=-= _————————— SS gs a EAHội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Hiệu quả kinh tế của các biệ
Trang 1BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỎ CHÍ MINH
HIỆU QUA KINH TE CUA CÁC BIEN PHÁP KỸ THUẬT
MỚI TRONG VIỆC KHAI THÁC MỦ TRÊN
CAY CAO SU, TẠI NONG TRUONG
CAO SU SUOI DAY
TAN CHAU
TAY NINH
PHAM THI THANH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
_ ĐÈ NHAN VAN BANG CỬ NHÂN
CHUYEN NGANH KHUYEN NONG & PHAT TRIEN NONG THON
THU VIỆN ĐẠI HỌC NONG LAM
LV 000422
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2007
Trang 2=-= _————————— SS gs a EA
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Hiệu quả kinh tế của các
biện pháp kỹ thuật mới trong việc khai thác mủ trên cây cao Su, tại Nông trường Cao
su Suối Dây - Tân Châu — Tây Ninh” do sinh viên Phạm Thị Thanh, sinh viên khóa
2003-2008, ngành khuyến nông và phát triển nông thôn, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày
-Người hướng dẫn
Ngày tháng năm 200
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 200 Ngày tháng năm 200
Trang 3——— — = EE — xen ~—~ -z oN
LỜI CẢM TẠ
Để đạt được kết quá như ngày hôm ray, lời đầu tiên con xin chân thành khắc ghi
công ơn cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục con nên người.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn:
Cô Th.S Trang Thị Huy Nhất đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi để hoàn tất luận vănnay.
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế, quý Thay Cô đã trực tiếp truyền đạt
cho tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học.
Ban giám đốc cùng toàn thể các Cô Chú, Anh Chị đang công tác tại Nông trường
Cao su Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tại Nông trường.
“ Xin được nói lời cảm ơn đến tập thể Lớp tại chức PTNT Tây Ninh cùng bạn bè đã
ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cho đến khi hoàn tất luận
văn.
Sinh viên
PHẠM THỊ THANH
Trang 4i cL IE A EELS
NOI DUNG TOM TAT
PHAM THI THANH, Thang 1D nam 2007 “Hiệu quả kinh tế của các biện pháp kỹ thuật mới trong việc khai thác mủ trên cây cao su, tại Nông trường Cao
su Suối Dây - Tân Châu — Tây Ninh”
Đè tài tim hiểu về việc áp dụng và không áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới
trong quá trình khai thác mủ trên vườn cao su của các chủ hợp đồng trồng cao su tại
Nông trường trên cơ sở phân tích số liệu thông qua các phòng ban và phóng vẫn trực
tiếp 30 chủ hộ trồng cao su tại địa bàn xã Suối Dây với hai biện pháp kỹ thuật gắn
máng che mưa và sử dụng thuốc kích thích.
Nội dung thực hiện trong luận văn gồm 2 phần.
Phần I — Khái quát về tình hình hợp đồng của nông trường và tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại nông trường cũng như các chủ hợp đồng trồng cao su qua số
liệu thứ cấp và sơ cấp thu được
Phần JI — Tìm hiểu tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật của các chủ hợp
đồng tại nông trường đồng thời thông qua kết quả, hiệu quả kinh tế, kỹ thuật để đánh
giá hiệu quả mang lại từ việc ap dụng kỹ thuật mới Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp các chủ hộ sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn.
Trang 51.5 Nội dung nghiên cứu 4 2.1 Điều kiện tự nhiên 5
2.1.2 Khi hau - thoi tiét 6
2.1.3 Địa hình đất dai thé nhưỡng 7
2.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên 7 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 7 2.2.1 Tình hình dân số và lao động 7 2.2.2 Y tế, giáo dục 9
2.2.3 Trình độ văn hoá 10
2.2.4 Cơ sở hạ tầng 11 2.3 Đặc điểm tình hình sản xuất nông nghiệp của xã 12
2.3.1 Ngành trồng trọt 12
2.3.2 Ngành chăn nuôi 14 2.3.3 Tín đụng — Ngân hàng 14
2.3.4 Ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá 15
2.3.5 Nhận xét chung 15
2.4 Giới thiệu khái quát về tình hình Nông trường Cao su Suối Dây 15
Trang 62.4.1 Sơ lược về lịch sử thành lập và phát triển của Nông trường
2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nông trường
2.4.3 Giá cả thị trường mủ cao su
2.5 Quy mô sản xuất của Nông trường
2.5.1 Bộ máy quản lý của Nông trường
2.5.2 Phương pháp tổ chức sản xuất
2.5.3 Tình hình thực hiện tiền lương
2.5.4 Cơ cấu lao động của Nông trường
2.5.5 Cơ cấu sử dụng đất và điện tích đất của Nông Trường
2.6 Đặc điểm về các thành phần kinh tế
2.7 Diện tích và sản lượng thay đổi qua các năm
2.8 Giới thiệu về kỹ thuật mới
2.10.3 Chế độ cạo và kỹ thuật khai thác mủ
2.10.4 Sự biến động của hàm lượng chất khô trong năm
2.10.5 Đối với cao su quốc doanh được điều tra trên 5 lô C1, C2, C3, C4, C5
2.10.6 Quy mô về tổng diện tích các hộ hợp đồng trồng cao su qua điều tra
2.11 Mô tả phương pháp áp dụng các giải biện pháp kỹ thuật
2.11.1 Gắn máng che mưa
2.11.2 Sử đụng chất kích thích Stimulatex
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của cây cao su
3.1.1 Đặc điểm sinh học
3.1.2 Đặc điểm kỹ thuật
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
15
l6 17 18 18 19 21
22
24 25 25
27
27
28
29 29 Sl 31 32 33 34
34
35 37 37 37 38 ao 39 40
Trang 73.3 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế 40
3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế 40
3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kỹ thuật 4I CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Mô tả mẫu điều tra 42 4.1.1 Đặc trưng mẫu của các hộ 42
4.1.3 Số năm canh tác 46 4.1.4 Độ tuổi của các chủ hộ qua điều tra 46
4.2 Tình hình áp dung kỹ thuật mới 47
4.2.1 Các kỹ thuật mới được áp dụng 47 4.2.2 Tình hình áp dụng kỹ thuật mới của các nông hộ 48
4.3 Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng
4.4 Kết qua - hiệu quả cho 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh năm thứ 11 53
4.4.1 Chi phí vật chất và chi phí đầu tư trong thời kỳ kinh doanh năm thứ 11 53 4.4.2 So sánh chi phí đầu tư cho 1 ha cao su khai thác năm thứ 11 có và không áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới 5§
4.4.3 Hiệu quả sản xuất cho 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh năm thứ 11 60
4.5 Những hỗ trợ của nhà nước địa phương đối với nông hộ trong quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới 62
4.6 Nhimg han chế trong việc phát triển kỹ thuật mới 64 4.7 Những nhân tố ảnh hưởng từ việc áp dụng biện pháp kỹ thuật Tới 65 4.8 Những khuyến cáo khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới 66 4.9 Những giải pháp để phát triển kỹ thuật mới 66 4.10 Chí tiêu lợi nhuận tăng thém/chi phí tang thêm 68
CHƯƠNG V KET LUẬN VAKIEN NGHỊ 69
Trang 85.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
69 72
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
BHXH Báo hiểm xã hội.
BHYT Bảo hiểm y tế.
TSC Hàm lượng quy khô
WTO Tổ chức thương mại thế giới.
Trang 10DANH MỤC CAC BANG
Bảng 2.1 Tình Hình Dân Số Xã Suối Dây qua 2 Năm 2005-2006 8
Bảng 2.2 Một Số Chỉ Tiêu Về Y Tế trên Địa Bàn Xã 9 Bang 2.3 Một Số Chỉ Tiêu về Giáo Dục trên Dia Bàn Xã Suối Dây Năm 2006 10
Bảng 2.4 Một Số Chỉ Tiêu về Trình Độ Văn Hoá của Người Dân trên Địa Ban Xã
Bảng 2.10 Bảng Thu Nhập của CBCNVC trong Nông Trường 21
Bảng 2.11 Cơ Cấu Lao Động Của Nông Trường Năm 2006 và 6 Tháng Đầu Năm
Bảng 2.12 Cơ Cấu Lao Động Của Công Nhân Hợp đồng tại Nông Trường 23 Bảng 2.13 Chất Lượng Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ ở Nông Trường 24 Bảng 2.14 Bảng Tổng Hợp Diện Tích, Sản Lượng Khai Thác Năm 2000-2006 Zo Bang 2.15 Bang Téng Hop San Lugng, Nam Suất từ Nam 2003-2006 của 5 Lô có Áp
Dụng Biện Pháp Gắn Máng Che Mưa và Sử Dụng Chất Kích Thích Stimulatex Đã
Bang 2.16 Năng Suất Chia theo Năm Khai Thác 27 Bảng 2.17 Hạng Mục, Kỹ Thuật Chăm Sóc Vườn Cây Kiến Thiết Cơ Bản 29 Bảng 2.18 Hạng Mục, Kỹ Thuật Chăm Sóc Vườn Cây Khai Thác 30 Bảng 2.19 Có chế độ cạo phù hợp cho từng tuổi cây cụ thể theo bảng sau 31 Bang 2.20 Hàm Lượng Cao Su Khô Biến Động trong Năm: 31 Bang 2.21 Tổng Hợp Tình Hình Cây Bệnh tại Nông Trường th Nam 2003-2006 32 Bảng 2.22 Bảng Tổng Hợp Số Ngày Cạo trên Năm 33 Bảng 2.23 Quy Mô về Diện Tích Các Hộ Hợp Đồng qua Điều Tra 34 Bảng 3.1 Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Chính trên Cây Cao Su 38
Trang 11Bang 4.1 Quy Mô về Tổng Diện Tích các Hộ Hợp Đồng qua Điều Tra Năm 2006 43
Bảng 4.2 Quy Mô Số Lao Động (Thuê) của Các Hộ Điều Tra Năm 2006 44 Bảng 4.3 Trình Độ Văn Hóa của Các Chủ Hộ đã Điều Tra 45
Bảng 4.4 Thời Gian Canh Tác của Các Chủ Hộ Điều Tra 46
Bảng 4.5 Độ Tuổi Chủ Hộ Trồng Cao Su Năm 2006 47
Bảng 4.6 Tổng Hợp Tình Hình các Nông Hộ Áp Dụng Biện Pháp Gắn Máng Che
Mưa 49
Bảng 4.7 Tổng hợp tình hình các nông hộ áp dụng biện pháp sử dụng chất kích thích
Stimulatex 49
Bảng 4.8 Tổng Hợp Tinh Hình Cây Bệnh trên 30 Hộ Hop Đồng Trồng Cao Su tại
Nông Trường từ Năm 2006 50
Bang 4.9 Tổng Hợp Số Ngày Cao trong Năm 51
Bang 4.10 Tổng Hợp Nang Suất, Sản Lượng Mt của Các Nông Hộ qua Điều Tra của
30 Hợp Đồng đã Khai Thác được 11 Năm 52
Bảng 4.11 Tổng Hợp Năng Suất, Sản Lượng của 30 Hợp Đồng đã Khai Thác được 11
Năm, giữa Có và Không Sử Dụng Thuốc Kích Thích Stimulatex 52 Bang 4.12 Chi phí vật chất của 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh năm thứ 11 54
Bảng 4.13 Chi Phí Lao Động của 1 Ha Cao Su Thời Kỳ Kinh Doanh Năm Thứ 11 57
Bảng 4.14 Cơ Cấu Chỉ Phí cho 1 Ha Cao Su Không Áp Dụng và Áp Dụng Kỹ Thuật
Mới Năm Thứ 11 59
Bang 4.15 So Sánh Kết Quả - Hiệu Qua cho 1 Ha Cao Su Không Ap Dụng và Ap
Dụng Kỹ Thuật Mới Năm Thứ 11 61
Bảng 4.16 So Sánh Chỉ Tiêu Lợi Ích/Chi Phi 68
Trang 12DANH MỤC CAC HÌNH
Hình 2.1 Biểu Bd Biến Động Giá Ca Cao Su qua 7 Năm (2000-2006)
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quan Lý Nông Trường Suối Dây
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh chỉ phí giữa áp dụng và không áp dụng kỹ thuật mới
18 18 59
Trang 13CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐÈ
1.1 Đặt vẫn đề
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều thay
đổi trong môi trường sinh thái và đời sống kinh tế của con người Mặt khác, ngành cao
là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế quốc dân
Trước nhu cầu thế giới về mủ và gỗ cao su cho sự phát triển một nền công nghiệphiện đại Ở nước ta cao su ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triểnkinh tế, xã hội và đời sống của nhân dan Chính vì điều này đã đẩy ngành cao su thật
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
Ngoài giá trị kinh tế thì cây cao su còn có giá trị xã hội cũng hết sức to lớn Đầutiên phải nói đến việc trồng cao su đã tạo ra một khối lượng lớn công ăn, việc làm cho
người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và không ít những lao động dân tộc, họ
đã gắn bó cuộc đời mình với các nông trường và các nhà máy chế biến Bên cạnh đó
nhiều tuyến đường giao thông nông thôn đã căn bản xây dựng hoàn chỉnh, nhiều nhà
máy chế biến mủ tại các vùng nguyên liệu mủ mọc lên tạo động lực và góp phần
không nhỏ vào công cuộc xây dựng “công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn” ma dang va nhà nước dang khuyến khích va tao mọi điều kiện dé thúc day ngành
cao su nâng cao diện tích ngày một nhiều hơn, vì cây cao su là một cây công nghiệpdài ngày có nhiều triển vọng phát triển, nó có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu cho công
nghiệp và xuất khẩu; điều kiện tự nhiên ở nước ta về đất đai, khí hậu rất phù hợp cho việc trồng cao su trên quy mô lớn Trải qua bao nhiêu thăng trầm, ngày nay cao su
càng khẳng định hơn vị thế của mình trong các hệ thống cây công nghiệp dài ngày(Tiêu, Điều, Cà phê) Ngành cao su thiên nhiên là ngành sản xuất có hiệu quả toàn
diện về tài chính, xã hội, môi trường kết hợp với kinh tế quốc phòng, sẽ là ngành mũinhọn có nhiều tiềm năng phát triển của nền công, nông nghiệp Việt Nam, vì mủ cao su
Trang 14được xem là nguyên liệu không thể thiếu được đối với nền công nghiệp, là một trong những nguồn nguyên liệu để xây dung nên một nền công nghiệp hiện đại Cũng chẳng
phải ngạc nhiên khi cao su thiên nhiên được mệnh danh là “vàng trắng” của nhân loại
bởi giá trị mà nó mang lại ngày càng đi sâu vào đời sống con người.
Tuy nhiên giá trị kinh tế của cây cao su không dừng lại ở giá trị mủ khai thác mà
còn có giá trị từ nguồn gỗ và chất đốt Hiện nay gỗ cao su đần dần có chỗ đứng so với
các loại gỗ khác, khi mà các loại gỗ quí hiếm ngày càng có nguy cơ cạn kiệt Do đó gỗ
cao su có thể làm nguyên liệu chính để tạo ra các sản phẩm chính như tủ, bàn, ghế và
các vật dụng khác trong gia đình Ngoài tác dụng trên, cây cao su còn có tác dụng phủ
xanh đất trống đổi trọc, giữ nước ngay cả trên đất dốc cao, chống xói mòn, giữ được
độ màu mỡ của đất, góp phần tao bau không khí mát mẻ cải tạo môi trường thiên
nhiên Thêm vào đó, cây cao su được trồng ở vùng biên giới cũng là điều kiện thuận lợi đối với việc én định và đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương.
1.2 Sự cần thiết của đề tài
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897, từ những cây cao su thực
sinh đầu tiên với năng suất sản lượng rất thấp 1.000 kg/ha/năm, với những bước phát triển thăng trầm qua nhiều giai đoạn lịch sử, cho đến năm 1997 cả nước Việt Nam đã
trồng được trên 288.000 ha cao su với năng suất sản lượng chỉ đạt 1.400 —> 1.700
kg/ha/năm Hiện nay, diện tích mới chỉ đạt 700.000 ha với năng suất sản lượng bình quân chỉ đạt 1.800 —> 2.000 kg/ha mặc dù từ lúc bắt đầu nhân giống trồng cao su trên
thế giới nói chung và cho ngành cao su Việt Nam nói riêng cho đến nay đã áp dụng rất
nhiều các phương pháp kỹ thuật về trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mú Những năm gần đây, do chi phí giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trên thị
trường ngày càng tăng, trong khi đó giá nông sản phẩm đầu ra lên xuống thất thường,
cụ thể như giá phân bón cộng với giá xăng dầu tăng vọt, người trồng phải tăng thêm
một khoản chi phí đầu tư cho sản xuất trong khi đó cây cao su là cây công nghiệp dài
ngày, có thời gian sinh trưởng và phát triển lâu, chu kỳ kinh đoanh dài, có nguồn vốn
đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, chịu sự thay đối rất lớn của thi trường cũng như diễn biến của thời tiết nên mang tính rủi ro cao trong đầu tư kinh doanh Mặt
khác, đối với nước ta, ngành cao su là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế
Trang 15quốc dân, mủ cao su thiên nhiên là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng góp phan thuhồi ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp Vảlại, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành cao su phảiđương đầu với cuộc cạnh tranh về mọi mặt, cạnh tranh không những về năng suất, màcòn chất lượng, mẫu mã, hình thức Chính vì hoàn cảnh trên đã thúc đẩy ngành cao suphấn đấu đến năm 2010 phải đạt 1.000.000 ha cao su trên các vùng Đông Nam Bộ,Tây Nguyên, các tỉnh ven biển miền Trung và một số vùng ở phía bắc Song song việc
tăng điện tích đòi hỏi ngành cao su phải đây mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng đưa
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành, để tăng năng suất, sản lượng nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế cao và én định Để đạt được mục đích đó bên cạnh các biện pháp kỹ thuật
như: lai tạo giống có năng suất cao, kháng bệnh, bón phân hợp lý, chăm sóc tết vườn
cây, giúp cây tăng trưởng khoẻ nâng cao năng suất vẫn chưa đủ Vì vậy trong quá trình
khai thác cần áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhằm tăng năng suất như: biện
pháp gắn máng che mưa, sử dụng chất kích thích Stimulatex nó sẽ tác động trực tiếp
đến năng suất, sản lượng khai thác của vườn cây Từ những lý do trên để nâng caonăng suất chất lượng vườn cây cao su và được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế dưới sự
hướng dẫn của cô Trang Thị Huy Nhat, tôi thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh tế của các
biện pháp kỹ thuật mới trong việc khai thác mủ trên cây cao su, tại Nông trường
Cao su Suối Dây - Tân Châu — Tây Ninh” Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song donhận thức về lý luận và thời gian tiếp xúc thực tiễn còn hạn hẹp, vì vậy đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của các biện pháp kỹ thuật mới trong
việc khai thác mu trên cây cao su nhằm nâng cao tính hiệu quả của cây cao su ở Nông
trường Cao su Suối Dây theo hướng phát triển bền vững (trên cơ sở tăng năng suất vàđảm bảo chất lượng)
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối trong nghiên cứu
Vườn cây cao su đang trong giai đoạn kinh doanh của các hộ hợp đồng với Nông
Trường.
Trang 16Đề tài nghiên cứu từ 09/07 đến ngày 29/10/2007.
1.5 Nội dung nghiên cứu
- Mô tả các giải pháp kỹ thuật
- Mô tả kết quả đạt được từ việc khai thác mủ cao su
- So sánh chi phí sản xuất khi không có áp dụng các giải pháp kỹ thuật so với khi
có áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới.
Trang 17CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Nông trường cao su Suối Dây thuộc xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh Xã Suối Dây là nơi có địa hình tương đối bằng phẳng nhất so với các xã khác
thuộc huyện Tân Châu với tổng diện tích tự nhiên của xã là 11.090 ha, trong đó đa số
là đất trồng cây công nghiệp như cây cao su, cây điều, cây mía, cây mi, nhưng điện tích cây cao su chiếm tỉ lệ cao nhất với tổng diện tích trồng cao su là 5.618,66 ha, chiếm 50,66%, mật độ dân số 94,67 người/km” với điều kiện về vị trí địa lý trên nên
địa bàn xã Suối Dây, huyện Tân Châu rất thích hợp cho việc trồng, phát triển cây cao
su, với ranh giới của xã được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Suối Ngô.
- Phía Tây giáp thị tran Tân Châu.
- Phía Nam giáp xã Tân Thành
- Phía Bắc giáp xã Tân Hiệp
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho giao thông vận chuyển
hàng hoá, cách thị trấn Tân Châu 3km đo đó rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Nông trường Cao su Suối Dây trực thuộc Công Ty TNHH 1 thành viên Cao su
1/5 Tây Ninh, tọa lạc tại ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh và nằm
trên tỉnh lộ 19.
- Phía Đông giáp xã Suối Dây.
- Phía Tây giáp sông ThaLa
- Phía Nam giáp Nông trường Cao su Thanh Niên
Trang 18- Phía Bắc giáp Nông trường 7.
Vườn cây của Nông trường năm trên tỉnh lộ 19 cách Nông trường khoảng lkm, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, quản lý, khai thác của Nông trường.
Ngoài ra Nông trường còn có nhà máy chế biến mủ nằm ngay trên tỉnh lộ cách
Nông trường 200m về phía Đông, cách Công ty TNHH 01 TV Cao su 1/5 Tay Ninh khoảng 30 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 130 km về phía Nam Với vị trí địa lý
khá thuận lợi nên Nông trường đã rút ngắn được thời gian và chỉ phí vận chuyển.
2.1.2 Khí hậu - thời tiết
Nông trường Cao su Suối Dây thuộc xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh nên mang khí hậu miền Đông Nam Bộ, vùng nhiệt đới gió mùa nóng 4m quanh
năm, phân thành 02 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11: hơn 90 % lượng mưa tập trung vào mùa
này Trong mùa mưa có một khoảng thời gian bị hạn, vị trí, thời điểm nàythay đổi từng năm
- Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau.
a) Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 28°C.
- Nhiệt độ cao nhất trong năm 37°C.
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm 21°C.
b) Lượng mưa
Tháng mưa cao điểm từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa bình quân hàng năm
1.850mm, lúc cao điểm có thể lên đến 1960mm, thấp nhất xuống còn khoảng1.360mm.
c) Tốc độ gió
Tốc độ gió trung bình 2,5m/s, gió theo hướng Tây Nam, đôi khi cũng bị ảnhhưởng gió lào Đông Bắc với vận tốc rất cao 6,5m/s Với vận tốc gió này có thể làmgay đỗ cây cao su
Trang 19d) Ánh sáng
Thời gian chiếu sáng hàng năm khoảng 1.800-2.400 giờ, tháng có lượng nắng
cao nhất là tháng 02 và 03, ít nhất là tháng 08 và 09 trong năm.
e) Độ 4m
Độ ẩm không khí trung bình từ 75-85% là điều kiện thuận lợi cho cây cao suquang hợp.
2.1.3 Địa hình đất đai thé nhưỡng
Địa hình ở Nông trường Cao su Suối Dây tương đối bằng phẳng không có đồi núi
cao, đất Feralit xám hình thành và phát triển trên phù sa cỗ chiếm 9.832 ha (88,66%)
và còn lại là đất đỏ (chiếm 11,34%) so với đất tự nhiên mà xã Suối Dây quản lý Với địa hình này rất thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá và vận chuyển nguyên vật liệu
cho vườn cây của nông trường Ngoài cây cao su thì loại đất xám, cát nhẹ, rất phù hợp
cho việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như: cây điều, xoài và một số loại cây
công nghiệp ngắn ngày khác như cây mía, mì, đậu phộng, đậu xanh
2.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ tương đối cao quanh năm, địa
hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện, nguồn nước phong phú, tiềm năng đất đai rất
thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây cao su Tuy nhiên cần lưu ý yếu tô khí hậu
hạn chế đến cây trồng như tốc độ gió lớn vào mùa mưa có khả năng gây hại cây, do đó
cần chú ý chọn giống chịu gió cũng như chú ý về mật độ trồng và chế độ phân bón tạo
cho cây cứng khoẻ và chịu được sức gió mạnh Ngoài ra cũng cần chú ý vấn đề chống cháy do nhiệt độ khá cao trong mùa khô.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Tình hình dân số và lao động
Được sự ưu đãi của thiên nhiên, ổn định về khí hậu, tiềm năng đất đai thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế Xã Sudi Dây có 8 ấp, là một xã vùng sâu được thành lập
vào năm 1980, dân cư hội tụ từ mọi miền đất nước về đây lập nghiệp và sinh sống, tốc
độ tăng dân số cao chủ yếu là tăng cơ học, đây cũng chính là áp lực cho công tác quản
Trang 20lý nhân khẩu và lao động, cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và trật tự
xã hội Hiện nay dân số của xã là 10.499 người được thể hiện qua bang sau:
Bảng 2.1 Tình Hình Dân Số Xã Suối Dây qua 2 Năm 2005-2006
Năm 2005 Năm 2006 Chỉ tiêu DVT
Dans6 Tÿlệ% Dânsố Tỷ lệ% Tổng số dân trong toàn xã người 9.688 100 10.499 100
- Phân theo giới tính
+ Nam người 6.088 62,84 6597 62,83+Nữ người 3.600 37,16 3902 37,17
- Phân theo thành phần dân tộc
+ Dân tộc kinh người 8568 88,44 9077 §6,46+ Dân tộc thiểu số người 1120 11,56 1422 13,54
* Mật độ dan số trung bình người 87,36 94,67
* Tý lệ tăng dân số tự nhiên người 1,66 1,98
- Lao động
+ Số người trong độ tuổi lao động người 5.666 58,48 6175 58,82
+ Số người ngoài độ tuổilaođộng người 4022 41,52 4324 41,18
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân châu
a) Dân số
Dân số trung bình đến năm 2006 là 10.499 người Mật độ dân số trung bình
khoảng 94,67 người/1 km” Nếu phân dân số theo giới tính năm 2006 thì nữ chiếm
37,17%, nam chiếm 62,83%; phân theo thành phần dân tộc thì trong năm 2006 dân tộc
ít người chiếm 13,54% (chủ yếu là dan tộc Chăm), còn 86,46% là dân tộc Kinh Tỷ lệ
tang dân số tự nhiên năm 2005 khoảng 1,66% và năm 2006 tăng lên 1,98 %, tỷ lệ tăng
cơ học thuộc loại cao trong huyện bởi làn sóng di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến
sinh sống Mặt khác do giá cao su tăng, một số nhà máy chế biến mú cao su, chế biến
mì, chế biến mía, chế biến gỗ mọc lên, do đó thu hút nguồn lao động từ những huyện
khác đến Đây là những nguyên nhân làm phá vỡ lớn quy hoạch, diện tích đất đai trồng
trọt bị thu hẹp do xây dựng các nhà máy.
Trang 21b) Lao động
Năm 2006 số người trong độ tuổi lao động khoảng 6.175 người, chiếm tỷ lệ
¬ 58,82% dân số, so với năm 2005 là 5.666 người Trong đó lĩnh vực nông nghiệp là
3.888 người chiếm tỉ lệ 62,96% số người trong độ tuổi lao động, lao động trong lĩnh vựccông nghiệp khai thác và chế biến chiếm khoảng 8% số người trong độ tuổi lao động
2.2.2 Y tế, giáo dục
r a) Y tế
Hiện nay xã có 01 trạm y tế và 8 ấp đều có tổ y tế Các chương trình y tế đã được
đây mạnh như phong trào chống dịch bệnh, tiêm ching mở rộng, chăm sóc va bảo vệ
bà mẹ và trẻ em, các chương trình kế hoạch hoá gia đình thường xuyên được tuyêntruyền và được người dân ở đây hưởng ứng mạnh mẽ
Bảng 2.2 Một Số Chỉ Tiêu Về Y Tế trên Địa Bàn Xã
- Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
+Y s¥ 1 1
+ Nữ hộ sinh 1 1
+YTá 1 1
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân châu
Từ số liệu Bang 2.2 kết hợp với số liệu về dan số ở Bang 2.1 cho ta thấy tỷ lệ y, : bác sỹ chỉ có 01 người/10.499 người dân là rất thấp, do đó khó có thé đáp ứng đủ nhu
cầu điều trị cho người dân tại chỗ, mà hau như khi có số bệnh nhân nhiều hoặc nặng
đều chuyển lên bệnh viện tuyến huyện, tinh dé điều trị
Trang 22b) Giáo dục
Nhìn chung cơ sở vật chất cho dạy và học ở các trường được đầu tư khá lớn với nguồn ngân sách và quỹ xã hội cho giáo dục Chất lượng phòng học tương đối bảo
đảm và được thường xuyên nâng cấp, xây thêm phòng mới Công tác xoá mù chữ và
phổ cập được xã đặc biệt quan tâm và quyết tâm tiến tới phổ cập trung học cơ sở trongnhững năm tới.
Bảng 2.3 Một Số Chỉ Tiêu về Giáo Dục trên Địa Bàn Xã Suối Dây Năm 2006
Chỉ tiêu Mẫu giáo Tiểu học Trung học cơ sở
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân châu
Số phòng học, số giáo viên được tăng cường và lần lượt được chuẩn hoá theo tiêu
chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chính sách dành cho giáo viên đặc biệt được
xã quan tâm đúng mức Các phong trào học tốt, dạy tốt, thi đua học tập thường xuyên
được phát động nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.
Dan sô Mau Tiéu Trung phổ Dân số Mau Tiéu Trung phd (người) giáo học học CS thông (người) giáo học học CS thông
9.688 1453 3.129 3.770 1336 10.499 1468 3.660 4.006 14365
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân châu
Trang 23Qua số liệu Bảng 2.4 cho ta thấy tỷ học hết trung học phổ thông năm 2006 rất
thấp, chỉ có 1.365 người chiếm tỷ lệ 13%, trong khi đó tỷ lệ học hết tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ rất cao, tiểu học là 3.660 người chiếm tỷ lệ 34,86%, trung học cơ
sở là 4.006 người chiếm tỷ lệ 38,16%
2.2.4 Cơ sở hạ tầng
a) Điện, nước, thuỷ lợi
Mạng lưới điện:
Cho đến nay mạng lưới điện quốc gia đã đến được các ấp trong xã Theo số liệu
của Phòng Thống kê huyện thì toàn xã có 9.974 hộ có điện chiếm tỷ lệ 95%, trong đó
số hộ sử dụng mạng lưới điện quốc gia là 9.288 hộ Việc phát triển mạng lưới điện tới
đầy đủ cho người dân, đặc biệt là mạng lưới điện quốc gia rất quan trọng, nó góp phần
vào việc làm giảm các chỉ phí trong sinh hoạt cuộc sống và sản xuất, nhất là sau khi
giá xăng dầu tăng vọt, tăng cường sử dụng các phương tiện sinh hoạt trong gia đình
như tivi, radio, đài phát thanh của xã Người dân có cơ hội tiếp cận với các thông tin
về khoa học, kỹ thuật, về thị trường giá cả, các chính sách chủ trương của nhà nước
thông qua các phương tiện đại chúng và trong gia đình Còn khoảng 5% số hộ trong xã
chưa có điện, đây là những hộ nằm ở vùng quá xa khu dân cư hoặc vùng đồng bào dân
tộc thiểu số
Tai nguyên nước và hệ thống thuỷ lợi:
Nguồn nước ở đây chủ yếu là nước giếng đủ để cung cấp nước cho sinh hoạt của
người dan trong xã, còn sản xuất nông nghiệp nguồn nước chủ yếu dựa vào nguồn nước thiên nhiên vào mùa mưa, còn mùa nắng người dân sử dụng máy bơm từ giếng khoang của nguồn nước ngầm để phục vụ tưới tiêu trong những tháng mùa khô Hầu
như không có hệ thống kênh rạch để tưới do còn hạn chế.
b) Giao thông
Truc giao thông chính trên địa ban xã là Tinh lộ 19 nối Hền xã với Thị trấn Tân Châu, cách thị tran Tân Châu 3 km, thị xã Tây Ninh 30 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 130 km về phía Nam Đây là tuyến giao thông huyết mạch tạo tiền đề cho quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Các con đường liên xã, liên
Trang 24ấp đều được xây dựng đỗ đá phún, vì vậy rất thuận tiện cho bà con nông dân di lại vận
chuyển hàng hoá được dễ dàng Hàng năm đều có kế hoạch nâng cấp sửa chữa lại các con đường hư hong để phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế — xã hội trong vùng.
2.3 Đặc điểm tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã cho mục đích sản xuất vẫn còn ở trình độ thấp, chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông Tiềm năng về
đất đai, hệ sinh thái, nhân lực và tiền vốn, cơ sở vật chất chưa được sử dụng đúng mức
và có hiệu quả, dẫn đến đời sống vật chất và kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp, vấn đề
lao động và viec làm, đói nghèo còn là vấn dé nóng bỏng ở nông thôn hiện nay.
Với chủ trương lẫy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá quan
trọng, thực hiện chuyển dich cơ cầu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng
nhu cầu thị trường và nâng cao đời sống nhân dân, nên trong thời gian qua đã đạt được
những kết quả khá rõ rệt, nhất là diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng tăng kha nhanh Đặc biệt có sự chuyển dịch khá rõ về cơ cấu cây trồng theo hướng giảm
dan diện tích cây ngắn ngày và tăng diện tích cây đài ngày, đặc biệt là điện tích cây
cao SU.
2.3.1 Nganh trồng trọt
Cây cao su là cây trồng chính, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Với diện
tích trồng cao su là 5.618,66 ha chiếm tỷ lệ 50,66%; diện tích còn lại là các cây công
nghiệp như cây điều, cây xoài và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác như cây mì,
cây mía
Bảng 2.5 Cơ Cấu Đất Đai Xã Suối Dây Năm 2006
Loại đất Diện tích (ha)
Trang 25Theo thông tin từ Phòng Tài nguyên môi trường huyện, đến năm 2006 thì tổng
diện tích đất tự nhiên của xã suối đây là 11.090 ha Trong đó đất nông nghiệp là
10.146,96 chiếm 91,50%, đất ở chiếm 2%, đất chuyên dùng là 1,50%, đặc biệt diện tích
đất chưa sử dung còn 554,50 ha chiếm 5% thuộc dạng đất trién trang, bán ngập nước
Đất đai là tư liệu sản xuất hàng đầu không thể thiếu trong hoạt động sản xuấtnông nghiệp, đất đai được sử đụng vào nhiều mục đích khác nhau Do vậy hàng nămthường xảy ra sự thay đổi cơ cấu đất đai, đặc biệt trong khu vực đất nông nghiệp được
thé hiện qua bang sau
Bang 2.6 Cơ Cấu Đất Nông Nghiệp Chia Theo Mục Dich Sử Dụng của Xã Suối Dây
Hạng mục Năm 2005 Năm 2006 So sánh Tỷ lệ %
1 Cây hàng năm 2.899,56 2.664,41 -235,15 -8,11% Cay mi 1.806,66 1.633,88 -172,78 -9,56 Cây Mia 988,88 953,87 -35,01 -3,54
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Châu
Đối với cây hàng năm diện tích giảm 235,15 ha tương ứng 8,11% và hầu như
toàn bộ các loại cây trồng đều giảm hoặc giữ nguyên Riêng diện tích cây cao su tăng
529,78 ha tương ứng 10,41%.
Tóm lại:
Năm 2006 điện tích cây hàng năm và một số cây lâu năm như cây điều, cây ăn quả đều giảm Điều này chứng tỏ có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm, cây ăn quả sang cây cao su Tuy nhiên một điều cần quan tâm là một số cây công
nghiệp ngắn ngày như mì, mía và cây lâu năm như cây điều có xu hướng giảm đi, vì
Trang 26vậy đòi hỏi các cấp chính quyền cần có những biện pháp thích hợp để khắc phục tình
trạng này, góp phần én định đời sống người dân.
2.3.2 Ngành chăn nuôi
Nhìn chung quy mô chăn nuôi tại xã Suối Dây còn rất manh mún, phát triển
không đều trừ đàn gia cầm, còn lại các loại gia súc như trâu, bò heo trong địa bàn xã
liên tục giảm trong 3 năm trở lại đây Kết quả được trình bày qua bảng sau.
Báng 2.7 Thực Trạng Phát Triển Ngành Chăn Nuôi tại Xã Suối Dây
Chăn nuôi Đơn vị Năm 2004 Nam 2005 Nam 2006 6 thang 2007
Dan trâu, bò Con 2.668 2008 1.552 1486 Đàn heo Con 1968 2016 2.394 1.629 Gia cầm Con 20.668 26.556 23.074 26.500
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Châu
Đa số các hộ nuôi theo quy mô gia đình, sản lượng nhỏ, sử dụng phụ phẩm từ
trồng trọt Năm 2006 do ảnh hướng của dịch cúm gia cầm tái phát, số lượng heo trong
xã trong 6 tháng đầu năm 2007 giảm đáng kể, gần 765 con heo tương ứng 31,95% do địch bệnh tai xanh, thay vào đó là số đàn gia cầm tăng lên gần 3.000 con phục vụ cho
nhu cầu phát triển của người dân.
2.3.3 Tín dụng — Ngân hàng
Trong năm 2006, tông doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn đối với hộ sản xuất ước tính 6 tỷ 800 triệu đồng, trong đó vốn vay
trung hạn và dài hạn là chủ yếu do những hộ trồng cao su chiếm 68,88%, và 31,12% là
vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thuỷ sản, với tổng số
lượt vay là 9.468 lượt Song song với nguồn cung ứng vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn còn có các tổ chức tin dung trên địa bàn huyện Tân Châu như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Quỹ Tín đụng cũng
tham gia phục vụ vốn cho sản xuất.
Ngành tín dụng ngân hàng tại địa phương hiện nay về phương thức, thủ tục cho
vay có nhanh gọn hơn trước, do vậy việc khai thác của ngân hàng rat có hiệu qua, nhất
là trong năm 2006 giá cao su tăng mạnh bình quân là 28.377 đồng/tấn do trong năm da
Trang 27số các hộ nông dân đã trả hết nợ Theo thống kê tỷ lệ nợ quá hạn khoảng 5% chủ yếu
là ở các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm Từ những yếu tố trên đã thúc đấy ngành tín dụng ngân hàng tại địa phương khai thác nguồn vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức, và hau hết các nguồn vén đó đã được đầu tư kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần phát huy hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ trên địa bàn xã Suối Dây.
2.3.4 Ngành công nghiệp sắn xuất hàng hoá
Trên địa bàn xã hiện trong năm 2006 có 3 nhà máy chế biến khoai mì, 4 nhà máy
chế biến mủ cao su, 5 nhà máy chế biến mủ tờ, 2 cơ sở hàn tiện, 2 cơ sở sửa chữa máy
cày, 3 cây xăng, 1 cơ sở cưa xẻ gỗ Ngoài ra còn có 125 cơ sở kinh doanh thương mại
dịch vụ nhỏ lẻ, vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu chế biến và tiêu dùng tại chỗ của bàcon nông dân trên địa bàn xã.
2.3.5 Nhận xét chung
Xã Suối Dây là một xã có nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn tương đối phát triển, là một xã mới thành lập sau giải phóng nhưng đời sống kinh tế người din có thu
nhập tương đối cao Qua số liệu thống kê thì thu nhập bình quân của người dân là 24
triệu đồng/người/năm Với những điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi tạo điều
kiện cho xã phát huy thế mạnh về trồng cao su, mía, mì Nhưng để đạt được mục tiêu
trên, vấn đề đặt ra hiện nay là phải tối ưu hoá điện tích trồng trot và nuôi trồng thuỷ sản, cần có những định hướng phát triển mô hình VAC hoặc mô hình xen canh đối với
những cây công nghiệp dài ngày trong giai đoạn kiến thiết cơ bản để mang lại hiệu quả
cao nhất
2.4 Giới thiệu khái quát về tình hình Nông trường Cao su Suối Dây
2.4.1 Sơ lược về lịch sử thành lập và phát triển của Nông trường
Nông trường được thành lập năm 1983 trực thuộc Công ty Cao su Bắc Tây Ninh Trước đây có tên là Nông trường 5, sau đó đổi tên lại là Nông trường Cao su Suối Dây
trực thuộc Sở Nông Nghiệp tỉnh Tây Ninh năm 1987 Đến năm 1993 giao cho Liên
hiệp Xí nghiệp Cao su Tây Ninh quan lý Năm 1995 trực thuộc Công ty Cao su 1/5
Tây Ninh quản lý cho đến nay đổi tên là Công ty TNHH 1 TV Cao su 1/5 TN Trong
những năm đầu mới thành lập Nông trường gặp không ít khó khăn về mặt cơ sở vật
Trang 28= = = z- xe = se min ect a ee
chất, trang thiết bị ha tang còn thiếu thốn, đường xá vận chuyển còn nhiều khó khăn,
trình độ nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ cán bộ, trình độ tay nghề công
nhân lao động còn thấp, nhưng phải quản lý với tổng diện tích 2.903 ha dưới nhiều
hình thức quản lý khác nhau như điện tích cao su quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước,
hợp đồng theo nghị định 268, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng theo nghị định 01/CP, hop
đồng theo dự án 327, do đó trong quá trinh quan lý gặp không ít nhiều khó khăn Mặt
khác, đất Tây Ninh là đất xám bạc màu nên việc cải tạo phải mat một thời gian dài, vì vậy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên cây cao su phát triển kém Qua nhiều thời gian tồn tại và phát triển, Nông trường từng bước khắc phục những khó
khăn và phát huy tốt những mặt thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các
khâu trồng trọt, chăm sóc, cũng như khai thác đúng quy trình kỹ thuật của Tổng Công
ty Cao su Việt Nam đã giúp nông trường ngày càng đứng vững và phát triển mạnh,
khẳng định vị trí của mình trong xã hội
2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nông trường
a) Chức năng của Nông trường
Nông trường Cao su Suối Dây trực thuộc sự quản lý của Công Ty TNHH 1 TV Cao su 1⁄5 TN, dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty nhưng có tư cách pháp
nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp, có con dấu riêng, thực hiện hoạch toán báo SỐ.
Giám đốc do công Ty bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc
công ty Giám đốc Nông trường chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, trước pháp
luật về mọi điều hành hoạt động sản xuất của Nông trường.
b) Nhiệm vụ của Nong trường
Với chức năng trên, Nông trường có nhiệm vụ chủ yếu:
+ Trồng mới các vườn cây cao su để thay thế các vườn cây già cỗi để đảm bảo về
cơ cấu diện tích của nông trường
+ Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản theo đúng quy trình kỹ thuật.
+ Tổ chức, quản lý, chăm sóc, khai thác mủ cao su thiên nhiên theo chỉ tiêu kế
hoạch Công Ty TNHH 1 TV Cao su 1/5 TN giao
Trang 29+ Tổ chức thu mua mủ đối với các hợp đồng trồng cao su.
+ Tổ chức thực hiện về các chế độ chính sách, lao động tiền lương cho người lao
động, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trong phạm
vi nông trường quản lý.
Với chức năng được giao, Nông trường cũng được công ty đầu tư về cơ sở hạ
tầng như phòng làm việc, đường giao thông nội bộ, các trang thiết bị vật tư máy móc
để hoạt động được thuận lợi
2.4.3 Giá cả thị trường mủ cao su
a) Giá cả thị trường cao su thế giới
Tình hình giá cả cao su thế giới trong những năm qua biến động gia tăng nên rấtthuận lợi cho các nông hộ trồng cao su Sử dụng những thông tin từ FAO, chúng tôikhảo sát giá cao su từ năm 2000 cho đến năm 2006 cho thấy năm 2006 có giá cao sucao nhất, đạt 1.800 USD/tấn Năm 2000 có giá thấp nhất là 500 USD/tắn, mức chênhlệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất là 3,6 lần
b) Giá cả thi trường cao su trong nước
Trong sản xuất nông nghiệp, đối với kinh tế hộ, mục tiêu đầu tiên hướng tới thịtrường sản phẩm cao su là những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật Trong những năm vừa qua, giá cao su có xu hướng gia tang.
Để thấy rõ về sự biến động giá cả qua các năm, thé hiện qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.1
Trang 30Hình 2.1 Biểu Đồ Biến Động Giá Cả Cao Su qua 7 Năm (2000-2006)
2.5 Quy mô sản xuất của Nông trường
2.5.1 Bộ máy quản lý của Nông trường
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nông Trường Suối Dây
Trang 31Nông trường Cao su Suối Dây hiện có 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 01 Ban
dự án quán lý 138 hợp đồng viên trồng cao su tại nông trường, quản lý 07 tổ sản xuất
trong đó gồm 06 tổ khai thác tổng số công nhân là 238 và 01 t6 bảo vệ có 17 người.
Mỗi tổ khai thác có 01 tổ trưởng và 01 kỹ thuật tổ với nhiệm vụ theo đõi báo cáo kết
quả hàng ngày cho phòng kỹ thuật, ngoài ra các tổ trưởng và kỹ thuật tổ còn có nhiệm
vụ kiểm tra tình hình tay nghề của từng công nhân, hướng dẫn công nhân cạo đúng
quy trình kỹ thuật, giám sát toàn bộ tình hình khai thác ngoài vườn cây về lao động,
vật tư, diện tích, chất lượng vườn cây để báo cáo cho cấp trên có hướng chỉ đạo xử lý
kịp thời.
2.5.2 Phương pháp tô chức sản xuất
® Đối với khu vực cao su quốc doanh
Đối với vườn cây KTCB:
Nông trường thuê công thời vụ cụ thể như công tác chăm sóc, xịt thuốc bệnh, bón phân nhưng sẽ cử cán bộ kỹ thuật đi giám sát và hướng dẫn về quy trình kỹ thuật cho
công nhân thực hiện, sau khi thực hiện xong sẽ nghiệm thu và thanh toán tiền công là 37.000đ/công Ngoài tiền công, công nhân thuê ngoài không được hưởng các chế độ
chính sách khác như công nhân có tuyển dụng ký hợp đồng lao động với nông trường
theo quy định của nhà nước.
Đối với vườn cây sẵn xuất kinh doanh:
Người công nhân được tuyển dụng phải qua đào tạo và có ký kết lao động với
nông trường và được hưởng tiền lương và mọi chế độ chính sách mà nhà nước quy định như tiền ăn ca, chế độ độc hại, BHXH, BHYT Nông trường bố trí cho mỗi công nhân quản lý từ 2 đến 3 ha (tương đương 450-500 cây/phần/ngày, cạo được trả lương sản phẩm làm ra nếu cạo đúng kỹ thuật mủ nhiều thì lương cao và áp dụng tuỳ theo
chế độ cạo) để chăm sóc và khai thác, do đó người công nhân khai thác phải chịu trách
nhiệm khai thác, chăm sóc, phòng trị bệnh kịp thời Công nhân phải ra lô từ rất sớm,
khoảng 04 > 05 giờ sang để tiến hành cạo mủ, công nhân cạo xong, trút mủ và giao
nộp cho trạm nghiệm thu mủ có qua xử lý chống đông, sau đó nông trường cho xe đi
nhận mủ đưa về nhà máy chê biên của Công Ty.
Trang 32Nhưng đối với mỗi độ tuổi trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, nông trường sé
có một chế độ khai thác, định mức phân bổ lao động khác nhau theo quy định của
ngành cao su và được thê hiện qua bảng sau.
Nguồn: Phòng Kỹ thuật nông trường
Trong đó vườn cây cạo theo chế độ như sau:
+ Cao theo chế độ cạo S2D3 + ET 2,5% Pal/y: 108 ha chiếm tỷ lệ 18,24%
+ Cao theo chế độ cạo S2D2 +t ET 2,5% Pa 2/y: 316 ha chiếm tỷ lệ 53,38%
+ Cao theo chế độ cạo $4D2 {† ET 2,5% Pa 2/y: 168ha chiếm tỷ lệ 28,38%
Lương công nhân khai thác được đánh giá qua sản phẩm mà công nhân đó thực
hiện theo phương pháp làm nhiều hưởng nhiều, từ đó khuyến khích tỉnh thần làm việc
của công nhân và được thể hiện qua phan sau.
@ Đối với khu vực các hop đồng tư nhân hợp đồng cao su tại Nông trường
Đối với vườn cây KTCB các hợp đồng viên tiến hành thuê công thời vụ dưới sự
giám sát của các chủ hợp đồng Đối với vườn cây khai thác bố trí 1 công nhân thuê mướn đứng cạo trên l vườn cây từ 400-450 cây/phần hoặc 300-350 cây/phần tuỳ theochế độ cạo, thời gian cạo từ 3 —> 4 giờ sáng
* Cao theo chế độ cạo S2D3 J: 808 ha chiếm tỷ lệ 39%
+ Cao theo chế độ cạo S2D2 }†: 1.060 ha chiếm ty lệ 61%
Trang 332.5.3 Tình hình thực hiện tiền lương
® Đối với khu vực cao su quốc doanh
Năm 2006, Công ty giao khoán quỹ lương theo đơn giá 3.380.000 déng/tan Nên
tổng quỹ lương của nông trường đạt 7.881.494.040 đồng, thu nhập của cán bộ công
nhân viên và công nhân thê hiện qua bảng sau
Bảng 2.10 Bang Thu Nhập của CBCNVC trong Nông Trường
DVT: Đồng
Chức vụ Tiền lương
Cán bộ CNV khối văn phòng 2.068.886
Công nhân khai thác 1.988.660
Công nhân chăm sóc 988.000
Thu nhập BQ 1.980.000
Nguồn: Phòng Té chức lao động Cty
Tiền lương cán bộ công nhân viên văn phòng thực hiện theo quỹ lương gián.tiếp
của Công ty chỉ trả, bình quân 2.068.886 đ/người/tháng, so với lương bình quân năm
2005 là 1.900.886 đ/người/tháng tăng 168.000 đồng, do giá mủ năm 2006 có tăng hơn
so với năm 2005 và tăng theo mức lương tối thiểu của nhà nước từ 350.000 đ/1 hệ số
tăng lên 450.000đ/1 hệ số, đo đó quỹ lương tăng theo.
Còn tiền lương công nhân khai thác được tính theo sản lượng mủ khai thác có
được của từng công nhân và được hưởng 10% giá thành sản phẩm/tẫn mủ (công nhân
khai thác 2.536.800đ/:ấn), nhưng công nhân phải đạt loại A về kỹ thuật, loại B chỉ
được hưởng 9% giá thành sản phẩm, loại C chỉ được hưởng 8% giá thành sản phẩm.
Riêng công nhân kiến thiết cơ ban + chăm sóc được tính lương theo đơn giá thị trường
-là 34.000 đ/công Nếu cuối năm công nhân đều đạt các chỉ tiêu về sản lượng giao khoán, tay nghề và chất lượng vườn cây sẽ được nông trường đề nghị Công ty khen thưởng, vì vậy đã kích thích được người lao động tăng sản lượng để tăng thêm thu
nhập và đảm bảo được chất lượng vườn cây.
® Đối với khu vưc các hợp đồng quan lý
Trang 34Qua số liệu điều tra thì tiền lương công nhân hợp đồng thực hiện theo công thời
gian:
- Nếu cạo S2D3 với số lượng 400-450 cay/phan/ngay thì được hưởng lương
30.000đ/ngày (cạo đủ 30 ngày thì được 900.000đ/tháng, nếu mura bão thi sẽ bị trừ ditheo số ngày nghỉ)
- Nếu cạo S2D2 từ 600-670 cây/phần/ngày thì được hưởng lương 45.000đ/ngày (cao đủ 30ngày thì được 1.350.000 d/thang, nếu mưa bão thì sẽ bị trừ đi theo số ngày
nghỉ).
Công nhân hợp đồng được trả lương thời gian do đó không kích thích được tay nghề công nhân để tăng sản lượng do không có chế độ khen thưởng kịp thời cho công nhân làm tốt Vì vậy chất lượng vườn cây cũng di xuống.
2.5.4 Cơ cấu lao động của Nông trường
Nông trường Cao su Suối Dây quản lý với diện tích 2663 ha dưới 02 hình thức sở
hữu là của nhà nước và các hợp đồng quản lý, với tổng số công nhân lao động 1.100
người, trong đó có 504 lao động nữ
@ Dối với khu vực cao su quốc doanh
Bảng 2.11 Cơ Cấu Lao Động Cúa Nông Trường Năm 2006 và 6 Thang Đầu Năm 2007
Nguồn: Phòng Tế chức lao động Cty
Hiện nông trường có 238 cán bộ công nhân viên chức lao động, trong đó có 204
công nhân khai thác có 98 công nhân nữ (chiếm 90,74 % tông số công nhân nỡ) và 106
công nhân khai thác nam (chiếm 81,54 % tổng số công nhân nam) Đây cũng là vấn đề
khó khăn trong việc dam bảo giờ giác khai thác mủ, bởi vì đặc tính cây cao su có giờ
khai thác thích hợp nhất khoảng 4 > 5 giờ sáng Ngoài ra nông trường đã phối hợp
Trang 35với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Châu mở lớp bé túc văn hoá cho
công nhân tham gia theo học phổ cập hết cấp II để nâng cao trình độ, thường xuyên
mở các lớp thi tay nghề bậc thợ để công nhân có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
tiếp thu những kỹ thuật mới ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao năng suất năm
sau cao hơn năm trước.
@ Đối với khu vực các hợp đồng
Bảng 2.12 Cơ Cấu Lao Động Của Công Nhân Hợp đồng tại Nông Trường
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động CTy
Hiện nông trường quản lý 138 hợp đồng viên và 1.034 công nhân làm thuê cho
các hợp đồng, trình độ tay nghề công nhân hợp đồng rất thấp, hau như không được đào
tạo qua các trường lớp công nhân kỹ thuật như công nhân quốc doanh, chỉ tự học cạo
và đi kiếm việc và làm thuê cho các hợp đồng Do đó quá trình tiếp thu những tiến bộ
kỹ thuật rất hạn chế, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng vườn cây Riêng công tác
chăm sóc vườn cây các hợp đồng sử dụng công thời vụ, vì vậy rất bị động trong những
thời gian cao điểm
Trang 36Bảng 2.13 Chất Lượng Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ ở Nông Trường
Đối với CN Nông trường Đối với CN hợp đồng Nông trường
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động CTy
Qua bang trên ta thấy trình độ tay nghề của công nhân quốc doanh đều qua kiểm
tra bậc thợ, riêng công nhân của hợp đồng đa số chỉ nam ở bậc I, hàng năm không
được tập huấn qua các lớp thi nâng bậc tay nghề, vì vậy công nhân nằm ở bac I chiếm
tỷ lệ 100% Do đó khâu chuyển giao kỹ thuật cho công nhân hợp đồng gặp rất nhiều
khó khăn trong công tác quản lý và sản xuất mủ.
2.5.5 Cơ cấu sử dụng đất và diện tích đất của Nông Trường
Nông trường Cao su Suối Dây là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty TNHH 1
TV Cao su 1/5 TN có nhiệm vụ quản lý, trồng mới, chăm sóc, khai thác mủ nên cótổng diện tích nông trường đang quản lý là 2903,64 ha
Trang 3733,59 ha 88,69ha
770,96 ha
580,47 ha
141,55 ha
37,15 ha 11,79ha
Nguồn : Phòng kỹ thuật nông trường
Tổng diện tích đất Nông trường quản lý là 2.903,64 ha Trong đó gồm 2 thành
phan kinh tế là:
+ Thành phan kinh tế tư bản, tư nhân: Sở hữu tư nhân
+ Thành phần kinh tế nhà nước: Sở hữu nhà nước
2.7 Diện tích và sản lượng thay đổi qua các năm
Bảng 2.14 Bảng Tông Hợp Diện Tích, Sản Lượng Khai Thác Năm 2000-2006
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (kg) Năng suất (kg/ha)
Trang 38Qua bảng 2.14 cho thấy năng suất, sản lượng bình quân của toàn bộ vườn câycủa năm 2006 là 2.170kg/ha/năm tính cho tất cả diện tích của vườn cây nông trường
quản lý, trong đó có cây nhóm J, II, II nhưng sản lượng cao nhất vẫn là nhóm I, trong
tổng diện tích nông trường quản lý 592,44 ha còn lại 40, 22 ha mới đưa vào khai thác
tháng 04 năm 2007.
Bảng 2.15 Bảng Tổng Hợp Sản Lượng, Năm Suất từ Năm 2003-2006 của 5 Lô có Áp Dụng Biện Pháp Gắn Máng Che Mưa và Sử Dụng Chất Kích Thích Stimulatex Da Khai ThácĐược 11 Nam
Sản lượng, năng suất qua 4 năm
Năm Năm Diện
khai tích Nam 2003 Nam 2004 Năm 2005 Năm 2006
trồng
thác (ha)
SL NS SL NS SL NS SL NS
Cl 1990 1996 25,66 47.471 1.850 50.960 1.986 53.866 2.100 68.974 2.688 C2 1990 1996 24,88 44.510 1.789 50.307 2.022 53.492 2.150 66.131 2.658 C3 1990 1996 25,00 46.700 1.868 50.275 2.011 50.575 2.023 64.150 2.566
C4 1990 1996 23,55 44.109 1.873 46.629 1.980 50.632 2.150 63.325 2.689
C5 1990 1996 25,56 45.726 1.879 48.512 1.898 54.826 2.145 72.999 2.856
Nguồn : Phòng Kỹ thuật NT
$ Sự biến động về năng suất
Qua biến động về năng suất ở bảng 2.15.: từ năm 2003 đến 2006 cho thấy năng
suất của nông trường có biến động nhưng biến động ở đây không phải do tăng quy mô
về diện tích, mà tăng năng suất ở đây là do mức quan tâm đầu tư sản xuất của nông
trường -không chỉ quan tâm đúng mức về chế độ chăm sóc, bón phân, phòng trị bệnh,
sử dụng giống tốt, mà nông trường còn ứng dụng các giải pháp kỹ thuật để tăng năng
suất như có chế độ cạo thích hợp, áp dụng chế độ này kết hợp gắng máng che mưa, sử
dụng thuốc Stimulatex để kích thích nhằm tăng năng suất đến mức cao nhất.
Cu thể như có chế độ cạo 1/2S}d/3 6d/7.ET2,5% Pa5/y + 1/4S†d/3 6đ/7 7m/12.
ET2,5%La4/y cho vườn cây đã khai thác được từ năm thứ 11 đến năm thứ 14 dẫn đến
năng suất, sản lượng rất cao, cụ thể từ năm 2003-2006 của các lô C2,C3, C4, C5 thì
sản lượng ở năm thứ 11 là cao nhất, có lô sản lượng lên đến 2.800 kg/ha/năm do nông
trường đã mạnh dan sử dụng mọi chi phí dé áp dụng biện pháp kỹ thuật như gắn máng
Trang 39che mưa, sử dung thuốc kích thích Stimulatex và có chế độ cạo thích hợp cho từng tuổi cây Mặt khác, nông trường đã cử cán bộ kỹ thuật đi học tập kinh nghiệm tại Viện
Nghiên cứu Lai Khê để chuyển giao kỹ thuật, nâng cao tay nghề kỹ thuật cho công
nhân, từ đó công nhân thực hiện đảm bảo quy trình kỹ thuật hơn, thể hiện rõ qua năm 2003-2006 sản lượng tăng năm sau cao hơn năm trước và cao nhất ở năm 2006 là 2.800 kg/ha/năm, là một trong những nông trường có sản lượng cao trong ngành cao
su Việt Nam.
Bảng 2.16 Năng Suất Chia theo Năm Khai Thác
Phân theo nhóm Năng suất (kg/ha) Phân theo năm khai thácVườn cây Nhóm I (dạng cây to) 1.300 31.600 Khai thác từ năm 1 đên năm
1.300 > 1.500 Khai thác năm thứ 20 (tuỳ tình
hình thực tê vườn cây, áp dụng
chê độ cạo huỷ)
Nguôn: Phòng Kỹ thuật NT
2.8 Giới thiệu về kỹ thuật mới
- Kỹ thuật gắn máng che mưa:
Được du nhập vào nông trường năm 2000 do Viện Nghiên cứu Lai Khê thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam giới thiệu tập huấn cho cán bộ phòng kỹ thuật nông
trường triển khai cho công nhân thực hiện từ tháng 06/2000 cho đến nay.
- Kỹ thuật sử dụng thuốc kích thích Stimulatex:
Được du nhập vào nông trường năm 2001 do Viện Nghiên cứu Lai Khê thuộc
Tổng Công ty Cao su Việt Nam tập huấn cho cán bộ phòng kỹ thuật nông trường triển
khai cho công nhân thực hiện từ tháng 10/2001 cho đến nay.
Trang 40® Đối với khu vực cao su quốc doanh
Do cây cao su có chu kỳ sống dài hơn 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn,
mà thời gian đầu tư không sinh lời kéo dai trong nhiều năm dễ dẫn đến thua lỗ Dovậy, việc trồng mới, chăm sóc cao su là yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng lâu đài đến
chất lượng vườn cây sau này Cho nên cần phải xác định phương pháp nào, chọn giống
ra sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng là hết sức quan trọng
Nhất là yếu tố về giống, nó quyết định đến năng suất, sản lượng cũng như chất lượngcho vườn cây sau này Quan trọng hơn nữa là cây cao su có thời gian kinh doanh rấtdai - 25 năm Vì vậy, để năng suất, chất lượng, sản lượng cao, đều và ổn định thì đòiphải áp dụng những biện pháp kỹ thuật, nhưng vườn cây cũng cần phải đạt một số tiêuchuẩn nhất định như có chế độ chăm sóc, bón phân, phòng trị bệnh và chế độ cạo,cường độ cạo hợp lý từ khi làm đất đến khâu trồng mới, chăm sóc và khai thác phảitheo theo quy trình kỹ thuật của ngành cao su Việt Nam Cụ thể như sau