi sự cân nhắc, luận giải,đánh giá nên được sử dụng trong bài tập

- Nên phân đủ thời gian cho việc giao bài tập về nhà

Không có thời điểm nào được xem là thời điểm tốt nhất để giao bài tập vềnhà Bài tập có thể được giao vào bất cứ lúc nào của tiết học: ngay khi bắt đầu,khi đang giảng bài hoặc là vào cuối giờ học Trong thực tế dạy học, không ít GVgiao bài tập về nhà một cách vội vã trước khi hết giờ học Ví dụ, chúng ta có thểnghe các GV nói: “Hãy làm các bài tập ở trang 16, 17 trong sách giáo khoa và

đọc trước bài Khảo sát chuyển động thẳng để chuẩn bị cho tiết học sau”…

Những bài tập được giao một cách thiếu cẩn thận như vậy sẽ có khả năng khôngđược hoàn thành, bởi vì HS rất dễ quên Chính vì vậy, cần có đủ thời gian đểgiải thích cặn kẽ từng bài tập cũng như giải thích những điều liên quan đến bài

Trang 12

- Cân nhắc về thời gian đủ để HS có thể hoàn thành bài tập

Các HS sống trong các hoàn cảnh và điều kiện rất khác nhau Sau một buổi(hoặc một ngày) học ở trường, HS đều trở về nhà Trong khi những HS sốngtrong những gia đình có điều kiện có thể tập trung thời gian cho việc học thì một

số em khác sống trong những gia đình thiếu thốn phải làm rất nhiều việc Các

em khó có thể có thời gian cần thiết để hoàn thành bài tập được giao Thêm vào

đó, một HS thông minh sẽ cần thời gian để hoàn thành bài tập ít hơn một HSbình thường hoặc chậm hiểu Cũng cần nhớ rằng, HS không chỉ phải hoàn thànhmột loại bài tập Các em còn có những môn học khác và những GV khác cũngđòi hỏi HS phải hoàn thành những bài tập quan trọng

2.1.6 Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá luôn luôn có vai trò rất quantrọng, là một nhân tố cấu thành của quá trình dạy học; là một biện pháp thuthông tin phản hồi, từ đó điều chỉnh cả quá trình dạy học cho phù hợp với mụctiêu, góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện, củng cố hệ thống tri thức và cácphương pháp học tập; kích thích HS luôn vươn tới đạt kết quả cao trong học tập

Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là một động lực, thúc đẩy quá trình đào tạo và tựđào tạo

Ngày nay quan niệm hiện đại về dạy học là dạy cách học, nghĩa là dạyphương pháp: Phương pháp luận, phương pháp nhận thức, phương pháp tự họcthì kiểm tra, đánh giá không thể tiến hành như cũ Hiện nay khi cách dạy đangchuyển từ trung tâm là truyền đạt tri thức sang hướng dẫn cách học thì việc kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng tất yếu phải thay đổi theo hướng này.Việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS cần đáp ứng những yêu cầusau:

- Đổi mới nội dung kiểm tra

Việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện tri thức, lặp lại các kĩnăng đã học, mà chú trọng kiểm tra năng lực độc lập, sáng tạo, năng lực tự họccủa các em Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính toàn diện về các mặt kiếnthức, kỹ năng, thái độ, khả năng vận dụng kiến thức Ra đề kiểm tra và thi theohướng bồi dưỡng năng lực tự học, làm cho các em có thói quen rèn luyện phongcách tự học, đáp ứng yêu cầu của đề ra

Khi đánh giá kết quả học tập ngoài các tiêu chí kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,phương pháp tư duy đã xác định như hiện nay, cần coi trọng các tiêu chí sau:

Trang 13

+ Suy nghĩ độc lập, không rập khuôn một cách máy móc theo sách, theothầy.

+ Giải quyết, trình bày vấn đề sáng tạo

+ Bộc lộ kiến thức tìm tòi thông qua tự học, trao đổi với thầy, với bạn + Cập nhật những thông tin đọc được, thu thập được trong các tài liệu, cácphương tiện truyền thông và trong thực tiễn

- Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá

Để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua hình thức kiểm tra, đánhgiá, các GV cần thực hiện các yêu cầu sau:

+ Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau Ngoài việc kiểm tra định

kỳ, thi học kì nên kiểm tra thường xuyên vào đầu mỗi tiết học Điều đó có tácdụng kích thích tính tích cực học tập của HS, tránh tình trạng hàng ngày HS rất

lơ là với việc học hành, chỉ đến kỳ thi mới lao đầu vào học Đặc biệt là đối vớinhững tiết bài tập, việc kiểm tra đầu tiết kích thích HS tích cực tư duy để nhớ lạinhững gì đã học, giúp ích rất nhiều trong quá trình vận dụng kiến thức vào việcgiải bài tập của các em

+ Cần thực hiện các hình thức thi: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

+ Cần đa dạng hoá hình thức đánh giá như: Kiểm tra, thi, làm bài tập thựchành…

- Đổi mới khâu chấm, chữa bài, đánh giá kết quả học tập

Xưa nay, đánh giá kết quả học tập là việc làm của GV, HS là đối tượngđược đánh giá Trong dạy học theo hướng tổ chức để giúp HS tự học, việc bồidưỡng năng lực tự học cho HS được xem như một mục tiêu giáo dục, thì đồngthời với việc đánh giá của thầy cần bồi dưỡng cho trò khả năng tự kiểm tra, tựđánh giá sản phẩm học tập của mình, đánh giá lẫn nhau, để điều chỉnh cách họcsao cho có hiệu quả nhất

2.2 Thiết kế bài dạy học có sử dụng BTVL để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

2.2.1 Quy trình thiết kế bài dạy học vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua việc giải BTVL

2.2.1.1 Xác định mục tiêu bài dạy học

Mục tiêu bài học là những gì HS cần phải hiểu rõ, phải nắm vững và đạtđược sau mỗi bài học về cả ba lĩnh vực kiến thức, kĩ năng, tình cảm và thái độ Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà HS phải thể hiện ra khi họcmột kiến thức cụ thể, phải nêu rõ các công việc và mức độ hoàn thành của HS,

Trang 14

phải viết chi tiết và cụ thể Vì vậy, mục tiêu bài học được bắt đầu bằng các động

từ hành động (nêu được, xác định được, quan sát được, đo được, giải được …) Khi viết mục tiêu bài học, GV cần đọc kĩ sách giáo khoa, chuẩn kiến thức

và kĩ năng ở trong chương trình THPT môn Vật lí, kết hợp với các tài liệu thamkhảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗimục Căn cứ vào hệ thống câu hỏi và bài tập, nêu các kết luận cần xây dựng củabài và các câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng Trên cơ sở đó xác định cái đích cầnđạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ Một bài dạy học hướng vào việcbồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua việc giải bài tập vật lí cần chú ýđến các mục tiêu về kĩ năng tự học

2.2.1.2 Xác định kiến thức cơ bản và lựa chọn bài tập cơ bản

Kiến thức cơ bản là những kiến thức tạo thành nội dung chính của bài học,những kiến thức vạch ra được bản chất của sự vật, hiện tượng

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếplại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thứccủa bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm này làhết sức cần thiết, nó giúp người GV tránh hiện tượng ôm đồm kiến thức, làmcho tiết học nặng nề đối với HS hoặc quá tóm lược SGK, không đảm bảo truyềnthụ đầy đủ cho HS những kiến thức cần thiết Tuy nhiên, không phải bài nàocũng tiến hành được mà tùy vào từng bài cụ thể

Khi chọn lựa kiến thức cơ bản, cần tham khảo phần tóm tắt kiến thức củatừng chương, từng bài và hệ thống câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài Qua đó, GVcũng có thể xác định được những câu hỏi, bài tập liên quan đến kiến thức cơ bảncủa bài học Trên cơ sở đó, lựa chọn được bài tập cơ bản để từ đó phát triểnthành hệ thống bài tập hỗ trợ cho HS trong việc củng cố, vận dụng kiến thức vàrèn luyện các kĩ năng tự học

2.2.1.3 Xây dựng hệ thống bài tập hướng vào việc rèn luyện các kĩ năng

tự học cho HS

Xây dựng hệ thống bài tập theo quy trình đã trình bày ở trên Cần lưu ý đếnnhững điểm sau:

- Mục tiêu giáo dưỡng: cần củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản nào

- Nội dung vật lí của kiến thức đó;

- Trình độ, năng lực tư duy, năng lực tự học của HS và mục tiêu phát triểntương ứng;

- Thời gian tiết học và thời gian tự học ở nhà của HS

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w