1.1. Những định hướng đổi mới trong day hoc địa lí ở trường pho thông
1.1.1. Định hướng đôi mới mục tiêu, phương pháp trong dạy học địa lí ở trường phổ thông
Giáo dục, đảo tạo là quốc sách hang dau, là động lực then chót đề phát trién đất
nước. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nước nhà những năm
qua, Đại hội Dại biéu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định tiếp tục: “Đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo, nâng cao chat lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Mục tiêu của CTGDPT trong đổi mới giáo dục là nhằm giúp HS làm chủ kiến thức phô thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống, có khả năng học tập. Mục tiêu của môn địa lí là nhằm giúp HS hình thành, phát trién năng lực địa lí - một biéu hiện của năng lực khoa hoc; đồng thời tích hợp
trong dạy học địa lí và hoạt động giáo dục khác phát triển ở HS các phẩm chất và
năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình
yêu quê hương, đất nước, để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây đựng và bảo vệ Tô quốc.
Đôi mới PPDH của giáo dục nước ta hiện nay đang từng bước chuyên từ chương
trình giáo đục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, lấy người học làm
trung tâm. Việc đổi mới PPDH doi hỏi mỗi GV với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những biện pháp riêng dé cải tiền PPDH phù hợp với thực tiễn, phù hợp với
đối tượng HS. Giảm việc day học một chiều, tăng cường việc học tập theo nhóm, thảo
luận, báo cáo.... để HS chủ động hơn trong học tập, tăng cường phát triển mỗi quan hệ giữa HS — HS, HS — GV theo hướng cộng tác, những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tô chức day học, điều kiện về tô chức va quản lý lớp học. Đây là định hướng quan trọng trong đôi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
14
(Bộ giáo dục và Dao tạo, 2018). Trong môn Địa lí, những đổi mới về PPDH được thé
hiện cụ thé qua 5 đặc trưng sau:
- Cần tích cực hoá hoạt động của HS, trong đó vai trò của GV là người thiết kế, tô chức, hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập thân thiện cho HS. Giúp HS tăng cưởng tinh thần học tập chủ động, tích cực, sang tao.
- Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm cho HS, vận dụng kiến thức địa
lí được học vào thực tiễn địa phương, đất nước, thế giới, vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các van đề về môi trường, KT-XH tai địa phương, từ đó phát triển nhận thức, kỹ năng, hình thành phâm chất, năng lực đặc thù và năng lực chung.
- GV cần đa dạng hóa các PPDH, kết hợp linh hoạt các PPDH tích cực, các PPDH đặc thù của môn địa lí như: sử dụng bản 46, sơ đò, , biểu đô, tranh ảnh, mô hình, quan sát. thực địa.... Cần cải tiền và sử dụng các PPDH truyền thống như: giảng giải, giảng thuật, hỏi đáp, thuyết trinh,... theo hướng phát huy tính tích cực.
- Da dạng, linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện các hình thức tô chức dạy học, kết hợp các hình thức day học cá nhân, dạy học theo nhóm, day học theo lớp;
đạy học trên lớp, đạy học ngoài trời, đạy học trong thực tế, thực địa; tham quan, khảo sát địa phương, hệ thông hoá thông tin, trưng bay, trién lãm, trò chơi học tập....
- Tổ chức, hướng dan, tạo điều kiện dé HS tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như: ban đô, atlat, tranh anh, mô hình... Khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho HS khai thác thông tin từ Internet để phục vụ học tap; rén luyện cho HS ky năng xử li, trình bay thông tin dia lí bằng CNTT và truyền thông....; tăng cường tự làm các thiết bị day học với việc ứng dụng CNTT và truyền thông (lập các trang website học tap, xây dựng hệ thống bài học, bài tập, thực hanh, bài kiểm tra bằng các phần mém thông
dung và thích hợp, xây dựng các video clip giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí....).
Như vậy, trong CTGDPT môn địa lí đã định hướng rõ cần phải phát huy tính
tích cực của HS, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều sang
đạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỳ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Việc tăng cường khả năng học tập trong nhóm, đôi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh
việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cân bô
15
sung các chủ dé học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã phô biến và chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp giáo duc mới về day học kết hợp như mô hình trường học mới, phương pháp ban tay nặn bột, giáo dục STEAM,... Do đó, hau hết GV các
cap học đã được làm quen, nhiều GV đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới. HS tiếp thu kiến thức dé phát triển năng lực, phẩm chat (qua hoạt động học va vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn) bằng hình thức tự học là chủ yếu. Với
các PPDH tích cực như tô chức các hoạt động học tập (hoạt động nhóm, đóng vai,
giải quyết van đề,...), chú trọng tô chức hoạt động học nhăm hình thành và phát triển
năng lực tự học cho HS, thực hiện phương cham “Học gua lam”. Ngoài hình thức tự
học trên, HS cũng có thé tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức thông qua các trang Online,
Internet... Tuy nhiên dù sử dụng bat kỳ phương pháp nào cũng phải dam bảo được
nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức tự chiếm lĩnh kiến thức với sự tô chức, hướng dan của giáo viên ”.
1.1.2. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập và giáo duc trong day học địa lí ở trường phố thông
Trong CTGDPT môn Địa lí 2018, đã chỉ rõ các định hướng vẻ đánh giá kết qua giáo dục được thé hiện rd như sau:
- Về mục đích đánh giá: Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Địa lí nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu can đạt (YCCD) của chương trình và sự tiền bộ của HS dé hướng dẫn hoạt động học tập.
- Về căn cứ đánh giá: Căn cứ dé đánh giá kết quả giáo dục của HS là các YCCD về phẩm chat và năng lực được quy định trong CTGDPT tổng thé và môn Địa lí.
- Về nội dung đánh giá: Bên cạnh đánh giá kiến thức, cần tăng cường đánh giá các kỹ năng của HS như: làm việc với bản đô, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh anh, quan sat, thu thập, xử li và hệ thông hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập
ngoai trời, sử dụng CNTT trong học tập,... Chú trọng đánh giá kha năng vận dụng tri
thức vào thực té, những tình huống cụ thé, giải quyết van đề.
- Về hình thức đánh giá: Da dang hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tat cả HS băng các hình thức khác nhau. Kết hợp việc đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS. Sử dụng các công cụ đánh
16
gia như bang tiêu chi, bang kiểm, rubric,...va kết quả thực hiện nhiệm vụ. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, khách quan, có giá trị. kịp thời về mức độ
can đạt về phẩm chất, năng lực của HS dé hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh
các hoạt động day học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Về sử dụng kết quả đánh giá: Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình
thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó
tông hợp kết quả đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiền bộ của HS.
- Phạm vi đánh giá: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và
chuyên dé học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Coi trọng đánh giá sự tiễn bộ của
mỗi HS, không so sánh HS với nhau; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khỏ trong học tập, rèn luyện, giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo đánh giá kịp thời, công bằng, khách quan.
Với CTGDPT tông thé, CTGDPT môn Địa lí đã chuyền từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ, kiểm tra cuối kì, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo duc và tổng kết cuối kì, cuỗi năm học dé hướng tới phát triển năng lực của HS. Như vậy, đánh giá là một quá trình, không phải là một khâu hay là giai đoạn cuối của quá trình day học.
Đánh giá tập trung vào phát huy điểm mạnh va hạn chế điểm yếu. Phương pháp đánh
giá phải khích lệ và tạo động lực cho HS, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn
luyện phương pháp tự học. HS không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mả còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại các di tích, ,... Đánh giá HS không chi dựa trên kiến thức các em học được bao nhiêu mà là việc vận dung kiến thức đó vào thực tế như thế nao, Kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số, nhận xét sự tiến bộ vẻ thái độ, hành vi, kết
quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Coi
trọng đánh giả kết qua học tập vả giáo dục dé giúp đỡ HS về phương pháp học tập.
động viên sự cỗ gắng, hứng thú học tập của HS trong quá trình day học.
1.2. Một số vấn đề về sử dụng phương tiện trực quan trong đạy học địa lí 1.2.1. Cơ sở lí luận về phương tiện trực quan trong dạy học địa lí
Trong day học địa lí, phương tiện day học đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa
to lớn bởi nó chứa đựng nguồn tri thức cụ thê giúp HS hình thành được hình anh, biêu
17
tượng địa lí một cách chỉ tiết, dé dàng ghi nhớ kiến thức thông qua quá trình tái hiện hình anh. Ngoài ra, PTTQ còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức tô chức day học như cá nhân, nhóm. Theo từ điền tiếng Việt:
“Phuong tiện” là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó.
“Truc quan” la ding những vật cụ thê hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho HS có được hình ánh cụ thẻ về những điều được học.
Theo Nguyễn Dược: “Các thiết bị và phương tiện dạy học có vai tro và ý nghĩa rất lớn trong quả trình day học ở trường pho thông. Các thiết bị và phương tiện day học có khá nhiều loại, truyền thống cũng như hiện đại, tạo điều kiện cho việc giảng
day môn học nh: phòng bộ môn Địa lí, vườn dia li, các may móc, dụng cu,... và các
đồ dùng dạy học, như: bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, đầu video, máy vi tính
uv...” (Nguyễn Dược & Nguyễn Trọng Phúc. 2010)
Theo Lê Văn Nhương: “Phương tiện trực quan trong day học địa lí gom tat cả các phương tiện mà GV và HS có thể tri giác trực tiếp được bằng các giác quan;
những phương tiện nay có thé sử dụng trước, trong và sau khi triển khai nội dung mới, trong khi ôn tập, củng cố, hệ thông hóa và kiểm tra kiến thức, kỳ năng. Phương tiện trực quan thường được sử dụng kết hợp trong các phương pháp như nêu van de,
làm việc nhóm, tranh luận,... " (Lê Văn Nhuong, 2020)
Như vậy, trong dạy học địa lí, PTTQ là bản đỏ, hình anh, video.... ma GV sử dụng nhằm hình thành biểu tượng địa lí và từ biểu tượng dé đi đến hình thành khái niệm. Hơn nữa, trong đôi mới giáo dục, đôi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động và sang tạo của HS, PT TQ càng trở nên quan trọng hơn vi day là cơ sở
dé GV thiết kế, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học, hoạt động nhóm. Tính
trực quan, sinh động trong phương tiện dạy học địa lí giúp HS có được cái nhìn tông
quát, chân thực nhất về các sự vật, hiện tượng được quan sát. Tuy nhiên bat kì sự trí giác thực sự nảo cũng không thẻ diễn ra ngoài điều kiện tư duy tích cực. Trong dạy
học địa lí, việc sử dụng PTTQ ở bat cứ hoạt động học nao cũng thông nhất với tư duy
trừu tượng, như vậy việc giảng day bằng PTTQ sé dẫn tới khái quát hóa, quy nap.
PTTQ là nén tang cho hoạt động tư duy, nhằm giúp HS phát triển tư duy, hình thành tri thức một cách lâu dai. Theo quan điểm day học lay người học làm trung tâm, PTTQ là một nguồn kiến thức quan trọng giúp GV thiết kế, tô chức HS khai thác tìm
18
hiéu những tri thức can thiết, liên kết các sự vat, hiện tượng đề tìm ra mỗi quan hệ,
các khái niệm, quy luật trong địa lí. Từ đó có thê thấy, việc sử dung PTTQ không chi
đóng vai trò là hình anh minh họa mà nó còn là nguồn tri thức đồi dao, trực quan đối
với việc day và học địa lí.
Các PTTQ thường được sử dụng trong dạy học địa lí là: Bản đỏ, tập bản đồ,
bảng số liệu thông kê, biểu đỏ, tranh anh, video, sơ đô, hình vẽ, các mô hình, mẫu vật, các bộ sưu tập với chủ dé địa lí.... Mỗi PTTQ đều có những tính chất riêng, vì vậy có thé chia PTTQ theo nhiều nhóm như:
- Theo Nguyễn Dược trong cuốn Li lận day học Địa li, dé cho việc sử dụng các phương tiện dạy học địa lí được hợp lí và đúng đắn, người ta thường phân ra làm bồn loại như sau:
+ Các vật thực: Gồm có các mẫu vật được thu thập trong thiên nhiên như mẫu khoáng sản, các mẫu đất, các mẫu đá, các sản vật địa phương...
+ Các phương tiện mô phỏng các sự vật, hiện tượng địa lí như các mô hình,
tranh ảnh vẻ các sự vật và hiện tượng địa li,...
+ Các tài liệu mô ta, biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí bằng lời, bằng số liệu,... Ví dụ như: Sách giáo khoa (SGK). sách tham khảo, các ban đồ. các số liệu, biểu đỏ, hình vẽ,...
+ Các dụng cụ dé đo đạc, vẽ bản 46, biểu dién các hiện tượng địa li,...
- Theo Lê Văn Nhương trong cuỗn hương pháp day học địa lí cho rằng PTTQ được chia thành hai nhóm bao gồm:
+ Nhóm trực quan tạo hình (tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, video, infographic) dùng để tạo những biểu tượng cụ thé về kiến thức, từ đó giúp HS tự phát hiện kiến thức
mới hoặc khắc sâu kiên thức trong quá trình học tập.
+ Nhóm trực quan quy ước (bản đò, tập bản 46) dùng dé xác lập các mối liên hệ về vị trí và không gian, đặc biệt là sự phân bố của các sự vật hiện tượng trên một lãnh thô nhất định.
Ngoài ra, nhiều tác giá khác cũng chia PTTQ thành hai nhóm truyền thông va
hiện đạt:
+ Nhóm phương tiện truyền thống thông dụng trong đạy học địa lí lớp 11 là:
tranh ảnh, biêu đỏ, bản đồ, sơ d6, hình vẽ, phiếu học tập. SGK,... Đặc điểm chính
19
của nhóm phương tiện nay là có từ lau, được khai thác trực tiếp ma không phải thông qua khâu trung gian nào, dé dang tiếp cận đối với HS. Day là những phương tiện chủ yếu được GV va HS sử dụng, hiện nay các phương tiện này đang dan dan cải tiền, phối hợp với các PPDH tích cực dé quá trình day và học trở nên tốt hơn.
+ Nhóm các phương tiện kĩ thuật hiện đại bao gồm nhưng phương tiện như
video, mô phỏng hiện tượng địa lí, bản đồ điện tử, phan mem day học trực tuyến,
trang web học tập,... Day la những phương tiện can sử dụng khâu trung gian như máy vi tính, thiết bị trình chiếu.... dé sử dụng nhóm phương tiện này phù hợp với định hướng day học phát triển năng lực người học, tạo được sự hứng thú đối với HS.
Tuy nhiên, cách phân loại truyền thống và hiện đại gây nhiều tranh cãi bởi địa lí là môn học cần tính trực quan và kỹ năng thực hành, việc phân loại này chưa phản ảnh được hết công dụng của các PTTQ. Ngoài ra, cũng chưa có cơ sở chặt chẽ nào đề phân loại phương tiện hiện đại vì có thẻ đối với chúng ta đây là những phương tiện mới, hiện đại nhưng đối với các nơi khác, quốc gia khác đã sử dụng cách đây rất lâu
thì không thẻ gọi là phương tiện hiện đại.
Như vậy, có thé thấy có nhiều cách chia các phương tiện dạy học khác nhau thành nhiều nhóm, phụ thuộc vào các đặc điểm, tính chất, tuy nhiên mục đích cuối cùng của việc sử dụng PTTQ là nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển năng lực địa lí cho HS. Vi vậy, GV nên căn cứ vào những đặc điểm kĩ thuật của từng loại dé xác định cách sử dụng và kết hợp chúng một cách tốt nhất.
1.2.2. Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học trực quan trong địa lí
Theo ý kiến của M.V.Xtuđênikin, PTTQ bao giờ cũng có hai chức năng là phương tiện minh họa va nguồn trí thức. PPDH trực quan lay PTTQ làm nén tang dé HS khai thác kiến thức trong quá trình học nhằm phát triển các kỹ năng, năng lực thì việc sử dụng này được xem như một PPDH. Trong khi đó, đối với các PPDH có khai
thác PTTQ như thuyết trình với tranh ảnh minh họa, trình bay két qua lam việc nhóm có sử dung ban đồ, bảng số liệu,.... thì PTTQ ở đây như một công cụ hỗ trợ, minh họa
cho các nội dung thuyết trình.
Phân loại các PPDH trực quan, dựa theo nội dung quan sát mà phân loại PPDH trực quan như sau: