1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh dạy học trải nghiệm chủ đề phân bón nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh chuyên đề học tập hoá học 11

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học trải nghiệm chủ đề phân bón nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh - Chuyên đề học tập hóa học 11
Tác giả Đặng Thị Hương
Trường học Trường THPT Sầm Sơn
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT SẦM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH – CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 1

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH

– CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11

Người thực hiện: Đặng Thị Hương

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn

THANH HOÁ NĂM 2024

Trang 2

NỘI DUNG

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

Trang 3

MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Chương trình GDPT tổng thể 2018, đã đi vào hoạt động được 2 năm, mở

ra thời cơ cũng là thử thách với thầy cô trong việc thay đổi tổ chức hoạt động dạy học sao cho đảm bảo được theo yêu cầu của Nghị quyết 88/2014/QH14

“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về thể chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”

Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho HS như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học Phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Có nhiều biện pháp khác nhau để phát triển năng lực cho HS như tổ chức hoạt động trải nghiệm, sử dụng sơ đồ tư duy,

tự làm đồ dùng học tập, dạy học theo dự án… Trong đó, dạy học theo hướng trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học mới nhằm kích thích và tiếp cận năng lực học sinh một cách tốt nhất, giúp phát triển năng lực hợp tác (NLHT) cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất Hợp tác giúp mỗi người có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, tiến bộ, thành đạt trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai Bởi vậy việc phát triển năng lực hợp tác giúp các cá nhân nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc và xã hội hiện đại Vì vậy, giáo dục cần phải đào tạo được nguồn nhân lực biết phối hợp và hợp tác cao

Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH – CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 11 ”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, thiết kế và vận dụng dạy học trải nghiệm kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực cho

HS qua chủ đề “phân bón” nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày

Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn

đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả

Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Chủ đề phân bón – Chuyên đề học tập hoá học 11

Trang 4

1.4 Các phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát các nguồn tài liệu để tổng quan các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Quan sát, trò chuyện với học sinh để biết được thực trạng quá trình học hóa học cũng như năng lực hợp tác của các em thông qua bộ môn từ đó đưa ra phân tích đánh giá và định hướng tổ chức hoạt động dạy học phù hợp

Phiếu khảo sát giáo viên, học sinh

Bảng đánh giá năng lực học sinh

Nghiên cứu kế hoạch học tập hóa học của học sinh

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 5

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Hoạt động dạy học trải nghiệm

- Khái niệm: Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [1] thì: “Hoạt động

trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua

đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”

Như vậy, giáo dục trải nghiệm không chỉ giúp cho học sinh phát triển trí nhớ thông qua thực tế được tìm hiểu mà quan trọng hơn là phát triển các kĩ năng quan sát, nhận thức và tư duy; các hành vi ứng xử, cảm nhận, biểu đạt tình cảm… Đó chính là mục tiêu hướng đến phát triển toàn diện

- Đặc điểm: Dạy học trải nghiệm có những đặc điểm sau:

 Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS

 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

 Phát triển kĩ năng mềm, kĩ năng sống

 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

- Hình thức: Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018[1], đưa ra bốn hình

thức tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ yếu là

 Hình thức có tính khám phá (Thực đi ̣a – thực tế, Tham quan, Cắm tra ̣i, Trò chơi, )

 Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Giao lưu, Hô ̣i thảo, Sân khấu hoá, )

 Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao đô ̣ng; Hoa ̣t đô ̣ng tình nguyê ̣n, nhân đạo )

 Hình thức có tính nghiên cứu (Dự án và nghiên cứu khoa học, Hoạt động theo nhóm sở thích)

- Quy trình tổ chức: Quy trình dạy học trải nghiệm được chia thành các bước

với yêu cầu thực hiện như sau:

 Bước 1: Tìm hiểu HS

 Bước 2: Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề và nội dung

 Bước 3: Thiết kế lập kế hoạch giảng dạy

 Bước 4: Trải nghiệm

 Bước 5: Phân tích trải nghiệm, rút ra bài học

 Bước 6: Thiết kế bài tập áp dụng

Trang 6

Bước 7: Tổng kết

 2.1.2 Năng lực hợp tác[4]

- Khái niệm: Theo khung năng lực PISA 2015, năng lực hợp tác giải quyết vấn

đề được định nghĩa là “Năng lực của một cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả vào một quá trình mà hai hoặc nhiều người nỗ lực để cùng giải quyết một vấn đề bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và nỗ lực cần có để đưa ra giải pháp và sử dụng các kiến thức, kĩ năng và nỗ lực để có được giải pháp đó”

- Cấu trúc: Cấu trúc của năng lực hợp tác gồm 2 năng lực chính: năng lực xã

hội (sự tham gia, nêu ý kiến, điều chỉnh xã hội) và năng lực nhận thức (điều chỉnh nhiệm vụ, xây dựng kiến thức)

Mô hình cấu trúc này cho thấy năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là cơ sở tốt để xây dựng khung tiêu chí đánh giá

- Các bước hợp tác giải quyết vấn đề

 Bước 1: Xác định vấn đề theo nhu cầu của nhóm

 Bước 2: Tư duy đưa ra các giải pháp khả thi

 Bước 3: Chọn giải pháp tốt nhất với nhu cầu cảu nhóm

 Bước 4: Lập kế hoạch, phân công thời gian, địa điểm

 Bước 5: Triển khai kế hoạch

 Bước 6: Đánh giá quá trình và giải pháp

- Tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác: gồm 3 mức độ như sau:

 Mức năng lực thấp: Các cá nhân đưa ra các thông tin chưa chính xác, theo đuổi các hoạt động ngẫu hứng, chưa phù hợp, triển khai làm việc một mình, ít đóng góp giải quyết các khó khăn tiềm ẩn

 Mức năng lực trung bình: Các cá nhân đáp ứng các yêu cầu về thông tin

và minh chứng để hành động, lựa chọn các hoạt động đóng góp nhằm đạt mục tiêu nhóm, tham gia vào các vai trò được phân công và đóng góp vào chiến lược chung nhằm giải quyết vấn đề

 Mức năng lực cao: Chủ động tiếp thu ý kiến từ các thành viên, đề xướng các hoạt động chưa được triển khai và hiệu quả giải quyết các xung đột, chủ động giải quyết các khó khăn trong quá trình hợp tác làm việc

- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hợp tác:

 Khả năng giao tiếp của các thành viên trong nhóm

 Khả năng thiết lập và duy trì các hoạt động một cách hiệu quả

 Sự am hiểu về các loại hình hợp tác và các quy tắc khi làm việc nhóm

- Công cụ đánh giá năng lực của HS: Để đánh giá được năng lực của HS, GV

cần tổ chức kết hợp được các công cụ đánh giá sau: Đánh giá qua quan sát, đánh giá qua hồ sơ, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá qua bài kiểm tra

2.1.3 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học[5]

 Bước 1: Xác định chủ đề học tập trải nghiệm

Trang 7

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, đặc điểm kiến thức môn Hóa học đã được xác định trong chương trình; đặc điểm đối tượng HS; tình hình cụ thể địa phương,

GV xác định các chuẩn đầu ra cụ thể để từ đó lựa chọn các nội dung học tập cấu thành chủ đề dạy học trải nghiệm phù hợp

 Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm

Để xác định mục tiêu HS cần đạt được sau hoạt động trải nghiệm, GV cần trả lời được các câu hỏi: HS sẽ đạt được những gì sau khi tham gia chủ đề này? HS sẽ

có khả năng làm được gì? Tạo được niềm tin vào giá trị nào? Các mục tiêu cần

rõ ràng, cụ thể và có thể đo được

 Bước 3: Xác định các nội dung hoạt động trải nghiệm

Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề đã được xác định ở bước 2, từ đó xác định các nội dung hoạt động cần có trong chủ đề Thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, nôi dung và hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động Trong mỗi hoạt động cũng cần xác định mục tiêu và cách thực hiện

 Bước 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm: gồm các giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể

GV tổ chức cho HS tham gia các trải nghiệm cụ thể bằng một câu hỏi động não, một gameshow, hoặc tổ chức tham quan, dã ngoại liên quan đến nội dung cần học tập trải nghiệm…để tìm hiểu bản thân người học đã có những kinh nghiệm, khái niệm, kỹ năng nào liên quan đến kỹ năng mới sẽ được hình thành, từ đó giúp GV đánh giá được vốn hiểu biết của người học trước khi giới thiệu vấn đề mới

Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu, phản hồi

Thông qua quá trình quan sát, cảm nhận và đối chiếu, phân tích đánh giá các sự vật hiện tượng, kết nối với vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về

sự vật, hiện tượng Sau khi trải nghiệm cụ thể, HS sẽ tự mình suy nghĩ hoặc tranh luận với các HS khác về tính đúng đắn, tính hợp lý của sự việc Trong mỗi bản thân HS sẽ xuất hiện các ý tưởng, dự định về sự vật hiện tượng GV cần bao quát lớp, tạo điều kiện cho các cá nhân/ nhóm tự do trình bày các ý tưởng, kịp thời điều chỉnh, hướng HS vào hoạt động tập, giúp đỡ các em có khó khăn thông qua các phiếu nhiệm vụ, sử dụng các câu hỏi gợi ý

Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm

Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau,

GV hỗ trợ HS tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc kết quả học tập Thông qua đó HS tiếp thu kiến thức mới và xây dựng quy trình luyện tập thực hành

Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực

Từ những hiểu biết về kiến thức liên quan, những khái niệm mới đã được làm sáng tỏ và quy trình thực hành đã được xây dựng ở giai đoạn 3, HS tiến hành luyện tập, thực hành chủ động dưới sự hướng dẫn của GV Kết thúc quá trình luyện tập, HS được củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mới, qua đó hình

Trang 8

thành kinh nghiệm mới cho bản thân và kinh nghiệm này trở thành kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo

Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS

Thiết kế công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp đo được mục tiêu của chủ đề, mức

độ đạt được về phẩm chất và năng lực của từng HS, để đánh giá kết quả hoạt động

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Dạy học theo hướng trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học mới nhằm kích thích và tiếp cận năng lực học sinh một cách tốt nhất, giúp phát triển NLHT cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất Mặt khác, hóa học là bộ môn đặc thù của hoạt động trải nghiệm, là môn khoa học kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm Vì vậy, dạy học thông qua HĐTN là một phương pháp thiết thực phù hợp với đặc thù bộ môn thực nghiệm HS có khả năng tự tìm tòi, khám phá kiến thức hoặc làm việc cùng nhau trong một nhóm nhỏ

Tuy nhiên, thực trạng ở các trường THPT hiện nay nói chung, ở trường THPT Sầm Sơn nói riêng, việc vận dụng dạy học trải nghiệm còn nhiều mặt hạn chế Trong HĐTN, đa số các em chỉ được học thông qua các trò chơi, thỉnh thoảng vào phòng thí nghiệm, rất ít khi, hoặc không bao giờ được đi tham quan, trải nghiệm Các em cảm thấy rất cần được phát triển NLHT Về phía GV, việc xây dựng và tổ chức HĐTN áp dụng vào giảng dạy còn bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn, quá trình chuẩn bị mất nhiều thời gian, công sức, thời lượng tiết học có hạn, lượng kiến thức lớn trong khi dạy học vẫn theo định hướng nội dung nên rất khó để tổ chức cho HS tham gia vào nhiều hình thức trải nghiệm khác nhau Trong mục tiêu dạy học hóa học ở trường THPT, nhiệm vụ phát triển NLHT cho

HS chưa được chú trọng

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Tôi đã tiến hành nghiên cứu, áp dụng dạy học trải nghiệm chủ đề “PHÂN BÓN”- Chuyên đề học tập hoá học 11 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống – Thực nghiệm đối với lớp 11A1 Trường THPT Sầm Sơn

2.3.1 Nội dung và cấu trúc chủ đề phân bón

Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón

I Giới thiệu về phân bón: Khái niệm và phân loại; Vai trò của phân bón; Nhu cầu phân bón của cây trồng ở các thời kì phát triển

II Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam: Phân đạm; Phân lân; Phân kali; Phân hỗn hợp NPK; Phân bón hữu cơ

Bài 2: Phân bón vô cơ

I Phân loại phân bón vô cơ

II Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ

III Quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ: Sản xuất phân đạm; Sản xuất phân lân; Sản xuất phân kali; Sản xuất phân ammophos

IV Sử dụng và bảo quản phân bón vô cơ

Bài 3: Phân bón hữu cơ

Trang 9

I Phân loại

II Thành phần, vai trò, đặc điểm: Phân hữu cơ truyền thống; Phân hữu cơ sinh học; Phân hữu cơ khoáng

III Sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ

IV Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ: Phân hữu cơ truyền thống; Phân hữu cơ sinh học; Phân hữu cơ khoáng

IV Tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

2.3.2 Mục tiêu chủ đề phân bón

1 Kiến thức

- Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau

- Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam

- Phân loại được các loại phân bón vô cơ: Phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là

phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp

- Mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng

- Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ

- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng

- Phân loại được phân bón hữu cơ: phân hữu truyền thông, phân hữu cơ sinh học

và phân hữu cơ khoán

- Nêu được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ

- Trình bày được vai trò của phân bón hữu cơ, cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón hữu cơ thông dụng và một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ

- Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

2 Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, video, để tìm hiểu về các loại phân bón, việc sử dụng phân bón, quy trình sản xuất và bảo quản phân bón vô cơ, hữu cơ; tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về các loại phân bón, vai trò của phân bón, quy trình sản xuất và bảo quản phân bón vô cơ, hữu cơ; tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng các loại phân bón hiệu quả, làm thế nào để giảm thiểu tác động của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và môi trường

* Năng lực hóa học:

a Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Trình bày được:

Trang 10

- Phân bón hóa học là gì Gồm những loại nào Quy trình sản xuất, bảo quản phân bón, ưu nhược điểm của các loại phân bón

b Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, tìm hiểu SGK, tìm kiếm các cách bón phân phù hợp cho từng loại cây trong thực tiễn cuộc sống

c Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học sử dụng phân bón phù hợp với nhu cầu của cây và quá trình sinh trưởng của cây, giảm thiểu ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người

- Mục đích: Cụ thể hóa việc thực hiện nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với

hành”; Ôn lại, tiếp thu và vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cuộc sống; Góp phần đổi mới phương pháp hình thức dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động trong nhà trường; Hình thành phẩm chất, năng lực, nhân cách kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là phát triển năng lực hợp tác; Tạo không khí thân thiện,

thoải mái trong môi trường học tập

- Yêu cầu: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải hướng tới mục tiêu phát triển

năng lực cá nhân, đặc biệt là năng lực hợp tác; Các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú và việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh; Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả giáo dục; học sinh phải tích cực tham gia, chủ động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau khi tham gia hoạt

động

- Nội dung:

Nội dung 1: Tiếp cận kiến thức

Các nhóm vẽ sơ đồ tư duy Nhóm 1: Giới thiệu chung về phân bón; Nhóm 2: Phân đạm, phân lân; Nhóm 3: Phân kali và phân hỗn hợp, phức hợp; Nhóm 4: Phân bón hữu cơ

Báo cáo sản phẩm bằng hình thức trực tiếp hoặc quay sẵn video…( HS tự chọn) Hoàn thành sơ đồ tư duy 3 ngày và báo cáo sản phẩm

Nội dung 2: Hoạt động trải nghiệm

Tham quan trải nghiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: HS tham quan các đại

lý phân bón hóa học, trên đồng ruộng, trang trại rau sạch

Trồng cây trải nghiệm: HS trồng và chăm sóc cây theo yêu cầu Cây trồng được trồng và chăm sóc ở cùng điều kiện (chỉ khác nhau ở việc sử dụng hay không sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV)

Nội dung 3: Báo cáo sản phẩm trải nghiệm

Trang 11

Các nhóm báo cáo sản phẩm trải nghiệm thực tế và trồng cây trải nghiệm

Đánh giá quá trình trải nghiệm và năng lực hợp tác của HS: Thực hiện bằng phiếu chấm trực tiếp và Google form

Nội dung 4: Luyện tập củng cố

Củng cố thông qua trò chơi , làm thí nghiệm, làm bài tập…

Nội dung 5: Tham quan dã ngoại

Tham quan dã ngoại ở nhà máy sản xuất phân bón Thần Nông – KCN Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa

Nội dung 6: Kiểm tra đánh giá

Làm bài kiểm tra trên giấy

2.3.4 Chuỗi hoạt động học

Nội dung 1:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HĐ 1: Tiếp cận kiến thức

- Giáo viên đưa ra các mẫu phân bón và

giới thiệu một số nhà máy sản xuất phân

bón hóa học ở Việt Nam và Thanh Hoá

đồng thời giới thiệu một số trường đại

học có đào tạo chuyên ngành liên quan

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu được

nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện

trong dự án của mỗi nhóm

- GV tổng hợp ý kiến HS, thống nhất các

nội dung, nhiệm vụ cần trình bày

- Phổ biến cách trình bày sổ theo dõi dự án;

tiêu chí, thang điểm đánh giá sản phẩm dự

án, phân công nhiệm vụ trong nhóm

- Thảo luận để đưa ra một số đề tài

dự án

- Thảo luận đưa nội dung, nhiệm vụ

cụ thể

- Ghi nhận và hệ thống các nội dung, nhiệm vụ

- Nghiên cứu cách trình bày sổ theo dõi dự án, các tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án

-Thảo luận để đưa ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm:

Trang 12

- Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo kế hoạch

thực hiện của nhóm mình

- Nhận xét, góp ý, bổ sung

- Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện dự

án

- Gợi ý cho HS nguồn tài liệu tra cứu thông

tin để HS có thể trao đổi ( thư viện, góc học

tập của lớp, internet )

phẩm

+ Dự kiến kinh phí thực hiện

+ Viết sổ theo dõi dự án

- Nhóm trưởng từng nhóm báo cáo,

- GV thường xuyên theo dõi, đôn đốc,

hướng dẫn, phát hiện kịp thời những khó

khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù

hợp, hiệu quả, không có HS bị bỏ quên

- GV khuyến khích HS hợp tác với nhau

khi thực hiện nhiệm vụ

2 Thu thập kết quả và công bố sản

phẩm

- Yêu cầu HS nộp sản phẩm dự án cho GV

trước ngày báo cáo ít nhất 1 ngày

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả,

trình bày sản phẩm

- Lắng nghe phần thuyết trình của học sinh,

các ý kiến đóng góp, câu hỏi phản biện của

HS, GV đặt câu hỏi phản biện

-GV trợ giúp các nhóm trả lời câu hỏi phản

biện khi cần thiết

- Nhận xét, góp ý các câu hỏi và trả lời của

+ Viết sổ theo dõi dự án

- Từng nhóm phân tích, tổng hợp thông tin thu thập được, trao đổi về

- Các nhóm trình bày sản phẩm và báo cáo sổ theo dõi dự án Nhóm trưởng điều hành nhóm

- Các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, góp ý, đặt câu hỏi phản biện để làm rõ những vấn đề quan tâm về ý tưởng, nội dung, phương pháp tiến hành, cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện

dự án, bài học kinh nghiệm,

- Đại diện mỗi nhóm trả lời những câu hỏi phản biện của nhóm bạn, của GV

- HS còn lại lắng nghe, sẵn sàng bổ

Trang 13

3 Đánh giá dự án

- GV tổ chức cho HS tham giá quá trình

đánh giá (Tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau)

GV hướng dẫn HS cách đánh giá theo các

phẩm dự án của HS, kết hợp với đánh giá

của GV, tính điểm cho từng sản phẩm

- Công bố điểm của từng nhóm Tuyên

dương, khen thưởng các nhóm làm việc có

hiệu quả, sản phẩm có chất lượng; động

viên, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực làm việc

Nội dung 2: HS tự trải nghiệm thực tiễn theo nhiệm vụ của nhóm

Nhóm 1, nhóm 2: Trải nghiệm phân bón hoá học (2 nhóm làm việc độc lập)

- Tìm hiểu các loại phân bón được sử dụng tại địa phương Tìm hiểu về độ dinh dưỡng của các loại phân bón Tìm hiểu các nhà máy/công ty sản xuất phân bón (tên nhà máy/công ty)?

- Khảo sát môi trường đất tại địa phương: loại đất gì, phù hợp trồng cây gì, phù hợp sử dụng phân bón gì? Có cần xử lý đất trước khi trồng cây không? Nếu có nêu biện pháp xử lý đất? (dưới gốc độ hoá học)

-Tìm hiểu cách bón các loại phân bón thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây, với từng loại cây chuyên dụng tại địa phương đang canh tác Liều lượng bón phân cho cây?

- Chụp ảnh các loại phân bón hóa học: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ

- Chụp ảnh người dân đang sử dụng phân bón hóa học

- Quay video phỏng vấn chủ cửa hàng, chủ đại lý phân bón, phỏng vấn các nông dân trên đồng về chủ đề liên quan đến phân bón hóa học Nội dung cuộc phỏng vấn do các nhóm soạn thảo

- Trồng 2 chậu cây: 1 chậu trồng cây có sử dụng phân bón hoá học, 1 chậu trồng cây không sử dụng phân bón hoá học (Chọn cây ngắn ngày, khoảng 3 - 4 tuần, chăm sóc cây trong các điều kiện đất, chậu, ánh sáng, nhiệt độ, nước như nhau)

Trang 14

Từ đó kết luận về vai trò của phân bón đối với cây trồng và sản xuất (Có video quay quá trình trồng và chăm sóc cây) Trải nghiệm trên cánh đồng

Nhóm 3, nhóm 4: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu tại địa phương ( 2 nhóm làm việc độc lập)

-Tìm hiểu các loại thuốc BVTV và thuốc trừ sâu có trên thị trường tại địa phương Tìm hiểu tác dụng và tác hại của thuốc BVTV và thuốc trừ sâu Tìm hiểu các nhà máy/công ty sản xuất thuốc BVTV và thuốc trừ sâu (tên nhà máy/công ty)

- Tìm hiểu cách sử dụng thuốc BVTV và thuốc trừ sâu tại địa phương: Tên thuốc BVTV, thuốc trừ sâu; thời gian, gian đoạn sử dụng; liều lượng dùng, thời gian thu hoạch sau khi sử dụng thuốc BVTV và thuốc trừ sâu

- Chụp ảnh các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV trên thị trường

- Chụp ảnh người dân đang sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV

- Khảo sát sự tồn dư thuốc BVTV và thuốc trừ sâu trong rau, củ, quả và trong đất tại địa phương Nêu biện pháp xử lý?

- Quay video phỏng vấn chủ cửa hàng, chủ đại lý phân bón, phỏng vấn các nông dân trên đồng về chủ đề liên quan đến thuốc trừ sâu, thuốc BVTV Nội dung cuộc phỏng vấn do các nhóm soạn thảo

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường

- Trồng 2 chậu cây: 1 chậu trồng cây có sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, và

1 chậu trồng cây không sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu (Chọn cây ngắn

ngày, khoảng 3 - 4 tuần, chăm sóc cây trong các điều kiện đất, chậu, ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón… như nhau) Từ đó kết luận về sự ảnh hưởng của thuốc BVTV, thuốc trừ sâu tới cây trồng Nêu biện pháp hạn chế được tác hại của nó (Có video quay quá trình trồng và chăm sóc cây) Trải nghiệm tại vườn rau

* GV nhắc nhở HS chú ý an toàn trong quá trình trải nghiệm Cụ thể:

Các nhóm chú ý an toàn bảo hộ khi tham gia trải nghiệm, vì trong quá trình trải nghiệm, các em tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV và đứng gần những người dân đang phun thuốc trừ sâu, đang phun thuốc BVTV Do đó, các

em cần phải mang khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ khi đi trải nghiệm Đặc biệt là nhóm 3 và nhóm 4, vì 2 nhóm này tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu và thuốc BVTV

Do các em tự chủ đi trải nghiệm theo nhóm nhỏ, ở các địa điểm gần, không có

sự theo sát của GV, phụ huynh, nên các em chú ý đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông Chấp hành đúng luật ATGT

Thường xuyên báo cáo với GV tình hình và quá trình trải nghiệm

Nội dung 3:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Báo cáo kết quả trải nghiệm

GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và

phát vấn

Quay vòng quay để chọn thành viên

Các nhóm báo cáo sản phẩm trải nghiệm :

HS báo cáo với sự hỗ trợ và hợp tác của các thành viên trong nhóm

- Trải nghiệm phân bón hoá học, Thực

Trang 15

bất kì trong nhóm báo cáo

Theo dõi HS thực hiện, hướng dẫn

HS, kịp thời tháo gỡ những vướng

- Có ảnh, video kèm theo làm minh chứng

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường

- HS lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc về kết quả thu được của nhóm bạn, từ đó tổng hợp kiến thức

- Nộp lại các sản phẩm báo cáo

Đánh giá kết quả trải

nghiệm

Triển khai đánh giá các nội dung theo

Phiếu đánh giá ( Phần phụ lục)

+ Quy trình thực hiện của HS dựa

vào bảng theo dõi của nhóm

+ Kết quả thu được của nhóm dựa

theo các nội dung nhóm báo cáo

Yêu cầu HS đánh giá quá trình trải

nghiệm, NLHT của học sinh thông

qua các phiếu đánh giá

- GV đánh giá sản phẩm của các

nhóm khác thông qua phiếu đánh giá

- GV đánh giá HS thông qua bảng

Đánh giá đồng đẳng qua google bảng biểu

Nhóm trưởng đánh giá các thành viên trong nhóm

Nhóm trưởng đánh giá sản phẩm các nhóm khác

Điền phiếu khảo sát sau thực nghiệm qua bảng biểu

Nội dung 4:

1 Làm thí nghiệm với phân bón

- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm:

+ Hòa tan phân bón vào nước

+ Nhận biết phân bằng hóa chất

- Nhóm 1: phân urea ( NH2)2CO; Nhóm 2: phân ammonium sulfate (NH4)2SO4; Nhóm 3: Phân kali ( KCl); Nhóm 4: phân superphosphate kép Ca(H2PO4)2

Trang 16

A phân đạm B phân kali C phân lân D phân vi lượng Câu 2: Loại phân bón hoá học có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả

hoặc củ to là

A phân đạm B phân lân C phân kali D phân vi lượng Câu 3: Loại phân bón hoá học có kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm

tăng tỉ lệ của protein thực vật là :

A phân đạm B phân lân C phân kali D phân vi lượng Câu 4: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

A Nitrogen B Carbon C potassium D Phosphorus Câu 5: Chọn câu đúng?

A Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng

B Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồng

C Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây trồng

D Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng

Câu 6: Phân bón có thành phần gồm phân, nước tiểu động vật như gia súc, gia

cầm, phân bắc là:

C Phân hữu cơ sinh học D Phân rác

Câu 7: Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước

A phân đạm làm kết tủa vôi

B phân đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm

C phân đạm phản ứng với vôi và toả nhiệt làm cây trồng bị chết vì nóng

D cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt của vôi

Câu 8: Trong các nhược điểm sau, đâu là nhược điểm của phân bón hữu cơ sinh

học:

A Quá trình phân hủy có thể phát sinh một số khí độc hại ảnh hưởng đến sinh

trưởng Hiệu quả chậm, chỉ dùng để bón lót

B Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải bón với lượng lớn, chi phí vận chuyển

cao, tốn nhiều nhân công

C Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón cho đất lâu ngày

D Giá thành sản xuất cao và hiệu quả chậm

Câu 9: Việc lam dụng phân bón quá liều hoặc sử dụng phân bón không đúng kĩ

thuật sẽ gây ảnh hưởng sâu đến yếu tố nào sau đây?

A Ảnh hưởng đến môi trường đất đai

B Ảnh hưởng đến môi trường nước và không khí

C Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

D Tất cả các yếu tố trên

Câu 10: Cho các nhận xét sau:

(a) Phân đạm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe, ra nhiều lá, có khả năng quang hợp tốt, làm tăng năng suất cây trồng

(b) Phân kali cung cấp K , Thúc đẩy quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ, tăng khả năng hút nước của rễ, tăng khả năng chiu hạn, chịu rét, chống sâu bệnh

Trang 17

(c) Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân , lá

(d) Phân bón có vai trò tăng độ phì nhiêu của đất và bổ sung chất dinh dưỡng để cây trồng phát triển

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3

(f) Tùy từng loại cây, điều kiện của đất, điều kiện tưới tiêu, mục tiêu trồng cây

mà quyết định sử dụng phân bón như thế nào

Số nhận xét sai là

A 3 B 1 C 4 D 2

Nội dung 5: GV tổ chức cho HS tham quan nhà máy sản xuất Thần Nông, KCN

Lễ Môn – Thành phố Thanh Hoá

Giáo viên lập kế hoạch tổ chức tham quan trải nghiệm, xin ý kiến đồng nhất của phụ huynh và phê duyệt của nhà trường

Giáo viên tìm địa chỉ và liên hệ với công ty, nhà máy sản xuất phân bón hóa học

để xin quý công ty cho phép GV đưa học sinh đến tham quan trải nghiệm ( Phụ huynh phối hợp đi cùng)

Sau khi trải nghiệm tham quan dã ngoại ở nhà máy, HS có 1 ngày để hoàn thành bài thu hoạch Nội dung bài thu hoạch gồm:

1 Họ tên, lớp, trường

2 Tên chủ đề trải nghiệm

3 Tên công ty và địa chỉ tham quan trải nghiệm

4 Tìm hiểu một số thông tin về công ty:

- Lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Phân bón được công ty sản xuất và kinh doanh Nguyên liệu sản xuất phân bón Quy trình sản xuất Phương trình phản ứng

- Những điều cần lưu ý khi sản xuất phân bón

- Sản lượng phân bón mỗi năm

5 Một số hình ảnh, video về công ty, quy trình sản xuất phân bón, phân bón của công ty…

6 Bài học rút ra từ quá trình trải nghiệm của em?

Nội dung 6: Kiểm tra kiến thức chủ đề phân bón Thời gian 15 phút/10 câu trắc nghiệm

Câu 1: Dựa vào nguồn gốc và cách chế biến, phân hữu cơ được chia làm mấy

loại chính

A 2 B 3 C 4 D 5

Câu 2: Loại phân nào sau đây không phải là phân vô cơ?

A Phân đạm B Phân lân C Phân NPK D Phân chuồng

Câu 4: Một loại phân bón cung cấp cho cây trồng nguyên tố nitrogen, có vai trò

thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây để nhánh khỏe, ra lá nhiều, có khả năng quang hợp tốt,… làm tăng năng suất cây trồng Loại phân đó là

A phân đạm B phân lân C phân kali D phân vi lượng

Câu 5: Thành phần của phân chuồng:

Trang 18

A Gồm phân, nước tiểu động vật, gia súc, gia cầm, phân bắc, chứa các dinh

dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng bổ sung các chất mùn

B Rơm rạ,thân lá cây, rác thải hữu cơ dễ phân hủy, phế phẩm nông nghiẹp

C Thân cây, cành cây, lá cây tươi

D Các chất hữu cơ như rác thải đô thị dễ phân hủy, than bùn, các chất hữu cơ

khó phân hủy(vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bột gỗ….) được pha trộn và lên men với sự

có mặt của các loại vi sinh vật có lợi

Câu 6: Loại phân bón nào có hàm lượng nitrogen cao nhất :

A Calcium nitrate B Ammonium nitrate

C Ammophos D Urea

Câu 7: Loại rác nào sau đây không thể sử dụng làm phân rác tại nhà?

A Rơm, rạ, lá cây khô B Giấy, bã mía, mùn cưa

C Túi nylon, xương động vật D Vỏ trái cây, vỏ các loại củ

Câu 8: Muốn đảm bảo sự cân bằng giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, muốn bổ

sung, hỗ trợ, tăng cường hiệu quả giữa hai loại phân bón trên thì người nông dân nên bón loại phân gì?

C Phân hữu cơ sinh học D Phân hữu cơ khoáng

Câu 9: Cho các phát biểu sau nói về vai trò của các loại phân bón:

(1)Phân đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây và tăng năng suất cây trồng (2) Phân lân kích thích quá trình đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả, phát triển

bộ rễ, giúp cây chịu được môi trường chua và kiềm

(3) Phân kali thúc đẩy quá trình quang hợp, vận chuyển sản phẩm quang hợp về

cơ quan dự trữ; tăng sức chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh của cây trồng (4) Phân vi lượng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, đây là những nguyên tố dinh dưỡng cây trồng cần rất ít nên không cần phải bón phân vi lượng cho cây trồng

Số phát biểu đúng là

Câu 10: Cây ngô được trồng phổ biến ở Việt Nam Ngô là cây ngắn ngày, sống

được trên nhiều loại đất khác nhau và thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau Để cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì trung bình 1 ha đất trồng ngô cần cung cấp khoảng 150 kg nitrogen trong toàn bộ vòng đời của cây Hãy tính khối lượng đạm urea ((NH2)2CO) cần phải bón cho 1 ha đất trồng ngô?

A 150,0 kg B 321,4 kg C 642,9 kg D 70,0 kg 2.3.2 Thực nghiệm sư phạm

Tôi đã tổ chức thực nghiệm sư phạm với lớp 11A1( Sĩ số 45) - Trường

THPT Sầm Sơn – Năm học 2023 – 2024

Bên cạnh tổ chức dạy học theo hoạt động trải nghiệm kết hợp với dự án, tôi đã thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS như : thiết kế bảng quan sát, thiết

kế phiếu hỏi, thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm, thiết kế đề kiểm tra…

- Kết quả bài kiểm tra 15 phút:

Trang 19

đã biết cho bạn, có hứng thú tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan đến các vấn đề xuất hiện trong bài học hoặc cuộc sống và đặc biệt phát triển mạnh mẽ

NL hợp tác GQVĐ, nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương trong tập thể Vì vậy, GV nên tạo điều kiện hoạt động nhóm cho các em, đặc biệt là hoạt động nhóm trong dạy học trải nghiệm

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Qua thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy : Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực sự có ý nghĩa trong việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Các em rất tích cực và chủ động, từ việc xây dựng kế hoạch, thu thập và xử lí thông tin đến trình bày sản phẩm, đặc biệt sản phẩm dự án của các em rất sáng tạo ( thuyết trình tự tin, sử dụng CNNT thành thạo, diễn kịch, băng rôn tuyên truyền ) Qua hoạt động trải nghiệm, HS đoàn kết, hiểu nhau và yêu thương nhau hơn Các buổi học diễn ra sôi nổi, sau buổi học các em cảm thấy hóa học thực sự gần gũi, cần thiết và mong muốn được tìm hiểu, khám phá tri thức hóa học nhiều hơn nữa

Bản thân tôi cũng đã tích lũy được nhiều kiến thức về lí luận phương pháp dạy học Hóa học, lí luận phương pháp dạy học hiện đại Đổi mới phương pháp dạy học rất cần thiết, bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải quan tâm đến việc phát triển năng lực hợp tác cho HS, Bởi vì ở Việt Nam, năng lực hợp tác đang còn là bài toán khó cho nguồn lao động nước nhà Hợp tác giúp mỗi người có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, tiến bộ, thành đạt trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai Bởi vậy việc phát triển NLHT giúp các cá nhân nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc và xã hội hiện đại Vì vậy, giáo dục cần phải đào tạo được nguồn nhân lực biết phối hợp và hợp tác cao

SKKN cũng đã được đồng nghiệp và ban chuyên môn nhà trường đánh giá cao vì tính thiết thực, hiệu quả và sáng tạo của sáng kiến, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Trang 20

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Dạy học theo hoạt động trải nghiệm gắn bó chặt chẽ với năng lực hợp tác của HS bởi vì : HS được hoạt động nhóm, được tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm Chính học sinh là người lựa chọn các nguồn

dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích

và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó

HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua hoạt động trải nghiệm Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó

Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm không phải là phương pháp duy nhất để phát triển năng lực hợp tác cho HS, do đó trong quá trình dạy học, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng trong từng chủ đề để sử dụng phương pháp dạy học thích hợp và có thể phải phối hợp nhiều phương pháp cùng một lúc

3.2 Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực người học, thì người thầy phải luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, luôn luôn cập nhật, trau dồi tri thức vì tri thức là vô tận Bản thân mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo để HS noi theo

Do thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được các phương pháp, hình thức tổ chức Thiết kế được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự điển hình nhưng vì lợi ích thiết thực trong công tác giảng dạy và học tập nên tôi mạnh dạn viết, giới thiệu với các thầy cô và học sinh

Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung cho cho đề tài, để thực sự góp phần giúp các em học sinh trong học tập ngày càng tốt hơn

XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2024

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác

Đặng Thị Hương

Trang 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự thảo ngày 19 tháng 1 năm 2018 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm, Hà Nội

[2] Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự thảo ngày 19 tháng 1 năm 2018 Chương trình giáo dục phổ thông Môn Hoá học, Hà Nội

[3] Chuyên đề học tập Hoá học 11 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống [4] Lê Thái Hưng – Lê Thị Hoàng Hà - Dương Thị Anh ( 2016): Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề Lí luận và đề xuất trong dạy học và đánh giá bậc THPT ở Việt Nam Tạp chí quản lí Giáo dục số 80

[5] Nguyễn Thị Thuỳ Trang ( 2019): Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm môn Hoá học THPT Tạp chí khoa học – Đại học Huế

[6] Tài liệu internet, báo hóa học và ứng dụng

Trang 22

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ

CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đặng Thị Hương

Chức vụ và đơn vị công tác: TTCM, Trường THPT Sầm Sơn

TT Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp loại

(Phòng,

Sở, Tỉnh )

Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)

Năm học đánh giá xếp loại

1 Phương pháp giải nhanh bài tập

trắc nghiệm bằng cách sử dụng

định luật bảo toàn electron

Sở GD &

ĐT Thanh Hóa

C 2007 - 2008

2 Vận dụng kiến thức liên môn

trong giảng dạy bài oxi – ozon

môn hóa học 10 – chương trình

chuẩn

Sở GD &

ĐT Thanh Hóa

C 2013 – 2014

3 Dạy học dự án bài peptit –

protein nhằm phát triển năng lực

tự học cho học sinh

Sở GD &

ĐT Thanh Hóa

C 2021 – 2022

Trang 23

PHỤ LỤC

I CÁC PHIẾU KHẢO SÁT, BẢNG BIỂU Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng sử dụng HĐTN và mức độ phát triển NLHT cho HS ( Dành cho HS)

Các bạn học sinh thân mến! Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài: "Dạy học trải nghiệm chủ đề phân bón nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS – Chuyên đề học tập hoá học 11” Để đề tài có những số liệu chân thực và khoa

học, tôi mong nhận được sự hợp tác của các bạn! (Số liệu thu được chỉ phục vụ cho mục đích khoa học) (Dưới đây là các câu hỏi khảo sát của tôi Bạn vui lòng đọc kĩ các câu hỏi và tích vào đáp án mà bạn cho là phù hợp nhất (có thể có nhiều lựa chọn)

Họ và tên: Học sinh lớp: … Trường:….…………

Câu 1: Em hiểu như thế nào về hoạt động trải nghiệm (HĐTN)?

A Là hoạt động học tập trong đó HS chủ động phát hiện, khám phá kiến thức

B Là hoạt động học tập mà HS tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập

thông qua dự án học tập

C Là việc HS tham gia vào tất cả các khâu của quá trình học tập, khám phá tri

thức và vận dụng tri thức vào giải quyết vấn đề

D Là hoạt động ngoại khóa nhằm giúp HS vận dụng tri thức vào các tình

Thỉnh thoảng tham gia

Thường xuyên tham gia

Câu 4: Các hình thức tổ chức HĐTN mà các em đã được tham gia?

Hình thức tổ chức HĐTN MỨC ĐỘ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

Tổ chức trò chơi

Sử dụng TN HH

Tổ chức các hoạt động như

Trang 24

Nghiên cứu khoa học

Thăm quan, dã ngoại

hiệu quả

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

Giúp củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu

biết, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục

Bày tỏ được quan điểm, ý tưởng và lựa

chọn được ý tưởng cho chính mình

Phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo

tính tự giác khi tham gia vào HĐTN

Tạo được hứng thú học tập, tăng khả năng

Rất quan

trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w