1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp Cần Thơ

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Tại Xã Thới Thuận Huyện Thốt Nốt Tp Cần Thơ
Tác giả Phạm Thị Thùy Vân
Người hướng dẫn Cụ Vừ Ngàn Thơ
Trường học Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn Và Khuyến Nông
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Tp Cần Thơ
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 24,61 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC CHUYEN BOI CƠ CẤU CÂY TRÒNG TẠI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA VIỆC CHUYEN DOI CƠ CẤU

CÂY TRÒNG TẠI XÃ THỚI THUẬN HUYỆN

THOT NOT TP CAN THƠ

PHAM THI THUY VAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CỬ NHÂN

NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC CHUYEN BOI CƠ CẤU CÂY TRÒNG TẠI XÃ THOI THUAN

HUYỆN THOT NOT TP CAN THƠ” do sinh viên Phạm Thị Thùy Vân, sinh viên

khóa 29, ngành Phát Triển Nông Thôn Và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước

VÕ NGÀN THƠNgười hướng dẫn,

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Qúy Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm

Tp Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình họctập.

Cô Võ Ngàn Thơ, giảng viên khoa Kinh Tế đã tận tâm truyền đạt cho tôi những

kiến thức và kinh nghiệm quý báu, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các Cô Chú, Anh Chị ở phòng Kinh Tế huyện Thốt

Nét đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu để thực hiện dé tài này.

Các bạn bè đã động viên giúp đỡ, ủng hộ tôi trong thời gian qua

Và cuối cùng xin tỏ lòng biết ơn kính trọng sâu sắc đến Ba Mẹ, cùng Anh Chị

Em trong gia đình, những người luôn bên cạnh, khích lệ, hỗ trợ tôi hết mình cả về mặt

vật chất lẫn tỉnh thần

TP HCM, ngày 23 tháng 06 năm 2007

Sinh viên Phạm Thị Thuỳ Vân

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM THỊ THỊ THÙY VÂN Tháng 07 năm 2007 “Đánh Giá Hiệu Quả

Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Tại Xã Thới Thuận Huyện Thốt Nốt TpCần Thơ”

PHAM THỊ THUY VAN July 2007 “Effect Assessment of Crops Restructure in Thoi Thuan Commune Thot Not District Can Tho City”

Trước đây, việc sản xuất của xã Thới Thuận chỉ đơn thuần với độc canh cây lúa Qua những năm trong thập niên 90 việc chuyển déi cơ cấu cây trồng điển ra nhỏ lẻ

ở một vài chỗ Sau đó, khoảng từ năm 2000 trở về đây nó bat đầu diễn ra mạnh mé và

có những tác động nhất định đến kinh tế - xã hội của những hộ nơi đây.

Vì thế, để tìm hiểu tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả của người dân trên địa bàn xã Thới Thuận Khoá luận đã được tiến hành nghiên cứu với số mẫu đại điện

là 80 hộ, sau khi phân tích và tổng hợp đã có kết quả bước đầu là việc chuyển đổi cơ

cầu cây trồng đã đem lại cho nhóm hộ thực hiện thu nhập cao hơn nhóm không thực hiện chuyển đối Tuy nhiên các nhu cầu về tín dụng, tình hình hoạt động khuyến nông của mỗi nhóm lại có những đặc điểm khác nhau riêng biệt Bên cạnh đó, việc chuyên đổi đôi lúc cũng gặp phải nhiều khó khăn về: năng suất, giá cả thị trường, Do đó, dé góp phần cho việc sản xuất của bà con nông đân có điều kiện tốt nhất, khoá luận đã có

những nhận định về tiềm năng, thuận lợi, khó khăn và thách thức, từ đó đưa ra những

đề nghị với chính quyền, cơ quan chức năng địa phương

Trang 5

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.4 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 6

2.6 Những Nhận Định Chung

2 6.1 Về tiềm năng và thuận lợi

2.6.2 Về những khó khăn và thách thức

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn

3.1.1 Cơ cấu ngành 3.1.2 Cơ cấu vùng lãnh thổ 3.1.3 Cơ cấu thành phần kinh tế 3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3,3 Những cơ sở chuyển đổi cơ cầu cây trồng

3.3.1 Căn cứ vào nhu cầu thị trường

3.3.2 Phải đạt được hiệu quả tổng hợp cao nhất 3.3.3 Sử dụng tốt đất đai lao động và vốn

3.3.4 Căn cứ vào điều kiện tự nhiên3.3.5 Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội

3.3.6 Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với bảo vệ môi

trường sinh thái

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin

a Thu thập sử dụng số liệu thứ cấp

b Thu thập sử dụng số liệu sơ cấp

3.4.2 Phương pháp phân tích đữ liệu

a Phương pháp phân tích mô tả |

b Phương pháp so sánh

c Phương pháp xử lý số liệu

vi

10 10

14

14

14 15 15

15 15 16

16

16 16

16

16

16

lý 17 18 18

Trang 7

3.4.3 Một số chỉ tiêu ding để phân tích kinh tế

a Chỉ tiêu kết quả

b Chỉ tiêu hiệu quả

CHƯƠNG 4 KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Những tác động của việc xác định chuyển dịch cơ cau cây trồng

4.1.1 Nguyễn nhân chuyển đỗi

4.1.2 Phỏng vấn sâu

4.1.3 Lược sử cộng đồng4.1.4 Nguyên nhân không chuyên đổi4.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp xã Thới Thuận

4.2.1 Sơ đồ hiện trạng4.2.2 Giá trị sán xuất Nông Nghiệp

4.2.3 Cơ cầu sử đụng đất năm 2005 của Thới Thuận4.2.4 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt

4.2.5 Biến động giá trị ngành trồng trọt

4.2.6 Tình hình cơ bản về cây lương thực

4.2.7 Tỉnh hình cơ bản về cây hàng năm

4.2.8 Tình hình cơ bản về cây ăn quả

4.2.9 Biến động về diện tích

4.2.10 Biến động vé sản lượng

4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng

4.3.1 Hiệu quả kinh tế tính trên đơn vị 1 ha năm 2006 giữa

nhóm có chuyển đổi và không chuyển đồi4.3.2 Thị trường tiêu thụ

4.3.3 Một số mô hình chuyển đổi trên địa bàn xã Thới Thuận4.3.4 So sánh hiệu quả với cây lúa

4.4 Đánh giá hiệu quả xã hội

4.4.1 Phân phối thu nhập4.4.2 Thời gian nhàn rỗi

4.4.3 Môi trường

4.4.4 Thuận lợi-khó khăn về phía ý kiến người dan

vii

18 18

18

20

20

20 20 21 33 24 24 242728

2929

31

32 34 34

35

35 37

37

39

41 41 42 43 43

Trang 8

a Thuận lợi

b Khó khăn4.4.5 Mong muốn của người dân4.5 Tín dụng

4.5.1 Tình hình vốn tự có4.5.4 Tình hình vay vốn4.5.3 Nguyên nhân không vay vốn4.5.4 Nguồn vay

4.5.5 Mức độ đáp ứng nguồn vốn vay đối với nông hộ4.5.6 Nhu cầu về vốn

4.6 Khuyến Nông

4.6.1 Công tác khuyến nông và quá trình chuyển dịch

4.6.2 Kết quả tham gia công tác khuyến nông4.6.3 Nguyên nhân các hộ tham gia khuyến nông4.6.4 Số lần tham gia công tác khuyến nông

4.6.5 Nhận xét về hoạt động khuyến nông

4.6.6 Nhận xét về kỹ thuật canh tác khuyến nông truyền đạt4.6.7 Tình hình hoạt động khuyến nông theo ý kiến của người dânCHƯƠNG 5 KET LUẬN VA DE NGHỊ

46

47 47 48 49 49 50

Trang 9

Bảng 4.25 Số Lần Tham Gia Công Tác Khuyến Nông Trong Năm Của

Người Dân

Bảng 4.26 Nhận Xét Về Hoạt Động Khuyến Nông

Bảng 4.27 Nhận Xét Về Kỹ Thuật Canh Tác KN Truyền Đạt Của Người Dân

Bang 4.28 Tình Hình Hoạt Động khuyến nông Theo Ý Kiến Người Dân

XI

33 53 54

35

Trang 10

Biến Động Thời Tiết Năm 2005 Xã Thới Thuận

Sơ Đồ Hiện Trạng Sản Xuất Xã Thới Thuận

Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Của Xã Thới Thuận

Cơ Cấu Sử Dung Dat Năm 2005 Xã Thới Thuận

Biến Động Giá Trị Ngành Trồng Trọt Xã Thới Thuận

Biến Động Diện Tích Các Loại Cây Trồng Chính Tại Xã Thới Thuận

Biến Động Sản Lượng Một Số Loại Cây Chính Tại Xã Thới Thuận

Đường Cong Lorenz Của Nhóm Chuyển Đổi

Đường Cong Lorenz Của Nhóm Không Chuyển Đổi

Mức Độ Đáp Ứng Nguồn Vốn Vay Đối Với Nông Hộ

xi

Trang

24 26

27

29 34 35

41

42

49

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Phụ lục 2 Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất của người dân

xili

Trang 12

nghiệp đổi mới kinh tế làm trọng, từng bước phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước nói chung cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn

nói riêng, phải thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn Do đó,

không có con đường nào khác là phải chuyển nền kinh tế nông thôn trong tình trạng cơ cấu thuần nhất, thuần nông, sản xuất tự cấp, tự lực là chủ yếu sang nền kinh tế nông thôn công nghiệp hoá với cơ cấu kinh tế nông công nghiệp, dịch vụ đa dạng và sản

xuất nhiều sản phẩm hàng hoá

Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi đa dạng hóa cây trồng có vai trò quan trọng cũng là yêu cầu cấp bách, đáp ứng được mục tiêu sử dụng hợp lý và có

hiệu quả ở cả 3 mặt: Kinh tế - Xã hội — Môi trường.

Từ những van đề trên, huyện Thốt Nốt cũng chính là một trường hợp cụ thé tại

xã Thới Thuận Trước đây, vốn là một vùng nông thôn thuần túy, việc sản xuất chỉ với

cây lúa là chủ yếu Ngày nay, đã có sự thay đổi rõ rệt hơn nhiều, song song với lúa đó

là cây hoa màu và cây rau, điều này cho thấy có sự chuyển đổi cơ cầu cây trồng, có sự luân canh trong sản xuất Tuy nhiên, việc chuyên đổi cơ cầu cây trồng chưa mang tính

én định: van đề năng suất, giá cả thị trường, điều kiện tự nhiên,v.v , đôi khi đã làm

ảnh hưởng đến tâm lý của bà con nông dân

Vi thế, dé tìm hiếu tình hình sản suất và đánh giá hiệu quả của người dân trong

quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn, cơ hội hay ngay cả những thách thức cùng với sự cho phép của Khoa kinh tẾ - Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn tận tình của cô

Trang 13

Võ Ngàn Thơ và sự cho phép của phòng Kinh Tế huyện Thốt Nốt, đề tài này sẽ được

tiến hành nghiên cứu:

“Đánh Giá Hiệu Qủa Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Tại Xã ThớiThuận Huyện Thốt Nốt TP Cần Tho”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các mục đích sau:

= Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi và không chuyển đổi cơ cấu cây

trồng.

« Tìm hiểu thực trạng ngành trồng trot của xã Thới Thuận

“Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình chuyển đối và không chuyển

đôi

* Tìm hiểu nhu cầu tín đụng của người dan trên địa bàn xã

"Tìm hiểu hoạt động khuyến niông xã Thới Thuận.

“Nhận định thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức nhằm đưa ra những đề nghịtrong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: trên địa bàn xã Thới Thuận

Pham vi thời gian: từ 26/03/2007 đến 23/06/2007

1.4 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Mở đầu

Trình bày đặt vấn đề, mục đích cụ thé và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Mô tả những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội

và những tiềm năng, những thuận lợi khó khăn, thách thức mà xã Thới Thuận gặp

phải.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày những khái niệm cơ bán về chuyển địch cơ cấu cây trồng, cơ sởchuyển địch cơ cấu cây trồng Xác định các phương pháp nghiên cứu, điều tra trongquá trình làm khóa luận.

Chương 4: Kết quả và thảo luận

- Đánh giá những động lực thúc day chuyên địch cơ cấu cây trồng.

2

Trang 14

Đánh giá thực trạng chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã Thới Thuận.

Sự biến động của một số loại cây chính

Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình chuyển đổi và không chuyển

Lựa chọn mô hình hiệu quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người đân.

Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình chuyển đổi cơ cầu cây trồng

Tình hình hoạt động khuyến nông và nhu cầu tín dụng của người dân

Chương 5: Kết luận và đề nghị

Trang 15

CHƯƠNG 2 TÔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Thốt Nét thuộc thành phố Cần Thơ, có vị trí tiếp giáp giao lưu văn hoá

với 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang

Năm 2003 Huyện Thốt Nốt được tách thành 2 huyện: Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh

Sau khi điều chính Huyện Thốt Nốt có địa giới hành chính: Đông giáp quận Ô

Môn; Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh An Giang; Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh,huyện Cờ Đó; Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp

Huyện Thét Nét có 8 đơn vị hành chính trực thuộc là thị tran Thốt Nốt và các

xã: Trung Thạnh, Trung An, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Thới Thuận và

Tân Lộc.

Trong đó xã Thới Thuận có:

Phía Đông giáp với tỉnh Đồng Tháp

Phía Tây giáp với huyện Vĩnh Thạnh.

Phía Nam giáp với thi tran Thốt Nối

Phía Bắc giáp với thành phố Long Xuyên

Trang 16

HUYỆN VINH THANH

Nguồn: Trang web www.Thotnot.com.vn

2.1.2 Thời Tiết Khí Hậu

Xã Thới Thuận mang đặc điểm chung của vùng, khí hậu được chia thành 2 mùa

rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ trung bình hang năm 26.9°c.

Nhiệt độ trung bình cao nhất 35,4°c

Trang 17

tháng 1 đến tháng 5, mùa này chi chiếm 10% lượng mưa năm, thời kỳ này thường xảy

ra tình trạng khô hạn gây khó khăn trong việc chăm sóc các loại cây hàng năm.

Hình 2.2 Biến Động Thời Tiết Năm 2005 Xã Thới Thuận

Độ ẩm trung bình năm 83%

Độ 4m trung bình mùa mưa là 88%

Độ ẩm trung bình mùa khô là 79%

Trang 18

trồng quanh năm Hai yếu tố nhiệt độ và ánh sáng rất phù hợp cho thời vụ và sinh

trưởng cây trồng Tuy nhiên đo vào mùa lũ mực nước thường dâng cao kết hợp mua

nhiều ngày gây ngập trên điện rộng Do đó để chủ động tưới tiêu cần có bờ bao khép

kín.

2.2 Địa Hình - Đất Đai

2.2.1 Địa hình

Là vùng đất có địa hình tương đối bằng phẳng, được chia cắt bởi hệ thống kênh

muong khá phong phú Các kênh mương này có đặc điểm là là các kênh mương đào, bao gồm các kênh đọc chính chạy theo hướng Đông Bắc — Tây Nam và các kênh ngang thẳng góc với kênh doc được phân bố khá đều đặn.

2.2.2 Dat đai

Đất dai chủ yếu là các loại đất: đất sét pha cát, đất phù sa, đất thịt, đất phèn và

một số loại đất chiếm tỷ trọng rất nhỏ khác Nhìn chung đất đai ở xã Thới Thuận rất

dồi dao nguồn dinh đưỡng do được bồi đắp thường xuyên qua các mùa nước lớn hàngnăm.

Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Dat Năm 2005 Của Xã Thới Thuận

Danh mục Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

A Đất Nông Nghiệp 2,231.10 76.54

Đất sản xuất nông nghiệp 2,088.20 94.35

Cây hang năm 1,775.09 85.00

cao Chứng tỏ lúa vẫn là cây chủ đạo trên địa bàn xã Thới Thuận Tuy nhiên, trong

7

Trang 19

những năm gần đây diện tích cây hàng năm có sự dich chuyển do sự chuyển đổi cơ cau

cây trồng.

2.3 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội

2.3.1 Dân số - Lao động

Theo niên giám thống kê năm 2005 của phòng kinh tế huyện Thét Nét Số nhân

khẩu toàn huyện Thốt Nốt là 194,309 người với mật độ dân số trung bình 1,134

người/km” Trong đó xã Thới Thuận có:

Tổng số nhân khẩu: 33 255 người, bình quân 5 người/ hộ Số người trong độ tuổi lao động 18 824 người, chiếm 56.6 % tổng số nhân khẩu.

Tổng số hộ 6,754 hộ Trong đó có 2,938 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 43.5 %

tong số hộ

Mức giảm sinh là 0.03% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.23%

Năm vừa qua Uy Ban Nhân Dân Xã công nhận 95.9% hộ gia đỉnh văn hoa và

được tái công nhận xã văn hóa.

Hiện tại tỷ lệ nghèo của xã tính theo chuẩn mới chiếm 6.1% toàn xã, không có

hộ đói Xã Thới Thuận là một trong những xã có tỷ lệ nghèo đói ít Theo kế hoạch đến

năm 2007 xã Thới Thuận chỉ còn 4.5% hộ nghèo theo tiêu chí hiện nay.

2.3.2 Giao thông

Hệ thống giao thông của xã Thới Thuận huyện Thốt Nét rất thuận lợi nhờ nằm

ngay trên trục đường chính của Thành Phố có điều kiện giao thông thuận tiện với các

tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đường bộ: có các đường liên tỉnh như Quốc lộ 91 Cách Thành Phố cần Thơ 40

km; cách An Giang 18 km; Kiên Giang 70 km.

Đường thủy: nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Cam-pu-chia

Các tau có trọng tải lớn (trên 1 000 tan) có thé đi các nước và đến Thốt Nét dé dàng .

Đường không: cách 30 km có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp và mở rộng

để trở thành sân bay quốc tế

Trang 20

2.3.3 Hệ thống điện, nước, viễn thông

Xã Thới Thuận được cung cấp điện toàn xã, nước sử dụng đầy đủ Bưu điện

trung tâm huyện Thốt Nét đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc với các nước trên

thé giới

Toàn xã Thới Thuận đã có loa phát thanh tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ

trong năm và tinh hình thời sự địa phương gắn với công tác xây dựng đời sống kinh tế,

văn hóa của người dân.

Dịch vụ internet tốc độ cao đã và đang được triển khai rộng rãi.

2.4.2 Giáo dục

Xã Thới Thuận có 1 trường Tiểu Học đạt chuẩn quốc gia và 1 trường Trung học

Cơ Sở đã đưa vào sử dụng và đang thi công giai đoạn 2 theo quy hoạch chuẩn quốc gia Nhìn chung công tác giáo dục luôn được chú trọng và quan tâm chỉ đạo nên kết

quả tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở đã đạt 100%

2.5 Truyền thống sản xuất

Tuy có sự đổi mới trong việc canh tác ở các ấp trong xã nhưng tư tưởng độccanh cây lúa vẫn còn nặng nề trong đại bộ phận người dân vì lúa dé trồng, dé đầu tư chăm sóc trong điều kiện vẫn có khả năng cho thu hoạch Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, lúa luôn giải quyết được vấn đề lương thực cho gia đình và

dự trữ đề phòng thiên tai

Về giống cây trồng, những năm gần đây rất được sự quan tâm của lãnh đạo địa

phương và bà con nông dan về giống mới, có tiềm năng năng suất cao, kháng sâubệnh Thực tế các hộ nông dan đã đưa vào sản xuất các giống mới cho lúa, rau,màu, Cán bộ khuyến nông giờ đây bên cạnh tuyên truyền “3 giảm 3 tăng” là biện pháp

“1 phải 5 giảm” như sau:

Trang 21

Một phải: phải đùng giống xác nhận.

Năm giảm: giảm thuốc trừ sâu, giảm giống, giảm phân bón, giảm nước, giảm

thất thoát sau thu hoạch

2.6 Những Nhận Định Chung

2.6.1 Về tiềm năng và thuận lợi

Thới Thuận có chế độ thời tiết, khí hậu thuận lợi và đặc biệt nguồn tài nguyên

về đất, nước và ánh sáng vô cùng phong phú phù hợp cho sinh trưởng và phát triển củanhiều loại cây trồng Nếu được đầu tư đúng mức và áp đụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào qua trình sản xuất sẽ đem lại hiệu qua kinh tế cao

Có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi nên nông sản luôn được tiêu thụđáp ứng nhu cầu đa dạng của cả người bán và người mua

Tình hình an ninh, chính trị và an toàn xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã

hội được đầu tư xây dựng như: thuỷ lợi, điện, nước, bưu chính viễn thông, các chươngtrình văn hoá, y tế, giáo đục đã và đang phát huy tác dụng

Nguồn lao động đồi dao Người dân xã Thới Thuận thong minh, cần cù, sángtạo trong học tập và lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất, lực lượng nông dân sản

xuất giỏi ngày càng tăng

Mạng lưới khuyến nông rộng khắp, với đầy đủ các cán bộ khuyến nông viên

nhiệt tình, năng nỗ, gần gũi với người dan

Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới đang và sẽ được áp dụng nhanh vào sảnxuất nông nghiệp

2.6.2 Về những khó khăn và thách thức

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết, sản xuất nông nghiệpcủa xã Thới Thuận còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khí hậu, bão lụt vẫn xảy rahàng năm gây ảnh hưởng trực tiếp đối với sản xuất

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp — nông thôn là rất lớn nhưng donội lực hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu cho chuyển dich cơ cấu cây trồng

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất còn chưa phổ

biến Trình độ dân trí và khả năng tiếp cận với công nghệ mới của người dân chưa cao

Thị trường giá cả nông sản bấp bênh, giá cả vật tư nông nghiệp thường xuyên

biến động đã tác động bắt lợi đến sự ổn định bền vững trong sản xuất nông nghiệp

10

Trang 22

Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn được ban hành

đã có những tác động tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát triển nhưng vẫn

còn nhiều nhiều bất cập, công tác tổ chức thực hiện chính sách như thu mua nông sản,

trợ giá dau vào còn chưa đông bộ và hiệu quả.

11

Trang 23

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn

3.1.1 Cơ cầu ngành

Cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm 3 nhóm: nông nghiệp (theo nghĩa rộng: nông, lâm và ngư nghiệp), công nghiệp nông thôn (bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến và ngành nghề truyền thống) và dịch vụ nông thôn (bao gồm

dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống) Trong từng nhóm ngành lại được phân chia nhỏ

hơn, chẳng hạn trong nông nghiệp (theo ngành hẹp) được phân chia thành: trồng trọt

và chăn nuôi Ngành trồng trọt được phân chia thành: cây lương thực, cây công

nghiệp, rau đậu, cây ăn quả, cây được liệu, cây thức ăn gia súc

triển tổng hợp và đa dạng

3.1.3 Cơ cấu thành phan kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là hình thức phân tích cơ cấu kinh tế theo tiêu thức

quan hệ sản xuất Nó được thể hiện bằng tỷ trọng đóng góp của từng thành phần kinh

tế trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện qua tỷ trọng GDP của từng thành phần trong

GDP tổng thể: cơ cấu về vốn đầu tư của từng thành phần trong tổng vốn đầu tư của

nền kinh tế, cơ cấu lao động phân bé trong từng thành phan kinh tế Cơ cầu thành phan kinh tế ở việt nam được chia làm các thành phần chủ yếu sau:

Trang 24

— Thành phan kinh tế nhà nước: đây là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế nhà

Trước.

— Thành phần kinh tế tư nhân: là thành phần quan trọng nhất chiếm ty trọng lớnnhất và sử dụng nhiều lao động nhất, góp phan giải quyết việc làm trong hiện tại cũng

như trong tương lai.

— Thành phần kinh tế tư bản nhà nước: đây là hình thức hợp tác, liên doanh giữa

tư bản (trong và ngoài nước) với thành phần kinh tế nhà nước

— Thành phần kinh tế tập thể đóng vai trò tích cực trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của quốc gia

— Thành phần kinh tế cá thé hộ gia đình: đây là thành phan thu hút một lực lượnglao động đông đáo Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho dan cư

3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

vực hóa và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn

Khi thực hiện dịch chuyển cơ cấu, cần hưu ý một số điểm sau:

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đựa trên các nguồn lực hiện có vàphải dién ra cùng với sự thay đổi các nguồn lực phân bé vào các ngành trong nên kinh

tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải theo hướng phân bổ các nguồn lực và các ngành,các lĩnh vực có năng suất và hiệu quả cao Vậy, thực chất chuyển dịch cơ cấu là quátrình chuyển dịch nhằm thúc day nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thông qua việc

phân bổ lại các nguồn lực sao cho hiệu qua cao nhất

13

Trang 25

3.2.2 Chuyến dịch cơ cau kinh tế nông nghiệp

Khái niệm: cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu là mối quan hệ tỷ lệ về sốlượng và chất lượng giữa các ngành nghề, các bộ phận cấu thành của nền nông nghiệp.Chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp về thực chất là thay đổi mối quan hệ đó, tao

ra một sự phát triển mới của vùng Trên thực tế nông nghiệp gắn với nông thôn vì

nông nghiệp là một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, cung cấp

lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp Do đó, chuyển

dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp cũng chính là chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn.

Nguồn: Nguyễn Thành Khâm, 2005

3.2.3 Khái niệm và ý nghĩa về chuyến dich cơ cấu cây trồng

a) Khái niệm.

Chuyển dich cơ cấu cây trồng là qua trình sắp xếp, bố trí lại và tìm ra nhữnggiống cây trồng hợp lý trên những diện tích đất đai hiện có nhằm khai thác những tiềmnăng về: đất đai, khí hậu, thủy văn, điều kiện tự nhiên — xã hội Qua đó, hiệu quả sảnxuất sẽ tăng, chuyển từ sản xuất hàng hóa đơn giản lên trình độ sản xuất hàng hóa đadang, tập trung nhan nâng cao sản xuất cây trồng và tạo ra nhiều sản phẩm nông sản

hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

Nguồn: Nguyễn Thành Khâm, 2005

Từ đó, nâng cao mức sống vật chất, văn hóa của người dân, góp phần thúc day

nền kinh tế phát triển

Việc chuyển dich cơ cấu cây trồng phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự bềnvững trong sản xuất nông nghiệp và nhu cầu lương thực

b) Ý nghĩa của việc xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên và tập quán cũ, việc

bố trí cây trồng còn rời rạc, manh mún nên chưa tạo ra nhiều nông sản hàng hóa Vì

vậy, việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp.

Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý còn là động lực thúc đẩy nôngnghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa Việc bố trí cơ cấu cây trồnghợp lý gắn liền với việc phát triển công nghiệp chế biến tạo ra cơ cấu kinh tế mới, phá

14

Trang 26

vỡ thế độc canh chuyển từ trình độ sản xuất nhỏ, đơn giản lên trình độ sản xuất đa đạng tạo ra vùng sản xuất tập trung, nhằm tăng mức sống của người dân và khắc phục

những trở ngại ở đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.

Chuyển dich cơ cầu cây trồng khắc phục được sự trì trệ sản xuất nông nghiệp,

giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân từ thúc đây sự

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tóm lại: có thể nói chuyển địch cơ cấu cây trồng là một chủ trương đúng đắn và

thiết thực nhất đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay.

3.3 Những cơ sở chuyển đổi cơ cầu cây trồng

3.3.1 Căn cứ vào nhu cầu thị trường

Thị trường là yếu tố cơ sở của việc xác định hướng sản xuất Nhu cầu thị trường

rất đa dạng và phong phú cho nên chúng ta cần phải lựa chọn, phân biệt, tạo ra sản

phẩm có nhu cầu lớn, có giá trị kinh tế cao, ôn định cả đầu vào lẫn đầu ra Nhu cầu thị trường cũng chính là đơn đặt hàng, là nội dung trả lời các câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản

xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Đó chính là vấn đề cơ bản hàng đầu của người sản

xuất trong cơ chế thị trường cần phải giải quyết trước khi bắt tay vào sản xuất.

3.3.2 Phái đạt được hiệu quả téng hợp cao nhất

Tính hiệu quả của việc xác định cơ cấu cấy trồng hợp lý thé hiện ở hai mặt:

hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

— Hiệu quả kinh tế: có lãi suất cao trên một đơn vị điện tích, trên đồng vốn đầu tư,thu nhập cao trên một lao động.

— Hiệu quả xã hội: ngoài lợi ích kinh tế của loại cây trồng hay ngành sản xuất đó

còn nhằm giải quyết công ăn việc làm và giảm các tệ nạn xã hội, thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội tổng hợp của Đảng và nhà nước đối với địa phương.

3.3.3 Sử dụng tốt đất đai lao động và vốn

Sử dụng tốt đất đai, lao động và vốn thể hiện ở chỗ khai thác, sử dụng đất đai

lao động và vốn một cách tiết kiệm hợp lý, có hiệu quả Bên cạnh đó phải làm cho đất đai phì nhiêu thêm, lao động ngày càng nâng cao về kiến thức lẫn tay nghề, đồng vốn

ngày càng phát triển, dam bảo đủ sức lực mở rộng quy mô sản xuất.

15

Trang 27

3.3.4 Căn cứ vào điều kiện tự nhiên

Điều kiện tư nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, thời tiết, thủy văn Sau khi tìm

ra những sản phẩm thõa mãn nhu cầu thị trường, phải xem xét nó có thích hợp với điều kiện môi trường ở địa phương hay không? Nếu không cần phải cải tạo những yếu tố nào? Biện pháp khắc phục ra sao? Các vấn đề có khả năng giải quyết được hay không?

3.3.5 Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: lao động, kỹ thuật, vốn, phong tục tập quán, cũng là một căn cứ quan trọng tim ra những san phẩm thõa mãn nhu cầu thị

trường và thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương Ngoài ra còn phải căn cứvào nguồn vốn, lao động, trình độ sản xuất của địa phương đó đáp ứng được hay

không?

Bồ trí cây trồng phải thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc, có lợi cho việc điều

hòa nhân lực, vốn và các phương tiện sản xuất.

Quán triệt các phương châm chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp.

gắn nông nghiệp — công nghiệp - dịch vụ, vừa sản xuất vừa xây dựng các nhà máy chế

biến nông san, đây mạnh công nghiệp hóa nông thôn, định hướng cho nông dân sảnxuất những cây, con gì phù hợp với điều kiện canh tác của họ.

3.3.6 Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với bảo vệ môi trường sinh thái

Phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái là hai vấn đề cần được tiến

hành song song Việc chuyển dịch cơ cầu cây trồng đòi hỏi không được khai thác qúa

mức hay làm suy thoái môi trường.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin

a) Thu thập sử dụng số liệu thứ cấp

Thu thập tại các cơ quan trong xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt có số liệu từ năm 2005 đến nay Bao gồm các niên giám thống kê, báo cáo kinh tế - xã hội và các

trang web có liên quan.

b) Thu thập sứ dụng số liệu sơ cấp

- Lập mẫu điều tra và số mẫu được xác định là: điều tra toàn bộ 80 hộ, trong đó

40 trồng lúa, 15 hộ trồng rau các loại, 25 hộ trồng màu

16

Trang 28

- Tiến hành phỏng vấn KIP (Key Informant Panel - Phỏng van nhóm người amhiểu) kết hợp phỏng vấn sâu 10 hộ Trong đó các hộ này có thời gian thường trú lâutrên địa bàn xã Thới Thuận và những hộ được phỏng vấn là những hộ đã chuyển đổi cơcâu cây trồng dé tim hiểu sâu hơn nữa nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi cơ cấu câytrồng.

- Tién hành thực hiện một số công cụ PRA phục vụ cho quá trình phân tích

PRA: là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh:Participatory Rural Appraisal, nghĩa là

phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA bao gồm một

loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân cùng tham gia

chia sé, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để

họ lập kế hoạch

Nguồn: Cục Khuyến Nông Khuyến Lâm, 1998

Trong trường hợp nghiên cứu này, các công cụ chính thực thiện được nêu lên như sau:

— Sơ đồ hiện trạng (Mapping): Nhằm phân tích về hiện trạng sử dụng đất đai, biếtđược ranh giới để xác định vị trí địa lý đồng thời tìm hiểu về việc phân bố cơ sở hạtầng (điện, đường, trường, trạm, và các phòng ban cơ sở khác có tác động đến đờisống kinh tế xã hội của xã Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình chuyển dịch

cơ cầu cây trồng trên địa bàn xã Thới Thuận

= Lược sử thôn, bản (Time line): đây là một trong những công cụ để tìm hiểu

chung về xã Thới Thuận Thông qua công cụ này, ta nhìn thấy được những sự kiện

trong quá khứ và ảnh hướng của nó đến quá trình chuyên địch cơ cấu cây trồng trên địabàn xã Thới Thuận.

3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

a) Phương pháp phân tích mô tả

Kết hợp những thông tin từ lãnh đạo địa phương và các đữ liệu thu được từquan sát, phỏng vấn và phỏng van sâu để mô tả thực trang của việc chuyển đổi cơ cấucây trồng ở địa bàn nghiên cứu Từ đó, có những nhận định nguyên nhân, thuận lợi,

17

Trang 29

khó khăn và các vấn đề về xã hội của việc chuyển đổi đồng thời tìm ra những giải

Bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dùng như: Word, Excel

3.4.3 Một số chỉ tiêu dùng để phân tích kinh tế

a) Chỉ tiêu kết quả

Giá trị sản lượng = giá bán * sản lượng

Tống chi phí = chỉ phí vật chất + chi phí lao động + thuế

Lợi nhuận = tổng đoanh thu - tổng chi phí

Thu nhập = lợi nhuận + chỉ phí lao động nhà

b) Chỉ tiêu hiệu quả

Ty suất lợi nhuận = lợi nhuận / tổng chỉ phí (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí

mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận)

Tỷ suất thu nhập = thu nhập / tổng chỉ phí (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chỉ phí

mang lại bao nhiêu đồng thu nhập)

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu vào thì có

bao nhiêu đồng lợi nhuận)

Tỷ suất thu nhập/doanh thu (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu vào thì cóbao nhiêu đồng thu nhập)

Tỷ suất thu chỉ biên tế (MBCR: Maginal benefit cost ratio)

Tỷ suất thu chi biên tế do lường lợi nhuận thu được ở nông dan khi so sánh mô

hình canh tác mới với mô hình canh tác cũ hoặc với mô hình canh tác nào đó cần xem

xét hiệu quả kinh tê của nó.

18

Trang 30

Phan thu tăng thêm do áp dụng MHCT mới, kỹ thuật mới

Phần thu thêm hoặc chỉ thêm được biết qua so sánh giữa mô hình mới với mô

hình cũ, hoặc kỹ thuật cũ mà nông đân đang áp dụng Như vậy ta có cách tính như sau:

Tổng thu (mới) — Tổng thu (cũ) = Thu tăng thêm của mô hình canh tác mới.Tổng chi (mới) — Tổng chi (cũ) = Chi phí tăng thêm của mô hình canh tác mới.Thông thường MBCR được chấp nhận khi lớn hơn 1 (>1)

Nếu MBCR <= 1 khi đó phần thu tăng thêm <= phần chi tăng thêm nênn khôngthu được lợi nhuận cao hơn so với mô hình cũ Như vậy khó được chấp nhận mô hìnhcanh tác mới hay kỹ thuật mới mà chúng ta đang khuyến cáo

Tỷ suất thu chỉ biên tế chỉ tính được khi có từ hai mô hình canh tác trở lên được

áp dụng trong thực tế

19

Trang 31

CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Những tác động của việc xác định chuyền dich cơ cấu cây trồng

4.1.1 Nguyên nhân chuyén đổi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đối của các hộ nông dan tùythuộc vào đặc diém của từng hộ.

Bảng 4.1 Nguyên Nhân Dẫn Đến Chuyển Doi Cơ Cấu Cây Trồng

Nguồn: Kết quả điều tra

Nguyên nhân đầu tiên làm cho người dân chuyển đổi sang mô hình mới theođiều tra là thu nhập cao và én định: 22 hộ chiếm 55% tiếp đến là dé áp dụng có 11 hộchiếm tỷ lệ 27.5% Ngoài ra, còn có những những hộ chuyển đổi sang làm mô hình mới là do bắt chước làm theo: 3 hộ chiếm 7.5% còn lại là vì nguyên nhân: tốn ít công,thu nhập tương đối va rất én định: 2 hộ chiếm 5%

4.1.2 Phỏng vấn sâu

Sau khi làm một cuộc phỏng vấn sâu với 10 hộ trong vùng chuyên đổi trên địabàn xã Thới Thuận Được biết thêm những thông tin sâu xa là tại vùng này trước đây

có một người thầy chùa ở Châu Đốc mà bà con ở đây đều gọi với cái tên thân mật là

Bác Năm đã đem giống về đây trồng, thấy trồng được nên mọi người bắt chước dần

Trang 32

dan từng ít một trồng theo Phần lớn mọi người đều có kinh nghiệm làm mau từ rất lâu

nên khi chuyển qua trồng rau cũng không mấy khó khăn Vốn kiến thức trồng trọt

người dân có sẵn cùng với sự trao đổi với những người bạn hàng xóm, láng giéng.

Cho đến sau này, khoảng năm 2000 do chính sách và sự khuyến khích của tinh,

huyện về vấn đề chuyển đối cơ cấu cây trồng cùng với sự hỗ trợ của khuyến nôngngười dan đã rất an tâm và bắt đầu chuyền sang làm mô hình mới với số lượng ngày

càng tăng cao.

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng hơn cả đó là hiệu quả kinh tế của mô

hình mới đem lại cho người dân Tuy vật tư bỏ ra nhiều hơn trước nhưng tat cả các hộ

đều được gối đầu ở các đại lý bên cạnh đó sâu bệnh hại ít hơn Chỉ bỏ công chăm sóc

kỹ lưỡng là có thể thu lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn Tất cả nông sản chuyểnđổi làm ra đều được tiêu thụ tốt, mua ngay tai nhà của mình Chỉ có khó khăn ở chỗ là

gia ca hay lên xuống bap bênh làm cho bà con lo lắng nhưng khi được hỏi: “Trong

tương lai gia đình có tiếp tục canh tác mô hình chuyển đổi như hiện nay không?” Thì

người dan đều cho biết là vẫn tiếp tục làm tuy đôi lúc cảm thấy nản vi giá cả thị trườngnông sản bap bênh Tóm lại: việc canh tác mô hình hiện tại chiếm rất nhiều công chăm

sóc của người dân, quanh năm suốt tháng đều phải làm việc trên mảnh đất của mình

ngay cả những ngày lễ tết nhưng những gì mà mô hình chuyển đổi đem lại cho người

dân cũng giống như “tình cảm” mà người dân dành cho nó vậy Họ chỉ có mong muốn

được làm nông dân, được chăm sóc, được lao động bằng chính sức lực của mình để tạo

dựng cho gia đình của mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.

4.1.3 Lược sử cộng đồng

— 1978- trước 1986: Vẫn còn trong thời gian bao cấp nên đời sống khó khăn.

— 1986: Xoá bao cấp theo chỉ đạo của nhà nước trong Đại Hội Dang lần VIII,

— 1975: Giải phóng miền Nam.

— 1978: Nhà nước chia lại ruộng theo nhân khẩu, làm lúa và làm màu, cây màuchủ yếu là khoai lang

Trang 33

— 2000: Có thêm ít hộ trồng rau nữa nhưng diện tích ít, nhỏ lẻ, phân tán.

— 2002: Diện tích tăng lên khoảng 20 ha Lúc này việc trồng rau cũng đem lại lợi

nhuận ít nhiều Diện tích trồng càng ngày cảng tăng

— 2003: Chính quyền và cán bộ khuyến nông khuyến khích chuyển sang 2 lúa một

màu hoặc lúa — rau.

— 2004: Việc chuyển đổi điễn ra mạnh nhưng chỉ những hộ đất gò mới trồng màu

được Vì thế chính quyền tính thành khu quy hoạch rau an toàn (khoảng 47 ha) Từ đó

cho đến nay được sự ủng hộ của chính quyền địa phương cùng với lợi nhuận của việctrồng mau và rau mang lại, người dan vẫn tiếp tục mô hinh canh tác mới và mở rộng

điện tích cho đến nay

Tom lại

Việc chuyển đổi ban đầu chi là tự phát ở mức độ nhỏ lẻ nhưng sau đó với

những chủ trương, chính sách, sự khuyến khích ủng hộ và việc tạo điều kiện thuận lợicho người đân của chính quyền địa phương, đã làm cho người dân càng hăng hái trong

vấn đề chuyển đổi Đồng thời chính sự theo sát và hỗ trợ về mặt kỹ thuật của khuyến

nông đã tạo tâm lý yên tâm hơn trong suốt quá trình canh tác của người dân trên địa

bàn xã.

4.1.4 Nguyên nhân không chuyển đối

Bên cạnh những hộ đã chuyển sang làm mô hình mới đó là những hộ vẫn canhtác mô hình cũ, tức là mô hình như từ trước tới giờ họ vẫn làm: độc canh cây lúa Quađiều tra phỏng vấn được biết các nguyên nhân như thể hiện ở bảng 4.2

22

Trang 34

Bảng 4.2 Nguyên Nhân Dẫn Đến Không Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Đvt: hộ

Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%)

Không biết làm 6.00 15.00

Không hiệu quả 3.00 7.50

Không đủ điều kiện chuyển đổi 25.00 62.50

Khác 6.00 15.00

Tổng số 40.00 100.00

Nguôn: Kết quả điều tra

25 hộ trong nhóm không chuyển đổi cho biết họ không đủ điều kiện để chuyểnđổi như: đất lung, không đủ vốn, chiếm 62.5% Không biết làm có 6 hộ chiếm 15%,

có cùng số hộ là nhóm có nguyên nhân khác như: các hộ xung quanh không làm nên

không đám làm, chuột phá, còn lại là những hộ cho rằng không hiệu quả có 3 hộ

chiếm 7.5%

23

Trang 35

4.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp xã Thới Thuận

4.2.1 Sơ đồ hiện trạng

Hình 4.1 Sơ Đồ Hiện Trạng Sản Xuất Xã Thới Thuận

Nguồn: Kết quả điều tra

Nhìn chung, diện tích đất chuyển đổi chưa cao so với diện tích đất không

chuyển đổi Một phần là do mặt bằng đất muốn chuyển qua làm mô hình mới phải làđất gò, điều này tạo ra việc không đồng lòng trong việc chuyển đổi qua canh tác cây trồng mới của người dân trong vùng chưa chuyển đổi Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân mà người dân không thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng

4.2.2 Giá trị sản xuất Nông Nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về trồng

trọt, chăn nuôi và dịch vụ trên bảng 4.3.

24

Trang 36

Bảng 4.3 Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Xã Thới Thuận

Đvt: triệu đồng

Chênh lệch Năm 2005/2001

Chiêu 2001 2002 2003 2004 2005 +A Ty lệ

Tréng trot 209/20 2879 26557 37409 44666 237,458 213.50

Chăn nuôi 26,90 54,41 52,25 5119 48,76 21,854 18120 Dich vu 14,16 1711 17,09 20,61 22,20 8037 15670

Tổng số 250,36 359,31 334,91 445,89 517,62

Nguôn: Phòng Kinh Tế huyện Thốt Not

Giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cầu ngành nông nghiệp Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt có tỷ trọng vượt trội hơn hẳn so với các giá

trị sản xuất khác trong nông nghiệp, đã cung cấp một phần lương thực cho người dân

và nguyên liệu cho ngành công nghiệp, giảm bớt tình trạng đói nghèo và tăng dần thu

nhập cho người dân Nếu so với năm 2001 giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng

231,458 triệu đồng tỷ lệ tăng chiếm 113.5% Một tỉ lệ rất cao tuy năm 2003 có giảm so

với năm trước nhưng không nhiều Ở xã Thới Thuận, tiềm năng về nông nghiệp rất lớnnhưng chưa được khai thác hết vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Thới Thuận

là một chủ trương đúng đắn, góp phan nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt Giá

trị sản xuất so với năm 2001 tăng lên 21,854 triệu đồng, tỷ lệ tăng 81.2% nhưng nếu sovới các năm trước từ năm 2002 thì lại giảm Tuy không nhiều nhưng giảm dần qua

từng năm do giá cả nông sản ngày càng bap bênh nên người dan chăn nuôi ngày càng

ít lại Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất và tăng dần qua các năm,

năm 2005 tăng 8,307 triệu đồng tỷ lệ tăng 56.7% Trong tương lai tỷ trọng giá trị sảnxuất của các ngành sẽ có sự thay đối nhưng trồng trọt vẫn là ngành chủ đạo của xã

Thới Thuận.

25

Trang 37

Hình 4.2 Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Của Xã Thới Thuận.

2001 2002 2003 2004 2005

Nam

Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Thốt Nét

Hình 4.1 cho thấy rõ nét hơn về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Trồng trọt

luôn là cột cao nhất trong các năm, chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng rất mạnh trong khoảng

thời gian từ năm 2003 đến nay, còn lại là chăn nuôi có phần giảm xuống nhưng ở mức

độ ít, dịch vụ vẫn tăng đều qua từng năm.

26

Trang 38

4.2.3 Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 của Thới Thuận.

Cơ cấu sử dụng đất cũng một phần thé hiện cơ cấu sản xuất của địa phương đó.

Hình 4.3 Cơ Cấu Sử Dụng Đất Năm 2005 Xã Thới Thuận.

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất chuyên dùng

Dat ở

Đất chưa sử dụng

Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Thốt Nốt

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã Thới Thuận năm 2005 là 2,669.2 ha trong

đó đất sản xuất nông nghiệp toàn xã là 2,088.2 ha chiếm 79%, một tỷ trọng rất lớn so

với các loại đất khác Điều này chứng tỏ nông nghiệp luôn là ngành chủ lực trên địa

bàn xã.

Đất nuôi trồng thuỷ sản có 24.9 ha chiếm ty trọng 5%.

Dat chuyên dùng cho trụ sở cơ quan nhà nước, an ninh quốc phòng, mục đích

công cộng có 305.3 ha chiếm 11%.

Đất ở và đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất ứng với 36% và 2%

Tình hình sử dụng đất không có sự biến động từ năm 2004 qua năm 2005 Do đặc điểm địa bàn xã đất rộng người thưa, tỷ lệ tăng dần số được kiểm soát chặt chẽ nên

di dan số có tăng cũng không ảnh hưởng đến việc tăng giảm đất ở Mặt khác, người

dân khi có sự chuyển đổi phương cách làm ăn thì sẽ chuyển qua làm ở các công ty chế biến nông sản trong huyện hay tận dụng phần đất mình có nên không có sự đao dộng

từ loại đất này sang đất khác

27

Trang 39

4.2.4 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

Ngành trồng trọt của huyện Thốt Nốt qua từng năm sẽ có những biến động khác

nhau, bảng 4.4 sẽ thể hiện điều đó một cách rõ nét hơn

Bảng 4.4 Giá Trị Sản Xuất Ngành Trồng Trọt Huyện Thốt Nốt

Pvt: triệu đồng

Chênh lệch Năm

Chỉ tiêu 05/01

2001 2002 2003 2004 2005 tA Ty lệ

Cay lương thực 146.76 22444 19750 27252 32535 178.59 221.69Cây chat bot c6 cli 663.00 51000 696.00 450.00 536.00 -127.00 80.84Cây thực phẩm 2206 1818 2066 1243 1483 -723 67.23

Cây công nghiệp 963 11.77 1248 4288 5183 42.20 538.04 Cây ăn quả 24.91 2499 26.57 36.24 4449 1958 178.61

Các cây khác 6000 6000 6000 6000 989,00 29.00 148.33Sản phẩm phụ 5.13 7.85 693 953 10.19 5,06 198.62

Ngược lại với sự gia tăng vượt trội của cây lương thực là cây chất bột có củ và cây

thực phẩm ứng với tỷ lệ giảm là 19.16% và 32.77% Các cây còn lại: cây công nghiệp

có ty lệ tăng 438.04%, cây ăn quả có tỷ lệ tăng là 78,61% cây khác có tỷ lệ tăng là48.33% và sản phẩm phụ có tỷ lệ tăng chiếm 98.62% Giá trị xản xuất ngành trồng trọt

huyện Thốt Nốt cũng là xu thế phát triển chung của xã Cây lương thực và cây côngnghiệp hàng năm trong tương lai là loại cây chính và giá trị sẽ ngày càng tăng cao Tuynhiên, để phát triển kinh tế nông thôn của xã một cách toàn điện cần phát triển các loạicây đồng bộ hơn

28

Trang 40

4.2.5 Biến động giá trị ngành trồng trọt.

Qua từng năm, giá trị ngành trồng trọt lại có sự thay đổi, mỗi sự thay đổi là sự

phản ánh rõ nét hơn các biến động kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt nhưng không phải

bằng các con số mà bằng biểu đồ, cụ thể qua hình 4.3 sau

Hình 4.4 Biến Động Giá Trị Ngành Trồng Trọt Xã Thới Thuận

50% MB Cây ăn qua

40% H Cay công nghiệp

Dựa vào bảng số liệu 4.4 đã vẽ được biến động giá trị ngành trồng trọt để cócái nhìn tổng quát và rõ ràng hơn về các loại cây lương thực, chất bột có củ, cây thựcphẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, Rõ ràng, cây lương thực có sự gia tăng mạnh mẽ

nhất vào thời điểm từ năm 2004 chuyển sang năm 2005, các cây khác cũng có sự gia

tăng ở cùng vào một thời điểm nhưng kém phần rõ nét hơn như cây công nghiệp vàcác cây khác, còn lại cây chất bột có củ giảm mạnh rõ rệt do chuyển sang làm mô hình

mới hay các cây trồng khác

4.2.6 Tình hình cơ bản về cây lương thực

Cây lương thực về cơ bản luôn là cây chủ lực cúa nước ta nói chung và xã Thới

Thuận nói riêng vì thế nó luôn được quan tâm chú trọng và phát triển

29

Ngày đăng: 19/12/2024, 21:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN