So sánh hiệu quả sản xuất của cây mía so với các cây trồngchủ yếu khác tại địa phương như khoai mì, lúa.. Mia đường là một loại cây công nghiệp ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh té cao, l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
KHOA KINH TE
ĐẠI HOC NONG LAM TP HCM THU VIÊN |
HIỆU QUA SAN XUẤT CUA CÂY MÍA SO SANH
VỚI HIEU QUA CUA CAY Mi VA LUA
TẠI THỊ XA AN KHE TỈNH GIA LAI
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “HIỆU QUA SẢN XUẤT CUA CAY MIA VÀ SO SÁNH VỚI HIỆU QUA CUA CAY KHOAI Mi VÀ CAY LUA TẠI THỊ XA AN KHE TINH GIA LAI” do Diệp Hoàng Phúc, sinh viên khoá 28, ngành Phat Triển Nông Thôn và Khuyến Nông
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Mai Hoàng GiangNgười hướng dẫn
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Nà: tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006
Trang 3LỜI CÁM TẠ
Thành kính ghỉ ơn cha, me đã sinh thành và tao mọi điều kiện tốt nhất cho
con được học tập như ngày hôm nay.
Thanh kính cảm on:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi làm hành trang vững bước vào đời Đặc biệt cảm ơn thầy Mai Hoàng Giang đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Các cô chú Phòng Kinh Tế UBND thị xã An Khê, phòng nguyên liệu nhà
máy đường An Khê đã hết lòng giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập tại
địa phương.
Vô cùng cảm ơn bà con nông dân trồng mía ,mi , lúa tại thị xã An Khê,tỉnh Gia Lai đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu
Cuối cùng xin cám ơn những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi những
lúc khó khăn trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
TP.HCM, ngày 12 tháng 06 năm 2006
Sinh viên
Diệp Hoàng Phúc
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
Diệp Hoàng Phúc, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phó Hồ Chí
Minh Tháng 6 năm 2006 Hiệu quả sản xuất của cây mía và so sánh với hiệu quảcủa cây mi và cây lúa tai thi xã An Khê tỉnh Gia Lai.
Đề tài nhằm xác định hiệu quả sản xuất cây mía trên địa bàn thị xã An
Khê, tỉnh Gia Lai So sánh hiệu quả sản xuất của cây mía so với các cây trồngchủ yếu khác tại địa phương như khoai mì, lúa Kết quả cho thấy mía là cây công
nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cao cho cho nông hộ.
Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nhất là khi giá thị
trường của mía đường ổn định ở mức cao và có xu hướng tăng qua các năm, tiềm
năng phát triển của cây mía rất to lớn
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của dé tài là tìm hiểu đặc điểm sản xuất của
các hộ nông dan vé vốn, lao động, quy mô diện tích, thị trường tiêu thụ Phân
tích rủi ro, tính ổn định của cây mía làm cơ sở cho quyết định sản xuất thông qua
kết quá độ nhạy NPV, IRR theo sự biến động của giá bán và sản lượng thuhoạch.
Đề tài cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mia, từ đó đề
xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả và tính bền vững cho sản xuất mía tại địa
phương nghiên cứu.
Trang 5MỤC LỤC
TrangDanh mục các chữ viết tắt viiDanh mục các bảng Vili Danh mục các hình 1X Danh mục phụ lục xCHƯƠNG 1 DAT VAN DE 1
1.1 Su can thiét cha dé tai 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4 Pham vi nghiên cứu 2
1.5 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1.Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ 42.1.2 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở Việt Nam 42.1.3 Vai trò kình tế nông hộ 52.1.4 Sơ lược về cây mía 52.1.5 Các chi tiêu đánh giá kết qua hiệu quả 92.2 Phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.2 Phương pháp phân tích 13CHƯƠNG 3 TONG QUAN 14
Trang 63.3 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã An Khê
3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai3.3.2 Hiện trạng hệ thống cây trồng3.4 Nhận xét chung
3.4.1 Thuận lợi 3.4.2 Khó Khăn
CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường Thế giới và Việt Nam
4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường Thế giới
4.1.2 Tình hình san xuất và tiêu thụ đường ở Việt Nam4.2 Tình hình sản xuất mía tại An Khê
4.2.1 Những thuận lợi 4.2.2 Những khó khăn, thách thức4.2.3 Đặc điểm sản xuất mía tại Thị Xã An Khê4.2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng mía các vụ4.3 Kết quả điều tra các hộ trồng mía
4.3.1 Thực trạng lao động
4.3.2 Quy mô sản xuất của các hộ điều tra
4.3.3 Tình trạng kỹ thuật
4.3.4 Tình hình sử dụng vốn của các hộ trồng mía
4.3.5 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu ở địa phương
4.3.6 Chi phí sản xuất một ha mía4.3.7 Năng suất, doanh thu, của 1 ha mía qua các năm
4.3.8 Kết quả, hiệu quả sản xuất của 1ha mía cho cả chu kỳ
sản xuất
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía
4.4.1 Qui mô đầu tư4.4.2 Qui mô diện tích 4.5 Phân tích độ nhạy
21
21 21 22 23 23
29
31 32 36
36 ee)
37
37 41
Trang 74.6 So sánh với hiệu quả một số loại cây trồng chủ yếu khác
4.6.1 Kết quả, hiệu quả sản xuất khoai mì
4.6.2 Kết quả, hiệu quả sản xuất cây lúa
4.7 So sánh kết quả hiệu qua sản xuất cây mía, mi, lúa
4.8 Một số hướng phát triển cây trồng
4.8.1 Lựa chọn đối tượng sản xuất
4.8.2 Thị trường tiêu thụ
4.8.3 Công tác chuyền giao kỹ thuật4.9 Giải pháp phát triển ngành mía
4.9.1 Giải pháp về vến
4.9.2 Giải pháp về kỹ thuật canh tác
4.9.3 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầngCHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với Nhà Nước5.2.2 Đối với nhà máy
5.2.3 Đối với nông dân trồng mía
Tài liệu tham khảo
54
54
55 55 56 56 57
57
57 57
58
58
Trang 8DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
DNB Đông Nam Bộ
CNH Công Nghiệp Hóa
HDH Hién Dai Héa
NPV Giá Trị Hiện Tai Rong(Net Present Value)
UBND ỦyBanNhân Dan )
TN Thu Nhập
1X
Trang 9DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 1 Tình Hình Dân Số, Lao Động trên Địa Bàn Thị Xã An Khê
Bảng 2 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Các Loại Cây Trồng Chính
của Thị Xã
Bảng 3 Cơ Câu Tuổi Mia của Thị Xã An Khê
Bảng 4 Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Các Hộ Điều Tra
Bảng 5 Quy Mô Sản Xuất của Các Hộ Trồng Mia
Bảng 6 Tình Hình Tham Gia Các Lớp Tập Huấn Khuyến Nông của
Các Hộ Trồng Mia '
Bảng 7.Thực Trạng Sử Dụng Vốn của Nông Hộ
Bảng 8 Tình Hình Tiêu Thụ Mia của Các Hộ Điều Tra
Bang 9 Các Khoảng Chi Phi Trồng Mới 1 Ha Mia
Bảng 10 Chi Phí Lao Động cho 1 Ha Mía Hàng Năm
Bang 11 Chi Phi Vật Chất cho 1 Ha Mia Hang Năm
Bảng 12 Tổng Hop Chi Phi Sản Xuất cho Cả Chu Kỳ Sản Xuất
Bảng 13 Năng Suất, Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận 1ha Mia Qua
Các Năm
Bảng 14 Hiện Giá Doanh Thu , Chi Phí, Lợi Nhuận
Bang 15 Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất trong Cả Chu Kỳ Sản Xuất
Bảng 16 Hiện Giá Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận Theo Qui Mô 1
Bảng 17 Hiện Giá Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận Theo Qui Mô 2
Bảng 18: Hiện Giá Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận Theo Qui Mô 3
Bảng 19.Kết Quả Hiệu Quả Phân Theo Qui Mô Đầu Tư
Bảng 20 Hiện Giá Doanh Thu, Chỉ Phí, Lợi Nhuận Quy Mô 1
Bang 21 Hiện Giá Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận Quy Mô 2
Bảng 22 Hiện Giá Doanh Thu, Chi Phí, Lợi Nhuận Quy Mô 3
Bảng 23: Kết Quả Hiệu Quả Sản Xuất Theo Quy Mô Diện Tích
Bảng 24 Kết Quả Phân Tích Độ Nhạy theo NPV
Bảng 25 Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Các Hộ Trồng Mì
Trang
17
19 25
27 28
28 29 32 32
34
35
35
36 36
37 38
38 38
39
39 40 40
40 41
42
Trang 10Bảng 26 Quy Mô Sản Xuất của Các Hộ Trồng Mì
Bảng 27 Tình Hình Sử Dụng Vốn của Các Hộ
Bảng 28 Chỉ Phí Sản Xuất 1 Ha Khoai Mi
Bảng 29 Kết Qua, Hiệu Quả Sản Xuất 1 Ha Khoai Mì
Bảng 30: Kết Qua Phân Tích Độ Nhạy Theo Lợi Nhuận của Cây Khoai Mi
Bảng 31 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Mia ở Thị Xã An Khê
từ Niên Vụ 2002-2003 đến 2004-2005
Bảng 32 Chi Phí Sản Xuất 1 ha Lúa
Bảng 33 Kết Quả, Hiệu Quả San Xuất 1 Ha Lúa
Bảng34: Kết Quả Phân Tích Độ Nhạy theo Lợi Nhuận của Cây Lúa
Bảng 35 So Sanh Kết Quả Hiệu Qua Cây Mia, Cây Mi, Cây Lúa
trong Cá Chu Kỳ Sản Xuất
Bảng 36 So Sánh Kết Quả Hiệu Quả Sản Xuất Cây Mia, Khoai
Mi, Lúa (Hiện Giá Hang Năm)
xi
43 44
46
47 47
48
50
51 51
D2
52
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Các Sản Phẩm của Cây Mia
Hình 2 Tình Hình Sản Xuất và Tiêu Thụ Đường Thế Giới
Hình 3 Cơ Cau Giống Mia tại Thị Xã An Khê
Hình 4 Biến Động Giá Mía từ Năm 2002 đến 2005
Hình 5 Giá Bán Mì ở Địa Phương Qua Các Năm
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
XI
Trang 13CHƯƠNG 1
DAT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới kinh tế, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to
lớn Từ một đất nước nghèo nan lạc hậu chúng ta đã vươn lên trở thành một nước
đang phát triển nhanh và bền vững Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống
và đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc đổi mới của đất nước Nông nghiệp tạo
ra sản phâm chủ yếu cung cấp cho nhu cầu xã hội, cho nhu cầu chế biến của các nhà máy Để có thể đáp ứng các nhu cầu đó cần phải giải quyết những vấn đề còn mang tính bất hợp lý trong nông nghiệp, đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mia đường là một loại cây công nghiệp ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh
té cao, là một trong những nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho những hộ nông dân trồng mía.
Cây mía có đặc tính thích ứng mạnh với điều kiện ngoại cảnh nên có thể
trồng khắp nơi Ở thị xã An Khê tỉnh Gia Lai cây mía có từ lâu đời và là cây
trồng truyền thống tại phương Hiện nay, cây mía là cây trồng chiến lược trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH không những do điều kiện tự nhiên phù hợp với
yêu cau sinh trưởng, phát triển của cây mia mà còn do người dân ở đây giàu kinh
nghiệm trồng mia Từ khi nhà máy đường An Khê được xây dựng trên dia bàn,
người trồng mía càng yên tâm hơn khi đã có nơi tiêu thụ én định và bền vững.Thấy rõ tiềm năng phát triển to lớn của cây mía, tỉnh Gia Lai đã xây dựng quyhoạch phát triển các vùng chuyên canh cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy.
Tuy nhiên, thực tiễn mấy năm qua trồng mía có lãi thấp hơn các loại cây trồng khác, giá cả thường bap bênh dẫn dến nhiều hộ nông dân phá mía để trồng các loại cây khác, làm cho diện tích trồng mía giảm, không đủ nguyên liệu cung
cấp cho nhà máy hoạt động Trước tình hình này thì việc nghiên cứu đánh giá để
Trang 14thấy rõ các tồn tại cũng như tiềm năng phát triển của cây mía là rất cần thiết Từ
đó có chiến lược và kế hoạch phù hợp với nghề trồng mía tại địa phương.
Để giúp các hộ nông dân nhận thấy những hạn chế hiện nay trong nghề
trồng mía, để tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây
mía, đồng thời được sự đồng ý của phòng Kinh Tế thị xã An Khê và sự hướng
dẫn của thầy Mai Hoàng Giang thuộc Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Hiệu quả sản xuất cây mia và so
sánh với hiệu quả của cây mì và lúa tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất mía đường, hiệu quả san xuất, các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả sản xuất, phân tích rủi ro của cây mía,
so sánh hiệu qua sản xuất của cây mía với các loại cây trồng chủ yếu khác, từ đó
dé xuất những phương hướng phát triển cho cây trồng địa phương.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Tình hình hoạt động của nghề trồng mía tại thị xã An Khê.
Tìm hiểu lý do làm giảm diện tích mía tại địa phương
So sánh hiệu quá sản xuất của cây mía với một số loại cây trồng chủ yếu
khác |
Xác định rủi ro và các chính sách hỗ trợ, can thiệp trong sản xuất mía.
Đề xuất một số giải pháp để cây mía có thé phát triển bền vững trong tương lai, tăng thu nhập cho người trồng mía.
Trang 151.5 Cấu trúc luận văn
1.5.1 Chương 1: Đặt vấn đề
Nhằm mục đích trả lời cho các câu hỏi lý do chọn đề tài là gì?, mục đích
nghiên cứu dé làm gi?, thời gian nghiên cứu đề tài diễn ra trong bao lâu và diễn
ra ở đâu?
1.5.2 Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu các khái niệm, đặc điểm của kinh tế hộ nông dân, các đặc điểm
kinh tế và kỹ thuật của cây mía, các chỉ tiêu tính kết quả hiệu quả kinh tế đồng thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
1.5.3 Chương 3: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương nghiên cứu, những nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội của địa
phương.
1.5.4 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Những thông tin về tình hình sản xuất mía đường trong nước và thế giới
cũng như đặc điểm sản xuất mía tại An Khê Các kết quả nghiên cứu các hộ trồng mía, khoai mi và lúa vẻ tình hình sản xuất, đặc điểm sản xuất của các hộ, hiệu
qua sản xuất của các hộ nông dan
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất mía, phân tích độ nhạy
theo NPV, lợi nhận, xem xét mức độ rủi ro của cây mia.
Tiến hành so sánh hiệu quá các loại cây với nhau từ đó đề xuất giải pháp phát triển nghề trồng mía, tăng thu nhập và những hướng phát triển cho các loại
cây trồng tại địa phương
1.5.5 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu đưa ra các mặt mạnh, mặt yếu, những rủi ro cũng như những tiềm năng phát triển của cây mía tại địa phương Từ đó có một
số kiến nghị đề đề tài có tính thực tiễn hơn
Trang 16CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là nông dân làm kinh tế Hộ nông dân đích thực là tế bào
cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn và cũng là tế bào cơ sở của nền
kinh tế quốc dân
2.1.2 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở Việt Nam
Từ sau nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 5 tháng 4 năm 1988 của Bộ Chính
trị về đổi mới quản lý nông nghiệp và hội nghị TW VI (khóa VI) tháng 3 năm
1989 chủ trương: “phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, các vùng,
các ngành, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN ”, “hộ nông dân
có quyền sử dụng đất đai, có nguồn lao động gia đình, có vốn sản xuất, có kinh
nghiệm sản xuất, có công cụ để thực hiện sản xuất Mặt khác có năng lực quản
lý, tổ chức sản xuất để tạo ra sản phẩm cho gia đình và xã hội.
Các hoạt động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi của hộ nông dân nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội Tính chất tự cấp là một điển
hình ở phần lớn hộ tiểu nông ở nước ta Họ cũng nỗ lực thâm canh nhằm gia tăng
sản lượng và tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh nhằm tích lũy vốn
tái sản xuất mở rộng
Quy mô sản xuất của hộ gia đình nhỏ Ở các tỉnh phía Bắc, nhất là đồng
bằng Bắc Bộ số hộ có diện tích nhỏ hơn 0,2 ha chiếm 37,48%, số hộ có quy mô
từ 0,2 ha đến 0,5 ha chiếm 48 %va số hộ có quy mô trên 1 ha chiếm 14,52 % Ở ĐBSCL, DNB, Tây Nguyên có quy mô khá lớn, số hộ có quy mô 1 ha đến 3 ha chiếm 32,14 %, số hộ có quy mô từ 3 ha đến 5 ha chiếm 35,58 %.
Các hộ nông dân chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, vào mùa vụ có thể
thuê thêm công hay đổi công
Trang 17Mức trang bị kỹ thuật còn chưa hiện đại Sản xuất nông nghiệp bị manhmún gây khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa nông sản.
2.1.3.Vai trò kinh tế nông hộ
Nghị quyết 06 ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một số vấn
đề phát triển nông nghiệp nông thôn đã nêu rõ: “Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn
là loại hình sản xuắt có hiệu quả về kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu đài có
vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp nông thôn Khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mé ”
Kinh tế hộ gia đình, sau những bước thăng trầm của quá trình tập thể hóa,
nay đến thời kỳ đi lên CNH, đã khẳng định được vị trí đích thực của mình và
đang trở thành lực lượng xung kích trong sản xuất nông sản hàng hóa
Ở nước ta, hộ nông dân trực tiếp quán lý sử dụng 90 % đất nông nghiệp và
hơn 90 % lao động ở nông thôn Xã hội nông thôn cung cấp lực lượng lao động
đồi dao cho việc phát triển ngành nghề, CN, dich vụ thúc đây quá trình CNH,HDH đất nước
Kinh tế nông hộ giữ một vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tếquốc dân về năm phương điện:
- _ Hộ gia đình vừa là tế bào sản xuất của một cơ thể lớn là cộng đồng xã
hội, vừa là động lực sản xuất với tư cách là một đơn vị sắn xuất tựchủ.
- _ Tiếp thu kỹ thuật thích hợp và sáng tạo vì lợi ích của ban thân ho
- Pam bảo an toàn lương thực và làm giàu cho đất nước
- Bao vệ môi trường, bảo vệ đất, là cơ sở của nông nghiệp bền vững
- _ Kinh tế nông hộ là đối tượng và là điều kiện của sự nghiệp CNH, HDH
nông nghiệp và nông thôn.
2.1.4 Sơ lược về cây mía
Nguồn gốc
Cây mía được xác định có nguồn gốc từ khu vực Nam A Mia đã đượcgieo trồng ở An Độ khoảng 3000 năm trước công nguyên Những người Bồ DaoNha vượt biển mang về trồng ở châu Âu, C Columbo mang sang châu Mỹ trong
Trang 18chuyến vượt biển thứ hai Từ đó mía được di cư dần sang nhiều nước trên toàn
thế giới
Ở Việt Nam từ 4000 năm trước đây, người Việt Cổ đã biết trồng mía,
nhiều giống mía địa phương được thuần hóa từ mía dại Thời Pháp thuộc, do yêu
cầu sản xuất mía đường: nhiều giống mía được nhập nội vào Việt Nam như: POJ
của Indonesia, CO của Ấn Độ
Đến nay, bộ giống mía ngày càng được bổ sung đa dạng nhiều loại như:
My 5514 của Cuba, ROC (ROC 10, ROC 16 ) của Dai Loan, CP của Mỹ, và
một số giỗng do Việt Nam lai tao (VN 84, VN 8526 ) Các giống mía mới có
năng suất, chất lượng cao ngày càng được chú trọng phổ biến.
Đặc điểm kinh tế
Cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành CN chế biến đường.
Sản phẩm chính của cây mía là đường và các sản phẩm phụ là nguồn nguyên liệu
quý của nhiều ngành CN Với trình độ CNH ngày càng cao, giá trị của cây mía
càng được khẳng định.So sánh với một số cây CN khác cây mía có nhiều ưu
điểm:
- Về mặt sinh học: nhờ đặc điểm có chỉ số điện tích lá lớn và khả năng
lợi dụng ánh sáng mặt trời cao, trong thời gian 10- 12 tháng, một ha
mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn
lá xanh, gốc để lại trong đất Mia có khả năng để gốc được nhiều năm
tức một lần trồng thu hoạch được ba, bốn vụ và giảm được chi phí sản
xuất
- Vé mặt CN: ngoài sản phẩm chính của cây mía là đường còn cung cấp
nguồn nguyên liệu cho các ngành như: rượu cồn, gỗ ép, thức ăn gia
súc, phân bón
Trang 19Hình 1 Cac Sản Phẩm của Cây Mia
mật ri, bùn lọc
⁄ Phân bón
Chất đốt
Thức ăn gia súc Rượu côn
; Các sản phẩm khác Sản phẩm vi sinh ủ
Sản phẩm sợi, bột giấy
Thời vu gieo trồng
Thời vụ gieo trồng của cây mía thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Mia trồng vụ này có thời gian sinh trưởng dài, thời kì vươn lóng gặp nhiều thuận
lợi, mưa nhiều, ánh sáng day đủ Khi chin gặp điều kiện mưa ít, nhiệt độ thấp nên
năng suất cao, phẩm chất tốt, mía trồng vụ này còn khắc phục được tình trạng trễ
cờ Đất có độ âm cao thuận lợi cho khâu làm đất để trồng và mật độ nảy mầm
cao Giai đoạn mía chín thời tiết mat mẻ, khô ráo bảo đảm cho mía tích lũy được hàm lượng dưỡng chất cao nhất.
Trang 20Làm đất: mía là cây trồng một lần có thể để gốc được nhiều năm,
bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng ăn sâu vào đất Vì vậy, chuẩn bị
đất trồng là khâu kỹ thuật đầu tiên và rất quan trọng, làm đất sâu
đúng yêu cầu kỹ thuật không những tác động đến mía tơ sinh trưởng, phát triển tốt mà còn có lợi đến mía gốc ở các năm tiếp
theo Ở An Khê chủ yếu làm đất bằng máy, cày từ 2 đến 3 lần, sâu
từ 25 — 30 cm, hướng của lần cày sau vuông góc với lần cày trước, sau đó xới lại một lần nữa.
Hom giống và cách đặt hom: hom có đường kính tối thiểu 2 cm, có
2 - 3 mắt, mam khỏe, không bị dập, không nhiễm sâu bệnh, không
nên chọn hom quá già Số lượng hom từ 30.000 đến 40.000 hom/ha Đặt hom giữa rãnh, mầm nằm hai bên sau đó lắp hom bằng
một lớp đất tơi nhuyễn day 10 — 15 em
Làm cỏ: thường xuyên làm cỏ để cỏ dại không lan at mía vì cỏ dại
cạnh (ranh dinh dưỡng với mía, ảnh hưởng đến năng suất và sản
lượng mía sau này Thông thường làm cỏ 2 - 3 lần tùy theo cónhiều hay ít
Phân bón: là yếu tố tác động trực tiếp đến sản lượng thu hoạch và
thu nhập của người trồng mía Các loại phân bón chính được bón
cho mía: Urê, lân, Kali, NPK,
Phòng trừ sâu bệnh cho mía: mía có nhiều loại sâu bệnh như bệnh
đốm vàng, bệnh sơ trắng hại lá, bọ hung, xén tóc, sâu đục thân
cần thường xuyên theo dõi ruộng mía dé phát hiện và diều trị kịp
thời khi bệnh mới xuất hiện, nhỏ bỏ và tiêu hủy ngay những cây có
bệnh.
Đặc điểm sinh hoc Chu kỳ sinh trưởng của cây mía chia làm 5 giai đoạn:
*,
s%* Giai đoạn nảy mầm: từ khi mía được trông xuống đất đến khi nảy
mam mia trở thành cây mẹ được coi là sự khởi đâu ảnh hưởng mật
Trang 21Giai đoạn cây con: từ khi chấm dứt nay mầm đến khi cây mẹ có 5
lá thật Đây là giai đoạn cây mía yếu nhất, bộ phận rễ kém phát
triển, chưa ăn lan giữa hàng nên rễ bị cỏ dai cạnh tranh, khả năng
chống chịu với thời tiết thay đổi và sâu bệnh hại kém Do đó phảilàm sạch có, bón lót phân đạm day đủ thì cây mau phát triển, phòng trừ sâu bệnh Nếu khô hạn hoặc úng nước cây mía sẽ dễ chết.
Giai đoạn đẻ nhánh: từ khi cây mẹ được 6 — 7 lá thật, bắt đầu xuấthiện cây con đến khi bụi mía có số lượng nhánh tối đa Đây là giaiđoạn phát triển số nhánh từ mam cây mẹ, thời gian dé nhánh từ 3đến 4 tháng tùy giống mía, thời vụ trồng, kỹ thuật chăm sóc Độ âm
thích hợp là 70 — 80 %.
Giai đoạn vươn lóng: từ khi bụi mía ngưng đẻ nhánh đến khi mía
ngưng tăng trưởng và bắt đầu chín Đây là giai đoạn phát triển
mạnh nhất của mía, mỗi tháng phát triển 3 — 4 lá xanh, tốc độ pháttriển lóng từ 10 — 12 cm Giai đoạn này quyết định năng suất mía
và chữ lượng đường, độ âm phải đạt 80%, nhiệt độ trên 20°C
Giai đoạn mía chín: được tính từ khi mía ngưng tăng trướng đến khi thu hoạch, diễn ra trong 2 — 4 tháng tùy giống và tùy điều kiện
ngoại cảnh Mía có hai loại chín, chín sinh lý và chín công nghiệp.
2.1.5.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả , hiệu quả
Trang 22Tổng chỉ phí
Tổng chỉ phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chỉ phí đầu tư vào quá trình sản
Tổng chi phí = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
* Chi phí vật chất bao gồm phân bón, thuốc BVTV
* Chi phí lao động gồm chi phí lao động nha va lao động thuê
Lao động nhà được sử dụng chủ yếu trong sản xuất Lao động thuê chủ
yếu được sử đụng vào mùa vu
-Chi phí lao động = Chỉ phí lao động nhà + -Chi phí lao động thuê
Thu nhập
Thu nhập là khoản mà hộ nông dân thu được sau khi trừ đi các khoảng chỉ
phí không kế các khoản chỉ phí lao động nhà
Thu nhập = Doanh thu - Tổng chi phí + Chi phí lao động nhà
Lợi nhuân
Là phần thu dược sau khi trừ đi các khoảng chi phí bao gồm cả lao động
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chỉ phí
Hay : Lợi nhuận = Thu nhập - Chi phí lao động nhà
Tỉ suất thu nhập / chỉ phí (TN /CP )
Chỉ tiêu này thể hiện khoản thu nhập có được sau khi đầu tư 1 đồng chi
phí trong quá trình sản xuất
TSTN / CP = Thu nhập / Tổng chi phí
Tỉ suất doanh thu / chỉ phí (DT/CP )
Đây là chỉ tiêu hiệu quả thể hiện khoản thu được của hộ nông đân sau khiđầu tư 1 đồng chỉ phí trong quá trình sản xuất
TSDT / CP = Doanh thu / Tổng chi phi
ia
Ti suất lợi nhuận / chi phí
Chỉ tiêu này thể hiện khoản lợi nhuận có dược sau khi đầu tư 1 đồng chiphí trong quá trình sản xuất
TSLN / CP = Lợi nhuận / Tổng chi phí
10
Trang 23Hiện giá thuần ( NPV )
B,-C
NPV=E —
(+i) NPV : Thu nhập ròng tinh theo giá trị hiện tai
B, : Giá trị thu nhập ở năm thứ t
C, : Chi phí sản xuất ở năm thứ t
i: Tỉ lệ lãi suất ngân hàng
n: THời gian của chu kì kinh doanh
Suất nôi hoàn (IRR )
Suất nội hoàn là tỉ lệ lãi được dùng làm hệ số chiết khấu thì giá trị hiện tại
ròng ( NPV ) bang 0 Nó thể hiện hiệu quả vốn đầu tu , cho biết mức lãi suất tối
đa chấp nhận được nếu sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng để sản xuất Suất nội
hoàn được tính theo công thức :
NPVI
IRR= ii +(- hh) "NPVh -|ÏNEVI]
IRR: Suất nội hoàn
in: Tỉ lệ chiết khấu làm NPV > 0
ip: Tỉ lệ chiết khấu làm NPV < 0
NPVi,: Giá trị hiện tại ròng tính theo i,
NPVI;: Giá trị hiện tại rong tính theo ip
Các chí tiêu doanh thu, chỉ phi, loi nhuận hàng nam
- Giá trị lợi nhuận hàng năm
(14i)" *i
EA = NPV *
(1#"- 1
NPV: Hiện giá thuần
i: Suất chiết khâu
Ii
Trang 24(1+i)* -1
DT: Téng doanh thu cho ca chu kỳ sản xuất đã được hiện giá
- Chi phí hàng năm
(1+? * i Chi phi hang nam = CP * (+1
CP: chi phí cho cả chu ky sản xuất đã được hiện giá
Công thức tính suất chiết khấu
Suất chiết khấu được sử dụng là lãi suất thực của năm được tính theo công
thức: ina = (1 + ining )'^- 1
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất của cây mía tại địa phương cũngnhư các loại cây trồng khác và tìm hiểu tình hình cơ bản của địa phương cần phải
tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp Từ những số liệu thu thập được sẽ
tiến hành xử lý, phân tích theo các chỉ tiêu đã đưa ra
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu của các phòng ban của thị xã,phòng kinh tế, trạm khuyến nông thị xã, nhà máy đường An Khê
- Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra 90 hộ dân trồng mía, lúa,khoai mì trên địa bàn các xã của thi xã An Khê Trong đó có 53 hộ trồng mia, 22
hộ trồng khoai mi, 15 hộ trồng lúa Thu thập thông tin qua tiếp xúc, phỏng vấn và
trao đổi với nông dân để biết được tình hình sản xuất, đặc điểm sản xuất của các
hộ nông dân địa phương.
12
Trang 252.2.2 Phương pháp phân tích
Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích kinh tế, phân tích dữ liệu
thống kê, thông qua phần mềm excel để phân tích với các công cụ lọc, các hàm
tính toán tính tổng, trung bình, NPV, IRR
13
Trang 26CHƯƠNG 3
TỎNG QUAN
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã An Khê là cửa ngõ phía đông của tỉnh Gia Lai và khu vực Tây
Nguyên, thuận lợi cho giao thương buôn bán phát triển, là nơi có tiềm năng lớn.
An Khê có toạ độ địa lý:
- 108°25°Đ- 108° 47°40" BD
- 13°47°15°B- 14° 7B
Thi xã có vi tri được giới hạn như sau:
Phía Bắc giáp huyện Kbang
Phía Nam giáp huyện Kongchoro
Phía Tây giáp huyện Dakpo
Phía Đông giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình :Thị xã có địa hình chủ yếu là đồi núi, địa hình thung lũng giữa
núi bị san bằng và mở rộng, không bằng phẳng ở phía đông, dạng đồi bát úp có
độ dốc từ 3- 15° nghiêng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc Độ cao trung bình sovới mặt nước biểntừ 600- 700 m
Khí hâu thời tiết: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía nam
Việt Nam, mang khí hậu Cao nguyên Khí hậu với hai mùa:
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 với hướng gió chủ yếu là
Tây và Tây Bắc
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với hướng gió chủ yếu làĐông Bắc Nhiệt độ trung bình năm 22°C, nhiệt độ cao nhất là 29°C, thấp nhất là17,2°C.
Lượng mưa trung bình năm là 1020 mm, ấm độ không khí trung bình81,5% Nhìn chung nhiệt độ thích hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của
Trang 27cây mía Tuy nhiên mùa khô kéo dài nên thiếu nước làm giảm năng suất cho nêncần có kế hoạch sản xuất và dự trữ nước nếu có thé.
Nguồn nước: An Khê có mạng lưới sông suối tương đối nhiều, phân bố đều Đặc biệt có sông Ba là sông lớn chảy qua địa phận thị xã Nguồn nước ngầm nhìn chung tương đối lớn, do kết cấu bên đưới là đá Granit và một số loại đá gốc
có vết đứt gãy do kiến tạo địa chất có khả năng chứa nước tốt với độ sâu trungbình 7- 10 m Nhìn chung An Khê có nguồn nước đồi dao cho trồng trọt và chăn
nuôi.
Đất đai: theo số liệu điều tra và phân tích thé nhưỡng của tỉnh Gia Lai(11/ 2003) cho biết: ở An Khê có nhóm đất chính là đất xám, xám nâu thích hợpvới cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây mía Thành phan cơ giới là pha
cát, thịt nhẹ, khả năng kết dính kém, giữ phân, giữ nước kém, dễ bị rữa trôi bạcmảu.
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1 Tình hình kinh tế
Thị xã An Khê có nền kinh tế công- NN tương đối ổn định và phát triển Công nghiệp và xây dựng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, chiếm 49,2 % GDP toàn thị xã, thương mại và dịch vụ chiếm 29,4 %, còn lại là nông, lâm
nghiệp 21,4 %.
Công nghiép
Thế mạnh của An Khê là các ngành công nghiệp chế biến Tình hình sản xuất tương đối ổn định và mang tính bền vững, sản phẩm làm ra được tiêu thụ mạnh trên thị trường, các sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của
thị trường.
Trên địa bàn thị xã có 3 nhà máy lớn: nhà máy đường An Khê, nhà may
mì Ve Yu, và nhà máy ván ép MDF, đóng vai trò chủ yếu trong việc tiêu thụ
nông sản chính tại địa phương.
Ngoài ra còn có 350 nhà máy chế biến khác, chủ yếu là chế biến thực
phẩm, đồ uống, và sản xuất trang phục
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp 2005 đạt 363,389 tý đồng.
15
Trang 28Khu vực sản xuất ngoài quốc doanh duy trì hoạt động thường xuyên, sản
phẩm chủ yếu là gỗ tỉnh chế xuất khẩu có giá trị kinh tế cao
Các công trình cơ bản được đầu tư nâng cấp và hoàn thiện
Nông nghiệp lâm nghiệp
NN là ngành kinh tế có vai trò quan trọng, cung cấp lương thực, thựcphẩm cho tiêu dùng tại địa phương và xuất khẩu Các cây chính là mía, lúa, mì,
rau các loại
Chăn nuôi khá phát triển tuy vẫn còn nhiều khó khăn như thị trường, hạn
hán, địch bệnh, chủ yếu là chăn nuôi gia đình, nhỏ lẻ Vật nuôi chủ yếu là trâu
bò, heo, gà Đàn trâu có 742 con, bò 18.170 con, chủ yếu là bò lai, đàn heo
22.150 con, gà 90.940 con.
Lâm nghiệp được phát triển từ lâu, diện tích đất lâm nghiệp là 3.168,37
ha, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ván ép MDF và cho xuất khâu
Thương mại, dịch vụ
Các dich vụ kinh doanh ngày càng đa dang, phong phú Tổng mức luânchuyển hàng hoá và doanh thu dich vụ trong năm 2005 ước tinh đạt 148,579 tỷđồng Tổng số hộ đã đăng ký kinh doanh thương mại và dịch vụ trân địa bàn thị
xã là 1343 hộ với tổng vốn đăng ký 65,37 tỷ đồng Thu nhập bình quân của các
hộ kinh doanh, dich vụ tương đối én định
16
Trang 293.2.2 Tình hình xã hội và cơ sở hạ tầng
Dân sỐ, lao đông và việc làm
Bang 1 Tình Hình Dân Số, Lao Động trên Địa Bàn Thị Xã An Khê
5 Đơn vị hành Tổng SỐ Tổng nhân Tông số lao
Nguồn tin: Niên giám thống kê thi xã An Khê 2005
Thị xã An Khê có 4 phường và 4 xã 12.946 hộ dân, tổng dân số là 64409người, mật độ trung bình 322 người/kmỶ, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên1,32%/năm Theo số liệu thống kê năm 2005, đất NN là 15.413,14 ha, bình quânmỗi hộ có 1,19 ha Biến động dân số cơ học trong vùng trong những năm qua là
rất ít Dân cư sống tập trung theo đường quốc lộ và các đường giao thông khác,
-thuận lợi cho việc sinh hoạt cũng như di lại và vận chuyển hàng hoá.
Tổng số lao động của thị xã là 30.677 , chiếm 47,63% tổng số dân toàn thị
xã Ngành nghề rất đa dạng, phong phú, đông nhất là lao động trong ngành NN
và lâm nghiệp.
Văn hoá thông tin thể thao
Toàn bộ 8 xã, phường trong thị xã đều đã được phủ sóng phát thanh
truyền hình giúp người dân có thể thu nhận các thông tin cần thiết về văn hoá xãhội, kinh tế, giáo đục, khoa học kỹ thuật Thị xã có 1 trung tâm văn hoá và | thư
viện, phòng đọc, 1 sân vận động lớn hàng năm vào các dip lễ, tết thị xã đều tổ
[ bại HO NÔNG LAW TP HOM
THU VIÊN |
Trang 30chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao phục vụ nhân dân vui chơi giải trí,nâng cao đời sống tinh than cho nhân dan.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hoá”, xây dựnghương ước, quy ước ở các thôn, tổ dân phố được bà con nhiệt tình hưởng ứng
Các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước và hướngdẫn của cấp trên được tuyên truyén, phê biến day đủ, kip thời
Y tế, giáo dục
Công tác khám chữa bệnh và y tế cộng đồng được duy trì thường xuyên,đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ ban dầu cho nhân dân Củng cốmạng lưới y tế cơ sở hoàn thiện và đi vào hoạt động có hiệu quả, chú động phòng
chống dịch bệnh Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có hiệu quả
Công tác vận động toàn dan thực hiện kế hoạch hoá gia đình được nhiều hộ giađình tích cực hưởng ứng góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số từ 2,55 % năm 2000
xuống còn 1,32% năm 2005
Tiến hành thống kê danh sách trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn trên địa bàn, cấp 7.394 thẻ khám chữa bệnh cho trẻ đưới 6 tuổi
Toàn thị xã có 3 trường cấp IIL, 10 trường cấp II, 12 trường cpl, với hệ
thống trường lớp và trang thiết bị tương đối đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện
hơn, năng lực của giáo viên ngày càng được nâng cao 100% số xã, phường đượccông nhận xoá mù và phé cập tiểu học, công tác giáo dục THCS được đây mạnh,
tỷ lệ học sinh cấp II, III đậu tốt nghiệp đạt 95% - 99% trong giai đoạn
2002-2005 công tác chuyên môn, chấy lượng dạy và học được thanh tra, kiểm tra
thường xuyên.
Giao thông
Có quốc lộ 19 chạy qua thị xã
100% số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã, phường Trong đó, 7
xã, phường có đường nhựa, 1 xã có đường cấp phối
18
Trang 31Hệ thống thuỷ lợi
Thị xã có 183 ao, bau, đập Trong đó có 4 công trình kiên cỗ, 179 công
trình bán kiên cố với tổng diện tích nước tưới là 339, 91 ha, trong thời tiết nắngnóng vẫn đảm bảo nước tưới.
Điện
Thị xã có lưới điện quốc gia, 100% số hộ đã có điện thắp sáng Nhà máy điện An Khê phát ra với công suất 11,28 triệu kwh/năm
Bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu điện tương đối phát triển 100% số xã, phường có điểm bưuđiện văn hoá và có điện thoại đến trung tâm xã.
3.3 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã An Khê
3.3.1 Hiện trang sử dụng dat đai của thị xã
An Khê có diện tích tự nhiên là 20031,22 ha trong đó diện tích đất NN là
15413,14 ha chiếm 76,9 %, diện tích đất phi NN là 2258,22 ha chiếm 11,3 %,
còn lại diện tích đất chưa sử dụng là 2359,86 ha chiếm 11,8% tống diện tích Như
vậy quỹ đất của địa phương còn khá nhiều Hiện tại thị xã đang có quy hoạch lạivùng cùng với việc đầu tư xây đựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất do
đó có thể tận dụng triệt để điện tích đất chưa sử đụng
3.3.2 Hiện trạng hệ thống cây trồng của thị xã
Hệ thống cây trồng của thị xã chủ yếu là các loại cây trồng truyền thốngđược trồng từ trước đến nay Đó là các loại cây có thể phát triển được trên đất
xám, xám nâu Các loại cây chủ yếu bao gồm cây lúa, cây mia, cây khoai mi.
Ngoài ra còn có các loại cây khác đang được người dân quan tâm như cây ngô
lai, rau các loại
19
Trang 32Bảng 2 Diện Tích, Năng Suat, Sản Lượng Các Loại Cây Trồng Chính của
Nguôn tin: UBND thị xã An Khê
-3.4 Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội của thị xã
3.4.1 Thuận lợi
An Khê nằm ở cửa ngõ phía đông của tỉnh Gia Lai và khu vực Tây
Nguyên rộng lớn, có đất đai màu mỡ, chế độ thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc
đầu tư sản xuất theo hướng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất của địa phương
Người dân cần cù sáng tạo trong sản xuất, đồng thời được sự quan tâm
đầu tư của Nhà Nước nạo vét, xây dựng hệ thống kênh, ao, bàu, đập phục vụ sản
xuất NN Vùng nguyên liệu mía của địa phương có thị trường tiêu thụ 6n định
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt hộ đồng bào dân tộc thiểu
số và hộ nghèo mức sống được cải thiện đáng kể
3.4.2 Khó khăn
Tình hình thời tiết — khí hậu diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến
sản xuất NN Quá trình chuyển đổi cơ cấu NN — CN còn tương đối chậm, tỷ
trọng ngành NN trong cơ cấu GDP còn khá cao.
Một số nơi trình độ thâm canh còn thấp, khả năng năm bắt, vận dụng tiến
bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế
20
Trang 33CHƯƠNG 4
KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường Thế giới và Việt Nam
4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường Thế giới
Trên thế giới, người ta có thể sản xuất đường từ nhiều loại cây như: củ cải
đường, kê đường và cây mía Những cây này chiếm vị trí quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn năng lượng dé hấp thu
cho con người Trong các loại cây trồng lấy đường thì cây mía là cây nguyên liệu
quan trọng nhất.
Ngoài sản phẩm chính là đường, cây mía còn cho những sản phẩm phụtrong quá trình chế biến đường như cồn, gỗ ép, mật rỉ, thức ăn gia súc, phân
bón
Đường là loại thực phẩm lành tính, dé tiêu, bổ sung năng lượng cho cơ
thể, là loại thức ăn ngon, hợp khẩu vị và được ưa dùng hàng ngày Ở các nước
phát triển, nhu cầu tiêu thụ đường rất cao (40-45 kg/ người/ năm), nhu cầu ở cácnước đang phát triển cũng như Việt Nam còn ở mức thấp (từ 8 đến 15 kg / người/
năm).
Gần đây, nhu cầu sử dụng đường có xu hướng tăng nhanh, giá đường tiếp
tục xu hướng tăng mạnh, từ đó ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của việc
sản xuất mía đường gần 40 năm qua, sản lượng đường thế giới đã tăng 2,55 lần
Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 nước sản xuất đường chủ yếu từ nguồnnguyên liệu là cây mia, đứng dau là Braxin, An Độ, EU
Theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ đường thế giới niên vụ 2005 — 2006 sẽđạt 150,6 triệu tấn, trong khi đó sản lượng đường sản xuất chỉ đạt 149,5 triệu tấn
nên niên vụ 2005 -2006 sẽ thiếu khoảng 1,1 triệu tấn.
Trang 34Hình 2 Tình Hình Sản Xuất và Tiêu Thụ Đường Thế Giới
Nguồn tin:Thời báo kinh tế Việt Nam
4.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát
triển tốt, có truyền thống trồng và sản xuất mía đường từ lâu đời Tuy nhiên, vì chưa được chú trọng đầu tư nên điện tích và năng suất mía đạt chưa cao, chưa du
để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng
của ngành mía đường năm 1999 — 2000, cây mía làm ra không có nơi tiêu thụ,
gid cả rẻ mat nên phải chặt phá bỏ làm cho người nông dân trồng mía lao đao gặpnhiều khó khăn Bằng nỗ lực của cán bộ công nhân ngành mía đường và nôngdân trồng mía cả nước cùng xây dựng vùng chuyên canh, thay đổi giống, chính sách bảo hiểm giá mía chính là yếu tố quyết định dé én định sản xuất mía đường, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nuớc như mục tiêu mà chương
trình mía đường đã đề ra khi khởi động từ năm 1994, đạt 1 triệu tấn đường vào
năm 2000.
Niên vụ 2005 — 2006, diện tích trồng mía cả nước là 266.400 ha, sản lượng mía cây đạt 14,73 triệu tấn, năng suất bình quân chỉ đạt 47,2 tan/ha Trong khi đó chất lượng mía thấp, hàm lượng đường trong mía giảm đáng kể, sản lượng đường cũng giảm mạnh, sản lượng đường vụ 2005 — 2006 chỉ đạt | triệu tấn (quy
22
Trang 35đường thô), trong khi nhu cầu tiêu thụ là 1,35 triệu tan, thiếu 350.000 tan đường
(quy đường thô).
Nhằm bình 6n giá đường và bù đắp khoản thiếu hụt, Hiệp hội mía đường
đã đưa ra nhiều giải pháp nham đây mạnh sản xuất đường trong nước cùng với
việc nhập khẩu đường Hiệp hội sẽ tích cực chuẩn bị mọi mặt để phát triển sản
xuất mía, cả về diện tích, năng suất và chất lượng cho vụ đường 2006 — 2007
nhằm bảo đảm đủ đường cung cấp cho các như cầu tiêu ding trong nước, bình én
thị trường.
Năm 2005, giá đường đã tiếp tục xu hướng tăng của các năm trước, giábán lẻ đường trắng RE tăng từ 7.100 đ (tháng 1) lên 11.500 d (tháng 12) tăngtrung bình 53% - 59% Giá đường cao kéo theo giá mía tăng cao khiến doanh thu
và thu nhập của người dân trồng mía tăng lên, đời sống được cải thiện đáng kể
Từ đó cho thấy tiềm năng phát triển nghề trồng mía là rất lớn trong giai đoạn
triển kinh tế lớn, đất đai trù phú, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho các
loại cây trồng khác nhau, trong đó cây mía là điều kiện để phát triển và thích hợpnhất
Chính quyén địa phương quan tâm chi đạo, giúp đỡ trong phổ biến kỹthuật, giếng mới và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhà máy đường hỗ trợ đầu tư hệthống kênh, bàu, đập, đường giao thông nông thôn, nguồn vốn đầu tư chăm sóc
và trồng mới được hỗ trợ kịp thời cho nông dân trồng mía giúp họ an tâm sản
xuất tăng thu nhập
Nha máy đường An Khê có công suất 2500 tắn mía ngày được đầu tư xây
dựng trên địa bàn theo quyết định số 1880BNN/QD-CBNLS, ngày 23/05/2060tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trồng mía cũng như tiêu thụ của nông dân
Nhà máy đường phối hợp với trạm khuyến nông Thị Xã An Khê tổ chức các lớp
23
Trang 36tập huấn, tài liệu bướm về kỹ thuật trồng và chăm sóc mía, biện pháp phòng trừsâu bệnh hại mía, giới thiệu giống mới năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh
và thời tiết khắc nghiệt
Diện tích phát triển mía tập trung, cơ giới hóa chiếm trên 80%, phần lớn
người nông dân đã tin tưởng và xem cây mía là cây trồng chủ lực, có hiệu quả
kinh tế lớn và là cây làm giàu cho mỗi hộ gia đình
Năng lực vận chuyển được phát triển ngày càng nhiều ở các nông hộ
trồng mía tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng và bán mía chủ động vận
chuyền mía của mình về nhà máy
4.2.2 Những khó khăn, thách thức
Phần lớn diện tích trồng mía ở An Khê còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước
trời, những năm qua nang hạn kéo dai ảnh hưởng tới năng suất mía toàn vùng,
vào đầu và cuối vụ, thừa mía vào giữa vụ gây khó khăn cho việc bán mía của bà
con.
Lực luợng lao động chưa đáp ứng đủ nhu cầu khi vào mùa vụ căng thẳnglàm cho giá công thuê ngày cảng cao và khan hiếm vào thời điểm thu hoạch làmchậm thời điểm thu hoạch
Cây mía hiện nay phải cạnh tranh với các cây trồng khác như cây khoai
mì, cây thực pham, do giá cả của các cây này tương đối ổn định hơn cây mia,lợi nhuận khá cao nên diện tích trồng mía dang dan bị thu hẹp
4.2.3 Đặc điểm sn xuất mía tại Thị Xã An Khê
Mia là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ nông dan tạiđịa phương Diện tích mía của thị xã được quan tâm đầu tư các loại giống mới có
24
Trang 37khả năng phát triển và cho năng suất cao, phẩm chất đường tốt.Tuy nhiên, giống tốt là điều kiện cần nhưng chưa đủ, cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất đai của
từng địa phương mà chọn giống cho thích hợp
Qua điều tra thực tế 60 hộ dân trồng mía ở địa phương cho thấy đa sốngười dan đều trồng các loại giống như: R570, R573, R579, VD81, VĐ86, đây
là những giống mới cho năng suất cao được trồng rộng rãi
Hình 3 Cơ Cấu Giống Mia tại Thi Xã An Khê
Nguồn tin: Phòng kinh tế thị xã An Khê
Cơ cấu tuổi mía: theo thống kê của thị xã thì hiện nay trên địa bàn thị xãchú yếu là mía tơ trồng mới, mía gốc năm 1 và năm 2, còn lại mid gốc năm 3 vànăm 4 chiếm một phần không đáng kẻ
Bang 3 Cơ Cau Tuổi Mia Của Thị Xã An Khê
Khoản mục Diện tích(ha) Cơ cAu(%)
Mia to 1.615 43,63
Mia gốc 1+ II 1.458 35,01
Mia gốc III + IV 835 21,37
Téng 3.908 100,00
Nguồn tin: Phòng kinh tế thị xã An Khê
Nguồn vốn: bằng nhiều nguồn vốn tự có do tích lũy qua nhiều năm, vốn đầu tư của nhà máy đường Theo điều tra 60 hộ trồng mía ở thị xã An Khê thì cóhơn 65% hộ có nhận đầu tư vốn của nhà máy đường
25
Trang 38Giữa người trồng mía và nhà máy chế biến đường ngày càng tạo lập được
mối quan hệ gắn bó cùng có lợi: để có nguồn nguyên liệu sản xuất, nhà máy ký
hợp đồng đầu tr trực tiếp với nông dân, nhà máy đầu tư cho người trồng mía
gồm: tiền mua hom giống, tiền cày đất, vật tư phân bón, tổ chức hội thảo khuyếnnông, kỹ thuật, khảo nghiệm, nhà máy bao tiêu sản phẩm cho nông đân, sảnphẩm khi thu hoạchbán cho nhà máy được khấu trừ nợ đầu tư, số còn lại người
nông dân hưởng 100%.
4.2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng mía các vụ
Bang 3 Diện Tích, Năng Suat, Sản Lượng Mia ở Thị Xã An Khê từ Niên Vu
người nông dân không dám mạo hiểm trồng mía vì sợ thua lỗ và phá mía đểchuyển sang trồng các loại cây khác có giá cả én định hơn, do đó vụ mia sau đó
bị giảm mạnh cả về điện tích và năng suất do nắng hạn và do người nông dân
giảm đầu tư cho mía Diện tích mía hiện nay của thị xã là 3908 ha với năng suất
én định, bình quân hon 48 tắn/ha Hiện nay, UBND tỉnh Gia Lai thống nhất phêduyệt Dự án quy hoạch vùng nguyên liệu mía của 21 xã thuộc 4 huyện, thị Đông
Gia Lai Đây là yếu tố căn bản để UBND các xã, thị xã phối hợp với nhà máy đường có định hướng, kế hoạch xây dựng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía trong tương lai theo hướng đồng bộ, ổn định và bền vững.
4.3 Kết quả điều tra các hộ trồng mía
4.3.1 Thực trạng lao động
Lao động là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất Nó tác
động mạnh tới hiệu quả sản xuất của cây mía từ giai đoạn nảy mâm đên khi thu
26
Trang 39hoạch Qua điều tra thực tế cho thấy các hộ trồng mía chủ yếu sử dụng lao động
nhà của mình trong quá trình chăm sóc mía với tổng số ngày công lao động gia
đình là 4625 công chiếm 38,7% Nông dân trồng mía còn thuê thêm lao động vào
lúc mùa vụ căng thẳng hay lúc đột xuất, đặc biệt là vào vụ thu hoạch Tổng lao
động thuê mướn của 53 hộ điều tra được thống kê là 7326 công chiếm 61,3%,
tính bình quân mỗi hộ hàng năm sử dụng 206 công lao động.
Ở địa phương cây mía góp phan giải quyết một lực lượng lớn lao động dư
thừa, có rất nhiều người tham gia vào công việc khi vào mùa vụ căng thẳng, chủ
yếu là vào mùa thu hoạch mía Tuy nhiên, thực tế tại địa phương là lao động mùa
vụ cho nên xảy ra tình trạng thiếu lao động vào mùa vụ và thừa lao động trong
các tháng ngoài mùa vụ.
Qua điều tra 58 hộ trồng mía tại thị xã An Khê ta có được tình hình sửdụng lao động như sau:
Bảng 4 Tình Hình Sử Dụng Lao Động Của Các Hộ Điều Tra
Khoản mục Số lượng(ngày Bình quân/hộ Cơ câu (%)
công) Lao động nhà 4625 80 38,7
Lao động thuê 7326 126 61,3
- Thu hoach 5338 92 44.7
Tống 11951 206 100,0
Nguôn tin: ĐT + TTTH
4.3.2 Quy mô sản xuất của các hộ điều tra
Quy mô sản xuất cũng là yếu tố tác động đến hiệu quá sản xuất trong kinh
tế hộ nông dân Căn cứ vào thực tế địa phương và qua quá trình điều tra tiến hànhphân tổ các hộ sản xuất theo quy mô:
27