SKKN cấp THPT về bài học STEM ứng dụng trong công nghệ nông nghiệp với chủ đề sản xuất thuốc trừ sâu từ thực vật Mục tiêu của sáng kiến Thiết kế giáo án và tổ chức hiệu quả bài học STEM “ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ thực vật” nhằm phát triển năng lực tự học, sáng tạo của học sinh. Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh qua đó phát triển kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đánh giá, kĩ năng tư duy logic và tư duy phản biện giúp học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn tự tin thể hiện ý tưởng của mình và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Sản xuất thành công thuốc trừ sâu sinh học từ các nguyên liệu gần gũi dễ kiếm áp dụng trong phòng trừ sâu bệnh hại tại gia đình học sinh tại địa phương.
Trang 2I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn sáng kiến:
Theo luật giáo dục 2019 – điều 30 mục 3 có nêu “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, môn học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục” thì dạy học theo định hướng STEM là một giải pháp phát huy năng lực tự
học, hợp tác, sáng tạo của người học để quá trình học tập đạt hiệu quả nhất đồngthời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Qua thực tiễn giảng dạy môn công nghệ 10 tại THPT Đồng Bành, tôi thấykiến thức công nghệ 10 có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn Tuy nhiên, đa sốhọc sinh nhớ rõ lí thuyết nhưng không giải quyết được vấn đề thực tiễn dù là vấn
đề đơn giản Nói cách khác, học sinh của chúng ta còn thiếu nhiều kĩ năng trongviệc giải quyết các tình huống thực tiễn Ngoài ra do tâm lí của học sinh coi môncông nghệ là môn phụ nên không tập trung học, không hứng thú để tìm hiểukiến thức môn học
Thực tiễn địa phương chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghệp, việc sửdụng thuốc trừ sâu hóa học rất phổ biến dù mang lại hiệu quả trừ sâu cao nhưnglại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Bên cạnh
đó mỗi năm bà con nông dân đều mất một khoản chi phí khá lớn mua thuốc trừsâu hóa học Từ thực tế trên đặt ra vấn đề cần có một loại thuốc tiêu diệt sâu hạihiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường và ít chi phí Đây là một tình huốngthực tiễn mà học sinh có thể vận dụng kiến thức công nghệ 10 phần phòng trừtổng hợp dịch hại cây trồng để giải quyết vấn đề
Từ các lý do trên, tôi xin đưa ra kinh nghiệm: Thiết kế bài học STEM
“ Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ thực vật” nhằm phát triển năng lực tự học, sáng tạo của học sinh lớp 10 tại trường THPT Đồng Bành.
Trang 3Với mục đích khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyềnthống đồng thời giúp học sinh hứng thú đối với môn học, phát huy năng lực hợptác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn củahọc sinh và hơn hết là phát huy năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đềcủa học sinh
2 Mục tiêu của sáng kiến
- Thiết kế giáo án và tổ chức hiệu quả bài học STEM “ sản xuất thuốc trừsâu sinh học từ thực vật” nhằm phát triển năng lực tự học, sáng tạo của học sinh
- Tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tronghọc tập của học sinh qua đó phát triển kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác, kĩnăng đánh giá, kĩ năng tư duy logic và tư duy phản biện giúp học sinh không chỉnắm chắc kiến thức mà còn tự tin thể hiện ý tưởng của mình và vận dụng kiếnthức đã học vào thực tiễn cuộc sống
- Sản xuất thành công thuốc trừ sâu sinh học từ các nguyên liệu gần gũi dễkiếm áp dụng trong phòng trừ sâu bệnh hại tại gia đình học sinh tại địa phương
3 Phạm vi của sáng kiến
- Đối tượng: Học sinh khối 10 trường THPT Đồng Bành
- Thời gian: áp dụng từ năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo
- Kiến thức : Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Thực hành: pha chếthuốc trừ sâu sinh học Công nghệ lớp 10
Sáng kiến này với mong muốn được hoàn thiện và mở rộng đối với một
số tiết học khác không chỉ công nghệ 10 mà còn ở cả các môn khoa học khác
II CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lí luận:
1.1 STEM là gì và dạy học STEM như thế nào?
STEM là cách viết lấy chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của các từ:Science, Technology, Engineering, Maths
Trang 4Science (Khoa học): gồm các kiến thức về Vật lí, Hóa học, Sinh học và
Khoa học trái đất nhằm giúp học sinh hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng kiếnthức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày
Technology (Công nghệ): phát triển khả năng sử dụng, quản lý, hiểu và
đánh giá công nghệ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh hiểu về công nghệ đượcphát triển như thế nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống
Engineering (Kĩ thuật): phát triển sự hiểu biết ở học sinh về cách công
nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật, tạo cơ hội để tích hợpkiến thức của nhiều môn học, giúp cho khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu Kĩthuật cũng cung cấp cho HS những kĩ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoahọc và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xâydựng các quy trình sản xuất
Maths (Toán học): phát triển ở học sinh khả năng phân tích, biện luận và
truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, cácgiải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra
1.2 Phương pháp dạy và học STEM
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thựchành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Các phương pháp giáo dục tiến bộ,linh hoạt nhất như học qua dự án – chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt làphương pháp học qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học STEM.Với phương pháp “học qua hành”, học sinh được thu nhận kiến thức từ kinhnghiệm thực hành chứ không phải từ lí thuyết Bằng cách xây dựng các bàigiảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ hiểu sâu về lí thuyết,nguyên lí thông qua hoạt động thực tế Chính những hoạt động thực tế này sẽgiúp học sinh nhớ lâu hơn Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luậntìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó
có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác Với cách học này, giáo viênkhông còn là người truyền đạt kiến thức mà là người hướng dẫn học sinh tự xâydựng kiến thức cho mình
Trang 5Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học nhữngkiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩthuật và toán học Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép
và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn có thểthực hành tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày Giáo dụcSTEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết hàn lâm và thực tiễn
Giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán học,khoa học, kĩ sư hay những kĩ thuật viên mà là phát triển cho học sinh những kĩnăng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệhiện đại ngày nay Đó chính là kĩ năng STEM Kĩ năng STEM được hiểu là sựtích hợp, lồng ghép hài hòa từ 4 nhóm kĩ năng sau:
+ Kĩ năng khoa học: Là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lí, địnhluật và các cơ sở lí thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiếnthức, để giải quyết các vấn đề trong thực tế
+ Kĩ năng công nghệ: Là sử dụng, quản lí, hiểu biết và truy cập được côngnghệ Công nghệ là từ những vật dụng hàng ngày đơn giản nhất như dao, kéo,bút chì… đến những hệ thống phức tạp như internet, mạng lưới điện quốc gia,
vệ tinh…Tất cả những thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu củacon người thì được gọi là công nghệ
+ Kĩ năng kĩ thuật: Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trongcuộc sống bằng cách thiết kế các hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất đểtạo ra sản phẩm Học sinh cần có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp đểbiết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan như: khoa học, nghệ thuật,công nghệ, kĩ thuật Khi đó các em sẽ có những giải pháp tốt nhất trong thiết kế
và xây dựng quy trình Ngoài ra, học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu
và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kĩ thuật
+ Kĩ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò củatoán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới Học sinh có kĩ năng toán học
Trang 6có khả năng thể hiện được các ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các kháiniệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày
Song song với việc rèn luyện các kĩ năng khoa học, công nghệ, kĩ thuật vàtoán học, giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiếtgiúp học sinh phát triển tốt trong thế kỉ 21 như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩnăng tư duy phản biện, kĩ năng cộng tác và giao tiếp đặc biệt là kĩ năng sáng tạo
Để có được những con người năng động, sáng tạo trong công việc, chúng
ta rất cần hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng tư duy phản biện,giải quyết vấn đề, hợp tác Các kĩ năng về kĩ thuật cho phép học sinh có thể tiếpcận những phương pháp, nền tảng để thiết kế và xây dựng các thiết bị từ đơngiản đến phức tạp mà xã hội cần hoặc đã và đang sử dụng Học sinh được cungcấp những kiến thức về công nghệ sẽ có khả năng sử dụng công nghệ thànhthạo, đem lại tính hiệu quả cao hơn, nhanh hơn, chính xác trong công việc Vìvậy, việc kết hợp giữa các kĩ năng STEM ngày càng trở nên quan trọng trongthế kỉ 21
Môn học STEM là gì?
STEM là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, côngnghệ, kĩ thuật và toán học một cách tích hợp Thông thường, các môn họcSTEM được thiết kế dưới dạng chủ đề và học sinh được học kiến thức tích hợpdựa trên chủ đề này Ví dụ, khi học một chủ đề về phòng trừ tổng hợp dịch hạicây trồng, học sinh không chỉ được nghiên cứu thế nào là phòng trừ tổng hợpdịch hại cây trồng và có những biện pháp nào phòng trừ dịch hại cây trồng màcòn được tìm hiểu về thực trạng phòng trừ dịch hại cây trồng nơi mình đang sinhsống (sinh học), học cách đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do công tácphòng trừ dịch hại cây trồng không hợp lý thông qua việc phân tích thành phầncác chất có trong môi trường (hóa học), so sánh các số liệu trong môi trường đểđánh giá mức độ ô nhiễm (toán học), tìm ra giải pháp phòng trừ dịch hại câytrồng khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương (sinh học + hóa học + côngnghệ)…
Trang 7Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì nhu cầu việc làm liên quan đếnSTEM càng lớn, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những thay đổi để đáp ứngnhu cầu của xã hội Giáo dục STEM có thể tạo ra những con người đáp ứngđược nhu cầu công việc của thế kỉ mới.
1.3 Quy trình xây dựng bài học STEM
Tiến trình bài học stem tuân theo quy trình kỹ thuật gồm các bước sau
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các môn học và cáchiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, quy trình hoặcthiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn Để lựa chọn chủ
đề của bài học
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết đểgiao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải họcđược những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựachọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết(đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ sản phẩm cần chế tạo, cần xácđịnh rõ tiêu chí của giải pháp /sản phẩm Những tiêu chí này là căn cứ quantrọng để đề xuất giả thuyết khoa học/ giải pháp giải quyết vấn đề thiết kế mẫusản phẩm
Bước 4: Xác định các yếu tố thực hiện bài học STEM
- Yếu tố về kiến thức: Khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học
- Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất: Các nguyên liệu, vật liệu, thiết bị vàdụng cụ để thực hiện
Bước 5: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Trang 8Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: Xác định vấn đề;nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất phương pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạomẫu, thử nghiệm và đánh giá; chia sẻ thảo luận điều chỉnh.
Bước 6: Đánh giá điều chỉnh cho phù hợp
Đánh giá sản phẩm và điều chỉnh cho phù hợp
Các biện pháp tiến hành
- Nghiên cứu tài liệu
- Khảo sát điều tra từ thực tế dạy và học
- Tổng hợp so sánh, đúc rút kinh nghiệm
- Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ môn,giáo viên môn Sinh, môn Hóa, trao đổi với các giáo viên trên một số diễn đàn:Diễn đàn sáng tạo giáo dục, diễn đàn dạy học tích cực, diễn đàn lớp học sáng tạo– chia sẻ và nâng tầm giá trị giáo dục
- Liên hệ thực tế trong nhà trường, áp dụng đúc rút kinh nghiệm qua quátrình giảng dạy
- Thông qua việc giảng dạy trực tiếp ở các lớp khối 10 tại trường THPTĐồng Bành trong các năm học vừa qua
- Thông qua việc tham gia các cuộc thi thiết kế bài học STEM do trường
và Sở giáo dục và đào tạo tổ chức
1.4 Mối quan hệ giữa dạy học STEM và phát triển năng lực học sinh
Mục tiêu Chương trình giáo dục THPT là giúp HS tiếp tục phát triểnnhững phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động Về năng lực
HS cần phát triển 10 năng lực chung, đặt thù gồm: Tự chủ và tự học; giaotiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn ngữ; tính toán; khoahọc; công nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất Đặc biệt là năng lực sáng tạo
để giải quyết các vấn đề thực tiễn để đào tạo những thế hệ năng động, sángtạo trong công việc đáp ứng những đòi hỏi về con người của thời đại mới
Dạy học STEM là một giải pháp phát huy năng lực sáng tạo, năng lực tựhọc, hợp tác của người học để quá trình học tập đạt hiệu quả nhất đồng thời rèn
Trang 9luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Với mỗi chủ đề STEM học sinhđược đặt trước một vấn đề thực tiễn có liên quan đến các kiến thức khoa học HSđược trải nghiệm, được tìm tòi nghên cứu với định hướng của GV, các em đượctạo điều kiện phát huy hết năng lực sáng tạo của bản thân đưa ra các giải phápgiải quyết vấn đề đặt ra.
bố trí nội dung thiết kế kỹ thuật ở cấp trung học từ đó có vai trò thúc đẩy giáodục STEM; định hướng giáo dục STEM, lĩnh vực giáo dục đang rất được quantâm trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới có vai trò đặcbiệt quan trọng thúc đẩy giáo dục STEM khi môn học này thể hiện hai (côngnghệ, kỹ thuật) trong bốn lĩnh vực giáo dục thuộc STEM Giáo dục STEM trongmôn Công nghệ được thực hiện thông qua dạy học các chủ đề, mạch nội dung,chuyên đề học tập, các dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật Giáo dục STEM tiếptục được mở rộng thông qua dạy học các chủ đề liên môn của các môn họcSTEM
Môn Công nghệ phản ánh T (technology) và E (engineering) trongSTEM: Công nghệ mang tính tích hợp, gắn với thực tiễn, liên hệ chặt chẽ vớiToán học, Khoa học; Đặc thù của Kỹ thuật, Công nghệ là hoạt động thiết kế(Design), giải quyết vấn đề, sáng tạo vì vậy có lợi thế trong giáo dục hướngnghiệp, trong đó có định hướng nghề STEM Dạy học Công nghệ quan tâm địnhhướng hành động, thực hành, sản phẩm
Tuy nhiên việc áp dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEM trongmôn Công nghệ tại trường THPT Đồng Bành còn hạn chế vì: Đây là phương
Trang 10pháp dạy học mới tích cực cần sự nghiên cứu đầu tư của giáo viên, kinh phí đểphục vụ cho việc thực hiện các bài giảng STEM, mua các dụng cụ để học sinhthực hiện còn rất khó khăn.
2.2 Thực trạng dạy học môn công nghệ 10 tại trường THPT Đồng Bành.
Qua thực tế giảng dạy môn Công nghệ 10 tại trường THPT Đồng Bànhtrong nhiều năm qua tôi nhận thấy:
- Dạy môn Công nghệ mới chỉ dừng lại ở dạy lý thuyết với phương pháptrực quan sát tranh, ảnh, video Hiện nay thiết bị còn nghèo nàn về chủng loạichỉ có vài tranh vẽ và mô hình đơn giản, thiết bị thí nghiệm chưa được đầu tư
- Về kiến thức sách giáo khoa cung cấp cho học sinh lạc hậu chưa cóthông tin về công nghệ hiện đại, tính thực tiễn ứng dụng chưa cao, chưa sát thựctế
- Các giờ học thực hành do thiếu trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất nên chủyếu là quan sát các thí nghiệm ảo trình chiếu trên tivi vì vậy kỹ năng thực hànhcủa học sinh còn yếu kém, việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn rất hạn chế.Các em không tự tin thuyết trình trước đám đông, yếu kém về các năng lực như:lập kế hoạch giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo… Vì vậy các em học môncông nghệ chủ yếu để đối phó với các kì thi còn yếu tố đam mê, yêu thích là rấtít
- Những năm gần đây việc tháo gỡ sự gò bó trong phân phối chương trình
để xây dựng các chủ đề dạy học đã tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo hơntrong việc xây dựng các phương pháp dạy học cũng như tổ chức các hoạt độnghọc tập cho học sinh xuyên suốt trong chủ đề Tạo điều kiện thuận lợi để giáoviên mạnh dạn áp dụng dạy học STEM trong môn Công nghệ 10
III NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
Trang 111.1.Thiết kế bài học STEM: “ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ thực vật” nhằm phát triển năng lực tự học, sáng tạo của học sinh lớp 10 tại trường THPT Đồng Bành.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học STEM
Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường và năng lực của học sinh để lựachọn bài học và chủ đề bài học STEM Theo kế hoạch giáo dục môn Công nghệ
10 thì sau tiết “ Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng” là tiết “Thực hành: phachế dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại” Tuy nhiên khi pha chế xong thìdung dịch này thì ít được sử dụng và nếu có thì cũng không phổ biến ở các hộgia đình vì hóa chất CuSO4 không sẵn có Hơn nữa địa phương nơi HS sinh sống
và học tập là vùng nông thôn miền núi, bố mẹ các em chủ yếu là trồng hoa màu
và các cây ăn quả do vậy thường xuyên phải đối mặt với các loại sâu phá hại câytrồng, việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học rất phổ biến dù mang lại hiệu quả trừsâu cao nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Để giúp các em vừa hứng thú với môn học vừa tạo được sản phẩm có ích chogia đình và xã hội lại vừa phát huy được sự sáng tạo và kĩ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn cuộc sống, tôi đã lựa chọn chủ đề bài học STEM “ sản xuấtthuốc trừ sâu sinh học từ thực vật” nhằm phát triển năng lực tự học, sáng tạo củahọc sinh
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Việc xác định vấn đề cần giải quyết chính là đưa ra các câu hỏi từ đó giáoviên tổ chức cho học sinh giải quyết từng câu hỏi nhỏ để ra sản phẩm cuối cùng
Với chủ đề: “Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ thực vật ” nhằm phát triểnnăng lực tự học, sáng tạo của học sinh thì các câu hỏi cần giải quyết là:
Câu hỏi khái quát: Thuốc trừ sâu sinh học đem lại những lợi ích gì? Có
thể diệt trừ được những loại sâu bệnh nào? trên đối tượng cây trồng nào?
Câu hỏi bài học: Nhóm em sẽ tiến hành sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu
sinh học từ thực vật như thế nào?
Câu hỏi nội dung:
Trang 12+ Sử dụng những nguyên vật liệu nào để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từthực vật? Vì sao nhóm em lại lựa chọn những nguyên liệu đó? Tỉ lệ của cácnguyên liệu đó?
+ Tiến hành sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ thực vật theo quy trình nào? + Cách sử dụng và bảo quản thuốc trừ sâu đó?
+ Giá thành của thuốc trừ sâu sinh học này so với các loại thuốc hiện cótrên thị trường?
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học STEM, dự kiến các sản phẩm
phẩm
1 Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là thuốc trừ sâu sinh học
- Trình bày được các nguyên liệu cần sử dụng
- Trình bày được quy trình sản xuất thuốc trừ sâu
sinh học từ thực vật; cách sử dụng và bảo quản thuốc
trừ sâu sinh học từ thực vật
Học sinh xácđịnh được các kiếnthức về thuốc trừsâu sinh học từ thựcvật
2 Kỹ năng:
- Sản xuất được thuốc trừ sâu sinh học
- Sử dụng và bảo quản được thuốc trừ sâu sinh học
- Thiết kế được poster giới thiệu về thuốc trừ sâu
sinh học
- Rèn luyện kỹ năng làm thực hành, thí nghiệm
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tổng hợp phân
tích thông tin
Quy trình Sảnxuất được thuốc trừsâu sinh học từ thựcvật
3 Thái độ, phát triển năng lực:
- Tạo hứng thú yêu thích môn học, khám phá khoa
học gắn liền với thực tiễn, giúp đoàn kết hợp tác trong
hoạt động nhóm để giải quyết công việc
- Hình thành, phát triển các năng lực của người học
- Hình thànhnăng lưc Năng lực
sử dụng công nghệthông tin, năng lựchợp tác, năng lực
Trang 13- Hình thành phẩm chất của người học.
giải quyết vấn đề,năng lực sáng tạo,vận dụng kiến thứccông nghệ vào thựctiễn
- Hình thànhphẩm chất tự tin,sống có trách nhiệm
Bước 4: Xác định các yếu tố thực hiện bài học STEM
- Yếu tố về kiến thức:
STT Lĩnh vực Kiến thức
1 Công nghệ Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, thuốc
trừ sâu sinh học
2 Sinh học Tên, đặc điểm các loại sâu hại cây trồng
Tập tính hoạt động của các loài sâu hại cây trồng
3 Kĩ thuật Thiết kế xây dựng được quy trình sản xuất thuốc trừ
sâu sinh học từ thực vật: tỏi, gừng, ớt…
4 Hóa học Các hoạt chất diệt sâu hại có trong một số loại thực vật
Toán học Xác định các loại nguyên liệu, dụng cụ
Xác định tỉ lệ các loại nguyên liệu
Tính toán chi phí mua nguyên vật liệu, giá thành sảnphẩm
- Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất:
Các nguyên liệu, vật liệu, thiết bị và dụng cụ để thực hiện
Bươc 5: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực với các loại hoạt động học:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền
Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án giải quyết vấn đề
Trang 14Hoạt động 4: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo; điềuchỉnh thiết kế ban đầu.
Hoạt động 5: Định hướng nghiên cứu cho phần tiếp theo
Bước 6: Đánh giá điều chỉnh cho phù hợp
Trong quy trình kĩ thuật, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý tưởng dựavào nghiên cứu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, mắc sai lầm,chấp nhận và học từ sai lầm và thử lại Sự tập trung của học sinh là phát triểncác giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, nhờ đó học được và vận dụng đượckiến thức mới trong chương trình giáo dục
Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sảnphẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành Các hoạt động học đó có thể được tổchức cả ở trong và ngoài lớp học
* Phần thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS- Dự
vườn rau của gia đình bị sâu
phá hoại Em hãy đề xuất các
biện pháp diệt trừ các loại sâu
+ Sử dụng thuốc hóa học
Trang 15phẩm, bị dị tật bẩm sinh… do
sử dụng thức ăn chứa dư lượng
thuốc hóa học bảo vệ thực vật
vượt quá mức độ cho phép
GV đặt vấn đề: Vậy
các em có muốn sản xuất một
loại thuốc trừ sâu có thể khắc
phục các nhược điểm của
truốc trừ sâu hóa học vừa
không gây ô nhiễm môi
trường, an toàn với người và
vẫn có tác dụng tiêu diệt sâu
hiệu quả?
GV Từ các nguyên vật liệu dễ
kiếm ở địa phương chúng ta có
thể tạo thành công thuốc trừ
- HS hào hứng tham gia,hứng thú tìm hiểu về thuốctrừ sâu sinh học
- HS hào hứngtham gia các hoạtđộng học tập, hshứng thú tìm hiểu
về thuốc trừ sâusinh học, hsmong đợi đượcthực hành sảnxuất ra sản phẩm
và thử nghiệmsản phẩm
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền – HS nghiên cứu theo nhóm ở nhà báo cáo kết quả qua nhóm zalo công nghệ của lớp
trình nghiên cứu tìm hiểu của
học sinh về thuốc trừ sâu sinh
học thông qua bộ câu hỏi nội
dung:
HS làm việc theo nhóm thuthập thông tin giải quyết
-HS hoàn thànhcác câu hỏi nộidung
+ Xác địnhnguyên vật liệunào để sản xuấtthuốc trừ sâu sinh
Trang 16+ Giá thành của thuốc trừ sâu
sinh học này so với các loại
thuốc hiện có trên thị trường?
+ Thuốc trừ sâu này dùng để
diệt trừ các loại sâu, bệnh nào?
trên đối tượng cây trồng nào?
- GV hướng dẫn các
nhóm lập kế hoạch làm việc:
+ Cần giải quyết vấn đề nào,
tìm kiếm, thu thập thông tin
những thông tin gì? ở đâu? Ai
thực hiện nhiệm vụ này?
+ Thời gian nộp báo cáo cá
nhân, thảo luận nhóm, tổng
hợp các thông tin là khi nào?
* GV theo dõi, hỗ trợ các
nhóm qua điện thoại, zalo
GV nhận báo cáo và phản hồi
các câu hỏi
HS làm việc nhóm theo sựphân công cụ thể đã đượclập kế hoạch , thu thậpthông tin, xử lí thông tin,thảo luận, hoàn thành cáccâu hỏi nội dung
HS báo cáo kết quả nghiêncứu của nhóm mình theo sơ
đồ tư duy
học từ thực vật+ Xây dựng đượcquy trình sản xuấtthuốc trừ sâu sinhhọc từ cácnguyên liệu đãchọn
+ Định lượngđược tỉ lệ phatrộn giữa cácnguyên liệu
+ Xây dựng đượchướng dẫn sửdụng ban đầu củasản phẩm
+ Tính toán vềmặt lý thuyết giáthành của 500 mlthành phẩm
Trang 17từ các trưởng nhóm; nhận xét,
bổ xung, góp ý cho báo cáo
của các nhóm; giải quyết mâu
thuẫn, giải đáp những thắc
mắc của các nhóm nếu có
+ Qua quá trìnhtìm hiểu kiếnthức HS giải đápđược các câu hỏithắc mắc ban đầu
Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án giải quyết vấn đề Thực hiện theo nhóm ở nhà
bảng phân công, chi phí thực
tế các nguyên vật liệu để tiến
hành thực hiện sản phẩm?
+ Thời gian dự kiến thực hiện
xây dựng các sản phẩm của
nhóm?
+ Phân công các cá nhân thực
hiên các nhiệm vụ cụ thể trong
quá trình thực hành
+ Thời gian dự kiến thử
nghiệm sảm phẩn trên đối
tượng sâu nào, tại địa điểm
nào
+ Phân công nhóm thiết kế
poster, quay video và cử đại
Các nhóm lập kế hoạch làmviệc và tiến hành thực hiệnsản xuất thuốc trừ sâu sinhhọc từ thực vật theo nhómtại nhà
HS: Các trưởng nhóm chocác thành viên trong nhómthảo luận để phân côngcông việc cụ thể theo kếhoạch đã lập:
- HS thực hànhtheo nhóm đảmbảo an toàn laođộng, an toàn vệsinh môi trường
- HS sản xuấtđược sản phẩmthuốc trừ sâu sinhhọc từ thực vậtvới các nguyênliệu mà nhóm đãlựa chọn
- Tiến hành thựcnghiệm sản phẩmthuốc trừ sâutrong thực tế
- Hoàn thànhposter giới thiệu
Trang 18của nhóm khi tiến hành thực
hiện sản xuất truốc trừ sâu
- HS thống nhất các tiêu chíđánh giá hiệu quả hoạtđộng nhóm cũng như cánhân trong nhóm
sản phẩm
Trang 19Hoạt động 4: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo; điều chỉnh thiết kế ban đầu Thực hiện trên lớp trong tiết 21 ( 40 phút)
* GV Tổ chức cho hs báo
cáo sản phẩm (30 phút)
- GV Tổ chức cho hs báo cáo
sản phẩm thuốc trừ sâu sinh
nhóm từ đó yêu cầu hs điều
chỉnh thiết kế quy trình cho
- GV yêu cầu HS tự đánh giá
hoạt động cá nhân, tự đánh giá
hoạt động của nhóm mình:
- HS báo cáo sản phẩm lầnlượt theo từng nhóm Mỗinhóm cử một đại diện lênthuyết trình báo cáo sảnphẩm
- Các nhóm còn lại đặt câuhỏi thảo luận nguyên nhânthành công và chưa thànhcông
+ Mỗi nhóm sử dụng phiếuđánh giá để đánh giá sảnphẩm của nhóm khác khithực hiện dự án
+ Mỗi HS sử dụng phiếu tựđánh giá để đánh giá hoạtđộng của mình khi thựchiện dự án
- HS: Thông qua quá trìnhthực tế thực hiện các nhómtrao đổi nêu các lưu ý đểthực hành thành công từ đóđiều chỉnh thiết kế quytrình
- HS rèn luyện kỹnăng:
+ Báo cáo, đánhgiá sản phẩm.+ So sánh, phântích
- HS điều chỉnhthiết kế quy trình
Trang 20Hoạt động 5: Định hướng nghiên cứu cho phần tiếp theo Thực hiện trên lớp tiết 3 ( 5 phút)
- GV định hướng mở rộng
nghiên cứu đối với HS ham
sáng tạo:
Có thể sử dụng nguyên liệu
khác để tăng hiệu quả diệt sau
hại cũng như giảm chi phí sản
xuất
- HS nghiên cứu được tiếp
nghiên cứu đượctiếp tục sáng tạo
* Phần định hướng, giao nhiệm vụ học sinh: giao ngay sau khi xác định tình huống có vấn đề
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: LẬP KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
Tên nhóm:
Công việc Ngày tiến
hành
Người Phụtrách
Theo dõi tiến độ Điều chỉnh
(nếu có)
+ Sử dụng những nguyên vật liệu nào để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ thựcvật?
+ Vì sao nhóm em lại lựa chọn những nguyên liệu đó?
+ Tỉ lệ của các nguyên liệu đó?
+ Tiến hành sản xuất theo quy trình nào?
+ Cách sử dụng và bảo quản thuốc trừ sâu đó?
+ Giá thành của thuốc trừ sâu sinh học này so với các loại thuốc hiện có trên thịtrường?
+ Thuốc trừ sâu này dùng để diệt trừ các loại sâu, bệnh nào? trên đối tượng câytrồng nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG DỰ ÁN